Tình Hình Đảm Bảo Nợ Vay Của Hộ Sản Xuất Cà Phê


- Có 91,3% hộ sản xuất cà phê thế chấp bằng quyền sử dụng đất và tài sản trên đất. Giá trị tài sản thế chấp lên đến 25.718 triệu đồng, so với 17.011 triệu đồng dư nợ, vốn vay ngân hàng chỉ bằng 66,1% giá trị tài sản đảm bảo, thấp hơn quy định 75%. Như vậy, có thể nói đa số hộ sản xuất cà phê vay vốn NHNo & PTNT Đăk Nông có điều kiện kinh tế thuộc diện trung bình khá, có điều kiện về tài sản để đảm bảo nợ vay ngân hàng.

Bảng 3.8 Tình hình đảm bảo nợ vay của hộ sản xuất cà phê


Hình thức bảo đảm vốn vay

Chỉ tiêu ĐVT


Có tài sản Không có tài sản Tín chấp


1. Số lượng hộ sản xuất cà phê

hộ

221

21

0

- Tỷ trọng

%

91,3

8,7


2. Vốn vay ngân hàng

tr.đ

17.011

724

0

- Số nợ vay bình quân hộ

tr.đ/hộ

77,0

34,5


3. Giá trị tài sản đảm bảo

tr.đ

25.718

0

0

- Tỷ lệ dư nợ/tài sản

%

66,1

0

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 223 trang tài liệu này.

Nghiên cứu giải pháp tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đăk Nông đối với hộ sản xuất cà phê - 11

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

- Đối với hộ sản xuất cà phê có nhu cầu vay dưới mức 30 triệu đồng từ tháng Năm 2010 trở về trước (NHNN, 2003), hoặc vay tối đa đến 50 triệu đồng từ tháng Sáu 2010 trở về sau (Chính phủ, 2010), NHNo & PTNT Đăk Nông giải quyết cho vay không cần đảm bảo tài sản theo quy định. Tuy nhiên, các trường hợp cho vay không có tài sản đảm bảo thực hiện tương đối ít: Trong 242 hộ sản xuất cà phê đã vay vốn, chỉ có 21 hộ vay vốn không có tài sản đảm bảo, chiếm tỷ trọng 8,7%. Nói chung, việc cho vay không có tài sản thế chấp rất hạn chế, NHNo & PTNT Đăk Nông áp dụng chặt chẽ điều kiện đảm bảo nợ khi cho vay hộ sản xuất cà phê.

- Không những ở kết quả điều tra, mà sau khi rà soát toàn bộ báo cáo hoạt động đã cho thấy tại NHNo & PTNT Đăk Nông không phát sinh các khoản cho vay hộ sản xuất cà phê có hình thức đảm bảo nợ vay bằng hình thức tín chấp, có sự xác nhận bảo lãnh bằng uy tín của các tổ chức chính trị - xã hội.


Tóm lại, NHNo & PTNT Đăk Nông thực hiện biện pháp đảm bảo nợ vay nghiêm túc, chặt chẽ. Tuy nhiên, việc chưa phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội để đẩy mạnh hình thức bảo đảm nợ vay bằng tín chấp, làm hạn chế mở rộng cho vay đối với hộ sản xuất cà phê.

d. Mức cho vay

Để thuận lợi trong hoạt động cho vay hộ sản xuất cà phê, đối với các khoản cho vay ngắn hạn để chăm sóc cà phê, căn cứ vào định mức kỹ thuật của Sở NN & PTNT Đăk Nông (2010), NHNo & PTNT Đăk Nông đã xác định suất cho vay tối đa trên 1 ha cà phê. Nguyên tắc xác định suất cho vay của NHNo & PTNT Đăk Nông là cho vay chi phí sản xuất chăm sóc cà phê kinh doanh (bao gồm phân bón, nước tước, nông dược, nhân công…) trừ đi phần vốn tự có của hộ sản xuất cà phê (NHNo & PTNT Đăk Nông, 2005).

Tuy nhiên, tại Hội thảo chuyên đề “Tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê” tổ chức ngày 12 tháng Tám năm 2011, nhiều ý kiến thống nhất cho rằng: Suất cho vay tối đa chỉ có tác dụng tham khảo, bởi 2 lý do: (1) Điều kiện vay vốn của mỗi hộ sản xuất cà phê thường khác nhau, nhất là về năng lực vốn tự có và (2) Giá cả nguyên liệu đầu vào cho sản xuất cà phê thường xuyên biến động và thay đổi tùy theo từng địa bàn. Do đó, suất cho vay tối đa trên 1 ha cà phê do NHNo & PTNT Đăk Nông xây dựng hầu như không được áp dụng trên thực tiễn, ngoài trừ phần định mức kỹ thuật canh tác cà phê.

- Mức cho vay theo giới hạn vốn tự có

Kết quả điều tra 242 hộ sản xuất cà phê đã vay vốn, cho thấy NHNo & PTNT Đăk Nông áp dụng mức cho vay đối với tất cả các khoản vay, kể cả ngắn hạn và trung hạn, là mức tổng nhu cầu vốn trên phương án vay vốn trừ đi phần vốn tự có của hộ sản xuất cà phê. Nhìn tổng quát, tỷ lệ vốn tự có của hộ sản xuất cà phê đạt mức 61,9% so với tổng nhu cầu vay vốn (xem Bảng 3.6), NHNo & PTNT Đăk Nông cho vay phần vốn còn lại bằng 38,1% giá trị phương án vay vốn. Tỷ lệ cho vay theo giới hạn mức vốn tự có như trên, cho thấy mức cho vay hộ sản xuất cà


phê thấp hơn quy định được phép cho vay ở mức 80 - 90% tổng chi phí phương án vay vốn. Vấn đề này có nguyên nhân như đã phân tích ở phần điều kiện cho vay (xem mục 3.1.3.2, phần b), không như các đối tượng vay vốn sản xuất nông nghiệp khác, khi bước sang giai đoạn kinh doanh, quá trình chăm sóc cà phê cần nhiều công lao động gia đình chăm sóc thường xuyên (từ 270 đên 280 công trong một năm) và đây chính là khoản vốn tự có của hộ sản xuất cà phê. Dẫn đến, hộ sản xuất cà phê chỉ cần vay phần chi phí vốn lưu động còn thiếu trong sản xuất cà phê mà thôi.

- Mức cho vay theo giới hạn giá trị tài sản đảm bảo

Đối với các khoản cho vay có tài sản đảm bảo, NHNo & PTNT Đăk Nông áp dụng mức cho vay đúng với quy định cho vay. Bình quân mỗi phương án vay vốn, NHNo & PTNT Đăk Nông thực hiện mức dư nợ cho vay chỉ bằng 66,1% so với giá trị tài sản đảm bảo, thấp hơn quy định dư nợ cho vay tối đa 75% (xem Bảng 3.8).

Tóm lại, NHNo & PTNT Đăk Nông thực hiện mức cho vay đối với hộ sản xuất cà phê theo đúng quy định cho vay theo mức vốn tự có và giá trị tài sản đảm bảo.

e. Lãi suất cho vay

Trong giai đoạn 2008 - 2011, nền kinh tế nước ta có những diễn biến phức tạp, do phải thực hiện các chính sách vĩ mô, liên tục thực hiện các giải pháp chống lạm phát và suy giảm nền kinh tế.

Trong bối cảnh đó, các NHTM ở Đăk Nông liên tục thực hiện điều chỉnh lãi suất để vừa đảm bảo thanh khoản, vừa đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh, đảm bảo thu nhập cho hoạt động ngân hàng. Tình hình áp dụng lãi suất cho vay nông nghiệp, nông thôn, cho vay hộ sản xuất cà phê của các NHTM thể hiện sự cạnh tranh rất sôi động trên thị trường cho vay vốn tín dụng ở địa bàn tỉnh Đăk Nông (Biểu đồ 3.3).

Tình hình cạnh tranh về mặt lãi suất tại thị trường vốn tín dụng tỉnh Đăk Nông, giai đoạn 2008 - 2011, được khái quát như sau:

(1) Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Á (DongA Bank) tập trung cho vay các đối tượng kinh doanh, hoặc những hộ sản xuất cà phê có quy mô sản xuất lớn


chấp nhận lãi suất cao. Không có dữ liệu của năm 2010, nhưng dữ liệu năm 2011 cho thấy lãi suất cho vay của DongA Bank là cao nhất trên địa bàn Đăk Nông, kể cả lãi suất cho vay sản xuất nông nghiệp, cho vay hộ sản xuất cà phê. Mức lãi suất cho vay năm 2011 lên đến 23,5%/năm.

(%)


(Thời gian)


Nguồn: Tổng hợp từ NHNN, các NHTM, NHNo & PTNT Đăk Nông


Biểu đồ 3.3 Diễn biến lãi suất cho vay hộ sản xuất cà phê tại tỉnh Đăk Nông


(2) Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) chỉ tập trung cho vay kinh doanh thương mại, hoặc cho vay hộ sản xuất cà phê thuộc diện quy mô lớn, trang trại kết hợp kinh doanh. Chính vì thế, lãi suất cho vay của Sacombank tương đối cao, chỉ đứng sau DongA Bank, trong năm 2011, mức lãi suất cho vay của Sacombank khoảng từ 20% đến 21%/năm.

(3) Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam (Vietinbank) mới thành lập nên chính sách cho vay của Vietinbank áp dụng là thu hút khách


hàng. Vietinbank chưa chú ý tập trung cho vay hộ sản xuất cà phê. Lãi suất áp dụng chung năm 2011 ở trong khoảng 17% - 18%/năm.

(4) Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tích cực tham gia vào quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn theo chính sách tam nông. Lãi suất cho vay nông nghiệp, nông thôn gần tương tự như lãi suất của NHNo & PTNT.

(5) Riêng đối với NHNo & PTNT Đăk Nông, việc áp dụng lãi suất cho vay đối với hộ sản xuất cà phê trong giai đoạn 2008 - 2011 có đặc điểm như sau:

- Năm 2008, áp dụng lãi suất thị trường không phân biệt đối tượng cho vay nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu. Tháng 5 năm 2008, nhà nước áp dụng chính sách điều hành lãi suất cơ bản. Lãi suất thả nổi theo tình hình lạm phát nên rất cao. Mức áp dụng phổ biến từ 15% đến 19%/năm;

- Năm 2009, NHNo & PTNT Đăk Nông áp dụng lãi suất thấp theo chính sách kích cầu, chống suy giảm kinh tế theo chính sách của nhà nước: Mức áp dụng 10,5%/năm. Nhìn chung trong năm 2009, với mức lãi suất cho vay rất cạnh tranh này, cùng với những chính sách kích cầu khác của nhà nước, dư nợ cho vay hộ sản xuất cà phê của NHNo & PTNT Đăk Nông tăng lên với tốc độ cao;

- Năm 2010, tình hình kinh tế có nguy cơ lạm phát trở lại, lãi suất tăng cao. Tuy nhiên, tháng Năm 2010, theo chính sách hỗ trợ nông nghiệp nông thôn của nhà nước, nhưng NHNo & PTNT Việt Nam vẫn quy định lãi suất cho vay nông nghiệp, nông thôn, cho vay hàng xuất khẩu có lãi suất thấp hơn các ngành khác. Mức áp dụng phổ biến của NHNo & PTNT Đăk Nông là 13%/năm;

- Năm 2011, ngay từ đầu năm lãi suất đột ngột tăng cao do tình hình lạm phát, mức lãi suất cho vay hộ sản xuất cà phê hạ tăng lên đến 20%/năm. Sau khi, tình hình lạm phát lắng dịu và mức lãi suất cho vay hộ sản xuất cà phê hạ thấp xuống còn 15%/năm. Lãi suất thả nổi cho vay hộ sản xuất cà phê được quy định ngay hợp đồng tín dụng: Lãi suất cho vay được điều chỉnh 3 tháng 1 lần, mức điều chỉnh là bằng mức lãi suất tiền gửi dân cư kỳ hạn 12 tháng cộng thêm từ 5% đến


7%. Nhìn chung, mức lãi suất cho vay này tương đối cao, nhưng vẫn thấp hơn lãi suất cho vay các ngành khác và thấp hơn lãi suất cho vay trên cùng địa bàn, nhất là các NHTM cổ phần.

Tóm lại, trong cả giai đoạn 2008 - 2011, NHNo & PTNT Đăk Nông áp dụng lãi suất cho vay hộ sản xuất cà phê có tính cạnh tranh nhất, luôn bằng hoặc thấp mức lãi suất cho vay các ngành khác và lãi suất cho vay của các NHTM khác trên địa bàn.

f. Thời hạn cho vay

Nghiên cứu thời hạn cho vay hộ sản xuất cà phê tại NHNo & PTNT Đăk Nông bao gồm hai nội dung là: (1) Kỳ hạn trả gốc và (2) Kỳ hạn trả lãi.

- Kỳ hạn trả gốc

Dữ liệu trên hệ thống giao dịch IPCAS của NHNo & PTNT Đăk Nông cho thấy có trên 90% các món cho vay hộ sản xuất cà phê có thời hạn cho vay 12 tháng và tất cả các món vay đều không phân kỳ trả nợ trong thời hạn cho vay. Đối với các khoản vay để trồng mới cà phê, mua sắm máy móc thiết bị, xây dựng sân phơi, nhà kho, NHNo & PTNT Đăk Nông áp dụng thời hạn cho vay tối đa 3 năm.

Nội dung trên cho thấy, NHNo & PTNT Đăk Nông xác định kỳ hạn trả nợ đúng theo dòng tiền của hộ sản xuất cà phê như đã nghiên cứu ở phần 3.1.3. Hộ sản xuất cà phê chỉ phát sinh thu nhập vào kỳ thu hoạch cà phê; do đó, NHNo & PTNT Đăk Nông cũng thực hiện thu nợ đã cho vay hộ sản xuất cà phê vào cuối vụ cà phê.

- Kỳ hạn trả lãi

Dữ liệu trên hệ thống giao dịch IPCAS của NHNo & PTNT Đăk Nông cho thấy kết quả 100% các món cho vay hộ sản xuất cà phê có kỳ hạn trả lãi 6 tháng một lần.

Lý giải cho vấn đề này, trong Hội thảo “Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê” tổ chức ngày 12 tháng Tám năm 2011, một số ý kiến cho rằng: Hộ sản xuất cà phê cần sử dụng nguồn thu tổng hợp khác trong quá trình sản xuất kinh doanh để trả lãi theo kỳ hạn, việc áp dụng kỳ hạn trả lãi kỳ hạn 6 tháng nhắc nhở hộ sản xuất cà phê quản lý vốn vay tốt hơn.


Tuy nhiên, vấn đề sử dụng thu nhập tổng hợp để trả lãi 6 tháng 1 lần chỉ có thể phù hợp với hộ sản xuất cà phê vay vốn có điều kiện đa dạng hóa thu nhập, còn đối với hộ sản xuất cà phê thuần thì việc áp dụng thu lãi 6 tháng một lần gây ra 2 vấn đề: (1) Hộ sản xuất cà phê thuần không có thu nhập để trả lãi khi chưa đến kỳ thu hoạch, buộc phải đi vay các nguồn khác ngoài thị trường để trả lãi ngân hàng; (2) Việc phân kỳ thu lãi 6 tháng 1 lần làm tăng lãi suất cho vay thực tế so với lãi suất cho vay đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng và hộ sản xuất cà phê.

Để làm rõ nội dung “làm tăng lãi suất cho vay thực tế”, chúng tôi nghiên cứu điển hình trường hợp hộ sản xuất cà phê Nguyễn Văn Hiếu ở thôn 8, xã Nâm DJang, huyện Đăk Song:

- Số tiền vay: 100.000.000đ; ngày vay 05/01/2009; thời hạn vay: 12 tháng;

định kỳ hạn trả lãi: 6 tháng 1 lần (tức là trả lãi vào ngày 05/07/2009).

- Lãi suất vay vốn trên hợp đồng tín dụng là 13,5%/năm.

Nếu không thực hiện thu lãi theo định kỳ 6 tháng thì sau 1 năm ông Hiếu trả lãi vay ngân hàng với số tiền là: 100.000.000đ × 13,5% × 1 năm = 13.500.000đ.

Nhưng do phân kỳ trả lãi 6 tháng 1 lần nên, phần tính toán giá trị tương lai bằng hàm tài chính FV theo phân kỳ trả lãi 6 tháng như sau:

FV2 = 100.000.000(1+13,5%)1 + 100.000.000(1+13,5%)0 = 114.500.000đ

Tiền lãi thực tế ông Nguyễn Văn Hiếu phải trả cho ngân hàng là 114.500.000đ

- 100.000.000đ = 14.500.000đ. Như vậy, lãi suất cho vay thực tế là: 14.500.000 ÷ 100.000.000đ × 100 = 14,5%; so với lãi suất trên hợp đồng tín dụng, lãi suất cho vay thực tế cao hơn 1%/năm.

Tóm lại, về thời hạn cho vay NHNo & PTNT thực hiện việc định kỳ hạn thu nợ gốc phù hợp với chu kỳ sản xuất cà phê của hộ; tuy nhiên, việc áp dụng định kỳ thu lãi 6 tháng 1 lần làm tăng lãi suất cho vay thực tế.

g. Quy trình cho vay

NHNo & PTNT Đăk Nông thực hiện quy trình cho vay hộ sản xuất cà phê theo mô tả tại Bảng 3.9.


Bảng 3.9 Quy trình cho vay hộ sản xuất cà phê


Trình tự Hộ sản xuất cà phê Ngân hàng Tiếp cận Gặp gỡ, đặt vấn đề, trao đổi, tư vấn


Bước 1


Kiểm tra trước khi cho vay

Xuất trình một số giấy tờ liên quan gồm: (1) Chứng minh nhân dân; (2) Sổ hộ khẩu; (3) Giấy đề nghị vay vốn; (4) Phương án sản xuất; (5) Chứng minh tài sản đảm bảo

Thẩm định các nội dung: (1) Điều kiện vay; (2) Đối tượng vay; (3) Tài sản đảm bảo nợ vay


Bước 2 Cùng hoàn thiện hồ sơ tài sản đảm bảo: Ký kết Hợp đồng thế chấp tài sản, hoặc Chứng nhận bảo lãnh

Bước 3 Cùng hoàn thiện hồ sơ vay vốn: Ký kết Hợp đồng tín dụng

Bước 4 Kiểm tra trong

khi cho vay

Kiểm tra sau

Nhận tiền vay; lập giấy nhận nợ nếu nhận tiền vay nhiều lần Chứng minh việc sử dụng tiền

Phát tiền vay: Kiểm tra người nhận tiền vay

Lập biên bản kiểm tra,

Bước 5

khi cho vay

vay theo đúng mục đích đã cam kết

chuyển nhóm nợ nếu phát hiện vi phạm

Bước 6 Thu nợ, thu lãi Hoàn trả nợ gốc và lãi theo

đúng kỳ hạn

Chuyển nhóm nợ nếu thu nợ gốc, lãi không đúng kỳ hạn

Nguồn: Tác giả luận án

Nói chung, trên thực tiễn NHNo & PTNT Đăk Nông áp dụng quy trình cho vay hộ sản xuất cà phê phù hợp với quy định cho vay và theo trình tự hợp lý. Tuy nhiên, cần phải đơn giản quy trình, hồ sơ thủ tục đối với hộ sản xuất cà phê vay lần thứ hai trở đi.

h. Phương thức cho vay


NHNo & PTNT Đăk Nông áp dụng phương thức cho vay từng lần trong cho vay ngắn hạn chăm sóc cà phê của hộ, áp dụng phương thức cho vay từng lần hoặc phương thức cho vay theo dự án đầu tư trong cho vay mua sắm máy móc, thiết bị nông cụ, xây dựng cơ bản hoặc trồng mới cà phê.

Đối chiếu với quy định cho vay và các văn bản hướng dẫn về áp dụng phương thức cho vay của NHNo & PTNT Việt Nam, cho thấy NHNo & PTNT Đăk Nông áp dụng đúng quy định và hướng dẫn của đơn vị chủ quản.

Trên thực tế, NHNo & PTNT Đăk Nông xác định thời hạn cho vay chăm sóc cà phê 12 tháng, như vậy đến kỳ hạn trả nợ ngân hàng, cũng chính là đến thời điểm hộ sản xuất cà phê cần phải vay vốn ngân hàng cho mùa vụ sau. Chính vì thế đã có nhiều trường hợp, ngân hàng cùng hộ sản xuất cà phê phải hoàn thành trước hồ sơ thủ tục cho món vay sau trước khi trả nợ cho món vay trước.

Xem tất cả 223 trang.

Ngày đăng: 04/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí