Tiếp Cận Theo Hình Thức Sản Xuất Kinh Doanh Rau An Toàn


lĩnh vực này tuy đã ban hành khá nhiều, nhưng thiếu đồng bộ, thiếu tính đột phá; một số chủ trương, chính sách không hợp lý, thiếu tính khả thi nhưng chậm được điều chỉnh, bổ sung kịp thời. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp còn nhiều hạn chế, thiếu tính đồng bộ và nhiều nơi đã xuống cấp hoặc bị chia cắt nên hiệu quả sử dụng không cao. Môi trường ngày càng ô nhiễm; năng lực thích ứng, đối phó với thiên tai còn nhiều hạn chế. Công tác khuyến nông, hỗ trợ kỹ thuật còn có những yếu kém, thiếu tính bền vững. Chưa thực sự góp phần thay đổi được nhận thức của người sản xuất về chất lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm. Mối liên kết sản xuất giữa hộ nông dân với các thành phần kinh tế còn lỏng lẻo, hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp còn yếu, bất cập nên chưa trở thành lực lượng kinh tế mang tính định hướng phát triển ở nông thôn. Công nghiệp chế biến, tiêu thụ nông sản chưa phát triển.Thị trường tiêu thụ rộng lớn nhưng thiếu kiểm soát. Xây dựng thương hiệu, quản lý nguồn gốc, xuất xứ nông sản còn là vấn đề mới mẻ, chưa được quan tâm đầy đủ. Năng lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực còn nhiều hạn chế. Hoạt động thông tin, tuyên truyền còn có những bất cập. Ngoài ra, sản xuất nông nghiệp còn chịu ảnh hưởng rất lớn do khí hậu, cơ chế thị trường nên người dân còn thiếu tập trung đầu tư vào sản xuất nông nghiệp.(Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội, 2005-2009) [26,27]

Thực hiện Nghị quyết số 26/NQ - TƯ Hội nghị Trung ương lần thứ 7 (Khoá X) và chương trình số 02CTr - TU của Thành uỷ Hà Nội về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Để phát huy lợi thế về đất đai, lao động, thị trường, trong giai đoạn mới, ngành nông nghiệp & PTNT Thủ đô xác định hướng và mục tiêu phát triển nông nghiệp đến năm 2020 như sau:

- Xây dựng một nền nông nghiệp đô thị sinh thái theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá nhằm đạt được kết quả cao ở cả hai nội dung: sản xuất được nhiều nông sản chất lượng cao và an toàn vệ sinh thực phẩm; đồng thời duy trì nông nghiệp phát triển bền vững, lâu dài và bảo vệ môi trường sống.


- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, tăng nhanh giá trị sản xuất nông nghiệp /đơn vị diện tích canh tác, phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng về sản xuất nông nghiệp bình quân 2%/năm.

- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, giải quyết việc làm cho người lao động theo hướng phát triển làng nghề, dịch vụ, du lịch.

- Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần và trình

độ kỹ thuật của người lao động trong khu vực sản xuất nông nghiệp.

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Các phương pháp tiếp cận

2.2.1.1 Tiếp cận có sự tham gia

Cách tiếp cận có sự tham gia được sử dụng xuyên suốt ở tất cả các khâu, các hoạt động của nghiên cứu. Sự tham gia của các bên liên quan bắt đầu từ việc điều tra, khảo sát, đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển RAT trên địa bàn Hà Nội cho đến việc phân tích, xác định các giải pháp phát triển bền vững RAT của vùng, các huyện, các xã… Trong đó, sự tham gia của các chủ thể kinh tế như: hộ, trang trại, doanh nghiệp, các nhà quản lý và chỉ đạo, cơ quan cung cấp dịch vụ công cho phát triển rau nói chung phát triển bền vững RAT nói riêng. Nghiên cứu chú trọng khai thác sự tham gia của các bên như: các đơn vị quản lý, triển khai và thực hiện các dịch vụ phát triển bền vững RAT; các tổ chức hạt nhân hỗ trợ dịch vụ sản xuất kinh doanh rau. Một số công cụ của đánh giá nhanh có sự tham gia sẽ được sử dụng một cách linh hoạt để thu thập các thông tin cần thiết.

2.2.1.2 Tiếp cận theo điều kiện địa lý và địa hình

Hà Nội chia ra các vùng sản xuất kinh doanh rau khác nhau, dựa theo điều kiện địa lý và địa hình tại điểm nghiên cứu chúng tôi chia ra 3 tiểu vùng sau: (1) Tiểu vùng phía Nam: chọn điểm nghiên cứu huyện Thanh Trì và 3 xã của vùng, (2) Tiểu vùng phía Đông chọn huyện Gia Lâm, (3) Tiểu vùng Tây Bắc chọn huyện Đông Anh và 3 xã đại diện cho vùng của huyện để nghiên cứu. Tiếp cận theo hướng này sẽ giúp nghiên cứu chỉ ra những giải pháp đặc


thù cho phát triển RAT ở từng tiểu vùng thuộc địa bàn Hà Nội.

2.2.1.3 Tiếp cận hệ thống

Tiếp cận hệ thống được sử dụng trong đánh giá các yếu tố có ảnh hưởng tới phát triển bền vững RAT trên địa bàn Hà Nội. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng, trong đó các yếu tố có ảnh hưởng mạnh tới phát triển bền vững RAT bao gồm: Môi trường thể chế, chính sách, tổ chức quản lý, quy hoạch, tập quán canh tác, truyền thống văn hóa, hợp tác, liên doanh, liên kết, thị trường tiêu thụ, sản phẩm, cơ sở hạ tầng, khoa học công nghệ, nhân lực thuộc các chủ thể kinh tế như: HTX, nông hộ, doanh nghiệp, trang trại… và khả năng tài chính… (Sơ đồ 2.1)

2.2.1.4 Tiếp cận theo hình thức sản xuất kinh doanh rau an toàn

Sản xuất kinh doanh RAT ở Hà Nội được thực hiện dưới các hình thức nông hộ, HTX, doanh nghiệp kinh doanh tiêu thụ xuất nhập khẩu, siêu thị, cửa hàng, quầy hàng v.v… Trong nghiên cứu này, chúng tôi nghiên cứu các nội dung liên quan đến phát triển bền vững RAT của các hình thức nêu trên về tiềm năng phát triển, thực trạng khai thác tài nguyên để sản xuất kinh doanh RAT, và các điều kiện tác động nhằm phát triển bền vững RAT của từng vùng, từng chủ thể trên địa bàn Hà Nội. Tuy nhiên, ở các huyện và các vùng, các hình thức sản xuất kinh doanh được xem xét một cách tổng thể, kết hợp nhiều hình thức sản xuất kinh doanh khác nhau như liên doanh, liên kết. Việc kết hợp giữa các hình thức sản xuất kinh doanh RAT theo chiều ngang hay chiều dọc nhằm xem xét hình thức sản xuất kinh doanh RAT nào là chính và những hình thức nào là phụ trợ (Sơ đồ 2.1).

Với cách tiếp cận này sẽ khai thác được thông tin để hỗ trợ củng cố, hình thành và phát triển các hình thức sản xuất kinh doanh RAT giữa các tiểu vùng, các chủ thể kinh tế trong và ngoài vùng nhằm phát triển các mô hình, hình thức tổ chức kinh doanh đạt hiệu quả cao về kinh tế - xã hội và môi trường.



Các tổ chức khác


Quản lý Nhà nước


Người tiêu dùng


Người kinh doanh

KT

MT

Phát triển bền vững RAT

XH


Người sản xuất


 thể chế, chính sách


 Quy hoạch


 Cơ sở hạ tầng


 Khuyến nông, hỗ trợ kỹ thuật


 Liên kết, sản xuất kinh doanh


 Thị trường, tiêu thụ


 Kiểm tra, giám sát


 Thông tin

53

Sơ đồ 2.1. Khung phân tích của nghiên cứu


2.2.2 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Như đã giải thích ở phương pháp tiếp cận theo không gian, các khu vực sản xuất RAT có quy mô diện tích lớn và các hình thức tiêu thụ, khách hàng thường có kinh nghiệm nhiều năm. Do đó, nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu điển hình tại 3 huyện của Hà Nội là Gia Lâm, Đông Anh và Thanh Trì. Tại mỗi huyện chọn 3 xã để nghiên cứu, cụ thể là:

- Huyện Gia Lâm gồm các xã: Đặng Xá,Văn Đức và Đông Dư

- Huyện Đông Anh gồm: Vân Nội, Nam Hồng, Tiên Dương

- Huyện Thanh trì gồm: Yên Mỹ, Duyên Hà, Lĩnh Nam

Ở mỗi xã, phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên được áp dụng nhằm chọn ra 30 hộ sản xuất rau theo quy trình sản xuất RAT. Ngoài ra, các HTX, DN, siêu thị, nhà hàng… cũng được chọn phục vụ cho nghiên cứu bằng các phương pháp thu thập số liệu như: a) Điều tra theo mẫu phiếu, b) Phỏng vấn bán cấu trúc c) Phỏng vấn chuyên sâu đối với các nhà quản lý, các đơn vị kinh doanh RAT, đặc biệt là các tổ chức kinh tế trong nông thôn (Doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình) về các nội dung liên quan đến phát triển RAT.

Số mẫu điều tra, phỏng vấn được phân bổ cho từng nhóm đối tượng như sau:

i) Nhà quản lý: bao gồm các cấp từ thành phố, huyện và cán bộ xã, phường 120 mẫu.

ii) Doanh nghiệp, siêu thị, cửa hàng, các tổ chức kinh tế trong nông thôn: Doanh nghiệp, HTX 40 mẫu.

iii) Người sản xuất (hộ nông dân) tại 3 huyện x 3 xã x 30 hộ tổng số là 270 hộ, và người tiêu dùng (khách hàng): 90 phiếu.

Trong quá trình nghiên cứu tuỳ theo các mô hình và từng loại yếu tố đầu vào và đầu ra phục vụ cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm RAT chúng tôi


tiếp cận thêm các cán bộ, chuyên gia từ trung ương đến các cấp các ngành và các HTX, khách hàng, siêu thị, cửa hàng có liên quan đến đề tài để minh chứng tính liên kết, hiệu quả và xu thế phát triển để nâng cao chất lượng của những vấn đề đã minh chứng.

2.2.3 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu

2.2.3.1 Thu thập thông tin thứ cấp

Đây là những nguồn thông tin cơ bản rất quan trọng để tổng hợp, phân tích và đưa ra những nhận xét, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phù hợp với mục tiêu của luận án.

Nguồn thông tin này giúp cho luận án có được những thông tin về các lĩnh vực sau:

- Thông tin về tình hình phát triển kinh tế, tình hình phát triển sản xuất nông lâm ngư nghiệp, tình hình phát triển sản xuất RAT của Thành phố, tình hình sản xuất RAT nói chung và của các điểm nghiên cứu về diện tích, năng suất, sản lượng ...

- Thông tin về tình hình dân số, đất đai, khí hậu, thời tiết... có ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất rau nói chung và phát triển sản xuất RAT nói riêng.

- Thông tin liên quan đến phát triển bền vững RAT thông qua các nguồn thông tin như: Sách, báo, tạp chí, các ấn phẩm đã ban hành, các đề tài khoa học có liên quan của các nước trên thế giới và ở Việt Nam.

- Các báo cáo tổng kết và những số liệu, tài liệu có liên quan của UBND Thành phố Hà Nội, Sở Kế hoạch và Đầu Tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Thống kê. Các số liệu thống kê của huyện, xã, hợp tác xã, các số liệu của cơ sở sản xuất, kinh doanh… của thành phố Hà Nội.

- Các văn bản pháp quy của Nhà nước, Chính phủ và các tổ chức quốc


tế có liên quan.

Các tài liệu thu thập được sẽ cung cấp những thông tin cần thiết cho phần nghiên cứu tổng quan và cơ sở khoa học quan trọng để lựa chọn điểm nghiên cứu, xác định nội dung nghiên cứu và đề ra các giải pháp để phá triển bền vững RAT.

2.2.3.2 Thu thập thông tin sơ cấp

Thông tin mới có liên quan của luận án được thu thập từ việc điều tra khảo sát, phỏng vấn trực tiếp thông qua hệ thống bảng câu hỏi điều tra, phiếu phỏng vấn được in sẵn cho từng đối tượng điều tra, phỏng vấn đã được thông qua trước hội đồng phê duyệt đề cương luận án. Thông tin sơ cấp được thu thập từ những nguồn thông tin sau:

- Phỏng vấn lãnh đạo UBND Thành phố, các sở, ban, ngành của Thành phố, UBND các huyện, các phòng, ban ngành có liên quan.

- Phỏng vấn lãnh đạo các xã, doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ hợp tác, lãnh đạo các công ty... và các hộ gia đình.

- Các siêu thị, cửa hàng, nhà hàng, các trung tâm bán buôn, bán lẻ, các hộ gia đình...

- Tiêu chuẩn chọn mẫu điều tra: Để thu nhập thông tin đáp ứng mục tiêu nghiên cứu của đề tài, các mẫu điều tra thu thập thông tin sơ cấp được lựa chọn theo tiêu chuẩn: Các doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ hợp tác, các hộ gia đình nông dân trồng RAT có điều kiện sản xuất, điều kiện tiếp cận thị trường khác nhau.

2.2.4 Phương pháp tổng hợp, phân tích thông tin

Các tài liệu thứ cấp được sắp xếp cho từng nội dung nghiên cứu của đề tài. Số liệu điều tra được xử lý qua phần mềm Excel và SPSS. Các phương pháp nêu trên được tổng hợp theo bảng 2.4.


Bảng 2.4. Phương pháp và nội dung nghiên cứu


STT

Phương pháp

Nội dung


Thống kê mô

Tổng hợp, phân tích kết quả điều tra hiện trạng nguồn lực


tả

phân bố và sử dụng RAT, thực trạng phát triển RAT

1


Sử dụng các chỉ tiêu thống kê để phản ánh hoạt động sản



xuất kinh doanh RAT theo thời gian


Thống kê phân

a) Phân tích đặc điểm cơ bản của từng hình thức sản xuất

2

tích (phân tổ, so

kinh doanh RAT, b) Dựa vào kết quả phân tích sâu từng nội


sánh, tổng hợp)

dung nghiên cứu và những kết luận rút ra từ nghiên cứu RAT.


Chuyên gia

Tham vấn ý kiến các bên có liên quan, đặc biệt là các

3


chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu về phát triển nông



nghiệp nói chung và phát triển RAT.


Điển cứu

Nghiên cứu các mô hình tiêu biểu trong phát triển RAT trong

4


các vùng, quốc gia trên địa bàn Hà Nội để rút kinh nghiệm



nhằm đẩy mạnh phát triển bền vững trong thời gian tới.


Bộ công cụ

Tiếp cận cộng đồng có sự tham gia với các công cụ: a) Cây


PRA (cây vấn

vấn đề để xác định những khó khăn, hạn chế chủ yếu trong quá


đề, SWOT, sơ

trình phát triển bền vững RAT, xác định những nguyên nhân


đồ Venn, ma

dẫn đến những khó khăn đó; b) Xếp hạng ưu tiên nhằm xác


trận phân loại,

định mức độ khó khăn trong phát triển bền vững RAT; c) Sơ

5

biểu đồ triển

đồ Venn xác định vai trò của tổ chức kinh tế tới phát triển


vọng…)

RAT; d) Phân tích SWOT xác định điểm mạnh - yếu - cơ hội -



thách thức trong phát triển RAT trên địa bàn Hà Nội. Từ đó đề



xuất định hướng, giải pháp phát triển bền vững RAT trên địa



bàn Hà Nội.


6

Dự báo

Dùng các dãy số thời gian để dự báo về tình hình phát triển bền vững RAT trong thời gian tới.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 252 trang tài liệu này.

Nghiên cứu giải pháp phát triển bền vững rau an toàn ở Hà Nội - 9

Xem tất cả 252 trang.

Ngày đăng: 10/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí