Tình Hình Và Những Bài Học Kinh Nghiệm Về Phát Triển Bền Vững Rau An Toàn Ở Việt Nam


trong và ngoài nước. Có thể chia thành hai xu hướng, tùy theo trình độ phát triển của từng quốc gia:

- Các nước phát triển như Mỹ thì khái niệm RAT, quy hoạch phát triển RAT không còn là vấn đề cần đặt ra, 100% sản phẩm thực phẩm cung ứng ra thị trường phải bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và được chứng nhận chất lượng trước khi đưa ra tiêu thụ. Sản phẩm không an toàn trở thành mối rủi ro mà người sản xuất luôn phải đề phòng.

- Các nước đang phát triển thì yếu tố thể chế và chính sách khuyến khích phát triển RAT; quy hoạch phát triển RAT; giám sát chất lượng sản phẩm; khoa học kỹ thuật; tổ chức sản xuất và tiêu thụ vẫn là những yếu tố tác động đến phát triển bền vững RAT. Tùy theo điều kiện của từng nước mà mức độ tác động và quy mô có sự khác nhau.

1.2.2 Tình hình và những bài học kinh nghiệm về phát triển bền vững rau an toàn ở Việt Nam

1.2.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu dùng rau ở Việt Nam

Nghề trồng rau của nước ta ra đời từ rất sớm, nước ta cũng là trung tâm khởi nguồn của nhiều loại rau trồng, nhất là các cây thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae) (Tô Kim Oanh, 2005) [24]. Năm 2005, diện tích trồng rau của Việt Nam là 635.100 ha, sản lượng đạt 9,64 triệu tấn. So với năm 2000, năm 2003 diện tích rau tăng 23,2%, sản lượng tăng 42,6%. Nhìn chung, những năm gần đây, diện tích, năng suất và sản lượng rau của nước ta có tăng lên, nhưng vẫn còn thấp. Năng suất rau ở Việt Nam chỉ bằng 77% năng suất trung bình thế giới, sản lượng bình quân rau đầu người chỉ bằng 78% thế giới (Trần Khắc Thi, Phạm Mỹ Linh, 2007) [31]

Sản xuất rau là ngành hàng sản xuất đa chủng loại (khoảng hơn 60 loại) trong đó, rau vụ Đông Xuân của nước ta cũng đã và đang là thế mạnh so với các nước trong khu vực. Các vùng trồng rau hàng hoá và rau chuyên canh trải rộng từ Trung du Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, vùng rau Lâm Đồng, Thành phố Hồ Chí Minh và các khu vực lân cận vùng đồng bằng sông Cửu Long. Về


tiềm năng, Việt Nam có khả năng sản xuất đủ rau cho tiêu dùng và xuất khẩu, giá thành rau tại ruộng thấp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 252 trang tài liệu này.

Những năm gần đây, công tác quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đã và đang được các cấp, các ngành quan tâm. Nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp, nhất là rau xanh bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đã trở nên cấp thiết và là mong muốn của mọi người tiêu dùng. Với ngành sản xuất rau, nhiều quy trình sản xuất RAT đã và đang được triển khai trên cả nước. Để góp phần đẩy mạnh sản xuất nông sản thực phẩm an toàn nói chung và rau hoa quả nói riêng phục vụ cho tiêu dùng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu, Nhà nước đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật liên quan đến chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt là Nghị định 86/CP của Chính phủ, trong đó, Bộ Y tế được giao trách nhiệm quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hoá. Bộ Y tế đã biên soạn và ban hành 24 văn bản pháp luật về quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm; 8 văn bản quy phạm pháp luật về quy định kỹ thuật kiểm nghiệm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm; ban hành 4 Thông tư liên tịch phối hợp với Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) và các bộ liên quan soạn thảo Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm.

1.2.2.2 Tình hình áp dụng Quy trình Thực hành Sản xuất Nông nghiệp tốt (VietGAP) ở Việt Nam

Nghiên cứu giải pháp phát triển bền vững rau an toàn ở Hà Nội - 7

Với định hướng quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm trên cơ sở phân tích mối nguy và kiểm soát điểm giới hạn (HACCP) trong tất cả các khâu của quá trình “từ trang trại đến bàn ăn”, năm 2008 Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) trong sản xuất rau, quả, chè an toàn và các Quyết định số 84/2008/QĐ-BNN về Quy chế chứng nhận VietGAP, Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN về quản lý sản xuất và kinh doanh rau, quả và chè an toàn để triển khai áp dụng VietGAP vào sản xuất. Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 107/2008/QĐ-TTg về một số chính sách hỗ trợ sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau, quả, chè an toàn với


mục tiêu đến năm 2015 toàn bộ sản phẩm rau, quả, chè tại các vùng sản xuất tập trung được sản xuất theo VietGAP (Thủ tướng Chính Phủ, 2008) [35]. Các văn bản pháp quy nói trên đã khẳng định áp dụng VietGAP là sự lựa chọn tất yếu nhằm bảo đảm an toàn VSTP, bảo vệ môi trường và sức khỏe con người.

Tính đến cuối năm 2009, công tác triển khai VietGAP trong cả nước đã đạt được một số kết quả như sau:

- Cục Trồng trọt đã thẩm định và chỉ định được 297 người lấy mẫu đất, nước, rau, quả, chè phục vụ công tác phát triển sản xuất rau, quả, chè an toàn; Chỉ định 11 Tổ chức chứng nhận: 7 tổ chức chứng nhận sản xuất RAT, 4 tổ chức chứng nhận VietGAP rau, quả, chè an toàn; trong đó có 8 tổ chức hoạt động ở phía Bắc, 3 tổ chức hoạt động ở phía Nam.

Ngoài ra, Sở Nông nghiệp và PTNT một số tỉnh đã thực hiện chỉ định tổ chức chứng nhận chất lượng trên địa bàn tỉnh, thành như: Hà Nội, Lâm Đồng, Hải Phòng, Thái Nguyên, Hà Giang... Theo Quyết định số 106/2008/QĐ-BNN ngày 29/10/2008 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về ban hành Quy định về chỉ định và quản lý hoạt động người lấy mẫu, người kiểm định, phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận chất lượng giống, sản phẩm cây trồng và phân bón; để phù hợp Luật Tiêu chuẩn - Quy chuẩn đến 31/12/2009 thì 7/11 tổ chức chứng nhận này phải chuyển đổi và hoạt động chứng nhận VietGAP và một số Chi cục BVTV sẽ không tiếp tục làm nhiệm vụ chứng nhận.

- Hiện nay, cả nước có 22 phòng kiểm nghiệm đăng ký được chỉ định là phòng kiểm nghiệm sản phẩm cây trồng an toàn (10 ở phía Bắc và 12 ở phía Nam).

- Thực hiện Quyết định số 107/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, sơ chế, kinh doanh rau, quả, chè an toàn đến 2015, một số tỉnh, thành phố đã phê duyệt đề án hoặc ban hành chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất RAT trên địa bàn như: Thành


phố Hà Nội (dự kiến ngân sách đầu tư khoảng 900 tỷ đồng), Thành phố Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Quảng Bình... Ngoài ra, một số tỉnh, thành phố khác đang tiếp tục xây dựng đề án, dự án (Hưng yên, Thái Bình, Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Giang...). Bộ Nông nghiệp và PTNT đang triển khai một số dự án lớn như :

* Dự án xây dựng và kiểm soát chất lượng nông sản thực phẩm do CIDA tài trợ 2008 - 2012 (Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và thuỷ sản chủ trì), tổng kinh phí khoảng 17 triệu đôla Canada.

* Dự án an toàn VSTP lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia an toàn VSTP 2006 - 2010 (Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và thuỷ sản chủ trì), kinh phí năm 2009 là khoảng 22 tỷ đồng.

* Dự án nâng cao chất lượng và an toàn sản phẩm nông nghiệp từ nguồn vay của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) 2009 - 2015, trong đó hỗ trợ cho sản xuất rau, quả, chè an toàn khoảng 85 triệu USD tại 15 tỉnh, thành phố.

* Chương trình khuyến nông hàng năm luôn ưu tiên hỗ trợ xây dựng mô hình rau, quả an toàn. Năm 2009 kinh phí cho chương trình RAT là 4,3 tỷ đồng.

Theo báo cáo của các tổ chức chứng nhận VietGAP được chỉ định và các địa phương, đến cuối năm 2009, cả nước đã có trên 15 mô hình/địa phương áp dụng VietGAP được chứng nhận (Phụ lục 2). Trong đó có 10 mô hình VietGAP trên rau với diện tích 31,5 ha; 3 mô hình VietGAP trên chè với diện tích 24 ha. Mô hình VietGAP đã được áp dụng trên cây thanh long với diện tích 300 ha ở tỉnh Bình Thuận. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội cũng đã tư vấn cho nông dân trồng vải ở Hồng Giang, Lục Ngạn, Bắc Giang áp dụng VietGAP trên diện tích 5 ha. Dự án CIDA cũng đang tập huấn, triển khai một mô hình RAT theo VietGAP tại Hà Nội, Vĩnh Phúc...(Cục Trồng trọt, 2010) [15]

- Về tiêu thụ rau, quả, chè an toàn: Trong thời gian qua, các đơn vị sản xuất đã chủ động tìm các cách thức phù hợp để đưa sản phẩm RAT ra thị trường, giúp người tiêu dùng phân biệt được RAT có nguồn gốc, được chứng


nhận và rau không rõ nguồn gốc, từng bước tạo niềm tin cho người tiêu dùng:

+ Hợp đồng giữa doanh nghiệp và nhà sản xuất, trong đó doanh nghiệp cam kết tiêu thụ sản phẩm và hỗ trợ sản xuất (ứng trước giống, vật tư nông nghiệp hoặc xây dựng, cải tạo một số hạng mục hạ tầng vùng trồng rau...).

+ Đơn vị sản xuất rau chủ động hình thành thị trường thông qua việc bán hàng trực tiếp cho khách hàng (hộ dân, nhà máy, trường học, khách sạn...) thông qua Hợp đồng tiêu thụ hoặc qua hệ thống cửa hàng, siêu thị, đại lý bán lẻ như: Mô hình sản xuất tiêu thụ RAT của Viện BVTV, DN Thoa Liên - Bắc Ninh, Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội, Công ty Hà An...

+ Doanh nghiệp thuê đất đầu tư xây dựng vùng sản xuất RAT đang được hình thành và phát triển tại các tỉnh như: Hải Phòng, Lâm Đồng, Lào Cai, Sơn La cần được khuyến khích tạo điều kiện.

Tuy nhiên, qua quá trinh thực hiện thì phát hiện nhiều vấn đề còn tồn tại trong việc áp dụng VietGAP.

- Công tác quy hoạch, xác định các vùng sản xuất đủ điều kiện còn chậm. Diện tích các vùng sản xuất rau, quả, chè an toàn tập trung được quy hoạch cả nước đạt khoảng 8 - 8,5% tổng diện tích trồng rau; 20% diện tích trồng quả và chè. Còn rất nhiều địa phương đến nay chưa đầu tư để quy hoạch vùng sản xuất an toàn; diện tích được chứng nhận đủ điều kiện sản xuất RAT toàn vùng ĐBSH mới đạt 676 ha.

Một trong những khó khăn trong công tác quy hoạch, chứng nhận vùng

đủ điều kiện sản xuất là thiếu kinh phí phân tích mẫu đất, nước.

- Thiếu hướng dẫn kỹ thuật cụ thể để áp dụng VietGAP.

Nhằm tiếp tục cụ thể hoá VietGAP cho rau, quả, chè, dự án CIDA và chương trình mục tiêu quốc gia an toàn VSTP đang hỗ trợ xây dựng sổ tay hướng dẫn VietGAP trên rau, quả. Các sổ tay đang được triển khai áp dụng ở một số mô hình thí điểm của dự án CIDA để hoàn thiện thêm trước khi công nhận và phổ biến rộng rãi. Ngoài ra, Cục Trồng trọt đã thẩm định và ban hành


quy trình sản xuất cà chua, cải bắp an toàn theo VietGAP và Quy trình sử dụng chế phẩm sinh học trong sản xuất RAT. Tuy nhiên, so với chủng loại cây trồng và nhu cầu sản xuất phong phú thì còn thiếu nhiều các hướng dẫn kỹ thuật cho từng đối tượng.

- Một số địa phương chưa có chính sách, chương trình hoặc đề án hỗ trợ phát triển sản xuất an toàn

Đến nay, chỉ có một số tỉnh, thành phố triển khai thực hiện Quyết định số 107/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, còn nhiều địa phương chưa triển khai thực hiện hoặc có đề án nhưng cấp có thẩm quyền chưa phê duyệt nên chưa có chương trình hoặc đề án cụ thể cho việc sản xuất rau, quả, chè trên địa bàn. Vì vậy, thiếu cơ chế và nguồn lực để xác định vùng đủ điều kiện cũng như xây dựng các mô hình VietGAP.

- Quy mô sản xuất nhỏ lẻ, trình độ sản xuất chưa cao.

Thực tế cho thấy quy mô sản xuất theo trang trại, tổ hoặc nhóm hợp tác có lợi thế trong việc áp dụng và chứng nhận VietGAP. Tuy nhiên, với đa số nông dân nước ta có quy mô sản xuất manh mún, sản xuất nhỏ, lẻ và không liên kết thì VietGAP thực sự là thách thức lớn đối với họ. Với trình độ của đa số nông hộ còn hạn chế, chưa tạo lập được thói quen ghi chép thì đây cũng là cản trở lớn đối với việc chứng nhận VietGAP.

- Công tác thông tin, tuyên truyền chưa thực sự sâu rộng

Nhiều người dân chưa được biệt về VietGAP, thậm chí nhận thức của các nhà quản lý, giám sát chất lượng sản phẩm trên thị trường về VietGAP cũng chưa đầy đủ.

- Lợi ích kinh tế của các sản phẩm sản xuất theo VietGAP chưa rõ ràng Mặc dù đã có nhiều mô hình áp dụng VietGAP thành công nhưng do

sản phẩm chưa tiếp cận với thị trường lớn và chưa được người tiêu dùng chấp nhận mua với giá cao hơn so với sản phẩm thường nên chưa tạo được lợi thế cạnh tranh về chất lượng trong khi chi phí sản xuất cao hơn.

1.3 Một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài


Hưởng ứng hành động quốc gia bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm đến năm 2010 và kế hoạch hành động quốc gia về vệ sinh an toàn thực phẩm trong nông nghiệp đến năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, nhằm giúp phong trào sản xuất RAT được triển khai rộng khắp trên các tỉnh thành trong cả nước, từ 1996 đến 2009, Hà Nội đã thực hiện nhiều dự án và các công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến sản xuất và tiêu thụ RAT. Nội dung nghiên cứu, triển khai đã đề cập đến hầu hết các khía cạnh liên quan đến sản xuất, chế biến, bảo quản, tiêu thụ RAT và có thể chia thành 7 nhóm.

- Nhóm 1: Quy hoạch vùng sản xuất rau ở ngoại thành Hà Nội, năm 1996 của Sở Nông nghiệp và PTNT và đề tài Nghiên cứu xây dựng vùng nguyên liệu sạch Thành phố Hà Nội do Sở Khoa học & Công nghệ tiến hành năm 2000.

- Nhóm 2: Đầu tư cơ sở hạ tầng cho vùng sản xuất RAT: Có 6 dự án đã được phê duyệt tại Công ty TNHH NN MTV Đầu tư & PTNN Hà Nội; Đông Xuân - Sóc Sơn; Văn Đức - Gia Lâm; Duyên Hà, Yên Mỹ - Thanh Trì; Thanh Xuân - Sóc Sơn.

- Nhóm 3: Nghiên cứu về giống và các biện pháp canh tác: Có 4 đề tài về tuyển chọn và nhân giống rau; 4 đề tài đề cập đến đất, nước và giá thể trồng rau, biện pháp canh tác rau trong nhà kính; nhiều đề tài đề cập đến phân bón và biện pháp phòng trừ dịch hai trên rau và đề tài về ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất rau.

- Nhóm 4: Nghiên cứu, xây dựng các quy trình kỹ thuật (QTKT).

+ Nghiên cứu, ban hành 34 QTKT sản xuất RAT; Đề tài nghiên cứu, hoàn chỉnh lại 10 QTKT sản xuất RAT cho 10 chủng loại rau chính (Nguyến Hồng Anh, 2009) [1].

+ Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật bảo quản RAT.

- Nhóm 5: Nghiên cứu để đưa các tiến bộ kỹ thuật, các biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến để áp dụng vào sản xuất RAT.

- Nhóm 6: Xây dựng các mô hình trình diễn và tổ chức đào tạo, tập


huấn kỹ thuật cho nông dân sản xuất và người kinh doanh RAT.

- Nhóm 7: Xây dựng các mô hình chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ RAT.

Tuy nhiên, trong các nghiên cứu trên chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ và cụ thể giải pháp phát triển bền vững RAT trên địa bàn Hà Nội. Chính vì vậy, luận án lựa chọn đề tài "Nghiên cứu giải pháp phát triển bền vững RAT ở Hà Nội" nhằm giải quyết các vấn đề bức xúc và đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi thực tế.


Tóm tắt chương 1


Hiện nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, trong lĩnh vực nông nghiệp, người ta chú ý đến việc phát triển một nền nông nghiệp bền vững nhằm các mục tiêu phát triển bền vững về kinh tế trong điều kiện hiện tại vừa bảo vệ sức khoẻ cho con người và bảo vệ môi trường sống.

Phát triển bền vững RAT không chỉ là vấn đề tất yếu của sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững hiện nay do nhu cầu của cuộc sống trong việc bảo vệ an toàn môi trường sống, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng mà còn góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nông sản hàng hoá trong điều kiện Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), mở ra thị trường tiêu thụ rộng rãi trong và ngoài nước.

Sản xuất và kinh doanh RAT là một nghề buộc phải tuân thủ các điều kiện theo quy định. Việc chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy đối với sản phẩm RAT trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường là điều bắt buộc phải thực hiện. Tuy nhiên, điều này là rất khó khả thi trong điều kiện hiện nay do một số nguyên nhân chính sau đây:

+ Sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, mang nặng tính tiểu nông.

+ Kinh phí để chứng nhận là quá cao so với giá trị của rau an toàn.

+ Hệ thống kiểm tra, giám sát và quản lý chưa đủ năng lực để thực hiện.

Xem tất cả 252 trang.

Ngày đăng: 10/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí