Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội - 2

của họ thấp hơn nhiều so với mức sống tối thiểu chung của cộng đồng, thậm chí khiến cho cuộc sống của họ rơi vào tình cảnh bị đe dọa.

Về phương diện xã hội, đối tượng được cứu trợ là những người gặp bất hạnh trong cuộc sống cần có sự nâng đỡ, trợ giúp cả về vật chất và tinh thần, không phân biệt vị thế và thành phần xã hội, để đảm bảo cuộc sống bình thường, không bị gạt ra ngoài lề xã hội.

Có thể nói, đối tượng của cứu trợ xã hội rất đa dạng, bao gồm:

- Những người tàn tật trong cộng đồng: là những người bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận hoặc chức năng biểu hiện dưới các dạng tật khác nhau, làm suy giảm khả năng lao động.

- Những người già yếu từ cộng đồng: chủ yếu là những người già cô đơn không nơi nương tựa ,thiếu thốn về thu nhập và sinh hoạt.

- Đối tượng tiếp theo là trẻ em: trẻ em là mầm non của đất nước, luôn được toàn xã hội quan tâm, nhất là một số bộ phận trẻ em rơi vào tình cảnh bất hạnh và dễ tổn thương.

- Ngoài các nhóm đối tượng nêu trên, còn có các nhóm đối tượng khác như người bị nhiễm HIV/AIDS, người lang thang xin ăn, những người nghiện hút ma túy, những người hoạt động mại dâm… Trong thời gian gần đây, các tệ nạn xã hội đang có điều kiện thuận lợi để phát triển khiến cho số lượng nhóm người này tăng lên nhanh chóng.

Ngoài các cá nhân yếu thế, dễ bị tổn thương trong cộng đồng thì đối tượng được hưởng cứu trợ xã hội còn được xác định theo hộ gia đình, chẳng hạn như hộ gia đình rất nghèo, các hộ gia đình rất khó khăn…

1.2.2. Đối tượng được trợ cấp không phải đóng góp vào quỹ tài chính

Nguồn quỹ dùng cho hoạt động cứu trợ xã hội được lấy từ thuế hoặc từ đóng góp của cộng đồng. Điều này là ngược lại với bảo hiểm xã hội. Trong bảo hiểm xã hội, nguồn quỹ được bên tham gia bảo hiểm đóng góp là chủ yếu. Những tổ chức cá nhân muốn được nhận bảo hiểm bắt buộc phải tham gia đóng góp vào quỹ bảo hiểm. Quỹ bảo hiểm chỉ có một phần là từ sự hỗ trợ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

của Nhà nước. Nguồn quỹ bảo hiểm sẽ được dùng để bù đắp hoặc thay thế phần thu nhập bị giảm hay mất đi của người tham gia bảo hiểm khi gặp phải những biến cố theo quy luật “số đông bù số ít”.

Đối với trợ cấp xã hội, người được trợ cấp hoàn toàn không phải đóng góp vào quỹ tài chính nào. Mức trợ cấp tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể và được xác định dựa vào việc thẩm tra đánh giá thu nhập, tài sản và hoàn cảnh của người được xét trợ cấp. Trợ cấp cũng có thể là bằng tiền hoặc hiện vật, khác với bảo hiểm xã hội hầu như chỉ toàn bằng tiền.

Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội - 2

1.3. Vai trò và mục tiêu của cứu trợ xã hội

1.3.1. Vai trò của cứu trợ xã hội

Vai trò của cứu trợ xã hội tùy thuộc vào tình hình kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia cũng như nguyên nhân cụ thể gây tổn thương cho người dân nước đó. Nhìn chung, cứu trợ xã hội bao gồm những vai trò cơ bản sau:

Một là, đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của những cá nhân và nhóm dân cư yếu thế, dễ bị tổn thương trong cộng đồng, từ đó giúp họ đối phó với những khủng hoảng bất ngờ, vượt qua được những khó khăn để tồn tại.

Hai là, góp phần phòng ngừa và giảm thiểu các khả năng dễ bị tổn thương của những cá nhân và nhóm dân cư yếu thế. Điều này được thể hiện rõ qua hoạt động trợ giúp xã hội, hoạt động này thường tập trung vào nhóm dân cư bị thua thiệt nhất hoặc dễ bị tổn thương nhất trong cộng đồng, từ đó giúp họ thoát ra khỏi cảnh nghèo đói, khó khăn dai dẳng trong cuộc sống… ví dụ như phụ cấp gia đình có thể giúp trẻ em trong các gia đình hộ nghèo không bị mất cơ hội đến trường…

Ba là, góp phần làm cho hệ thống an sinh xã hội được toàn diện hơn. Cứu trợ xã hội đã khắc phục được hạn chế của bảo hiểm xã hội (chưa có tính phổ cập; không thể bao trùm hết cả bộ phận dân cư cũng như chỉ mới đưa ra mức hỗ trợ hạn chế), nó cung cấp bảo vệ bổ sung, đảm bảo tất cả mọi người trong xã hội đều được giúp đỡ khi gặp rủi ro.

Bốn là, góp phần phát triển một xã hội hài hòa và bền vững, đưa những người được cứu trợ ra khỏi hoàn cảnh khó khăn, thoát khỏi tâm lý mặc cảm, vươn lên hòa nhập vào cộng đồng .Từ đó giúp phát triển tăng trưởng và phát triển nền kinh tế.

1.3.2. Mục tiêu của cứu trợ xã hội

Hoạt động cứu trợ xã hội nhắm đến các mục tiêu sau:

Chuyển nhượng các nguồn lực cho các cá nhân, hộ gia đình rơi vào tình trạng túng quẫn và dễ bị tổn thương nhất. Từ đó giúp họ đảm bảo được mức sống tối thiểu và cải thiện điều kiện sống.

Làm giảm sự chênh lệch mức sống cả về vật chất lẫn tinh thần giữa các thành viên trong xã hội, không để ai rơi vào hoàn cảnh cùng cực tuyệt vọng hoặc bị bỏ rơi; xây dựng lối sống tốt đẹp giàu lòng nhân ái-nhân văn giữa con người với nhau; xây dựng một xã hội ngày càng tốt đẹp văn minh.

1.4. Những quan điểm cơ bản trong cứu trợ xã hội

Cứu trợ xã hội thường được nhắc đến thông qua hai hoạt động: cứu tế xã hội và trợ giúp xã hội. Cứu tế xã hội là sự trợ giúp của cộng đồng bằng hiện vật, có tính tức thời, khẩn cấp và ở mức độ cần thiết cho người được trợ cấp khi họ rơi vào hoàn cảnh bần cùng, khó khăn, không còn khả năng tự lo liệu cuộc sống như: người già không nơi nương tựa; người không còn khả năng lao động, không có bất kỳ một nguồn thu nhập nào đảm bảo cuộc sống hàng ngày… Còn trợ giúp xã hội là sự giúp đỡ thêm của cộng đồng xã hội, bằng các phương tiện thích hợp để người được trợ giúp có thể phát huy được khả năng tự lo liệu cho cuộc sống, cho bản thân hòa nhập trở lại với cuộc sống cộng đồng.

Cứu trợ xã hội được dành cho tất cả mọi người. Hay nói cách khác, mỗi người trong xã hội đều có quyền hưởng cứu trợ xã hội khi cần thiết. Mỗi cá nhân đều có quyền sống, làm việc và hưởng thụ các thành quả của xã hội như tất cả các thành viên khác. Tuy nhiên, có nhiều biến cố bất ngờ khiến cho các cá nhân, hộ gia đình có thể rơi vào tình trạng cực kì vất vả, khó khăn không

tìm được phương cách để sinh sống. Nhà nước và toàn thể cộng đồng thực hiện hoạt động cứu trợ để quyền con người của các cá nhân và các nhóm dân cư yếu thế luôn được đảm bảo. Hoạt động này không chỉ đơn thuần là một sự tương trợ giúp đỡ lẫn nhau mà còn thể hiện sự tôn trọng quyền con người của toàn xã hội đối với mọi cá nhân, thể hiện được một thuộc tính của xã hội văn minh.(1)

Nhà nước là chủ thể chính của cứu trợ xã hội. Với bản chất nhân đạo và vai trò to lớn của cứu trợ xã hội, hầu hết các nước đều thừa nhận cần thiết phải tổ chức cứu trợ xã hôi cho người dân. Nhà nước với pháp luật và nguồn ngân sách của mình định hướng và tổ chức việc thực hiện cứu trợ xã hội. Cụ thể là Nhà nước có trách nhiệm chính trong việc phân bổ các nguồn lực và thu nhập, chi tiêu ngân sách cho các chương trình cứu trợ thường xuyên và đầu tư tập trung vào các cơ sở hạ tầng cũng như các hoạt động dịch vụ.(2)

Xã hội hóa hoạt động cứu trợ xã hội là xu hướng tất yếu hiện nay. Có thể thấy rằng chỉ Nhà nước là không thể đảm bảo đủ các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực tài chính để thực hiện cứu trợ xã hội. Do đó, chính phủ phải làm cho công chúng nhận thức được lợi ích của việc hướng các nguồn lực vào người nghèo, đặc biệt là trong giai đoạn khủng hoảng. Chẳng hạn bằng cách thực hiện tốt các chương trình việc làm ở khu vực nông thôn hoặc tổ chức việc di dân từ trung tâm thành phố ra các thành phố vệ tinh xung quanh. Nhờ đó, các vấn đề thất nghiệp và tệ nạn xã hội sẽ được hạn chế.

Bản thân các đối tượng được cứu trợ cũng phải có trách nhiệm đối với bản thân và cộng đồng. Theo quan điểm này, cứu trợ xã hội được thực hiện theo hướng là đưa “cần câu” chứ không phải đưa “xâu cá”. Những đối tượng được hưởng cứu trợ xã hội phải tự khẳng định mình, tránh tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự giúp đỡ của xã hội, của cộng đồng. Trước khi được cứu trợ, các đối tượng được cứu trợ cần phải cố gắng bằng tiềm lực còn lại để lo liệu cải thiện khó khăn trong cuộc sống.

Cứu trợ xã hội là cơ sở để phát triển xã hội bền vững. Tăng trưởng kinh tế đôi khi có những yếu tố làm hạn chế sự công bằng và bình đẳng trong xã hội. Chính vì vậy, cứu trợ xã hội là chính sách xã hội quan trọng làm cơ sở để đảm bảo vừa phát triển kinh tế vừa thực hiện công bằng và ổn định xã hội.

2.KHÁI QUÁT VỀ PHÁP LUẬT CỨU TRỢ XÃ HỘI.

2.1. Khái niệm pháp luật cứu trợ xã hội

Do đất nước Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, mặc dù thuận tiện cho việc sản xuất nông nghiệp nhưng điều kiện khí hậu lại khắc nghiệt, nhiều thiên tai, bão lũ… khiến cuộc sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, lịch sử đất nước ta lại trải qua các cuộc chiến tranh khốc liệt để lại hậu quả nặng nề cho nhiều người, nhiều gia đình. Khi chiến tranh kết thúc, đất nước bước vào quá trình xây dựng và phát triển kinh tế thì lại phát sinh những vấn đề phân hóa giàu nghèo, tệ nạn xã hội hay một bộ phận không nhỏ những người lao động trình độ hạn chế, không thích ứng kịp với sự thay đổi của nền kinh tế thị trường…

Từ thực tế đó, nhằm mục tiêu duy trì sự ổn định và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước đã đặt hoạt động cứu trợ xã hội lên hàng đầu, là phương sách quan trọng trong chiến lược phát triển ổn định lâu dài. Đó cũng là kết quả tất yếu của sự kế thừa và phát huy truyền thống nhân ái cao đẹp của dân tộc, thể hiện sự liên kết gắn bó chặt chẽ giữa các thành viên trong cộng đồng với nhau, mỗi người đều hướng tới những người khác.

Để hoạt động cứu trợ xã hội của nước ta ngày càng phát triển, thu hút sự tham gia đông đảo của tầng lớp nhân dân và các tổ chức chính trị -xã hội khác như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội chữ Thập đỏ Việt Nam… Nhà nước đã giao cho Bộ lao động-Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm chính về quản lý nhà nước đối với các hoạt động cứu trợ xã hội, đồng thời ban hành những chính sách, pháp luật tạo tiền đề cho cứu trợ xã hội trở thành một trong những cơ chế bảo vệ quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội nước ta. Chính sách, pháp luật về cứu trợ xã hội đã trở thành một bộ phận của chính sách, pháp luật

an sinh xã hội nói chung. Ở nước ta, chính sách cứu trợ xã hội được thể chế hóa bằng những quy định pháp luật để điều chỉnh hoạt động cứu trợ xã hội, trong đó xác định rõ đối tượng và điều kiện hưởng cứu trợ, các chế độ cứu trợ, nguồn kinh phí thực hiện cứu trợ…

Vì vậy, pháp luật cứu trợ xã hội là tổng thể các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành, quy định các đối tượng, điều kiện, chế độ trợ cấp cụ thể và trách nhiệm của nhà nước, cộng đồng trong việc góp phần đảm bảo vào ổn định cuộc sống cho các thành viên trong xã hội gặp rủi ro, khó khăn, bất hạnh.

Qua mỗi giai đoạn phát triển kinh tế-xã hội, pháp luật về cứu trợ xã hội ngày càng được hoàn thiện hơn. Hiện nay, điều chỉnh các hoạt động cứu trợ xã hội có các văn bản pháp luật chủ yếu sau:

- Nghị định của Chính phủ số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội;(3)

- Nghị định của Chính phủ số 13/2010/NĐ-CP ngày 27/02/2010 sửa đổi,bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP;(4)

- Thông tư của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội số 09/2007/TT- BLĐTBXH ngày 13/7/2007 hướng dẫn một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP;(5)

- Thông tư của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội số 26/2008/TT- BLĐTBXH ngày 10/11/2008 sửa đổi,bổ sung một số điều của Thông tư số 09/2007/TT-BLĐTBXH;(6)

- Thông tư liên tịch của Bộ lao động-Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ số 32/2009/TTLT-BLĐTBXH-BNV ngày 21/9/2009 hướng dẫn nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và định mức cán bộ, nhân viên của cơ sở bảo trợ xã hội công lập.(7)

- Nghị định của Chính phủ số 68/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội;(8)

14

- Thông tư của Bộ lao động-Thương binh và xã hội số 07/2009/TT- BLĐTBXH ngày 30/3/2009 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 68/2008/Đ-CP(9)

- Nghị định của Chính phủ số 148/2007/NĐ-CP ngày 25/9/2007 về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện;(10)

- Thông tư của Bộ Nội vụ số 09/2008/TT-BNV ngày 31/12/2008 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 148/2007/NĐ-CP(11)

- Nghị định của Chính phủ số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 quy định chính sách trợ giúp xã hội với đối tượng bảo trợ xã hội.(12)

- Nghị định số 07/2000/NĐ-CP ngày 09/3/2000 của Chính phủ về chính sách cứu trợ xã hội.(13)

- Nghị định số 168/NĐ-CP ngày 20/9/2004 sửa đổi, bổ sung một số điều cho Nghị định số 07/2000/NĐ-CP(14)

- Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội.(15)

- Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27/02/2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP.(16)

Ngoài ra, còn nhiều văn bản pháp luật khác nhau của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ủy bán nhân dân các cấp về công tác cứu trợ xã hội.

Pháp luật về cứu trợ xã hội hiện nay so với các giai đoạn trước tỏ ra tiến bộ hơn, phản ánh trình độ phát triển kinh tế-xã hội của nước ta. Với việc ban hành các quy định về cứu trợ xã hội, Đảng và Nhà nước đang thể hiện sự quan tâm đến công tác cứu trợ xã hội nói nhằm thực hiện mục tiêu: đưa chính sách cứu trợ đến với mọi cá nhân, hộ gia đình gặp khó khăn, bất hạnh, tạo điều kiện tối đa để người dân tiếp cận với các chính sách xã hội một cách thuận tiện nhất.

2.2. Những đặc trưng cơ bản của pháp luật cứu trợ xã hội

Thứ nhất, đối tượng tham gia quan hệ cứu trợ xã hội bao gồm nhà nước, tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước. Không giống như chế độ bảo hiểm xã

15

hội, kinh phí dùng vào việc đảm bảo cho quan hệ cứu trợ được thự hiện, chủ yếu là từ sự đóng góp của nhà nước cùng sự ủng hộ, quyên góp của cộng đồng.

Thứ hai, đối tượng hưởng cứu trợ xã hội là mọi thành viên trong xã hội khi có các sự kiện pháp lý xảy ra do nguyên nhân khách quan, chủ quan khác nhau. Nếu như đối tượng hưởng bảo hiểm xã hội chỉ là những người tham gia bảo hiểm thì đối tượng được hưởng cứu trợ rộng hơn nhiều bao gồm cả người già cô đơn không nơi nương tựa, trẻ em mồ côi, người tàn tật, người tâm thần, người gặp khó khăn do hậu quả thiên tai hoặc những lý do bất khả kháng khác…

Thứ ba, mức hưởng trợ cấp phụ thuộc vào hoàn cảnh thực tế của từng đối tượng, mức độ rủi ro mà không tính đến sự đóng góp của đối tượng được thụ hưởng. Có thể nói, cứu trợ xã hội là hoạt động mang tính chất từ thiện giúp cho các đối tượng yếu thế trong xã hội lâm vào hoàn cảnh khó khăn hay gặp rủi ro, bất hạnh. Do đó, người được hưởng cứu trợ xã hội trên cơ sở trách nhiệm của cộng đồng mà không có bất cứ sự đóng góp nào miễm là thoả mãn các điều kiện để thụ hưởng.

Thứ tư, tính chất của trợ cấp cứu trợ xã hội mang tính linh hoạt, đa dạng phụ thuộc vào ngân sách nhà nước, phụ thuộc vào sự ủng hộ, quyên góp của cá nhân, tổ chức và cộng đồng tại thời điểm trợ cấp. Do đó, tuỳ từng đối tượng khác nhau mà có các chế độ trợ cấp khác nhau.

3.CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA CHẾ ĐỘ CỨU TRỢ XÃ HỘI.

Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật CTXH là những tư tưởng chủ đạo xuyên suốt và chi phối toàn bộ hệ thống các quy phạm CTXH trong việc điều chỉnh các quan hệ CTXH. Những nguyên tắc cơ bản của pháp luật CTXH Việt Nam thể hiện quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong vấn đề đảm bảo quyền con người, từng bước cải thiện đời sống của mỗi thành viên xã hội, phát triển kinh tế-xã hội thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 14/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí