bán lẻ là tác nhân quan trọng nhất trong việc cung cấp thông tin về sản phẩm cho người tiêu dùng. Trên thực tế, các nhà bán lẻ cung cấp thông tin về tính an toàn của sản phẩm RAT không dễ dàng bời vì chính bản thân các nhà bán lẻ cũng không được cung cấp được đầy đủ thông tin, ngoại trừ việc sản phẩm của họ do các vùng được cấp chứng nhận an toàn cung ứng. Tương tự như vậy, cơ sở duy nhất để người tiêu dùng đặt niềm tin vào sản phẩm RAT là chứng nhận cơ sở kinh doanh RAT được cấp cho nhà bán lẻ. Chính vì thiếu thông tin về sản phẩm mà lực cầu đối với RAT không cao, do vậy, các nhà bán lẻ phải nâng mức giá bán RAT 40 - 50%, có khi 100% cao hơn giá rau thường, trong khi chi phí sản xuất RAT chỉ cao hơn chi phí sản xuất rau thường từ 20 - 30% (Ho Thanh Son và Đao The Anh, 2006) [52]. Chính vì vậy, thông tin về sản phẩm RAT lưu thông trên thị trường có tác động tích cực đến việc tiêu thụ sản phẩm RAT.
Hiện nay có nhiều kênh để chuyển tải thông tin khác nhau, rất đa dang, phong phú vì vậy vấn đề đặt ra là sử dụng như thế nào để đạt hiệu quả cao trong việc thúc đẩy phát triển sản xuất RAT.
1.2 Thực tiễn và bài học kinh nghiệm về phát triển bền vững rau an toàn
1.2.1 Tình hình và kinh nghiệm phát triển bền vững rau an toàn trên thế giới
Lạm dụng hoá chất trong sản xuất nông nghiệp, sơ chế và bảo quản nông sản làm ô nhiễm môi trường sinh thái, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người sản xuất; Độc tố tồn dư trong các sản phẩm nông nghiệp làm giảm phẩm cấp nông sản, gây nên những mối nguy ngộ độc cấp tính và mãn tính cho người tiêu dùng… đang là những vấn đề cấp báo hiện nay. Vì vậy, yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm không còn là yêu cầu riêng của các nước phát triển mà có tính toàn cầu (Horrigan L., Lawrence R.S., Walker P., 2002) [53].
Thuật ngữ GAP - Thực hành nông nghiệp tốt - hình thành từ năm 1997, như là sáng kiến của những nhà bán lẻ châu Âu (Euro - Retailer Produce
Working Group) nhằm giải quyết mối quan hệ bình đẳng giữa người sản xuất sản phẩm nông nghiệp và khách hàng của họ (Nguyễn Hồng Thủy,2008) [32]. Hiện nay, nhiều nước và nhiều khối các nước cũng đưa ra các tiêu chuẩn chung về GAP như EuropGAP, AseanGAP, ThaiGAP, MalayGAP, VietGAP…
GlobalGAP (Global Good Agricultural Practice) là tổ chức tư nhân đặt ra những tiêu chuẩn tự nguyện cho việc chứng nhận sản phẩm nông nghiệp trên phạm vi toàn cầu. GlobalGAP là sự cộng tác bình đẳng giữa các nhà sản xuất và bán lẻ sản phẩm nông nghiệp để thiết lập ra những tiêu chuẩn và thủ tục chứng nhận cho thực hành nông nghiệp tốt.
Có thể bạn quan tâm!
- Về Thời Gian: Thời Gian Nghiên Cứu Thu Thập Thông Tin Phục Vụ Cho Nghiên Cứu Luận Án Từ Năm 1997 Đến Nay.
- Phân Loại Và Đặc Điểm Nhóm Nông Dân Sản Xuất Rau An Toàn
- Sự Thay Đổi Đường Giới Hạn Năng Lực Sản Xuất Trước Và Sau Khi Tham Gia Liên Kết Sản Xuất Rau An Toàn
- Tình Hình Và Những Bài Học Kinh Nghiệm Về Phát Triển Bền Vững Rau An Toàn Ở Việt Nam
- Đặc Điểm Tự Nhiên, Kinh Tế - Xã Hội Của Hà Nội
- Tiếp Cận Theo Hình Thức Sản Xuất Kinh Doanh Rau An Toàn
Xem toàn bộ 252 trang tài liệu này.
GlobalGAP phát triển nhanh, các nhà bán lẻ lớn trên thế giới luôn yêu cầu thực hiện chứng nhận GlobalGAP như là một tiêu chuẩn tối thiểu sản xuất nông nghiệp, bởi vì, với GlobalGAP người tiêu dùng có thể được bảo đảm rằng tất cả các bước của sản xuất được tuân theo tiêu chuẩn quốc tế và quốc gia và các quy định liên quan đến an toàn thực phẩm.
Rau xanh là một trong những loại cây trồng được phát triển mạnh ở tất cả các nước trên thế giới, hiện có 120 chủng loại rau được sản xuất ở các vùng khác nhau, nhưng chỉ có 12 loại chủ yếu được trồng nhiều, chiếm khoảng 80% diện tích rau toàn thế giới (Trần Khắc Thi, Phạm Mỹ Linh, 2007)[31].
Theo thống kê của FAO, năm 2003, diện tích gieo trồng RAT thế giới khoảng 50 triệu hecta, năng suất 16,8 tấn/ha, sản lượng 842,2 triệu tấn. Sản lượng rau tính cho đầu người trên toàn thế giới là 131 kg (Trần Đình Thao, 2009) [29].
Những năm gần đây, diện tích và sản lượng rau các loại tăng khoảng 1,8%/năm. Tuy nhiên, tốc độ này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Nhu cầu tiêu thụ rau của thế giới dự kiến tăng 3,6%/năm giai đoạn 2003 - 2010 (FAO). Năm 2002, giá trị xuất khẩu của 10 mặt hàng rau chính là 8.706 triệu USD. Trong đó, các loại rau đã qua chế biến chiếm tỷ trọng cao nhất
(rau chế biến sẵn 33%; rau đông lạnh 26,2%) (Trần Đình Thao, 2009) [29].
Cũng theo thống kê của tổ chức này, hàng năm trên thế giới có khoảng 3 triệu vụ ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật, có khoảng 220 nghìn ca tử vong, trong đó không ít vụ liên quan đến ngộ độc do ăn phải rau không an toàn. Ngoài ra, việc sử dụng tràn lan thuốc bảo vệ thực vật đã làm chết nhiều chim, cá và thiên địch của sâu bọ có hại cũng như các loại côn trùng thụ phấn quan trọng đối với cây trồng, thậm chí càng gây lên hiện tượng kháng thuốc của sâu bệnh.
Do nhận thức được mối nguy hiểm ngày càng gia tăng do sử dụng rau không an toàn, nhiều quốc gia và tổ chức trên thế giới đã tập trung nghiên cứu kỹ thuật sản xuất và mở rộng phạm vi tiêu dùng RAT trong cộng đồng dân cư.
Trên phương diện sản xuất RAT, thế giới đã có những thành tựu cơ bản, nhưng về góc độ tổ chức sản xuất và phân phối RAT, tạo thói quen sử dụng RAT cho người dân thì mức độ thành công ở các nước là khác nhau.
1.2.1.1 Tình hình và những bài học kinh nghiệm về phát triển bền vững rau an toàn ở Trung Quốc
Trung Quốc là một quốc gia có tới 150 triệu người trồng rau với tỷ lệ rau cung cấp cho thế giới khá cao, bao gồm rau tươi, rau đông lạnh và rau chế biến. Các loại rau rất đa dạng, phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của từng châu lục như xuất khẩu các loại rau củ, hạt sang châu Âu và Mỹ; rau ăn lá sang Hàn Quốc, Nhật Bản... Xuất khẩu nhiều rau nhưng Trung Quốc rất ít nhập khẩu rau, chủng loại nhập khẩu chủ yếu là ngô ngọt đông lạnh (Trần Đình Thao, 2009) [29].
Trước những năm 80 của thế kỷ XX, rau Trung Quốc chủ yếu cung cấp cho thị trường nội địa. Đầu những năm 90, Trung Quốc tiến hành đổi mới, toàn bộ doanh nghiệp rau công lập và bán công đều được tư nhân hoá, các hợp tác xã cũng được chuyển đổi. Vì thế, rau Trung Quốc đã liên tục tăng nhanh cả về diện tích và sản lượng. Năm 1980, tổng diện tích rau là 3 triệu ha, sản lượng là 80 triệu tấn. Đến năm 2000, diện tích rau đạt 15 triệu ha và sản
lượng đạt 400 triệu tấn với 40 loại rau khác nhau. Các nhà khoa học khẳng định, bên cạnh sự tăng trưởng của rau Trung Quốc do tác động của các chính sách thì khoa học công nghệ đóng một vai trò rất quan trọng. (Wang H., 2006)[57]
Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm nói chung và sản xuất kinh doanh RAT nói riêng được quan tâm tại Trung Quốc khoảng từ năm 2000 trở lại đây, khi mà Trung Quốc đã nhận thức được vai trò của RAT. Vấn đề RAT đã trở thành một vấn đề kinh tế xã hội. Người Trung Quốc cho rằng, rau có chất lượng cao là rau phải tươi, đa dạng về chủng loại, sạch và có ít hoá chất trong rau (Chen, J. và cộng sự, 2009) [50].
Dưới sự hỗ trợ và quản lý của Chính phủ, rau Trung Quốc phát triển qua 3 giai đoạn, tương ứng với 3 thời kỳ của Chương trình quốc gia về rau của Chính phủ. Mỗi giai đoạn đều có mục tiêu phát triển nhất định và mỗi giai đoạn cũng nảy sinh các vấn đề về chất lượng cũng như sự an toàn khi sử dụng rau tương tự như ở Việt Nam.
Giai đoạn 1988 - 1994, Chương trình Quốc gia về rau được khởi xướng với mục tiêu của chương trình là đáp ứng nhu cầu về số lượng của rau cho người tiêu dùng. Mục tiêu của chương trình đã đạt được nhưng người tiêu dùng lại mong muốn có nhiều chủng loại rau để lựa chọn. Trên cơ sở đó, Chương trình Quốc gia về rau của Trung Quốc chuyển sang một giai đoạn mới (từ năm 1995 - 2001) với mục tiêu là đa dạng hoá giống rau để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng và cũng đạt được những thành công đáng kể. (Chen, J. và cộng sự, 2009) [50].
Những năm gần đây, rau Trung Quốc chuyển sang thời kỳ mới. Trước những vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm, giai đoạn này được xây dựng với mục tiêu là cung cấp RAT và có chất lượng cho người tiêu dùng. Để có thể thực hiện được mục tiêu đề ra, Chính phủ Trung Quốc đã thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về chương trình phát triển RAT với sự tham gia của các bộ, ngành như: Uỷ ban nhà nước về kiểm tra chất lượng và cảnh báo, Bộ Nông nghiệp,
Uỷ ban Nhà nước về Môi trường, Bộ Y tế, Uỷ ban Nhà nước về Công nghiệp và Thương mại, Uỷ ban Nhà nước về Thực phẩm và Các chất gây nghiện.
Uỷ ban quốc gia về RAT của Trung Quốc hoạt động nhịp nhàng dưới sự điều hành của Hội đồng nhân dân với sự phân công công việc rõ ràng như: Soạn thảo luật vệ sinh an toàn thực phẩm, trong đó có cả tiêu chuẩn về RAT; kiểm soát chất lượng thực phẩm, kiểm soát ô nhiễm không khí, đất, nước, chế biến thực phẩm, quản lý thị trường và có cả chương trình nghiên cứu và phát triển RAT. Với mục tiêu của chương trình là sau 5 năm, toàn bộ lượng rau của Trung Quốc đưa ra thị trường sẽ an toàn cho người sử dụng. Bộ Nông nghiệp Trung Quốc thực hiện vai trò của mình trong một số hoạt động.
- Giám sát và kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất rau: quy hoạch vùng trồng rau, khoanh vùng những vùng không bị ô nhiễm; kiểm soát nghiêm ngặt các chất thải công nghiệp, giảm thải các loại hoá chất nông nghiệp lên môi trường sản xuất rau; kiểm soát nghiêm ngặt thị trường các yếu tố đầu vào nông nghiệp và việc sử dụng các hoá chất; ban hành tiêu chuẩn trong sản xuất và lưu thông rau như là sản xuất, phân loại, đóng gói, bảo quản và vận chuyển rau.
- Thiết lập và hoàn thành hệ thống tiếp cận thị trường: thiết lập hệ thống giám sát và kiểm định nhằm giám sát và kiểm định môi trường sản xuất đối với các yếu tố đầu vào của sản xuất và tình trạng an toàn của những yếu tố này.
Bên cạnh chương trình RAT, Trung Quốc cũng triển khai hai chương trình Thực phẩm xanh và Thực phẩm hữu cơ. Việc ban hành các tiêu chuẩn về thực phẩm xanh và thực phẩm hữu cơ cũng được tiến hành tương tự nhưng mới dừng lại ở mức độ khuyến khích người dân tham gia.
Năng suất rau trung bình đạt khoảng 15 - 18 tấn/ha với khoảng 50 loại rau. Hình thức sản xuất chủ yếu vẫn là hộ gia đình với quy mô trung bình khoảng 0,2 - 0,3 ha. Ở Trung Quốc, thị trường thành phố có tới 58% sản phẩm rau được bán qua thị trường bán buôn. Tuy nhiên, hệ thống thị trường rau của Trung Quốc vẫn chưa hoạt động hiệu quả do một số nguyên nhân nên cần có những biện pháp khắc phục để mang lại hiệu quả cao hơn cho người
sản xuất. (Chen, J. và cộng sự, 2009) [50].
Cùng với sự phát triển của đất nước Trung Quốc, rau Trung Quốc cũng có những bước phát triển mạnh mẽ, xu hướng phát triển đang chuyển dịch từ tăng trưởng về số lượng sang phát triển về cơ cấu chủng loại và nâng cao chất lượng. Chính phủ Trung Quốc đang dần hoàn thiện về hành lang pháp lý cho sự phát triển của rau, đặc biệt là RAT và rau có chất lượng cao. Từ đó bảo đảm sự phát triển sản xuất bền vững RAT, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
1.2.1.2 Tình hình và những bài học kinh nghiệm về phát triển bền vững rau an toàn ở Mỹ
Đối với nền nông nghiệp Mỹ, sản xuất rau quả là một ngành sản xuất quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Dù sản xuất trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu nội địa nhưng nó chính là công cụ để cân bằng cán cân thương mại cho Mỹ trong nhập khẩu hàng nông sản.
Theo John J, Vonsickle, tính từ năm 1980 cả cung và cầu về rau quả ở Mỹ liên tục tăng. Giai đoạn từ 1980 - 1994, diện tích và sản lượng rau liên tục tăng, giá trị thị trường tăng từ 525 triệu USD năm 1980 đến 1,4 tỷ USD năm 1992. Từ năm 1992 đến nay tăng rất ít, chỉ đạt ở ngưỡng năng suất sinh học và diện tích rau hầu như không tăng. Chủng loại rau trồng không nhiều (khoảng 10 chủng loại) và chủ yếu là rau củ quả như cà chua, khoai tây và hành. Nhập khẩu là một trong những giải pháp giải quyết tình trạng dư cầu. Nhưng yêu cầu về sản phẩm nhập khẩu của Mỹ rất cao, nguồn cung cấp chủ yếu là các nước châu Âu như Tây Ban Nha, Hà Lan và Mêhicô.
Công nghệ trồng rau chủ yếu là trồng trong nhà lưới với tỷ lệ xấp xỉ 90%. Mặc dù sản xuất dưới hình thức hộ nông dân nhưng mỗi nông dân có một hệ thống nhà lưới cho trồng rau. Tuy nhiên, sản xuất rau trong nhà lưới ở Mỹ chi phí rất cao, phải mất 30.000USD đến 50.000USD cho 4.000 dặm vuông nhà lưới với những chi phí chủ yếu là các dụng cụ và thiết bị xây dựng nhà lưới, chưa tính đến các đầu vào biến đổi.
Mặc dù sản xuất trong phạm vi quy mô hộ gia đình nhưng diện tích
bình quân/hộ là rất lớn, trung bình khoảng từ 5 đến 10 ha. Vì vậy, quá trình sản xuất từ các yếu tố đầu vào cho đến khi có sản phẩm đưa ra thị trường giống như một quá trình sản xuất công nghiệp. Do đó, người ta gọi quá trình sản xuất rau ở Mỹ là một ngành công nghiệp. Sản phẩm rau phải có đầy đủ giấy chứng nhận về chất lượng trước khi đưa ra thị trường. Bên cạnh các sản phẩm hữu cơ thì ngành trồng rau ở Mỹ vẫn sử dụng các yếu tố đầu vào bình thường cho một quy trình sản xuất rau như phân bón hoá học, thuốc trừ sâu. Tuy nhiên, người nông dân sản xuất rau áp dụng đúng quy trình kỹ thuật vào sản xuất như sử dụng đúng liều lượng và thời gian cách ly. Người nông dân sản xuất rau ở Mỹ xem sự không an toàn của rau, cũng như chất lượng rau là một vấn đề rủi ro của họ mà họ luôn luôn phải đề phòng.
1.2.1.3 Tình hình và những bài học kinh nghiệm về phát triển bền vững rau an toàn ở Đài Loan
Ở Đài Loan, việc sản xuất rau tập trung ở miền Trung và miền Nam. Tại đây, các loại rau được trồng rất phong phú, trong đó nhóm rau ăn lá với các loại rau chính như bắp cải, cải bao, cần tây, cải xanh; Nhóm rau ăn thân như măng tre, măng tây, tỏi, hành, kiệu; Nhóm rau ăn củ như cà rốt, cải củ, khoai sọ và khoai tây; Nhóm rau ăn hoa và quả như đậu ăn quả, cà chua, đậu tương rau, dưa chuột và súp lơ.
Giá rau ở Đài Loan cũng biến động theo mùa vụ, với mức giá cao nhất vào từ tháng 7 đến tháng 9 và thấp nhất vào từ tháng 1 đến tháng 3. Chi phí vật chất như giống, phân hóa học, thuốc trừ sâu và chi phí lao động chiếm tới 90% tổng chi phí sản xuất rau của trang trại.
Diện tích trồng rau ở Đài Loan chủ yếu là luân canh trên đất trồng lúa. Diện tích chuyên canh rau hiện nay là trên 2.000 ha, chiếm 2% tổng diện tích và 7% tổng sản lượng rau toàn quốc( Johnson,G.I, 2008) [55]
Để tăng sản xuất rau mùa hè, từ năm 1971 những người nông dân trồng rau đã áp dụng phương pháp sản xuất rau trong nhà lưới, nhà vòm. Chính phủ Đài Loan đã đưa nội dung khuyến khích nông dân xây dựng các vùng chuyên
canh rau vào chương trình phát triển nông thôn. Những năm 1980, Đài Loan chuyển sang nghiên cứu xuất khẩu. Những nghiên cứu về khía cạnh kinh tế trong giai đoạn này tập trung vào đánh giá hệ thống sản xuất nhằm tìm ra biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu. Vào cuối những năm 1980, nghiên cứu lại tập trung vào đánh giá hệ thống sản xuất marketing rau trong nước. Hiện nay, các nghiên cứu về phát triển ngành rau chủ yếu tập trung vào phân tích ứng xử của những người tham gia về thị trường tiêu thụ, hình thành giá trong điều kiện cạnh tranh và phân tích ảnh hưởng của các chính sách về phát triển sản xuất rau của Chính phủ.
Tuy nhiên, hiện nay do sự phát triển mạnh mẽ của đô thị và công nghiệp cũng như sự gia tăng phân hóa học và thuốc trừ sâu trong nông nghiệp đã làm ô nhiễm môi trường, giảm chất lượng nông sản và nguy hại đến sức khỏe con người.
1.2.1.4 Tình hình và những bài học kinh nghiệm về phát triển bền vững rau an toàn ở Thái Lan
Thái Lan là nước có nền sản xuất RAT há phát triển ở châu Á. Mặc dù điều kiện đất đai tương tự như nước ta nhưng kim ngạch xuất khẩu của ta chỉ bằng 2,7% kim ngạch xuất khẩu của Thái Lan (12 triệu USD/445 triệu USD). Sở dĩ đạt được kết quả cao là do Thái Lan đã nỗ lực trong việc chú trọng đầu tư trang thiết bị dẫn truyền công nghệ sản xuất và chế biến tiên tiến bảo đảm điều kiện, phương tiện vận chuyển, kỹ thuật công nghệ sau thu hoạch và đặc biệt là thỏa mãn các yêu cầu chất lượng theo tiêu chuẩn chất lượng EU, Mỹ, Nhật đặt ra đối với các thị trường phát triển (Greg I. Johnson, Katinka Weinberger, Mei-huey Wu, 2009) [51].
Tình hình và bài học kinh nghiệm về phát triển bền vững RAT của các quốc gia trên thế giới cho thấy thành tựu trong phát triển bền vững RAT có được ngoài nguyên nhân kỹ thuật và công nghệ sản xuất còn có phần đóng góp rất quan trọng của công tác quy hoạch sản xuất, hình thức tổ chức quản lý chất lượng sản phẩm, tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm và công tác tiếp thị