Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội - 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


NGUYỄN THỊ MỸ LINH


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CỨU TRỢ XÃ HỘI


Chuyên ngành: Luật Kinh Doanh

Hệ đào tạo: Chính quy

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Khóa học: QH-2013-L

Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Đăng Duy

Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội - 1


Hà Nội – 2017


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG

LỜI MỞ ĐẦU 5

2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài. 5

3.Phương pháp nghiên cứu 6

4.Giới hạn phạm vi nghiên cứu 6

5.Cơ cấu của luận văn. 6

CHƯƠNG 1 7

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CỨU TRỢ XÃ HỘI VÀ PHÁP LUẬT CỨU TRỢ XÃ HỘI. 7

1.NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CỨU TRỢ XÃ HỘI. 7

1.1. Khái niệm cứu trợ xã hội 7

1.2. Đặc điểm của hoạt động cứu trợ xã hội. 8

1.2.1. Đối tượng của hoạt động cứu trợ xã hội. 8

1.2.2. Đối tượng được trợ cấp không phải đóng góp vào quỹ tài chính 9

1.3. Vai trò và mục tiêu của cứu trợ xã hội 10

1.3.1. Vai trò của cứu trợ xã hội 10

1.3.2. Mục tiêu của cứu trợ xã hội 11

1.4. Những quan điểm cơ bản trong cứu trợ xã hội 11

2.KHÁI QUÁT VỀ PHÁP LUẬT CỨU TRỢ XÃ HỘI. 13

2.1. Khái niệm pháp luật cứu trợ xã hội 13

2.2. Những đặc trưng cơ bản của pháp luật cứu trợ xã hội 15

3.CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA CHẾ ĐỘ CỨU TRỢ XÃ HỘI. 16

3.1. Nguyên tắc mức trợ cấp cứu trợ xã hội không phụ thuộc vào sự đóng góp, thu nhập hoặc mức sống trước khi phát sinh nhu cầu cứu trợ mà phụ thuộc vào nhu cầu chi tiêu, tình trạng tài sản thực tế của đối tượng.(17) 17

3.2. Nguyên tắc cân đối giữa nhu cầu thực tế của đối tượng với khả năng đáp ứng nhu cầu và phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội (18) 18

3.3. Nguyên tắc đa dạng hóa, xã hội hóa các hoạt động CTXH.(19) 19

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LUẬT CỨU TRỢ XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM 20

1.CÁC CHỦ TRƯƠNG,CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ CỨU TRỢ XÃ HỘI. 20

2.PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ CỨU TRỢ XÃ HỘI. 36

2.1.Về đối tượng và điều kiện hưởng cứu trợ xã hội 36

2.1.1. Đối tượng và điều kiện được cứu trợ xã hội thường xuyên 36

Bảng 1.(21) 40

Bảng 2(22) 42

Bảng 3(23) 42

2.1.2.Đối tượng và điều kiện được cứu trợ xã hội đột xuất: 44

2.2. Các hình thức cứu trợ xã hội 47

2.2.1. Cứu trợ bằng tiền 47

2.2.2. Cứu trợ bằng hiện vật 48

2.3.Các chế độ cứu trợ xã hội 49

2.3.1.Cứu trợ xã hội thường xuyên. 49

2.3.2. Cứu trợ xã hội đột xuất: 52

2.3.Nguồn kinh phí, tài chính thực hiện cứu trợ xã hội 61

2.4.1.Nguyên tắc sử dụng nguồn tài chính 64

2.4.2. Các biện pháp để huy động nguồn lực cứu trợ xã hội 64

3.CƠ CẤU TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỨU TRỢ XÃ HỘI VIỆT NAM. 66

CHƯƠNG 3: NHỮNG BẤT CẬP VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT CỨU TRỢ XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 69

1.NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG KHÓ KHĂN,HẠN CHẾ TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG CỨU TRỢ Ở VIỆT NAM. 69

2.KINH NGHIỆM CỦA CÁC NƯỚC VỀ THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG CỨU TRỢ XÃ HỘI. 76

2.1.Hệ thống an sinh xã hội Đức (24) 77

2.2.Công tác bảo trợ xã hội ở Liên Bang Nga (25) 77

2.4.Hệ thống an sinh xã hội Nhật Bản (26) 78

2.6.Công tác cứu trợ xã hội của Trung Quốc (27) 79

3.GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CỨU TRỢ XÃ HỘI Ở VIỆT NAM. 79

3.1. Yêu cầu đối với hoàn thiện pháp luật cứu trợ xã hội 79

3.1.1. Nhận thức đúng vai trò của cứu trợ xã hội ở nước ta hiện nay 79

3.1.2. Hoàn thiện pháp luật CTXH phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của đất nước 80

3.1.3.Hoàn thiện pháp luật CTXH nhằm mở rộng hơn nữa đối tượng CTXH hướng tới mục tiêu bao quát toàn bộ dân số 81

3.1.4.Hoàn thiện pháp luật CTXH phải hướng tới thiết lập được pháp luật CTXH tiến bộ, kế thừa thành tựu lập pháp, khắc phục những hạn chế của pháp luật CTXH hiện hành. 82

3.2. Một số giải pháp cụ thể hoàn thiện pháp luật cứu trợ xã hội 82

3.2.1. Về đối tượng và điều kiện hưởng CTXH. 83

3.2.2. Về chế độ áp dụng đối với các đối tượng hưởng CTXH 86

3.2.3. Nguồn kinh phí thực hiện CTXH 87

3.2.4.Trong công tác tổ chức thực hiện. 87

3.3.5.Ban hành Luật cứu trợ xã hội 89

KẾT LUẬN 90

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91

LỜI MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài.

Cứu trợ xã hội (CTXH) là một trong những thiết chế quan trọng của hầu hết các quốc gia nhằm giúp đỡ những người “yếu thế” trong xã hội khắc phục cuộc sống khó khăn và sớm ổn định,hòa nhập vào cộng đồng.

Dựa theo tình hình hiện nay,khi kinh tế thị trường ngày một phát triển mạnh,thúc đẩy sản xuất,tăng sức cạnh tranh,nâng cao năng suất thì bên cạnh đó xã hội nước ta còn tồn tại rất nhiều hạn chế,rủi ro đối với môi trường sống như:thiên tai-bão lũ,ô nhiễm môi trường ngày càng nhiều;đặc biệt sự phân hóa giàu nghèo,bất bình đẳng trong xã hội ngày càng thể hiện rõ rệt.Chính vì vậy,CTXH là nội dung cần được quan tâm và nghiên cứu cấp thiết hơn bao giờ hết.

Ngoài ra,trong công tác CTXH Đảng và Nhà nước ta đã có rất nhiều thành tựu đáng kể,tuy nhiên trong quá trình thực hiện các quy định của pháp luật CTXH hiện hành vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định,chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển xã hội cũng như độ bao phủ tới các đối tượng.Vì vậy,việc nghiên cứu nội dung của CTXH nhằm mục đích tìm ra những hạn chế,khe hở và đề ra những biện pháp khắc phục ,xây dựng và hoàn thiện pháp luật CTXH ở nước ta.

2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài.

Thứ nhất,nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động CTXH và pháp luật cứu trợ xã hội (PLCTXH) như:khái niệm,bản chất,mục tiêu,nội dung…

Thứ hai,phân tích và đánh giá thực trạng các quy định về CTXH với các nội dung cơ bản như đối tượng CTXH,điều kiện hưởng CTXH,tổ chức thực hiện…

Thứ ba,chỉ ra những kết quả đạt được cũng như các nội dung còn hạn chế của pháp luật hiện hành về CTXH cần được hoàn thiện.Từ đó,đưa ra những

giải pháp cụ thể nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật CTXH ở nước ta.

3.Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích,tổng hợp:nghiên cứu,phân tích,tiếp thu có chọn lọc các nghiên cứu khoa học có giá trị của các nhà nghiên cứu đi trước,cũng như các quy định pháp luật của các nước trên thế giới trong một số nội dung nhất định.

Phương pháp so sánh:sử dụng trong các trường hợp phân biệt một số khái niệm và trong trường hợp cần thiết so sánh nội dung cụ thể của pháp luật CTXH Việt Nam với quy định pháp luật các nước trên thế giới.

Phương pháp khảo sát thực tiễn:Tìm hiểu,thu thập các số liệu về công tác CTXH qua các năm gần đây.Qua đó cung cấp cho luận văn những số liệu minh chứng thuyết phục và có tính khoa học cao.

4.Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Luận văn đi sâu vào nghiên cứu những nội dung cơ bản của hoạt động CTXH và PLCTXH.

5.Cơ cấu của luận văn.

Ngoài phần mở đầu,kết luận,danh mục tài liệu tham khảo,luận văn gồm 3 chương:

Chương 1:Những vấn đề lý luận về cứu trợ xã hội và pháp luật về cứu trợ xã hội

Chương 2:Thực trạng chính sách và pháp luật cứu trợ xã hộ

Chương 3:Những bất cập và phương hướng hoàn thiện pháp luật CTXH ở Việt Nam.

CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CỨU TRỢ XÃ HỘI VÀ PHÁP LUẬT CỨU TRỢ XÃ HỘI.

1.NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CỨU TRỢ XÃ HỘI.

1.1. Khái niệm cứu trợ xã hội

Hoạt động cứu trợ xã hội là hoạt động của cộng đồng xuất phát từ bản chất nhân văn cao đẹp giữa người với người, khi bất kỳ ai đó không may lâm vào cảnh hoạn nạn khó khăn. Không giống như bảo hiểm xã hội hay ưu đãi xã hội, cứu trợ xã hội là hoạt động mang tính rộng khắp về phạm vi và về chủ thể. Trong cứu trợ xã hội, mỗi thành viên thực hiện vai trò riêng của mình. Tuy nhiên hoạt động cứu trợ xã hội không chỉ là của cá nhân, tổ chức đơn thuần trong xã hội mà là trách nhiệm chính của Nhà nước. Với tư cách là đại diện của xã hội, Nhà nước có trách nhiệm cao nhất trong viêc tổ chức các hoạt động cứu trợ xã hội bởi Nhà nước có chức năng xã hội là bảo vệ cuộc sống của các công dân trong cộng đồng luôn được ổn định. Quan tâm đến các đối tượng cần cứu trợ là một vấn đề tất yếu trong quá trình phát triển lịch sử của Nhà nước.

Tại Việt Nam, cứu trợ xã hội đang là một trong những vấn đề được Đảng và nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Nhất là trong thời gian vừa qua, có không ít những vùng miền tại đất nước ta chịu ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai hay những thảm họa môi trường. Thông qua việc ban hành hang loạt các văn bản, Nhà nước đã và đang tạo một hành lang pháp lý cho hoạt động cứu trợ xã hội được thực hiện trên thực tế. Các chính sách, pháp luật về cứu trợ xã hội do nhà nước ban hành, xây dựng là cơ sở quan trọng để các tổ chức, cơ quan, cá nhân tiến hành các hoạt động cứu trợ xã hội. Đó là những quy phạm đảm bảo sự công bằng, minh bạch, đúng đắn và khẳng định tính hợp pháp của hoạt động này.

Cứu trợ xã hội do đó là một thuật ngữ thường xuyên được các sách báo, tạp chí nhắc đến và đưa ra bàn luận nhưng cho đến hiện nay thuật ngữ này vẫn chưa được ghi nhận một cách chính thức trong hệ thống các văn bản pháp luật của nước ta. Vậy cứu trợ xã hội là gì?

Có thể hiểu theo nghĩa thông thường, cứu trợ xã hội là sự giúp đỡ của xã hội bằng nguồn tài chính của Nhà nước và cộng đồng đối với các thành viên găp khó khăn, bất hạnh, rủi ro trong cuộc sống như thiên tai, hỏa hoạn, bị tàn tật, già yếu…dẫn đến mức sống quá thấp, lâm vào cảnh neo đơn-túng quẫn, nhằm giúp họ đảm bảo được điều kiện sống tối thiểu, vượt qua cơn khốn khó và vươn lên trong cuộc sống bình thường.

Xem xét dưới góc độ an sinh xã hội, cứu trợ xã hội được xem là một hình thức quan trọng, là chế độ đảm bảo xã hội đối với các thành viên trong cộng đồng, nhằm giúp họ khắc phục những khó khăn trước mắt cũng như lâu dài trong cuộc sống. Việc đảm bảo này thông qua các hoạt động cung cấp tài chính, tiền bạc, vật phẩm, các điều kiện vật chất khác trong một thời hạn hoặc trong suốt quá trình sống (suốt cuộc đời) của đối tượng.

Cứu trợ xã hội được coi như là “lưới đỡ cuối cùng” trong hệ thống các lưới đỡ an sinh xã hội. Nó được coi là chế độ đảm bảo cộng đồng mang tính nhân đạo, nhân văn rất cao, thể hiện tình người rõ rệt.

1.2. Đặc điểm của hoạt động cứu trợ xã hội.

1.2.1. Đối tượng của hoạt động cứu trợ xã hội.

Đối tượng của cứu trợ xã hội có thể là gia đình, có thể là cá nhân. Họ là những người hoặc nhóm người vì một lý do nào đó rơi vào hoàn cảnh yếu thế, thiệt thòi hơn những người khác trong xã hội, cần có sự giúp đỡ, cứu tế từ Nhà nước và cộng đồng để đảm bảo cuộc sống bình thường.

Khi xem xét đối tượng được cứu trợ xã hội, cần phải nhìn nhận từ cả phương diện kinh tế và xã hội.

Về phương diện kinh tế, đối tượng được cứu trợ là những người không may gặp rủi ro, khó khăn, bất hạnh trong cuộc sống khiến cho mức thu nhập

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 14/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí