Ảnh Hưởng Của Cuộc Khủng Hoảng Tài Chính Toàn Cầu Đến Nền Kinh Tế Việt Nam

trong khi sản lượng của các nước OPEC luôn chỉ ở mức có lợi cho các nước đó đã đẩy giá dầu tăng nhanh. Vào ngày 26/06/2008 giá dầu thô đã lên đến 140,39 USD/thùng - mức giá cao chưa từng có trong lịch sử. Bởi vì dầu mỏ lại là đầu vào để sản xuất hầu hết các mặt hàng của mọi nền kinh tế nên sự tăng giá của nó đã đẩy giá cả quốc tế đặc biệt là các mặt hàng nguyên nhiên vật liệu lên đến mức đỉnh điểm trong quý II năm 2008. Giá nhiên liệu cao ngất ngưởng đã tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất và kéo theo sự tăng giá của những mặt hàng khác trong giỏ hàng hóa CPI. Và một loạt các quốc gia phải đối mặt với nguy cơ lạm phát rõ ràng hơn bao giờ hết.

Theo thống kê của Bộ Lao động Mỹ, trong 5 tháng đầu năm 2008, giá năng lượng tăng 16,5%, xấp xỉ mức tăng 17,4% trong cả năm 2007. Giá dầu thô và giá các loại nhiên liệu khác tăng 50,7% trong vòng 12 tháng qua. Riêng giá năng lượng trong tháng 5 năm 2008 đã tăng 4,4%, trong đó giá xăng tăng 5,7%, giá điện tăng 0,9%, giá dầu cho lò sưởi tăng 10,4% và giá khí đốt tăng 5,6%. Giá lương thực thực phẩm tăng 5%, trong đó giá bánh mì tăng 10,5%, giá sữa tăng 11%, giá dầu ăn tăng 12,8%. Giá vé máy bay trong tháng 5 năm 2008 cũng tăng 3,2%. Trong tháng 5 năm 2008, giá cả tiêu dùng chung ở Mỹ đã tăng 4,2% trong vòng 12 tháng qua và là mức tăng cao nhất kể từ tháng 1 năm 2008, trong khi giá tiêu dùng cơ bản đã tăng 2,3% so với tháng 5/07.

Tại ấn Độ, Bộ Thương mại cũng thông báo trong tuần cuối cùng của tháng 5 năm 2008 tỷ lệ lạm phát tại nước này đã tăng lên mức cao nhất trong vòng 7 năm qua và giữ ở mức 8,25%. Chỉ số giá bán buôn tăng mạnh chủ yếu do sự tăng giá của các mặt hàng thực phẩm và đóng hộp. Năm 2007, tỷ lệ lạm phát tại nước này chỉ ở mức 5,09%. Tất cả những thay đổi này chỉ diễn ra một tuần sau khi Chính phủ quyết định tăng giá xăng dầu vì chính quyền nước này buộc phải cắt giảm chính sách hỗ trợ giá trong bối cảnh giá dầu thô toàn cầu ngày càng leo thang. Sự tăng giá này càng làm dấy lên nỗi lo ngại về tình

trạng lạm phát. Vấn đề này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân, đặc biệt là những người nghèo.

Lạm phát của Trung Quốc mới chỉ có được tháng đầu tiên giảm sau một năm tăng liên tục. Trong tháng 5 năm 2008, lạm phát nước này đã giảm xuống mức 7,7% so với cùng kỳ năm ngoái, giảm so với mức 8,5% trong tháng 4 song vẫn còn là một mức lạm phát không hề dễ chịu gì (Nguồn: vnexpress.net, 2008).

Cũng trong quãng thời gian đó nhiều nước khác như Hàn Quốc, Nga cũng đang đối mặt nhiều thách thức, trong đó đáng quan ngại nhất vẫn là vấn đề lạm phát gia tăng, đời sống người dân khó khăn. Nhiều nước thậm chí đã đối mặt với nguy cơ sẽ bước vào giai đoạn siêu lạm phát, theo đó làm giảm nhu cầu tiêu dùng trong nước và làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên sự đình trệ của nhu cầu toàn cầu đã dẫn đến sự sụp đổ của giá hàng hóa sơ chế. Cho dù sự cắt giảm sản xuất và những căng thẳng địa chính trị, giá dầu cũng đã giảm hơn 60% kể từ thời điểm cao nhất vào tháng 7 năm 2008. Giá hàng lương thực, thực phẩm và kim loại cũng đã được điều chỉnh giảm xuống theo các diễn biến gần đây. Các hoạt động kinh tế thực diễn ra chậm chạp và giá cả hàng hóa sơ chế thấp đã làm giảm bớt sức ép lạm phát. Tại các nước phát triển, lạm phát chung đã được dự báo giảm từ mức 3,5% trong năm 2008 xuống mức thấp kỷ lục là 0,25% trong năm 2009, trước khi tăng lên mức 0,75% trong năm 2010. Hơn thế nữa, một số nền kinh tế đã phát triển được dự đoán là sẽ trải qua một thời kỳ giá hàng tiêu dùng tăng rất chậm (thậm chí còn ở mức âm). Tại các nền kinh tế đang nổi và đang phát triển, lạm phát được dự báo là sẽ giảm từ mức 9,5% năm 2008 xuống mức 5,75% vào năm 2009 và 5% năm 2010 (Nguồn: vnexpress.net, 2009).

Và một nguy cơ mới đang xuất hiện đó là sự suy thoái của nền kinh tế các nước và nó đang có chiều hướng lan rộng ra toàn cầu. Thị trường chung Châu Âu (quý II là 0,1%) và Nhật (quý II là -0,7%) đã đi vào suy thoái, còn

Mỹ thì quí hai bất ngờ tăng 3,3% vì tăng được xuất khẩu, giảm nhập khẩu và tăng chi tiêu quốc phòng. Nhưng điều này sẽ không tiếp tục vì đồng đô la Mỹ đang lên giá trở lại và dấu hiệu chi tiêu của dân chúng sẽ giảm mạnh, nhất là vào tháng 8, số thất nghiệp tăng lên 6,1% và thêm 84 ngàn người mất việc (Nguồn: vneconomy.vn, 2008).

Các chuyên gia kinh tế đầu ngành đã cho rằng cuộc suy thoái kinh tế lần này sẽ là cuộc suy thoái trầm trọng nhất từ 60 năm nay, và tỷ lệ tăng trưởng toàn cầu dự kiến sẽ ở con số âm trong năm nay. Cách đây 2 tháng, Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF đã nhận định nền kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng ở mức thảm hại là 1,5% trong năm nay. Nhưng nhà cựu kinh tế trưởng của IMF, ông Michael Mussa nói rằng tình hình trên toàn cầu đã xấu đi kể từ lúc đó, và tỷ lệ tăng trưởng dự kiến vừa rồi sẽ là âm 0,8% trong năm 2009. Ông tiên đoán rằng mức sụt giảm sản lượng sẽ là 2% ở Hoa Kỳ, 5% ở Nhật Bản và 2,5% trong khu vực các nước dùng đồng euro.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.

Những phân tích và số liệu trên đã cho chúng ta thấy những ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đến tất cả các phương diện của nền kinh tế thế giới. Một tín hiệu đáng mừng là trong hội nghị thượng đỉnh G20 ngày 2/4 vừa qua lãnh đạo 20 nền tài chính lớn nhất thế giới vừa cam kết chi trên

1.000 tỷ USD cho các khoản vay khẩn cấp nhằm ngăn chặn tình trạng đóng băng tín dụng, vào thời khắc nguy hiểm nhất đối với kinh tế thế giới kể từ sau Đại suy thoái. Chúng ta cùng hi vọng hành động này sẽ tạo ra những hiệu ứng tích cực trong việc phục hồi lại nền kinh tế thế giới cũng như tránh khỏi một cuộc đại suy thoái không mong muốn trong thời gian tiếp theo.

Khủng hoảng tài chính toàn cầu và ảnh hưởng tới hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam - 5

CHƯƠNG II


ẢNH HƯỞNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP

VỪA VÀ NHỎ VIỆT NAM.


Ở chương II này, em sẽ trình bày ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đến hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ - một bộ phận rất quan trọng và chiếm số lượng lớn nhất trong nền kinh tế Việt Nam. Nhưng trước tiên, để có được cái nhìn bao quát tôi xin được trình bày những điểm chung nhất về cơ chế tác động cũng như những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đến tổng thể nền kinh tế Việt Nam.

1. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đến nền kinh tế Việt Nam

Như khóa luận đã đề cập ở chương I, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã bùng phát ở Mỹ và để lại những ảnh hưởng nghiêm trọng không chỉ ở quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới này mà còn ảnh hưởng xấu đến rất nhiều nền kinh tế của các quốc gia khác trên hầu khắp các châu lục. Theo ý kiến của các chuyên gia tài chính hàng đầu thì cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu không ảnh hưởng trực tiếp quá nhiều đến nền tài chính Việt Nam do hệ thống tài chính Việt Nam chưa thực sự hội nhập với hệ thống tài chính toàn cầu. Chưa có định chế tài chính nào của Việt Nam đầu tư vào chứng khoán bất động sản cũng như các cổ phiếu của các tổ chức tài chính Mỹ. Chúng ta chỉ mới mở cửa tài khoản vốn vào mà hầu như chưa mở cửa dòng ra, do vậy lượng tiền Việt Nam đầu tư ra bên ngoài dường như không đáng kể và dòng vốn gián tiếp đổ vào Việt Nam chưa nhiều nên hệ thống tài chính của Việt nam sẽ không chịu nhiều tác động từ cuộc khủng hoảng này so với các nước có mức độ hội nhập tài chính sâu rộng. Nhưng ảnh hưởng của nó đến

nền kinh tế nước ta thì quả là không nhỏ mà ở phần này em sẽ trình bày ảnh hưởng đó qua các phương diện: ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế và lạm phát; ảnh hưởng đến hoạt động thương mại; và ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán Việt Nam.

1.1. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đến tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế và lạm phát

Có thể nói cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã gây ra những ảnh hưởng tương đối rõ rệt đến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế và tỷ lệ lạm phát. Tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta đã giảm rõ rệt so với các năm trước đồng thời lạm phát trong năm 2008 (là năm mà những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thể hiện rõ ràng nhất) đạt mức cao nhất trong những năm gần đây.

1.1.1. Ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế

Sau một thời gian dài tăng trưởng kinh tế ổn định và mạnh mẽ, bước sang năm 2008 nền kinh tế nước ta bắt đầu bộc lộ những yếu kém. Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô năm sau cao hơn năm trước, các báo cáo nhận định lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam, nguồn vốn nước ngoài vẫn tiếp tục ồ ạt đổ vào nước ta đã khiến chúng ta chủ quan, không lường trước được những khó khăn của nền kinh tế sau một giai đoạn tăng trưởng nóng. Không thể phủ nhận những thành quả to lớn mà nước ta đã đạt được trong thời gian qua, nhưng sự lac quan sớm đã khiến chúng ta có những chính sách đối phó chậm hơn so với diễn biến của nền kinh tế, hậu quả là từ những nhận định lạc quan ban đầu đã chuyển thành những lo ngại về một cuộc khủng hoảng trong năm 2008. Và thực tế là mặc dù không chịu ảnh hưởng trực tiếp từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nhưng nó cũng đã để lại những dấu ấn rõ rệt đối với nền kinh tế nước ta.

Hình 2: Tốc độ tăng trưởng GDP và của các khu vực từ 2004 đến 2008


%

10.2

10.6

10.38

10.6

7.47

7.69

8.5

8.29

8.68

8.4

8.23

8.48

7.2

6.33

6.23

3.5

4

3.69

3.4

3.79

12

10

8

6

4

2

0

2004 2005 2006 2007 2008


GDP

N«ng, l©m

nghiÖp, thđy s¶n C«ng nghiÖp vµ

x©y dùng

DÞch vô


N¨m


(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2008)

Từ hình 2 trên ta thấy tốc độ tăng trưởng GDP năm 2008 thấp nhất trong 5 năm qua và chỉ đạt 6,23%. Nguyên nhân tăng trưởng chậm lại này chủ yếu là do tốc độ tăng trưởng chậm lại của khu vực sản xuất công nghiệp và xây dựng cũng như khu vực dịch vụ. Sự hi sinh mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong năm 2008 đã dành cho những mục tiêu cấp bách hơn đó là kiềm chế lạm phát, nhập siêu, giải quyết những khó khăn của hệ thống tài chính, ngân hàng.

Năm 2008 khu vực sản xuất công nghiệp và xây dựng cũng có mức tăng chậm nhất so với những năm trước và chỉ đạt mức 6,33%. Lý do chủ yếu là sản xuất của ngành công nghiệp khai thác giảm nhiều so với năm trước (giá trị tăng thêm giảm 3,8%); công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng 63,5% trong tổng giá trị tăng thêm công nghiệp nhưng giá trị tăng thêm chỉ tăng 10%, thấp hơn mức tăng 12,8% của năm 2007; đặc biệt giá trị tăng thêm của ngành xây dựng năm nay không tăng, trong khi năm 2007 ngành này tăng ở mức 12%. Nguyên nhân là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã đẩy giá cả quốc tế lên cao ảnh hưởng trực tiếp đến giá nguyên vật liệu đầu vào của khu vực này. Lãi suất ngân hàng được đẩy cao lên nhằm đối phó với lạm phát cũng khiến cho

các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn cho sản xuất kinh doanh và đầu tư. Bên cạnh đó sức ép cạnh tranh của hàng nhập khẩu tiếp tục gia tăng sau khi mức thuế nhập khẩu các mặt hàng điện tử, thực phẩm chế biến giảm xuống theo lộ trình gia nhập WTO (Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2009).

Những ngành sản xuất chịu tác động lớn nhất từ cuộc khủng hoảng có thể kể đến đó là ngành hóa chất, phân bón và ngành thuốc lá. Ngành hoá chất và phân bón do phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu nên việc sản xuất phân super lân và NPK bị tác động mạnh bởi giá đầu vào tăng cao trong những tháng đầu năm (giá urê tăng gấp 3,3 lần, kali tăng gấp 4 lần, DAP biến động tăng khoảng 4,75 lần, đặc biệt là lưu huỳnh tăng 12 lần). Sang quý IV, giá nguyên liệu giảm dần nhưng nhu cầu tiêu thụ cũng giảm. Vì vậy, sản lượng phân lân các loại sản xuất chỉ đạt khoảng 1.530 nghìn tấn, tăng 7,5% so với năm 2007, còn lại các sản phẩm khác đều giảm như phân đạm urê ước đạt 915,5 nghìn tấn, giảm 3,6%; phân NPK ước đạt 1.521 nghìn tấn, chỉ bằng 82,8% năm 2007 (Nguồn : Bộ Công thương, 2009).

Ngành thuốc lá trong năm 2008 cũng phải chịu một cảnh ngộ tương tự. Tình hình thu mua nguyên liệu trên thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn do diện tích cây trồng nguyên liệu giảm, dịch bệnh vi rút trên cây lan rộng làm giá nguyên liệu tăng cao (nguyên liệu trong nước tăng 80%, nguyên liệu nhập khẩu tăng 50%). Điều đó làm cho sản lượng thuốc lá điếu trong nước và thế giới đều giảm mạnh. Trong nước, các doanh nghiệp sản xuất còn chịu sức ép bởi tình trạng nhập lậu thuốc lá điếu vẫn tiếp diễn và thuế tiêu thụ đặc biệt tăng. Bởi vì vậy sản lượng thuốc lá trong năm 2008 chỉ tăng trưởng nhẹ so với năm 2007, ước đạt 4.435 triệu bao, tăng 3,2% so với năm 2007 (Nguồn : Bộ Công thương, 2009).

Cũng chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, hoạt động của khu vực dịch vụ trong năm 2008 tuy có ổn định hơn so với khu vực

công nghiệp và xây dựng nhưng giá trị tăng thêm chỉ đạt 7,2%, thấp hơn mức tăng 8,7% của năm 2007. Riêng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản mặc dù gặp khó khăn chung của nền kinh tế tuy nhiên tốc độ tăng trưởng của ngành này vẫn đạt mức 3,79% trong năm 2008, cao hơn mức 3,4% của năm 2007. Nguyên nhân chủ yếu là do sản xuất nông nghiệp được mùa, sản lượng lúa cả năm tăng 2,7 triệu tấn so với năm 2007 và là mức tăng cao nhất trong vòng 11 năm trở lại đây (Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2009).

1.1.2. Ảnh hưởng đến tỷ lệ lạm phát

Năm 2008 là một trong những năm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của nước ta biến động nhiều nhất. Như khóa luận đã giải thích ở chương I, biến động này chính là hệ quả của sự biến động của giá cả thế giới đặc biệt là các mặt hàng quan trọng như dầu mỏ và nguyên liệu đầu vào của nền sản xuất. Chỉ số CPI liên tục tăng cao trong hơn nửa đầu của năm rồi lại về âm vào những tháng cuối năm, tạo thành hai nỗi lo ngược chiều là lạm phát và suy giảm.

Hình 3: Chỉ số CPI qua các tháng trong 3 năm 2006 , 2007, 2008

Møc t¨ng(%)

(đơn vị: %)


5


4

3.91

3.56

3

2.99

2.38

2

2.2

2.14

1.56

1

1.13

0

0.18

-0.19

T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9

-1

T10 T11 T12

-0.76 -0.81

-2

N¨m 2008

N¨m 2007

N¨m 2006

(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2009)

Ngày đăng: 05/05/2022