Hạch Toán Hiệu Quả Kinh Tế Của Thí Nghiệm (Đơn Vị: Vnđ)

4.4.3 Cá tai tượng

Mức độ phân hóa về khối lượng của cátai tượng trong hệ thống nuôi được ghi nhận ở hình4.4.


Hình 4 4 Biểu đồ phân hóa khối lượng cá tai tượng Kết quả thể hiện ở 1

Hình 4.4 Biểu đồ phân hóa khối lượng cá tai tượng

Kết quả thể hiện ở hình 4.4 cho thấy, khối lượng cá trong thí nghiệm được phân thành 3 nhóm: cá nhỏ (dưới 140g), cá trung bình (140 - 200g), cá lớn (trên 200g). Cá tai tượng ở cả 3 nghiệm thức ít có sự phân hóa khối lượng.

Kết quả về tỷ lệ phân hóa khối lượng ở NT2 và NT3 cho 2 nhóm cá: nhóm cá lớn và nhóm cá trung bình. Trong khi đó, ở NT1 cũng có sự phân hóa khối lượng của 2 nhóm cá, nhưng là nhóm cá nhỏ và nhóm cá trung bình. Nhóm cá trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất ở NT2 (81,4%), kế đến NT3 (66,7%) và thấp nhất ở NT1 (27,7%). Ở NT1, nhóm cá nhỏ chiếm tỷ lệ rất cao (72,3%) chiếm hơn 2,5% so với nhóm cá trung bình, trong khi đó nhóm cá nhỏ không xuất hiện ở NT2 và NT3. Trái với NT1, thì NT2 và NT3 có sự xuất hiện của nhóm cá lớn, tỷ lệ phân hóa khối lượng nhóm cá lớn cao nhất ở NT3 (33,3%) và thấp nhất ở NT2 (18,6%).

Như vậy, chính tỷ lệ nuôi ghép ở các nghiệm thức đã dẫn đến sự phân hóa khối lượng này, khi nuôi ghép cá tai tượng với tỷ lệ nhiều sẽ cho khối lượng cá lớn hơn so với nghiệm thức có tỷ lệ nuôi ghép cá tai tượng ít. Ở NT3 khối lượng cá cao nhất do ở nghiệm thức này nuôi ghép nhiều cá trê vàng và ít cá sặc rằn, đây là nguồn cung cấp mùn bã, chất hữu cơ cần thiết cho cá phát triển, trong khi đó ở NT1 tỷ lệ nuôi ghép cá trê thấp

hơn so với NT3 nên cung cấp ít hơn mùn bã, chất hữu cơ làm cho cá chậm phát triển khối lượng so với nghiệm thức còn lại. Từ kết quả thí nghiệm cho thấy, sự phân hóa khối lượng của cá tai tượng bị ảnh hưởng bởi thức ăn đã làm cho cá tai tượng có sự phân hóa khác nhau giữa các nghiệm thức.

4.5 Hệ sốtiêu tốn thức ăn (FCR)

Hệ số tiêu tốn thức ăn luôn là vấn đề được người nuôi quan tâm nhiều nhất, nhất là trong quá trình nuôi thương phẩm phải cung cấp cho cá với một lượng thức ăn lớn, do đó cần phải tính toán sao cho FCR càng nhỏ thì người nuôi mới có hiệu quả.

Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) của cá ở các nghiệm thức sau 5 tháng nuôi thương phẩm được trình bày qua bảng 4.6.

Bảng 4.6 Hệ số chuyển hóa thức ăn


Nghiệm thức (TV: SR: TT)

FCR

NTĐC (160: 0: 0)

1,38 ± 0,040d

NT1 (80: 48: 32)

2,61 ± 0,052a

NT2 (96: 40: 24)

2,07 ± 0,051b

NT3 (112: 32: 36)

1,61 ± 0,025c

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.

Ghi chú: Số liệu được trình bày dạng số trung bình ± độ lệch chuẩn. Những giá trị trong cùng 1 cột mang chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê ( p < 0,05 ).

Bảng 4.9 cho thấy, FCR của cá ở 4 nghiệm thức đều có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Trong thí nghiệm nuôi thương phẩm cá trê vàng với thức ăn có hàm lượng đạm 40N và được cung cấp với lượng thức ăn là như nhau giữa các nghiệm thức (105 kg) thì sau 5 tháng nuôi hệ số FCR giữa các nghiệm thức có sự chênh lệch lớn, FCR cao nhất ở NT1 (2,61), kế đến NT2 (2,07), NT3 (1,61)và thấp nhất ở NTĐC (1,37). Từ NTĐC cho thấy hệ số thức ăn của cá trê vàng trong thí nghiệm khi nuôi với mật độ 40 con/m2 là 1,37; các nghiệm thức còn lại có hệ số FCR cao hơn NTĐC do trong nghiệm thức 1, 2 và 3 còn nuôi ghép cá tai tượng và cá sặc rằn, 2 đối tượng này ăn chủ yếu là mùn bã hữu cơ và nếu trong điều kiện nuôi nhân tạo có cung cấp thức ăn công nghiệp thì cá vẫn sử dụng thức ăn công nghiệp để phát triển. Theo Phạm Hiếu Ngởi (2014), hệ số FCR của cá trê vàng là 1,21 nhưng trong thí nghiệm hệ số thức ăn lại cao hơn do mỗi nghiệm thức được cung cấp với cùng 1 lượng thức ăn, khi cá không ăn hết lượng thức ăn cung cấp trong giai làm cho thức ăn bị rã làm cho tốn đi 1 phần thức ăn dẫn đến hệ số thức ăn tăng cao hơn, sự khác biệt về sản lượng cũng làm cho FCR giữa các nghiệm thức có sự chênh lệch.

Bảng 4.6 cho thấy, do cung cấp cùng lượng thức ăn giữa các nghiệm thức nên ở NTĐC thức ăn được tận dụng tối đa so với các nghiệm thức còn lại do ở nghiệm thức này chỉ

nuôi toàn cá trê không có nuôi ghép đối tượng khác. Tuy nhiên, ở NT3 hệ số thức ăn (1,61) cao hơn hệ số thức ăn NTĐC (1,37) nhưng có thể chấp nhận được do ở nghiệm thức này cá trê vàng và tai tượng đã tận dụng được lượng thức ăn cung cấp để tăng khối lượng của 2 loài cá này cao hơn so với chỉ tiêu tương ứng các nghiệm thức còn lại.

4.6 Sản lượng và năng suất

Sản lượng và năng suất là 2 yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả kinh tế và lợi nhuận mô hình thủy sản. Sản lượng và năng suất của cá sau 5 tháng nuôi với tỷ lệ ghép khác nhau được trình bày qua bảng 4.7

Bảng 4.7 Sản lượng và năng suất cá thí nghiệm


Chỉ tiêu

NTĐC

NT1

NT2

NT3

Sản lượng (kg/giai/vụ)

30,6 ± 0,47a

17,9 ± 0,15d

22,1 ± 0,27c

26,3 ± 0,03b

Năng suất (tấn/ha)

86,3 ± 1,17a

56,7 ± 0,38d

62,1 ± 0,67c

74,8 ± 0,08b

Ghi chú: Số liệu được trình bày dạng số trung bình ± độ lệch chuẩn. Những giá trị trong cùng 1 hàng mang chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê ( p < 0,05 ).

Kết quả thí nghiệm cho thấy, sản lượng và năng suất cá nuôigiữa các nghiệm thức có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Sản lượng cá ở NTĐC cao nhất (30,6 ± 0,47 kg/giai/vụ) và thấp nhất ở NT1 (17,9 ± 0,15 kg/giai/vụ). Tổng sản lượng cá ở 12 giai nuôi là 290,5 kg với kích cỡ thương phẩm của cá trê vàng (4 - 5 con/kg) và cá sặc rằn (11 - 13 con/kg), còn cá tai tượng khối lượng từ 105 - 230 g/con bán cá giống do khối lượng quá nhỏ nên chưa thể bán thương phẩm.

Năng suất cá nuôi sau 5 tháng có sự chênh lệch lớn giữa các nghiệm thức và dao động từ 56,68 - 86,33 tấn/ha. Năng suất cá cao nhất ở NTĐC (86,3 ± 1,17 tấn/ha) kế đến là NT3 (74,8 ± 0,08tấn/ha) và NT2 (62,1 ± 0,67 tấn/ha), thấp nhất ở nghiệm thức 1 (56,7 ± 0,38 tấn/ha). Điều này cho thấy, NT3 cho năng suất nuôi ghép cao hơn so với NT1 và NT2.

Tuy sản lượng và năng suất cá ở NTĐC cao nhưng so về khối lượng và tỷ lệ sống của cá trê vàng lại thấp hơn khối lượng và tỷ lệ sống NT3 do NT3 nuôi ghép cá tai tượng và cá sặc rằn, 2 đối tượng này có khối lượng thấp hơn cá trê vàng dẫn đến sản lượng và năng suất cá bị giảm.

4.7 Hạch toán hiệu quả kinh tế

Lơi nhuận là vấn đề được người nuôi quan tâm hàng đầu. Một trong những yếu tố chi phối đến lợi nhuận là: chi phí thức ăn thấp; cá có tỷ lệ sống cao và tăng trưởng nhanh...


Bảng 4.8 Chi phí trong thí nghiệm (Đơn vị: VNĐ)


Hạng mục

NTĐC

NT1

NT2

NT3

Giai nuôi

285.000

285.000

285.000

285.000

Cá giống

462.000

441.000

438.000

441.000

TĂCN

2.016.000

2.016.000

2.016.000

2.016.000

Chi phí khác

300.000

300.000

300.000

300.000

Tổng chi

3.063.000

3.042.000

3.039.000

3.042.000


Bảng 4.6 cho thấy, chi phí dành cho thức ăn, giai nuôi và các chi phí khác đều bằng nhau giữa các nghiệm thức, riêng chi phí con giống là khác nhau giữa các nghiệm thức (trừ NT1 và NT3). Chi phí cao nhất trong thí nghiệm là chi phí thức ăn (2.016.000 đồng) và thấp nhất là chi phí giai nuôi (285.000 đồng).

Thức ăn là yếu tố quan trong không thể thiếu trong quá trình nuôi thương phẩm. Qua bảng

4.8 cho thấy thức ăn chiếm 65,0 - 66,0% trong tổng chi phí và gấp 7 lần so với chi phí giai nuôi (285.000 đồng).

Chi phí dành cho con giống trong thí nghiệm từ 438.000 - 462.000 đồng chiếm khoảng 15% so với tổng chi phí. Chi phí con giống ở NT2 thấp nhất (438.000 đồng), cao nhất ở NTĐC (462.000 đồng), chi phí con giống có sự chênh lớn như vậy do ở mỗi nghiệm thức có tỷ lệ nuôi ghép khác nhau. Ở NTĐC chi phí cao nhất do nghiệm thức này chỉ nuôi duy nhất một đối tượng cá trê vàng (960 đồng/con), còn ở các nghiệm thức còn lại chi phí thấp do ở nghiệm thức này nuôi ghép thêm 2 đối tượng là cá sặc rằn (450 đồng/con) và cá tai tượng (1.500 đồng/con) làm cho chi phí con giống thấp hơn so với NTĐC. Tuy nhiên, chi phí con giống ở NT1 và NT3 bằng nhau do ở NT1 nuôi cá trê vàng ít nhưng cá tai tượng lại nuôi nhiều, còn ở NT3 thì ngược lại.

Các khoảng chi khác như: vôi, hóa chất, vợt…. chiếm tỷ lệ khá cao trong thí nghiệm khoảng 10,0% làm cho chi phí của vụ nuôi tăng lên.

Bảng 4.9 Hạch toán hiệu quả kinh tế của thí nghiệm (Đơn vị: VNĐ)


Các khoản

NTĐC

NT1

NT2

NT3

Tổng chi

3.063.000

3.042.000

3.039.000

3.042.000

Tổng thu

6.420.000

4.221.000

5.085.000

5.865.000

Lợi nhuận

3.357.000

1.179.000

2.046.000

2.823.000

Bảng 4.8 cho thấy, sau khi kết thúc thí nghiệm ở cả 4 nghiệm thức đều có lợi nhuận, do kích cỡ cá nuôi khi thu hoạch tương đối đồng đều và đạt khối lượng để bán cá thương phẩm. Đồng thời, trong thời gian thí nghiệm tỷ lệ sống của cá trê vàng (84,2 - 89,6%) và cá sặc rằn (80,8 - 86,5%) đạt khá cao đã góp phần làm cho năng suất vụ nuôi tăng lên.

Kết quả thí nghiệm cho thấy tổng chi phí dùng trong thí nghiệm khá cao dao động từ

3.039.000 đổng (NT2) đến 3.062.000 đồng (NTĐC), riêng ở NT1 và NT3 có tổng chi phí bằng nhau (3.042.000 đồng). Tổng thu giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm đều có sự chênh lệch, cao nhất ở NTĐC (6.420.000 đồng) và thấp nhất ở NT1 (4.221.000 đồng).

Lợi nhuận cao nhất ở NTĐC (3.357.000 đồng) và thấp nhất (1.179.000 đồng) ở NT1. Lợi nhuận có sự chênh lệch lớn giữa các nghiệm thức do tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của cá trong thí nghiệm giữa các nghiệm thức nuôi ghép khác nhau. Đồng thời, do sản lượng, giá cá bán trong thí nghiệm cũng khác nhau là cho lợi nhuận giữa các nghiệm thức cũng khác nhau.

Kết thúc thí nghiệm thấy rằng, cần áp dụng nuôi cá trê vàng ở cả 4 nghiệm thức. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao hơn, người nuôi nên chọn tỷ lệ ghép giữa cá trê vàng, cá sặc rằn và cá tai tượng ở NT3.


5.1 Kết luận‌‌

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

Các chỉ tiêu môi trường trong thí nghiệm: nhiệt độ trong ao nuôi từ 24,0 - 32,0 0C, pH từ 6,70 - 8,20 và oxy từ 1,00 - 5,00 ppm.

Tỷ lệ sống của cá trê cao nhất (89,6%) ở NT3 và thấp nhất (84,2%) ở NT1. Cá sặc rằn, tỷ lệ sống cao nhất ở NT3 (86,5%) và thấp nhất ở NT2 (80,8%). Cá tai tượng có tỷ lệ sống cao nhất ở NT1 (59,7%) và thấp nhất ở NT3 (43,8%).

Tăng trưởng khối lượng (WG) cao nhất ở NT3 (217,4 g/con)và thấp nhất ở NT1 (183,3 g/con). Cá sặc rằn có tăng trưởng khối lượng (WG) cao nhất ở NT2 (78,9 g/con) và thấp nhất ở NT1 (68,8 g/con). Tăng trưởng khối lượng (WG) cao nhất ở NT3 (188,4 g/con) và thấp nhất ở NT1 (115,7g/con).

Sản lượng cá khi nuôi thương phẩm cao nhất ở NTĐC (30,57 ± 0,468 kg/giai/vụ) và thấp nhất ở NT1 (17,92 ± 0,153 kg/giai/vụ).

Cá trê vàng ở NT3 có tỷ lệ ghép phù hợp do ở nghiệm thức này cá trê có tỷ lệ sống (89,6%) và tăng trưởng khối lượng (257,6 g/con) cao hơn so với các nghiệm thức còn lại. Đồng thời, NT3 tỷ lệ sống của cá sặc cao nhất (86,5%) và ở nghiệm thức này cá tai tượng có khối lượng tăng trưởng cao nhất (188,4 g/con) so với các nghiệm thức còn lại.

5.2 Đề xuất

Thủ nghiệm nuôi ghép cùng tỷ lệ cá trê vàng nhưng khác tỷ lệ cá sặc rằn và cá tai tượng trong các mô hình nuôi ghép.

Thủ nghiệm nuôi ghép cá trê vàng cùng với các loài cá khác trong ao đất hoặc ao lót bạt.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Bạch Quỳnh Mai, 2004. Kỹ thuật nuôi cá Trê vàng lai. Nhà xuất bản Nông nghiệp.

Bạch Thị Quỳnh Mai, 1999. Kỹ thuật nuôi cá trê vàng lai. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Thành phố Hồ Chí Minh.

Danh Thanh Tùng, 2006. Kỹ thuật ương cá trê vàng từ cá bột lên cá hương. Luận văn tốt nghiệp đại học. Khoa Thủy sản - Trường Đại học Cần Thơ.

Đoàn Khắc Độ, 2008. Kỹ thuật nuôi cá trê (trê vàng lai và trê vàng). Nhà xuất bản Đà Nẵng.

Dương Nhựt Long, 2003. Giáo trình kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt. Khoa Thủy sản - Trường Đại học Cần Thơ.

Dương Nhựt Long, 2004. Kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt. Khoa Thủy sản - Trường Đại học Cần Thơ.

Dương Nhựt Long, Nguyễn Anh Tuấn và Lam Mỹ Lan, 2014. Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.

Dương Tấn Lộc, 2001. Kỹ thuật nuôi thủy đặc sản nước ngọt. Nhà xuất bản Tp Hồ Chí Minh.

Dương Tấn Lộc, 2005. Kỹ thuật nuôi cá trê vàng và cá rô phi. Nhà xuất bản Thanh Hóa.

Dương Tấn Lộc, 2008. Những điều cần biết về sản xuất giống cá lóc và cá tai tượng. Nhà xuất bản Thanh Niên.

Huỳnh Tấn Hồng, 2009. Thử nghiệm sản xuất giống cá trê vàng (clarias macrocephalus). Luận văn tốt nghiệp đại học ngành nuôi trồng thủy sản. Khoa Thủy sản - Trường Đại học Cần Thơ.

Khánh Hòa: Hiệu quả nuôi cá trê lai trong bể xi măng (http://www.hoinongdan.org.vn).

Lê Như Xuân và Phạm Minh Thành, 1994. Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt. Khoa Thủy Sản - Trường Đại học Cần Thơ. Sở Khoa học công nghệ và môi trường An Giang.

Lê Như Xuân, 1993. Nghiên cứu một vài đặc điểm sinh học, kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thịt cá sặc rằn. Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học. Khoa Thủy sản - Trường Đại học Cần Thơ.

Lê Như Xuân, Dương Nhựt Long và Bùi Minh Tâm, 2000. Sinh học và kỹ thuật nuôi một số loài cá nước ngọt. Khoa Nông nghiệp - Trường Đại học Cần Thơ. Sở khoa học công nghệ và môi trường An Giang.

Lê Văn Cát, Đỗ Thị Hồng Nhung và Ngô Văn Cát, 2006. Nước nuôi thủy sản (chất lượng và giải pháp cải thiện chất lượng). Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật Hà Nội.

Lê Xuân Sinh, 2008. Giáo trình kinh tế thủy sản. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.

Meenakshi Jindal, 2011. Protein requirements of catfish clarias batrachus for sustainable aquaculture.Indian Journal of Fisheries, Vol 58, No 2 (2011).

Mollah, M. F. A.and M. S Alam, 1990. Effects of different levels of dietary carbohydrate on growth and feeds utilization of catfish (Clarias batrachus) try. Department of Fisheries Biology and Limnology Bangladesh Agricultural University, Mymensingh, Bangladesh J. Fish., 37 (3), 243 – 249 (1990).

Murthy HS và Naik AT, 1999.Growth response of African catfish. Clarias Gariepinus (Burcheel) to varied protein and lipid levels. Department of Aquaculture, University of Agricultural Sciences, College of Fisheries Mangalore, India. India J Exp Biol.

Ngô Trọng Lư và Lê Đăng Khuyến, 2000. Kỹ thuật nuôi cá trê, lươn, giun đất. Nhà xuất bản Nông Nghiệp.

Nguyễn Duy Khoát, 2004. Kỹ thuật nuôi ba ba, ếch đồng, cá trê lai. Nhà xuất bản Nông nghiệp.

Nguyễn Duy Thoát, 2007. Sổ tay nuôi cá nước ngọt. Nhà xuất bản Nông nghiệp.

Nguyễn Đức Khoa, 2014. Mô hình nuôi cá lóc trong mùng lưới trên sông kết hợp cá trê vàng gặt cho hiệu quả kinh tế cao. Trung tâm khuyến nông khuyến ngư Bạc Liêu.

Nguyễn Ngọc, 2012. Thực nghiệm nuôi ghép cá Trê vàng với cá Rô đầu vuông trong giai. Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành nuôi trồng thủy sản. Khoa Sinh học ứng dụng - Trường Đại học Tây Đô.

Nguyễn Tường Anh, 2008. Kỹ thuật sản xuất giống một số loài cá nuôi. Nhà xuất bản Nông nghiêp. Tp Hồ Chí Minh.

Nguyễn Văn Hoạt, 2014. Kỹ thuật nuôi cá trê. (http://thongtinkhcn.com.vn).

Phạm Hiếu Ngởi, 2014. Thực nghiệm nuôi thương phẩm cá trê vàng trong ao đất với các loại thức ăn khác nhau. Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành nuôi trồng thủy sản. Khoa Sinh học ứng dụng - Trường Đại học Tây Đô.

Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009. Cơ sở khoa học và kỹ thuật sản xuất giống. Nhà xuất bản Nông nghiệp.

Phạm Thanh Liêm, 2006. Bài giảng Di truyền và chọn giống cá. Tủ sách khoa Thủy sản - Trường Đại học Cần Thơ.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/07/2022