Đặc Điểm Tự Nhiên, Kinh Tế - Xã Hội Của Hà Nội


Nghề sản xuất RAT bị chi phối và tác động bởi các nhóm yếu tố như sau: Chính sách và thể chế phát triển RAT; Quy hoạch phát triển vùng RAT; Cơ sở hạ tầng cho phát triển vùng RAT; Khuyến nông và hỗ trợ kỹ thuật; Liên kết sản xuất RAT; Thị trường và tiêu thụ sản phẩm RAT; Kiểm tra, giám sát các hoạt động sản xuất, kinh doanh RAT; và Thông tin về RAT.

Thực tiễn phát triển sản xuất, kinh doanh RAT ở Việt Nam trong thời gian qua cho thấy còn có nhiều vấn đề khó khăn và tồn tại đang cản trở sự phát triển bền vững RAT trong lĩnh vực sản xuất, tiêu thụ, bao gồm công tác quy hoạch, vận dụng các cơ chế, chính sách, công tác tổ chức sản xuất cũng như công tác thông tin, tuyên truyền nên tiến độ mở rộng diện tích sản xuất và tăng sản lượng RAT tại các địa phương không đạt kế hoạch đặt ra. Người tiêu dùng chưa tin tưởng vào chất lượng RAT. Ở một số tỉnh, địa phương chính quyền chưa thực sự quan tâm đến đầu tư, quản lý chỉ đạo sản xuất và tiêu thụ RAT…


CHƯƠNG 2

ĐẶC ĐIM ĐỊA BÀN NGHIÊN CU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CU


2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của Hà Nội

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

Sau khi được mở rộng vào tháng 8 năm 2008, Hà Nội có diện tích lên tới 3.348,52 km2 với tổng dân số là 6.450 triệu người. Hiện nay, Hà Nội có 10 quận, 18 huyện, một thị xã (bao gồm 401 xã, 154 phường và 22 thị trấn) (Cục Thống kê, 2008) [12]. Điều kiện tự nhiên của thành phố liên quan đến phát triển bền vững ngành rau nói chung và RAT nói riêng bao gồm: Vị trí địa lý, đặc điểm khí hậu, thời tiết, địa hình, thổ nhưỡng, sông suối, nước ngầm...

2.1.1.1 Vị trí địa lý

Hà Nội nằm ở phía Tây Bắc của sông Hồng từ vĩ độ 20°53' đến 21°23' và từ kinh độ 105°44' tới 106°02', giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Phú Thọ và Vĩnh Phúc ở phía Bắc; Hà Nam và Hoà Bình ở phía Nam; Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên ở phía Đông, và Hoà Bình ở phía Tây.

2.1.1.2 Khí hậu thời tiết

Hà Nội có khí hậu đặc trưng của miền Bắc Việt Nam với mùa hè nóng và ẩm, mùa đông tương đối lạnh và khô. Nhiệt độ tối thiểu mùa đông ở Hà Nội có thể xuống thấp tới mức từ 6 - 7°C chưa kể giá lạnh của gió, trong khi mùa hè nóng tới 38 - 40°C. Từ tháng 5 đến tháng 9, Hà Nội mưa nhiều (lượng mưa 1,682 mm /năm). Các tháng mùa đông từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, khí hậu tương đối khô. Mùa xuân thường có những cơn mưa phùn. Hàng năm có từ 110 - 140 ngày nắng, tổng số giờ nắng cao nhất 1.691,5 giờ, thấp nhất

1.157 giờ.

Khí hậu Hà Nội cũng ghi nhận những biến đổi bất thường. Năm 2008, các hiện tượng khí hậu cực đoan đã diễn ra, trong đó có đợt rét đậm, rét hại


lịch sử kéo dài liên tục trong 38 ngày ở tháng 1 và tháng 2, và trận lụt lịch sử trong thành phố do cơn mưa lớn gây ra vào cuối tháng 10 và đầu tháng 11. Diễn biến bất thường của thời tiết, khí hậu gây thiệt hại không nhỏ đến sự phát triển bền vững ngành rau nói chung và RAT nói riêng trên địa bàn Hà Nội.

2.1.1.3 Địa hình

Địa hình của Hà Nội thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. 3/4 diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng với độ cao từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển. Khu vực đồng bằng này trải dài từ phía Tây của sông Đà, nằm dọc cả 2 bờ của sông Hồng và các nhánh của các con sông khác. Nhìn chung, địa hình bằng phẳng, có 2 vùng trũng thấp đặc trưng của vùng đồng bằng có ô trũng là Mỹ Đức (trong đê, hữu ngạn sông Đáy) và vùng Ứng Hòa, Thường Tín, Phú Xuyên.

Địa hình bán sơn địa phía Tây và phía Bắc. Phần diện tích đồi núi phần lớn thuộc các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức, với các đỉnh như Ba Vì cao 1.281 m, Gia Dê 707 m, Chân Chim 462 m, Thanh Lanh 427 m, Thiên Trù 378 m... Khu vực nội ô Thành phố cũng có một số gò đồi thấp, như gò Đống Đa, núi Nùng.

2.1.1.4 Thổ nhưỡng

Nhìn chung, đất đai của Hà Nội tương đối bằng, màu mỡ, khá thuận lợi trong quá trình sản xuất, thích hợp để phát triển hệ thống nông nghiệp thâm canh, chất lượng cao với một cơ cấu cây trồng phong phú và đa dạng. Các cây ngắn ngày có thể canh tác nhiều vụ trong năm.

2.1.1.5 Thủy văn

Hà Nội có 2 con sông lớn chảy qua là sông Hồng và Sông Đà với chiều dài 163 km . Ngoài ra còn có các con sông khác chảy qua như sông Đáy, sông Đuống, sông Cầu, sông Cà Lồ. Sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, sông Lừ, sông Sét được coi là hệ thống thoát nước tự nhiên của Thành phố. Hệ thống sông dày đặc là một lợi thế cho các hoạt động nông nghiệp và kinh tế của Hà Nội. Tuy nhiên, các con sông cũng có mức nước dao động theo mùa, không ổn


định trong việc cung cấp nước tưới và phù sa cho khu vực nông nghiệp.

Hiện nay, hệ thống sông Đáy đang được cải tạo, khi hoàn thành sẽ là nguồn cung cấp nước từ sông Hồng cho sản xuất nông nghiệp và góp phần cải thiện môi trường.

Hà Nội cũng là một thành phố có đặc biệt nhiều hồ. Hệ thống hồ lớn, cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp gồm có: Hồ Ngải Sơn, Đồng Mô, Đồng Sương, Suối Hai, Đồng Quan, Đồng Đò, Xuân Khanh, Tuy Lai, Quan Sơn...

2.1.1.6 Nước ngầm

Vùng có nguồn nước ngầm với các phân vị địa chất thủy văn giàu nước là Chương Mỹ (Miếu Môn, Xuân Mai…) có chất lượng nước tốt, dung lượng khá 0,74 - 18,5 l/s.

Vùng đồng bằng nguồn nước ngầm dồi dào và nông, có chất lượng và trữ lượng khá.

Tóm lại, điều kiện tự nhiên của Hà Nội hết sức thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và sản xuất rau theo hướng an toàn và chất lượng cao phát triển.

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

Về nguồn nhân lực của Hà Nội

Nguồn lực quan trọng nhất trong phát triển kinh tế - xã hội là nguồn nhân lực. Hà Nội có nguồn lao động dồi dào và được đào tạo tốt, có 11% lao động qua đào tạo đại học và cao đẳng, trong đó tỷ lệ này ở nội thành cao hơn ở ngoại thành. Hà Nội có 50,8% lao động tốt nghiệp phổ thông trung học, trong đó 64,2% ở các quận nội thành và 34,9% ở các huyện ngoại thành.

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội [26], hiện tại chưa có một nghiên cứu đầy đủ nào về lực lượng lao động trong nông nghiệp nhưng dân số và lao động trong nông nghiệp ở các huyện ngoại thành đều là lực lượng lao động trẻ (Bảng 2.1). Phần lớn đã có trình độ văn hoá trung học cơ sở trở lên, có những nhận thức tốt về phát triển sản xuất và làm kinh tế. Đó là điều kiện thuận lợi cho nền sản xuất hàng hoá, đòi hỏi ngày càng cao về tri


thức về tiến bộ khoa học kỹ thuật.

Bảng 2 1 Dân số và lao động khu vực ngoại thành Hà Nội năm 2009 STT Chỉ tiêu 1

Bảng 2.1. Dân số và lao động khu vực ngoại thành Hà Nội năm 2009


STT

Chỉ tiêu

ĐVT

Số lượng

cấu (%)

1

Tổng dân số

người

4.076.459

100,00


- Nông nghiệp

2.550.385

62,56


- Phi nông nghiệp

1.526.074

37,44

2

Hộ gia đình

hộ

1.073.835

100,00


- Nông nghiệp

617.261

57,48


- Phi nông nghiệp

456.574

42,52

3

Lao động trong độ tuổi

Người

2.409.727

59,11


- Nông nghiệp

1.251.161

30,69


- CN – TTCN – XD

546.174

13,40


- Dịch vụ

509.432

12,50

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 252 trang tài liệu này.

Nguồn: Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội, 2010


Nằm ở trung tâm miền Bắc, với mạng lưới giao thông dày đặc bao gồm đường bộ, đường sắt, đường không và đường thuỷ, Hà Nội dễ dàng tiếp cận với tất cả các thành phố trong cả nước và quốc tế. Sân bay quốc tế Nội Bài với trang thiết bị hiện đại và 5 tuyến đường sắt nội địa và 1 tuyến đường sắt quốc tế tới Bắc Kinh, Trung Quốc gắn kết Hà Nội với tất cả các trung tâm văn hoá và kinh tế chính của Việt Nam và với trung tâm kinh tế lớn nhất trong khu vực.

Giai đoạn 2005 - 2008, mặc dù chịu ảnh hưởng của khủng hoảng và suy thoái kinh tế nhưng GDP của Hà Nội vẫn đạt tốc độ tăng trưởng trên 10%/năm. Năm 2009, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hà Nội đạt 6,5%, và mức tăng trưởng bình quân hàng năm trong thời kỳ này vẫn đạt 10,28 %.

Với vai trò là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của cả nước, Hà Nội là một trong 2 trung tâm lớn nhất của cả nước có rất nhiều thuận lợi cho việc tiếp thu tiến bộ khoa học công nghệ mới, thông tin thị trường trong và ngoài


nước, đào tạo phát triển nguồn nhân lực, thu hút đội ngũ trí thức có trình độ cao. Cơ cấu giá trị kinh tế có thay đổi rõ rệt, năm 2000, cơ cấu ngành nông lâm nghiệp chiếm 10,4%. Từ năm 2007, cơ cấu ngành này ổn định, đóng góp 6,5% trong tổng số sản phảm nội địa của thành phố.

Bảng 2 2 Giá trị tổng sản phẩm nội địa GDP của Hà Nội tính theo giá 6

Bảng 2.2. Giá trị tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Hà Nội (tính theo giá thực tế)

Tổng sản

Năm phẩm nội địa (GDP)

Trong đó

Nông lâm nghiệp, thủy


sản

Công nghiệp

- xây dựng

Dịch vụ

I. Giá trị (tỷ đồng)





2000

39.944

4.154

14.542

21.248

2005

92.425

6.390

37.531

48.504

2006

110.736

7.126

45.757

57.853

2007

137.935

9.060

57.028

71.847

2008

178.535

11.660

73.393

93.482

II. Cơ cấu (%)





2000

100,0

10,4

36,4

53,2

2005

100,0

6,9

40,7

52,4

2006

100,0

6,4

41,4

52,2

2007

100,0

6,5

41,3

52,2

2008

100,0

6,5

41,1

52,4

Nguồn Niên giám thống kê Hà Nội năm 2008 2 1 3 Tình hình phát triển nông nghiệp 7

Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội năm 2008


2.1.3 Tình hình phát triển nông nghiệp của Hà Nội

Thuộc đồng bằng sông Hồng trù phú, diện tích đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp của Hà Nội là 192.720,6 ha (chiếm 57,55 % diện tích đất tự nhiên), trong đó đất sản xuất nông nghiệp 156.646,2 ha; 24.046,8 ha đất lâm nghiệp và 10.158,3 ha đất mặt nước nuôi trồng thủy sản, phân bố ở 21 quận, huyện và 1 thị xã.

Phát huy lợi thế về đất đai, lao động, khoa học kỹ thuật, trong thời gian qua nông nghiệp, nông thôn Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ trong sản xuất. Tuy kinh tế khu vực nông nghiệp nông thôn của Hà Nội chỉ chiếm tỷ trọng


thấp, nhưng nó có vai trò quan trọng trong bảo đảm an sinh xã hội.

Bảng 2 3 Giá trị sản xuất và cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp Hà Nội TT 8

Bảng 2.3. Giá trị sản xuất và cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp Hà Nội



TT Chỉ tiêu

2006 2007 2008

Số lượng Cơ cấu Số lượng Cơ cấu Số lượng Cơ cấu

(tỷ đồng) (%) (tỷ đồng) (%) (tỷ đồng) (%)

I GTSX ngành NN 2.323,33 100 2.867,40 100 18.810,32 100

1 Trồng trọt 1.217,55 52,41 1.480,35 51,63 8.684,57 46,17

2 Chăn nuôi 969,62 41,73 1.198,37 41,79 9.422,70 50,09

3 Thủy Sản 136,17 5,86 188,68 6,58 703,06 3,74

II GT SX trồng trọt 1.217,55 100 1.480,35 100 8.684,57 100

Lúa 487,34 40,03 545,78 36,87 5.180,74 59,65

Rau 247,24 20,31 390,71 26,39 1.237,62 14,25

Cây khác 482,97 39,67 543,86 36,74 2.266,21 26,09

III GTSX chăn nuôi 969,62 100 1.198,37 100 9.422,70 100

Lợn 652,40 67,28 858,03 71,60 7.553,75 80,17

Trâu bò 37,93 3,91 43,18 3,60 60,27 0,64

Gia cầm 134,18 13,84 145,29 12,12 1.057,45 11,22

Khác 145,11 14,97 151,87 12,67 751,23 7,97

Ghi chú: Tính theo giá thực tế

Nguồn: Cục Thống kê Hà Nội


Giá trị sản xuất năm 2008 tăng 9,84% so với năm 2007. Diện tích trồng cây lâu năm, đặc biệt là diện tích trồng các loại cây ăn quả đặc sản bưởi Diễn, cam Đường Canh... các chủng loại quả có hiệu quả kinh tế cao: nhãn, ổi, táo… đang ngày càng được mở rộng. Chăn nuôi - thủy sản phát triển ổn định. Công tác thú y duy trì tốt, đàn gia súc, gia cầm được tiêm phòng đầy đủ, không để xảy ra dịch bệnh nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm và thuỷ sản. - Từng bước nâng cao năng lực hoạt động của 986 hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn trong vai trò chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở cơ sở; tổ chức tốt các dịch vụ cơ bản cho sản xuất nông nghiệp, tạo thuận lợi giúp kinh tế hộ


phát triển. Triển khai có hiệu quả các dự án xoá đói giảm nghèo, xây dựng cơ sở hạ tầng cho các xã nghèo; các dự án khuyến nông, khuyến công, khuyến ngư, khuyến lâm...

Quy mô sản xuất rau trong những năm qua đã không chỉ gia tăng diện tích mà bước đầu đã hình thành các vùng chuyên canh, sản xuất tập trung theo hướng sản xuất hàng hoá. Trên một số diện tích gieo trồng rau cao cấp, giá trị có thể đạt trên 150 triệu đồng/ha/năm (theo giá thực tế). Sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn tới chịu ảnh hưởng đa chiều của nhiều yếu tố, bao gồm các yếu tố nội tại và các yếu tố bên ngoài tạo thành những thuận lợi và khó khăn cơ bản ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của Thành phố.

Thị trường tiêu thụ lớn và ổn định, đa dạng và đòi hỏi các loại sản phẩm chất lượng cao. Trình độ dân trí tương đối cao, giao thông thuận tiện, đồng thời trên địa bàn tập trung nhiều trường đại học, các cơ sở nghiên cứu, khả năng đầu tư cho nông nghiệp thường cao hơn… nên có nhiều khả năng tiếp cận nhanh với các tiến bộ khoa học kỹ thuật để phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đa dạng trong sản xuất và hướng đến các sản phẩm nông nghiệp có giá trị cao. Nhu cầu quy hoạch du lịch sinh thái nông nghiệp ngày càng trở nên cấp thiết nên thúc đẩy nhanh việc hình thành, bảo vệ các không gian xanh, cảnh quan sinh thái, các sản phẩm đặc sản, làng nghề… là những thuận lợi cơ bản.

Khó khăn và thách thức cũng không nhỏ như chưa có quy hoạch chung của Thành phố nên chưa có quy hoạch nông nghiệp, vì vậy tính ổn định của các vùng sản xuất không cao, không xác định được vùng sản xuất nông nghiệp ổn định. Tốc độ đô thị hoá nhanh nên đất đai dành cho sản xuất nông nghiệp giảm mạnh. Vì nhiều lý do chủ quan và khách quan, diện tích đo thị hóa thường được quy hoạch vào các vùng đất mẫu mỡ, có chất lượng canh tác tốt. Vùng sản xuất bị chia cắt, xen kẽ giữa các khu đô thị, khu công nghiệp, dịch vụ; quy mô sản xuất nhỏ lẻ, phân tán. Cơ chế, chính sách phát triển các

Xem tất cả 252 trang.

Ngày đăng: 10/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí