Chính sách của các nước lớn ( Mỹ, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc) đối với bán đảo Triều Tiên từ khi kết thúc chiến tranh lạnh đến nay - 18

KẾT LUẬN

Bán đảo Triều Tiên kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đã bị chia cắt làm hai miền và sau đó là hai quốc gia độc lập với hai thể chế chính trị khác nhau. CHDCND Triều Tiên lựa chọn con đường XHCN và Hàn Quốc lựa chọn TBCN. Cũng từ đây hai quốc gia của bán đảo đã chịu sự tác động không nhỏ từ những biến đổi của tình hình thế giới cũng như khu vực, đặc biệt là sự chi phối của các cường quốc. Sự chi phối này thể hiện ở cả hai mặt, tích cực và hạn chế.

Về mặt tích cực, trong quá trình gia tăng hợp tác trên mọi mặt làm tăng tính tùy thuộc lẫn nhau. Việc tích cực mở rộng quan hệ với các nước lớn, giúp cho hai quốc gia trên bán đảo Triều Tiên khôi phục và phát triển đất nước sau chiến tranh, hội nhập với xu thế toàn cầu hóa ngày nay. Đồng thời, tranh thủ sự giúp đỡ, viện trợ của các cường quốc, học hỏi khoa học- kỹ thuật, công nghệ phục vụ lợi ích quốc gia. Ngược lại, việc tăng cường mối quan hệ kinh tế - thương mại khăng khít với nhau sẽ không cho phép các cường quốc xung đột với nhau, buộc họ phải liên kết, hợp tác với nhau và giải quyết bất đồng và xung đột bằng đàm phán, hòa bình. Các nước lớn Mỹ, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc đều là các cường quốc hạt nhân nên các nước này đều có nhu cầu trong việc kiểm soát vũ khí hạt nhân và giữ thế độc quyền loại vũ khí này. Các nước này sẽ đóng vai trò chính trong việc giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên giúp cho khu vực có một nền hòa bình, ổn định.

Về mặt hạn chế, giữa các nước lớn vẫn còn tồn tại những yếu tố bất ổn và mâu thuẫn về lợi ích chiến lược đẩy đến tình trạng căng thẳng. Đó là những mâu thuẫn trong việc tranh giành địa vị chủ đạo ở khu vực, tranh giành lợi ích quốc gia. Từ những xung đột chính trị, an ninh và quân sự dẫn tới những va chạm, cọ xát vế kinh tế - thương mại, như cạnh tranh về thị trường vốn, kỹ thuật, công nghệ cao, giành giật địa vị lãnh đạo về kinh tế. Điều này sẽ tác động tiêu cực tới sự phát triển kinh tế của hai quốc gia trên bán đảo Triều Tiên.

Đối với CHDCND Triều Tiên, sau khi Liên Xô và các nước Đông Âu tan rã, nền kinh tế CHDCND Triều Tiên ngày càng giảm sút. Cộng với đường lối chính sách theo tư tưởng chủ thể, tự chủ và chính sách ngoại giao khép kín đã

khiến cho CHDCND Triều Tiên bị cô lập trước sự hội nhập và phát triển của quốc tế. Hơn nữa, CHDCND Triều Tiên duy trì chính sách đầu tư quá lớn cho quân sự đã khiến cho nền kinh tế trì trệ, kém phát triển, nợ nần chồng chất. Đặc biệt, với việc công khai chương trình vũ khí hạt nhân, CHDCND Triều Tiên đã bị cấm vận từ Mỹ và bị trừng phạt viện trợ từ Liên hợp quốc, khiến cho tình hình đất nước càng thêm điêu đứng. Tuy nhiên, từ năm 2000 trở lại đây, CHDCND Triều Tiên đã có những thay đổi về chính sách đối ngoại, mở cửa với khu vực và thế giới. Bằng việc mở rộng quan hệ với các nước, nhất là về mặt kinh tế - thương mại, giúp cho CHDCND Triều Tiên tranh thủ các khoản viện trợ, xóa nợ và học hỏi thêm khoa học- kỹ thuật tiên tiến phục vụ phát triển đất nước. Gần đây, sự ra đi của nhà lãnh đạo Kim Jong Il và con trai ông là Kim Jong Un lên nắm quyền lãnh đạo đã gây lo ngại cho các quốc gia trong khu vực cũng như trên thế giới. Quốc tế đang hồi hộp theo dòi những biến đổi của CHDCND Triều Tiên với người lãnh đạo mới. Hàn Quốc vượt qua những khó khăn kể từ sau chiến tranh, công nghiệp hóa đất nước, mở rộng quan hệ đa phương hóa, đa dạng hóa cùng với sự giúp đỡ của Mỹ, Hàn Quốc dần khẳng định vị thế của mình và trở thành một trong bốn con rồng của châu Á.

Về việc thống nhất bán đảo Triều Tiên là một vấn đề nan giải không chỉ mang tính chất nội bộ mà còn là mối quan tâm của cộng đồng quốc tế. Trở ngại lớn nhất hiện nay là sự khác nhau về chính trị, tư tưởng và cộng với sự chênh lệch lớn về kinh tế- xã hội. Đối với vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên cũng là một vấn đề nhạy cảm, ảnh hưởng đến quá trình thống nhất. Trên thực tế, diễn biến hạt nhân còn tiếp tục căng thẳng và phức tạp và chủ yếu là do âm mưu và hành động thiếu thiện chí của Mỹ. Hơn nữa, các nước lớn xung quanh bán đảo, vì lợi ích riêng của quốc gia, mặc dù muốn một bán đảo Triều Tiên hòa bình, ổn định nhưng việc bán đảo Triều Tiên thống nhất và vững mạnh sẽ trở thành mối lo ngại cho mỗi nước nên đây cũng là trở ngại cho việc thống nhất bán đảo. Một giải pháp cho bán đảo Triều Tiên là Mỹ phải rút hết quân đội khỏi Hàn Quốc và ký với CHDCND Triều Tiên một hiệp ước hòa bình. Chỉ như vậy, vấn đề khủng hoảng hạt nhân của CHDCND Triều Tiên mới có triển vọng được giải quyết. Tuy nhiên vai trò của Trung Quốc, Nga, Nhật Bản cũng rất quan trọng trong việc giải quyết vấn đề này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Andrew C Nahm (2005): Biên dịch Nguyễn Kim Lân, Lịch sử văn hóa Triều Tiên, Nxb Văn hóa thông tin.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 157 trang tài liệu này.

2. Ban biên soạn giáo trình Hàn Quốc học, Lịch sử Hàn Quốc, Nxb Đại học quốc gia Seoul-2005.

3. Bộ quốc phòng, viện lịch sử quân sự, Lịch sử chống Mỹ cứu nước (1954- 1975), Nguyên nhân chiến tranh.

Chính sách của các nước lớn ( Mỹ, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc) đối với bán đảo Triều Tiên từ khi kết thúc chiến tranh lạnh đến nay - 18

4. Dương Phú Hiệp, Ngô Xuân Bình, Hàn Quốc trước thềm thế kỷ 21, Nxb thống kê, Hà Nội 2011.

5. Đặng Thị Vân Anh, Lê Thị Xuân Hương, Những hoạt động đối ngoại của Hàn Quốc từ sau chiến tranh lạnh (1945-1991) đến nay, niên luận, khoa Đông Phương học, Đại học khoa học xã hội và nhân văn, 2011.

6. Hoàng Thị Thanh Nhàn(1997), Công nghiệp hóa hướng ngoại, “sự thần kỳ” của các NIE châu Á, Nxb chính trị quốc gia Hà Nội.

7. Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Kỷ yếu khoa học đề tài cấp bộ- 2004-2005, Chính sách của các nước lớn đối với bán đảo Triều Tiên từ sau khi kết thúc chiến tranh lạnh đến nay.

8. Lee Che en (2001), Những thay đổi trong tính chất quan hệ CHDCND Triều Tiên-Nga và một số khuyến nghị với Hàn Quốc.

9. Lê Đình Chỉnh, Một số đặc điểm của lịch sử bán đảo Triều Tiên từ sau cuộc nội chiến (1950-1953) đến nay, Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội, 2009

10. Lê Đình Năm, Vấn đề Triều Tiên trong quan hệ quốc tế từ năm 1945 đến nay, Luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội 2004.

11. Lê Đức Hạnh, Quân đội Hàn Quốc trong cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ ở Việt Nam giai đoạn 1964-1973, Luận văn thạc sĩ sử học, Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn, đại học quốc gia Hà Nội.

12. Michael J.Friedman, Chiến tranh lạnh :Một cuộc kiểm tra đối với sức mạnh và sự thử thách đối với các ý tưởng của Hoa Kỳ, tạp chí điện tử Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, tháng 4.2006.

13. Nguyễn Anh Thái (chủ biên), Lịch sử thế giới hiện đại 1917-1995, Nxb giáo dục.

14. Nguyễn Ngọc Tuân, Công cuộc công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa ở nước cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 1970.

15. Nguyễn Thị Lan Anh, Nguyễn Thị Thu Hà, Chính sách đối ngoại của Hàn Quốc từ sau đại chiến thế giới lần thứ II tới nay, niên luận, khoa Đông Phương học, Đai học khoa học xã hội và nhân văn, 2011.

16. Nguyễn Vũ Tùng, 7 chiến lược toàn cầu của Mỹ từ sau chiến tranh lạnh, Luận án tiến sĩ, Học viện ngoại giao.

17. Tạp chí khoa học quân sự, Chiến lược phát triển mới của quốc phòng Hàn Quốc, số 12, 12- 2001.

18. Tạp chí “Kiến thức quốc phòng hiện đại”, Vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên- Những ràng buộc và thách thức, số 11.2006.

19. Tạp chí Những vấn đề Viễn Đông, số 4-2001.

20. Tạp chí nghiên cứu Nhật Bản, Các biện pháp kinh tế chủ yếu của chính phủ Hàn Quốc cho quá trình thống nhất bán đảo Triều Tiên, số 5-2000.

21. Tạp chí nghiên cứu Nhật Bản, Vài nét về quan hệ kinh tế Hàn Quốc – Mỹ (1948-1979), số 2(32), 4.2001.

22. Thông tấn xã Việt Nam, Tài liệu tham khảo đặc biệt, Bức tranh toàn cảnh về cải cách kinh tế ở Bắc Triều Tiên, ngày 9.9.2005.

23. Thông tấn xã Việt Nam, Tài liệu tham khảo đặc biệt, Chiến lược khu vực Đông Bắc Á của Mỹ và Nhật Bản và vấn đề bán đảo Triều Tiên, ngày 9.11.2004.

24. Thông tấn xã Việt Nam, Tài liệu tham khảo đặc biệt, Kinh tế Bắc Triều Tiên, ngày 1.12.2003.

25. Thông tấn xã Việt Nam, Tài liệu tham khảo đặc biệt, Những thay đổi của Bắc Triều Tiên và quan hệ Trung-Triều, ngày 5.2.2006.

26. Thông tấn xã Việt Nam, Tài liệu tham khảo đặc biệt, Quan hệ Trung Quốc-Liên Xô-Cu Ba-Triều Tiên, 1978.

27. Thông tấn xã Việt Nam, Tài liệu tham khảo đặc biệt, Tuyên bố chung Trung Quốc-Hàn Quốc ngày 12.7.2003.

28. Thời Ân Hồng, Chuyên viên quan hệ quốc tế-Đại học nhân dân Trung Quốc, Chiến lược lâu dài của Trung Quốc, tạp chí “Chiến lược và quản lý”, số 6/2003.

29. Thư viện Quân đội Hà Nội, Trung Quốc trong chiến tranh Triều Tiên (các chiến dịch, chiến thuật và những bài học kinh nghiệm), 1978, ký hiệu T.5168.

30. Thư viện quân đội Hà Nội, Vài nét về bán đảo Triều Tiên thời gian gần đây, h.2, 2003.

31. Viện thông tin khoa học Xã hội, Bộ tài liệu về Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, Hàn Quốc- các vấn đề có liên quan, Hà Nội 2003.

32. Vũ Đăng Hinh(1997), Quan hệ kinh tế Mỹ-Hàn Quốc từ những năm 1950 đến những năm 1970, tạp chí châu Mỹ ngày nay, số 6.


Tài liệu tiếng Anh


33. Choi E. Kwan, Kim E. Han and Yesook Merrill, North Korea in the world economy.

34. Lee Jong soo, Palgrave Macmillan, The Partition of Korea after world war II A global history.

35. Hagen Koo, State and society in contemporary Korea,. Ithaca: Cornell University 1993.

36. International politics and Security in Korea; Jung Sup Kim Director; international Policy Division; University of National Defence; Republic of Korea; Ed ward Elgar. Cheltenham; Uk. Northampton; MA. USA.

37. Kihl Young Whan, Heyes Peter, Peace and security in Northest Asia the nuclear issue and the Korean peninsula, New York; M.E Spharpe 1997.

38. Kim Il Sung and Korea’s struggle an unconventional firsthand history ; Won Tai Sohn Forewords by G. Cameron Hurst and in Kwan Hwang Introduction by Samuel S. Song.

39. North Korea’s weapons programmes. A net assessment. The international institute for strategic studies:

- Preface

- History

- North Korea‟ nuclear weapons programmes

- North Korea‟ Chemical and Biological weapons programmes.

40. Paul Prench North Korea, The Paranoid Penisula – A modern history, Zed Book London-New York.

41. The Development of morden South Korea. State formation capitalist development and national identity. Kyongju Kim Routledge Advances in Korean Studies.

42. The Korean contemporary politics and society; Third edition, Donald stone Macdonald edited and revised by Donald N. Clark Trinity University. Westvien press a member of the press book group.


Tài liệu tiếng Hàn


43. 강경태-문성호-윤성욱-정태인-조성렬-흥익표(2009),오바마시대, 변화하는 미국과 한반도, 시대의 창.

44. 김용재(2009), 한반도의 통일론 통일 정책의 전개와 전망, 박영사.

45. 김태운(2006), 북한의 한반도 주변 대 4 강 외교정책에대한 이해, 한국학술정보(주).

46. 백낙청 저(2006), 한반도식 통일 현재진행형, 창비.

47. 서진영(2006), 21 세기 중국외교정책-부강한 중국과 한반도,

폴리테이아

48. 여인곤-김국신-배정호- 신상진(2004), 21 세기 미-중-일-러의 한반도 장책과 대응방안, 통일연구원.

49. 정은숙 저(2010), 미-중-일-러 한반도 정책 결정과정, 세종연구소.

50. 정주신- 윤황-유병선-김주삼 저(2010.11.20), 한 반도 안보환경의 이해

51. 제성호 저(2010), 남북한 관계론,집문당.

52. 통일 연구원저(2006), 한반도의 편화 포럼 구상과 이행, 통일 연구원.


Tài liệu online


53. vi.wikipedia.org/wiki/chien-tranh-lanh.

54. http://vietbao.vn/The-gioi/Bush-gui-thu-rieng-cho-lanh-dao-Trieu- Tien/11036518/159/

55. http://nghiencuubiendong.vn/nghien-cuu-my/1140-chien-luoc-an-ninh- chau-a-thai-binh-duong-cua-chinh-quyen-obama

56. http://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh_t%E1%BA%BF_B%E1%BA%AFc_Tri

%E1%BB%81u_Ti%C3%AAn

57. http://world.kbs.co.kr/vietnamese/news/news_In_detail.htm?No=19045&i d=In&page=19

58. http://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh_t%E1%BA%BF_Hoa_K%E1%BB%B3

59. http://www.tienphong.vn/the-gioi/522306/Nhat-Ban-thay-doi-chinh-sach- quoc-phong-tpp.html

60. dantri.com.vn- mục thời sự khu vực Đông Bắc Á.

61. http://www.b http://world.kbs.co.kr/vietnamese/program/program_koreatoday_detail.ht

m?No=27094aomoi.com/Hoi-dam-cap-cao-Han-Quoc--Nhat- Ban/119/2882073.epi

62. http://www.baomoi.com/Quan-he-Han-Quoc--Trung-Quoc-ngay-mot-xau- di/122/3129464.epi

63. Hanquocngaynay.com

64. http://www.tinmoi.vn/nga-quyet-dinh-xoa-no-khong-lo-cho-trieu-tien- 06942490.html

65. baomoi.com, ngày 26.8.2008.

66. Hàn Quốc đất nước con người, Cơ quan thông tin hải ngoại Hàn Quốc, www.korea.net

67. http://quocphong.baodatviet.vn/Home/QPCN/Quan-he-Han--Nhat-nong- vi-ke-hoach-dau-tu-o-Ulleung/201112/182228.datviet

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/06/2022