Toàn Cầu Hóa Kinh Tế Và Sự Thay Đổi Bản Chất Của Quá Trình Cạnh Tranh


này. Do đặt tính dễ truyền đạt nên tri thức hiện dễ bị sao chép, vì vậy tri thức ẩn có xu hướng tạo ra lợi thế cạnh tranh nhiều hơn cho doanh nghiệp.

Tri thức được chuyển giao qua nhiều con đường. Đầu tiên các công ty đầu tàu chuyển giao tri thức cho các thành viên thông qua các dự án đầu từ trực tiếp (FDI), giấy phép tư vấn về công nghệ. Các tập đoàn lớn như Intel, Motorola, Texas Instrument, Faichild đã thực hiện cách chuyển giao tri thức cho các công ty lắp ráp thiết bị bán dẫn theo kiểu này, từ đó đã thiết lập các chi nhánh tại Philipines và một số quốc gia khác ở Châu Á. Họ sở hữu phần lớn vốn của các chi nhánh và giấy phép sau đó chuyển giao toàn bộ dây chuyền sản xuất. Thứ hai, các hãng đầu tàu không ép buộc các nhà cung cấp phải mua máy móc của họ, nhưng lại đưa ra những tiêu chuẩn kĩ thuật rất ngặt nghèo. Các công ty đầu tàu đã gián tiếp gây áp lực khiến các nhà cung cấp địa phương phải mua những máy móc hiện đại hơn để nâng cao năng suất. Mando một hãng sản xuất phụ tùng ô tô lớn tại Hàn Quốc đã mua một loại robot để tự động hóa quá trình sản xuất. Mỗi con robot như vậy là biểu hiện của các công nghệ tối tân đã được chuyển ra nước khác. Thứ ba, các công ty đầu tàu có thể chuyển giao tri thức cho các nhà cung cấp địa phương một cách trực tiếp thông qua các hợp đồng sản xuất theo các thiết kế gốc. Tri thức được chuyển giao thông qua các loại tài liệu, các bản thiết kế kỹ thuật, các bản hướng dẫn kỹ thuật và hầu hết đều không phải trả tiền. Thí dụ, hãng máy bay Boeing thuê các nhà cung cấp tại Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc sản xuất một vài bộ phận thân máy bay, vì thế Boeing chuyển cho các nhà cung cấp địa phương một bản thiết kế chế tạo thân máy bay, các tài liệu hỗ trợ kĩ thuật để giúp họ thực hiện các yêu cầu sản xuất. Thứ tư, tri thức cũng có thể được chuyển giao thông qua việc trao đổi lao động. Hàng năm các nhà cung cấp bậc thấp ở Châu Á vẫn ra nước ngoài thăm quan khảo sát các hoạt động sản xuất ở các công ty đầu tàu để học các kĩ năng sản xuất. Hơn nữa, một số kĩ sư có tay nghề tại các công ty lớn trong mạng lưới cũng được đưa ra các nước khác làm việc, hỗ trợ các nhà cung cấp địa phương một thời gian. Sự di chuyển lao động, học hỏi kinh nghiệm


nước ngoài giúp cho các nhà cung cấp địa phương chỉ trong thời gian ngắn đã tiếp thu và làm chủ được công nghệ mới.‌


IV. Một số nhân tố chính ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của mạng lưới sản xuất toàn cầu

4.1. Toàn cầu hóa kinh tế và sự thay đổi bản chất của quá trình cạnh tranh

Quá trình tự do hóa bắt đầu hình thành từ đầu thập niên 1970 và phát triển cao độ để phản ứng lại sự sụp đổ của chế độ tỷ giá cố định và tình trạng lạm phát tràn lan. Chính phủ đã đưa ra các đề xuất tự do hóa, đồng thời các tổ chức khác: các thể chế tài chính, các sở định giá, các thể chế đa quốc gia (hiệp ước song phương, đa phương, các khối liên kết khu vực) dần dần được hình thành cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành xu hướng tự do hóa. Tự do hóa bao gồm cả bốn khía cạnh: tự do thương mại, tự do dòng vốn, tự do chính sách đầu tư, tư nhân hóa. Tự do hóa đem lại khả năng thâm nhập thị trường, tiếp cận nguồn lực và năng lực sản xuất bên ngoài biên giới doanh nghiệp và ngoài biên giới quốc gia dễ dàng hơn.

Quá trình tự do hóa và giảm bớt rào cản về thương mại quốc tế, đầu tư kết hợp với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin đã cơ bản thay đổi bối cảnh cạnh tranh toàn cầu của các MNCs. Các MNCs vừa phải tìm cách tiếp cận thị trường mới, cắt giảm chi phí sản xuất và rút ngắn vòng đời sản phẩm. Toàn cầu hóa khiến cho cạnh tranh không còn hạn chế trên quy mô thị trường trong nước mà vượt lên quy mô thị trường quốc tế, cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt hơn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

4.2. Tái cơ cấu và thay đổi tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp

Chính sự thay đổi trong môi trường cạnh tranh khiến các doanh nghiệp, các MNCs phải tìm cách thay đổi cơ cấu hoạt động sao cho linh hoạt hơn. Cơ cấu tổ chức theo chiều dọc đã tồn tại từ lâu trong các doanh nghiệp giờ đây được chuyển dần sang cơ cấu tổ chức phẳng theo ban đa chức năng. Chính cơ cấu gọn nhẹ đó

Mạng lưới sản xuất toàn cầu - thực trạng và triển vọng - 5


khiến doanh nghiệp không thể ôm đồm hết tất cả các công đoạn sản xuất mà phải tập trung vào những hoạt động sản xuất chính có giá trị cao hơn và đưa ra bên ngoài các hoạt động khác. Từng doanh nghiệp cần phải tìm được lợi thế cạnh tranh cho mình và xác định vị trí của mình trong GVCs. Sự tái cơ cấu này có được là nhờ vào sự phát triển của công nghệ giúp liên kết các hoạt động sản xuất đơn lẻ với nhau. Cơ cấu doanh nghiệp cần phải thay đổi để phù hợp với quá trình cạnh tranh hiện tại, đồng thời sự thay đổi trong cấu trúc tổ chức doanh nghiệp này cho phép doanh nghiệp chuyên môn hóa sâu hơn. Vì thế, trong GPNs có sự tham gia của nhiều loại hình công ty.

4.3. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

FDI đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành và phát triển của GPNs. Nguồn vốn FDI từ các công ty đầu tàu đầu tư vào các quốc gia khác hình thành nên sự tập trung công nghiệp tại một số khu vực nhất định từ đó tạo nền tảng để có được các liên kết bên ngoài doanh nghiệp. Đồng thời FDI góp phần định hướng vị trí, vai trò của các quốc gia khác trong GPNs. Hướng đầu tư FDI của nước chủ đầu tư ở các nước chủ nhà sẽ xác định lĩnh vực mà quốc gia đó tham gia vào GPNs. Nhà kinh tế Nhật Bản Shojiro Tokwaga khẳng định rằng, chính FDI của Nhật Bản đã làm dẫn đến quá trình hình thành RPNs. Mạng lưới này hình thành một cơ cấu sản xuất không nhằm phụ vụ tiêu dùng thị trường nội địa, mà hướng tới trực tiếp phục vụ nhu cầu thị trường Châu Âu và Mỹ. FDI Nhật Bản khác với Mỹ và Châu Âu về động cơ, hình thức và tác động ảnh hưởng của đầu tư tới các quốc gia chủ nhà. Trước hết, FDI Nhật Bản có xu thế hướng tới hoạt động thương mại và được thể hiện rất rõ trong các hình thức liên doanh sản xuất và chuyển giao công nghệ mở. FDI của Nhật Bản nhắm tới phát triển kinh tế của các quốc gia chủ nhà và từ đó các nước này lại tác động ngược lại, bổ sung cho sự phát triển kinh tế Nhật Bản. Trong khi đó, mục đích của FDI ở các nước phương Tây chỉ là tìm kiếm lợi nhuận cho các công ty của mình. Vì sự khác biệt này nên GPNs của mỗi một công ty đầu tàu, tại mỗi khu vực mang nhiều điểm khác biệt nhau.


V. Vai trò của mạng lưới sản xuất toàn cầu‌

5.1. GPNs đối với doanh nghiệp

Có thể nói mạng lưới sản xuất thể hiện sự chuyên môn hóa sản xuất cao độ. Mỗi quốc gia khi tham gia vào mạng lưới sản xuất đều tận dụng được lợi thế cạnh tranh của mình, vì thế quốc gia nào cũng có được lợi ích. Tuy nhiên cũng tùy thuộc vào mức độ tham gia của quốc gia đó vào mạng lưới sản xuất toàn cầu, và trình độ hiện tại của nước đó mà lợi ích đem lại cho mỗi quốc gia là không giống nhau.

Hầu hết các doanh nghiệp ở những nước phát triển đều có tiềm lực mạnh vì thế họ đóng vai trò là các công ty đầu tàu trong PNs. Sự phân tán sản xuất ra bên ngoài biên giới quốc gia trước tiên giúp các công ty đầu tàu dễ dàng tiếp cận với các nguồn lực mới như là: nguồn nhân lực, nguyên liệu, vật liệu…Nguồn nhân lực ở đây bao gồm cả lao động bậc thấp và lao động bậc cao. Rõ ràng, nếu doanh nghiệp tiếp cận được các nguồn nguyên vật liệu dồi dào, nguồn lao động giá rẻ thì chi phí sản xuất sẽ giảm. Mặc dù trong mạng lưới sản xuất chỉ có sự lan tỏa tri thức từ các công ty đầu tàu sang các nhà cung cấp địa phương, tại các quốc gia kém phát triển hơn người ta vẫn có thể tìm thấy một số người có trình độ quản lý, trình độ kĩ thuật cao. Do đó, việc đa dạng hóa nguồn nhân lực giúp các công ty đầu tàu có thể tập hợp được nhiều lựa chọn, có cơ hội sử dụng các nguồn lực mới giúp nâng cao khả năng sáng tạo của doanh nghiệp. Thứ hai, các công ty đầu tàu khi phân tán sản xuất của mình ra các thị trường nước ngoài sẽ dễ dàng tiếp cận với các thị trường mới hơn. Sở dĩ như vậy là do gần như toàn bộ quy trình sản xuất sản phẩm đã được đưa ra ngoài, do các nhà cung cấp địa phương đảm nhiệm nên việc vận chuyển hàng hóa, sản phẩm tới thị trường giảm đáng kể, hơn nữa lại dễ dàng tránh các rào cản thuế quan.

Các nhà sản xuất địa phương khi liên kết với các công ty đầu tàu (thường là những doanh nghiệp lớn, có vị trị dẫn đầu trong ngành) sẽ nâng cao được vị trí của mình trên thị trường. Một đặc trưng của mạng lưới sản xuất là quá trình chuyển giao tri thức và công nghệ. Mỗi nhà cung cấp địa phương khi tham gia vào mạng lưới đều tiếp thu được công nghệ và tri thức, phương thức quản lý từ công


ty đầu tàu. Quá trình tiếp thu tri thức này diễn ra liên tục vì thế dần dần nó sẽ góp phần tạo dựng năng lực sản xuất cho các nhà cung cấp tại các quốc gia kém phát triển hơn. Ban đầu các nhà cung cấp chỉ là những người sản xuất theo mẫu gốc (OEM), nhưng sau một quá trình tiếp nhận tri thức, công nghệ lâu dài họ có khả năng chuyển sang thiết kế mẫu gốc (ODM), thậm chí có thể trở thành những nhà tạo ra thương hiệu gốc (OBM).


5.2. GPNs đối với nền kinh tế quốc gia

GPNs là biểu hiện của quá trình toàn cầu hóa cao độ. Trong GPNs có sự liên kết, hợp tác của nhiều doanh nghiệp tại các quốc gia khác nhau vì vậy GPNs tăng cường quan hệ kinh tế giữa các quốc gia cùng trong mạng lưới sản xuất. Sự hợp tác giữa các thành viên trong GPNs thông qua nhiều kênh có thể theo cách truyền thống là FDI, cũng có thể hợp tác theo hình thức liên doanh, hợp đồng bản quyền, hay liên minh chiến lược. Các hình thức hợp tác này giúp cho các quốc gia trong GPNs thu hút sự chú ý của các nhà đầu từ nước ngoài. Chính vì thế mặc dù FDI đóng vai trò hình thành nên GPNs nhưng ngược lại sự tham gia vào GPNs lại có tác động thúc đẩy thu hút dòng FDI vào một quốc gia.

Hơn nữa, việc tham gia vào GPNs cũng thúc đẩy sự tăng trưởng của thương mại đặc biệt là thương mại nội ngành. Chúng ta thấy rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa các khâu sản xuất khi được chia tách ra các khu vực địa lý khác nhau. Đầu ra của khối sản xuất này sẽ trở thành đầu vào của quá trình sản xuất khác. Để phối hợp hoạt động trong GPNs đầu ra của từng khối sản xuất phải được trao đổi với nhau thông qua hoạt động thương mại. Vì vậy GPNs càng phát triển thì trao đổi thương mại giữa các nước càng tăng lên.

Nhờ có quá trình chuyển giao công nghệ mà các nước phát triển có cơ hội để phát triển công nghiệp của mình và đuổi kịp các nước phát triển khác. Ban đầu chỉ là sự thay đổi năng lực sản xuất của từng doanh nghiệp đơn lẻ, nhưng nếu các có các chính sách phù hợp thì năng lực sản xuất của toàn ngành sẽ nâng cao.


Ngoài ra quá trình tích tụ công nghiệp của GPNs góp phần hình thành nên các cụm công nghiệp, khu công nghiệp tập trung tại những nước đã tham gia vào GPNs. Các trung tâm công nghiệp này tạo tiền đề quan trọng để phát triển nền công nghiệp của chính quốc gia này. Vì vậy, tham gia vào GPNs giúp các nước đang phát triển tạo dựng năng lực sản xuất, phát triển công nghiệp tiến tới công nghiệp hóa và đạt được tốc độ tăng trưởng cao.


5.3. GPNs đối với nền kinh tế khu vực và thế giới

Có thể nói GPNs đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế khu vực và toàn cầu. Sự liên kết các doanh nghiệp trong một khu vực địa lý nhất định hay trên toàn thế giới trong khuôn khổ hoạt động của GPNs tạo ra cơ hội cho tất cả quốc gia cùng đạt được giá trị gia tăng, có được sự thịnh vượng. Do đó việc hình thành GPNs sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế của tất cả các quốc gia, rút ngắn khoảng cách giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển. Hơn nữa GPNs tạo ra một mạng lưới thống nhất góp phần làm cho hoạt động sản xuất toàn khu vực, toàn cầu diễn ra nhanh chóng, giảm thiểu được nhiều chi phí và nguồn lực. Đồng thời mức độ chuyên môn hóa trong GPNs rất cao độ hơn là trong những mô hình thương mại truyền thống nên nó tạo ra năng suất lao động cao hơn. Đồng thời sự chuyên môn hóa này cũng thúc đẩy từng doanh nghiệp, từng quốc gia không ngừng cải thiện và nâng cao trình độ, năng lực của mình. Đó là động lực không ngừng cho sự phát triển. Nếu một mạng lưới sản xuất toàn cầu được hình thành nó sẽ thúc đẩy công nghệ, tăng năng suất lao động toàn thế giới.

Nhìn chung GPNs đem lại lợi ích cho các doanh nghiệp, mỗi quốc gia thành viên, do đó mạng lại nhiều lợi ích cho kinh tế khu vực nói riêng và kinh tế toàn cầu. GPNs đồng thời cũng tăng cường tính liên kết giữa các khu vực kinh tế với nhau, tạo ra sự chuyên môn hóa giữa những khu vực này.


CHƯƠNG 2‌‌

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA MẠNG LƯỚI SẢN XUẤT TOÀN CẦU


I. Mạng lưới sản xuất toàn cầu trong một số ngành

1.1. Mạng lưới sản xuất trong công nghiệp điện tử

1.1.1. Những thay đổi trong ngành công nghiệp điện tử

Nền kinh tế mới bùng nổ tại Mỹ đã hình thành một xu hướng sản xuất chuyên môn hóa theo chiều dọc trong ngành công nghiệp điện tử với mức độ chuyên môn hóa cao. Các công ty bắt đầu di chuyển sản xuất sang các nước có chi phí sản xuất thấp, đặc biệt là Trung Quốc. Các công ty mới xuất hiện trong ngành công nghiệp điện tử, đặc biệt là trong lĩnh vực phần cứng, phần mềm, máy tính, dịch vụ tin học, thiết bị Internet, các thiết bị di động như Laptop, hay thiết bị số hỗ trợ cá nhân đã thay đổi diện mạo của toàn ngành. Trong suốt thập niên 1970 các công ty mới nổi, đặc biệt là các nhà sản xuất Chíp thế hệ mới như Intel, National Semiconductor hay AMD, Apple, Microsoft và Compad… đã tạo ra thung lũng Silicon tại California. Khác với các công ty máy tính thế hệ đầu tiên (IBM, Digital Equipment ở Mỹ, Fujitsu ở Nhật Bản hay Siemens ở Đức), các công ty ở thung lũng Silicon không sản xuất toàn bộ một hệ thống máy tính mà chỉ sản xuất một vài bộ phận cốt lõi như là mạch vi xử lý, hệ điều hành. Các thiết bị điện tử đều được lắp ráp từ những linh kiện tiêu chuẩn hóa ví dụ như: con chíp; hệ điều hành, ổ đĩa, màn hình…Các linh kiện này đều được mua từ các công ty khác, rồi lắp ráp theo nhiều cách khác nhau sẽ cho ra những sản phẩm riêng biệt giữa các công ty. Hệ thống sản xuất ở thung lũng Silicon là một hệ thống chuyên môn hóa theo chiều dọc cao độ [47]. Một số công ty trong số đó như Intel, Microsoft, Sun hay Cisco đã có được vị trí thống lĩnh thị trường.

Tăng trưởng của mô hình mới trong ngành đã làm cho số lượng các nhà thầu phụ xuất hiện rất nhiều. Các nhà thầu phụ thường là những công ty nhỏ trong


các trung tâm công nghệ cao như thung lũng Silicon, làm nhiệm vụ lắp ráp các bảng mạch với nhưng bộ phận tiêu chuẩn như: điện trở, cuộn dây, dây cáp. Trong suốt thập niên 1990, một loại công ty lắp ráp mới đã ra đời gọi là nhà sản xuất theo hợp đồng (CM: contract manufacture), họ là những công ty có quy mô lớn cung cấp dịch vụ liên kết sản xuất cho các công ty tạo ra thương hiệu. Tuy nhiên các quy trình sản xuất của những CM đều bị các nhà sản xuất thiết bị theo mẫu gốc kiểm soát. Các CM phải đáp ứng các yêu cầu kĩ thuật của OEMs. So với các nhà lắp ráp truyền thống, các CM cung cấp tất cả các nhân tố của quá trình sản xuất bao gồm cả xây dựng sản phẩm, lắp ráp các bảng mạch, lắp ráp hoàn thiện và cấu hình máy tính, các thiết bị khác, cũng như là mua bán, phân phối, và dịch vụ sửa chữa[48]. Hãng Flextronics đã thành lập 62 nhà máy tại nhiều nước trên thế giới và xây dựng nhiều công xưởng, nhà máy chế tạo tại 70 nước. Hãng SCI cũng đã có 100 nhà máy được thiết lập trên thế giới. Số lượng các nhà sản xuất theo hợp đồng trong thời kỳ 1996-200 tăng 50% và tổng thu nhập trong thời kì đã tăng lên 4 lần[10].

Thông qua quá trình mua lại, các CM đóng vai trò là người xây dựng mạng lưới, liên kết rất nhiều nhà máy với các nhà sản xuất khác trong một thị trường, một khu vực cụ thể. Năm 1996, Slectron một nhà sản xuất theo hợp đồng hàng đầu, đã có mặt trên 10 khu vực trên thế giới; đến năm 2000 có gần 50 chi nhánh trên toàn cầu [53]. Các CM cố gắng để có mặt tại tam giác kinh tế tư bản của thế giới và kết hợp sự điều hành của các nền kinh tế hàng đầu với công nghệ sản xuất hàng loạt ở các nước đang phát triển. Đối với Bắc Mỹ, Mexico là thị trường có chi phí sản xuất thấp, Châu Á có Malaysia, Trung Quốc (Trung Quốc đang có số lượng các nhà máy của các CM lớn nhất thế giới), với Châu Âu là Hungary, Phần Lan, Cộng Hòa Séc, Romania [50].

Sự ra đời của phương thức “just-in-time” đã chuyển sự phân công lao động quốc tế truyền thống dựa trên quá trình lắp ráp thủ công và công nghệ đơn giản sang một loại hình khác. Sản xuất, công nghệ và tốc độ phát triển tại những nước đang phát triển là nhỏ hơn các nước phát triển. Toàn bộ quy trình sản xuất ở các khu vực chi phí thấp được kiểm soát bởi áp lực và các tiêu chuẩn kĩ thuật do các CM đưa

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/05/2022