Quan Điểm Phát Triển Bền Vững Rau An Toàn Ở Hà Nội


Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất RAT của những cơ sở có uy tín cho thấy tình trạng không ổn đinh, thiếu bền vững trong việc ổn định chất lượng RAT của Hà Nội thời gian qua.

Sản lượng RAT được tiêu thụ với giá cao hơn rau thường chỉ chiếm 29,6 đến 38,4% còn lại gần 70% sản lượng RAT được tiêu thụ tự do trên thị trường như những loại rau khác.

Sự thay đổi liên tục các và thiếu nhất quán trong quy định về quản lý sản xuất - tiêu thụ RAT đã gây khó khăn cho công tác cập nhật quy định, hướng dẫn thực hiện các quy định ở cơ sở. Quy định riêng của Hà Nội về quản lý chất lượng RAT cũng chưa phù hợp nhưng lại làm cho RAT của Hà Nội khác với RAT của các địa phương khác trong cả nước, là một yếu tố gây sự không minh bạch về chất lượng RAT khi RAT ở các tỉnh khác về lưu thông trên thị trường RAT của Hà Nội cũng như khi đưa RAT của Hà Nội tham gia thị trường RAT của cả nước.

Hà Nội không có hệ thống chính sách riêng cho Chương trình RAT nhưng đã vận dụng một số chính sách nhưng kết quả còn có những hạn chế do nguồn lực thực hiện chính sách phải phân tán để phục vụ nhiều nội dung khác nhau trong phát triển sản xuất nông nghiệp; bất hợp lý trong quy định; thiếu kiên quyết trong chỉ đạo triển khai thực hiện; các đối tượng khó tiếp cận chính sách do không biết hoặc do quy định quá khó khăn.

Đề án sản xuất và tiêu thụ RAT giai đoạn 2009 - 2015 đã được phê duyệt nhưng khả năng không hoàn thành được kế hoạch do gặp nhiều vướng mắc về suất đầu tư và quy hoạch vùng sản xuất khi triển khai thực.

Hà Nội đã phê duyệt định hướng quy hoạch mạng lưới sản xuất RAT đến năm 2020 nhưng vì mới là định hướng nên chưa được công nhận trong hệ thống quy hoạch chung, tính ổn định, tính pháp lý không cao, gây cản trở cho công tác đầu tư công đối với đầu tư cơ sở hạ tầng; người sản xuất chưa yên


tâm đầu tư sản xuất; không liên kết được với các quy hoạch ngành khác làm tăng nguy cơ ô nhiễm vùng sản xuất. Thiếu nội dung quy hoạch hệ thống tiêu thụ, phân phối sản phẩm; hệ thống sơ chế để phục vụ phát triển RAT.

So với yêu cầu, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất RAT mới chỉ đạt từ 5,61% đến 38,73%; Cơ sở hạ tầng phục vụ tiêu thụ RAT chỉ đạt từ 3% đến dưới 20%. Rõ ràng với thực trạng như vậy, yếu tố này đã và đang cản trở sự phát triển bền vững RAT ở Hà Nội.

Công tác hỗ trợ kỹ thuật cho vùng sản xuất RAT được tăng cường nên đã bước đầu cải thiện được ứng xử của người sản xuất và tiêu thụ RAT. Tuy vậy số người được tập huấn vẫn còn quá ít; hiện tượng không thực hiện đúng quy định còn tương đối phổ biến, vãn còn lạm dụng phân đạm, sử dụng thuốc BVTV sai quy định; Phần lớn các mô hình sau khi kết thúc thì không duy trì và phát triển được; hoạt động sơ chế, chế biến chưa có gì đáng kể... Nguyên nhân chính của những hạn chế trên là do cơ chế, phương pháp triển khai công tác hỗ trợ kỹ thuật chưa phù hợp; ý thức tự giác của người dân chưa cao.

Các loại hình tổ chức sản xuất - tiêu thụ RAT ở Hà Nội gồm 4 loại hình chính là các nông hộ; nhóm nông dân liên kết; các HTX và doanh nghiệp.

Các nông hộ nắm giữ tư liệu sản xuất quan trọng nhất là đất đai, có kinh nghiệm sản xuất, là lực lượng sản xuất chính, sản xuất ra trên 90% sản lượng RAT của Thành phố nhưng sản xuất tự phát, quy mô nhỏ, khả năng tự đầu tư thấp, tùy tiện trong việc chấp hành các quy định về sản xuất - tiêu thụ RAT nên gặp những thách thức về kiểm soát chất lượng sản phẩm; quy mô sản xuất và liên kết tiêu thụ sản phẩm.

Nhóm nông dân liên kết là hình thức mới, tỏ ra có ưu điểm khi sản xuất với quy mô nhỏ.

Hiện nay thì có 32 HTX có hoạt động sản xuất và tiêu thụ RAT, chiếm 76,1% các tổ chức sản xuất đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản


xuất RAT. Các HTX có kinh nghiệm tổ chức sản xuất, đội ngũ cán bộ có kỹ năng thực hành tốt nhưng chưa điều hành được sản xuất do khả năng cung cấp các dịch vụ, nhất là khả năng tiêu thụ sản phẩm còn yếu; kế hoạch sản xuất còn cảm tính; công tác giám sát chất lượng nội bộ còn bị bỏ ngỏ; trông chờ vào đầu tư công; chưa có hiểu biết đầy đủ về xây dựng và duy trì thương hiệu. Công tác tổ chức sản xuất của các doanh nghiệp tương đối bài bản, thương hiệu bước đầu có uy tín trên thị trường nhưng chí phí trung gian cao, quy mô nhỏ, chỉ đáp ứng được cho một số lượng nhỏ khách hàng, chưa dung

hòa được lợi ích giữa doanh nghiệp và người nông dân.

Hiệu quả kinh tế giữa sản xuất RAT và rau thường không có sự khác biệt rõ rệt. Giá trị ngày công lao động của hộ sản xuất rau thường cao hơn nhiều so với sản xuất RAT. Đây là trở ngại lớn trong phát triển RAT theo quy mô nhỏ do người nông dân vẫn “lấy công làm lãi”.

Các chỉ tiêu yêu cầu về tiêu thụ đối với phát triển RAT của Hà Nội chỉ đạt dưới 30%, nguyên nhân chính là do chưa xây dựng và triển khai quy hoạch mạng lưới tiêu thụ; chưa thay đổi được ứng xử của người tiêu dùng đối với vấn đề RAT và công tác quản lý chất lượng, xuất xứ hàng hóa trên thị trường chưa được quan tâm đúng mức.

Hệ thống chỉ đạo sản xuất đã có nhưng hoạt động chưa nhịp nhàng do thiếu kiên quyết trong chỉ đạo. Công tác giám sát chất lượng bởi các cơ quan chức năng của Nhà nước nhận được sự tin tưởng của xã hội nhưng hiện nay lực lượng này chưa đáp ứng được yêu cầu của phát triển RAT. Công tác giám sát nội bộ yếu cả về lượng và chất; Giám sát bởi các tổ chức chứng nhận thì đạt về chất lượng nhưng kinh phí tốn kém và cũng chưa nhận được sự ủng hộ của người tiêu dùng nên chưa mở rộng được.

Thông tin về phát triển RAT ở Hà Nội được chuyển tải đến người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng trực tiếp từ các cơ quan chức năng liên quan


đến phát triển RAT thông qua các hình thức tập huấn, hội thảo, hệ thống khuyến nông viên, màng lưới viên BVTV xã; cán bộ kỹ thuật chỉ đạo sản xuất hoặc gián tiếp thông qua hệ thống đài phát thanh tại địa phương (huyện, xã) và các phương tiện thông tin đại chúng.

Hoạt động thông tin, tuyên truyền, nhất là trong lĩnh vực tiêu thụ RAT bước đầu có những chuyển biến, tuy nhiên thực hiện rời rạc, không thường xuyên, thiếu tính chuyên nghiệp. Các đài phát thanh tại địa phương (huyện, xã) đã thể hiện được vai trò tích cực nhưng ngược lại các phương tiện thông tin đại chúng khác lại chưa thực sự phát huy được vai trò chuyển tải các nội dung của những chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất - tiêu thụ RAT đến các đối tượng quan tâm; chưa đi sâu vào khuyến cáo người tiêu dùng, người sản xuất tích cực ủng hộ để phát triển chương trình.


CHƯƠNG 4

GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

RAU AN TOÀN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI


4.1 Quan điểm phát triển bền vững rau an toàn ở Hà Nội

“Xây dựng và nâng cao năng lực hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm bảo đảm về VSATTP phù hợp các tiêu chuẩn tiên tiến của khu vực và trên thế giới; góp phần bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng thực phẩm; đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế” là mục tiêu tổng quát của Chương trình mục tiêu Quốc gia Vệ sinh an toàn thực phẩm giai đoạn 2006-2010 (Thủ tướng Chính phủ, 2007) [34]

Thành phố Hà Nội mở rộng với trên 6,4 triệu người và 2 - 2,5 triệu lượt khách đến học tập, làm việc, thăm quan du lịch hàng năm đã trở thành thị trường lớn của nông sản an toàn (UBND Thành phố Hà nội, 2007)[38]. Theo ước tính, lượng RAT cần có để cung ứng cho nhu cầu ăn tươi của người dân là khoảng trên 2.000 tấn/ngày, tương đương 750.000 tấn/năm. Ngoài ra còn nhu cầu sử dụng nước ép từ RAT, rau khô và các sản phẩm rau chế biến vì vậy sản lượng RAT cần có trong thời gian tới là rất lớn. Vì vậy quan điểm phát triển RAT ở Hà Nội trong giai đoạn tới như sau:

- Phát triển bền vững RAT không chỉ là vấn đề tất yếu của sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững hiện nay do nhu cầu của cuộc sống trong việc bảo vệ an toàn môi trường sống, sức khỏe người trực tiếp sản xuất, sức khỏe người tiêu dùng mà còn góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nông sản hàng hoá trong điều kiện Việt Nam đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), mở ra thị trường tiêu thụ rộng rãi trong và ngoài nước.


- Tạo việc làm, góp phần nâng cao thu nhập, đời sống người sản xuất.

- Giảm thiểu tác động gây ảnh hưởng, gây ô nhiễm môi trường.

4.2 Phương hướng và mục tiêu phát triển bền vững rau an toàn ở Hà Nội đến 2020

4.2.1 Phương hướng

- Khai thác điều kiện lợi thế của vùng sinh thái, phát huy tối đa các nguồn lực, tập trung chỉ đạo nhằm hình thành và phát triển các vùng chuyên canh sản xuất RAT quy mô tập trung, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm phục vụ cho nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu. (UBND Thành phố Hà nội, 2007) [39]

- Đạt được sự tăng trưởng ổn định về diện tích, sản lượng và chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của sản phẩm RAT.

- Từng bước đáp ứng yêu cầu về RAT của người tiêu dùng về chất lượng và giá cả ổn đinh, phù hợp.

- Thay đổi xu hướng ứng xử của người sản xuất nông nghiệp và người tiêu dùng theo hướng chủ động có trách nhiệm đối với chất lượng sản phẩm và sức khỏe cộng đồng.

4.2.2 Mục tiêu

Mục tiêu cụ thể năm 2010 là duy trì 11.650 ha rau, rà soát, kiểm tra

2.105 ha rau đang được quản lý, giám sát theo quy trình sản xuất RAT và hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho những vùng đủ điều kiện để chuyển sang sản xuất RAT. Đồng thời, phát triển thêm diện tích trồng RAT ở các vùng sản xuất tập trung, nâng tổng diện tích sản xuất RAT đạt 2.400 - 2.500 ha với năng suất đạt trung bình 20 tấn/ha/vụ, sản lượng đạt 150.000 đến 155.000 tấn/năm, có khả năng đáp ứng trên 20 % nhu cầu của người tiêu dùng.(Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nôi, 2009) [26,27]

Mục tiêu đến năm 2015 là tiếp tục duy trì và mở rộng diện tích rau lên


13.930,6 ha. Phát triển diện tích RAT ở các vùng sản xuất tập trung nhằm phấn đấu đưa tổng diện tích sản xuất RAT đạt 5.000 đến 5.500 ha với năng suất đạt trung bình 20tấn/ha/vụ, sản lượng đạt 320.000 đến 325.000 tấn/năm, có khả năng đáp ứng 40% nhu cầu của người tiêu dùng. Số diện tích rau còn lại sẽ được tác động các biện pháp kỹ thuật và phân công cán bộ, quản lý, giám sát thực hiện quy trình sản xuất RAT. .(Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nôi, 2009) [26,27]

Bảng 4.1. Mục tiêu phát triển rau an toàn của Hà Nội


Chỉ tiêu

2010*

2015*

2020**

Diện tích rau các loại (ha)

11.650

13.930,6

16.276,7

Diện tích RAT (ha)

2.400-2.500

5.000-5.500

5.600-6.000

Năng suất RAT (tấn/ha/vụ)

20

20

22-23

Sản lượng RAT (1.000 tấn/năm)

150-155

320-325

400-450

Khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường (%)

≥ 20%

≥ 40

≥ 60

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 252 trang tài liệu này.

Nghiên cứu giải pháp phát triển bền vững rau an toàn ở Hà Nội - 20

Nguồn: (*): Đề án sản xuất và tiêu thụ RAT của Thành phố Hà Nội giai

đoạn 2010 - 2015

(**): Theo tính toán của tác giả


Mục tiêu đến năm 2020 là tiếp tục duy trì và mở rộng diện tích rau lên 16.276,7 ha. Phát triển diện tích RAT ở các vùng sản xuất tập trung nhằm phấn đấu đưa tổng diện tích sản xuất RAT đạt 5.600 - 6.000 ha với năng suất đạt trung bình 22 - 23 tấn/ha/vụ, sản lượng đạt 400.000 đến 450.000 tấn/năm, có khả năng đáp ứng 60% nhu cầu của người tiêu dùng.

4.3 Các giải pháp chủ yếu phát triển bền vững rau an toàn ở Hà Nội

Để phát triển bền vững RAT, cần phải tiến hành nhiều giải pháp đồng bộ trên cơ sở sử dụng tốt các điều kiện sản xuất - kinh doanh từng bước hạn chế và khắc phục các yếu tố tác động tiêu cực đến việc mở rộng phát triển RAT.


Trong khuôn khổ của luận án, tác giả xin đưa ra những nhóm giải pháp chủ yếu để phát triển bền vững RAT trên địa bàn Hà Nội như sau:

4.3.1 Xây dựng và triển khai thực hiện thể chế và chính sách khuyến khích phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an toàn

4.3.1.1 Thống nhất về các quy định thực hiện GAP trong sản xuất rau an toàn Lộ trình thực hiện các quy định về sản xuất RAT theo quyết định số 99/2008/QĐ-BNN, ngày 15/10/2008 của Bộ Nông nghiệp & PTNT cần được

Bộ thể chế hóa để phù hợp với thực tiễn sản xuất hiện nay, trong đó:

- Giai đoạn 1:

+ Triển khai một số nội dung cơ bản của GAP để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên rau.

+ Chuẩn bị các điều kiện để thực hiện GAP trên rau. Xây dựng một số mô hình hạt nhân thực hiện ViêtGAP để khuyến cáo, từng bước mở rộng diện tích.

Giai đoạn này có thể kéo dài từ 2 - 3 năm tại Hà Nội.

- Giai đoạn 2:

+ Thực hiện trên diện rộng nội dung về truy nguyên nguồn gốc và xuất xứ sản phẩm;

+ Bắt buộc công bố hợp quy đối với sản phẩm RAT do các tổ chức là doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh; khuyến khích công bố hợp quy đối với các sản phẩm RAT do các HTX; cá nhân sản xuất và kinh doanh.

Giai đoạn này có thể kéo dài từ 2 - 3 năm.

- Giai đoạn 3: Áp dụng công bố hợp quy đối với tất cả sản phẩm RAT trước khi lưu thông trên thị trường.

4.3.1.2 Hà Nội cần thiết phải có một chính sách riêng, đồng bộ cho chương trình sản xuất - tiêu thụ rau an toàn

Trên cơ sở vận dụng quyết định 107/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư 59/2009/TT-BNNPTNT, ngày 09/9/2009; Thông tư số 50/2009/TT-BNNPTNT, ngày 26/9/2009 của Bộ Nông nghiệp & PTNT

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/01/2023