Hiện Trạng Hệ Thống Thiết Bị Phân Tích, Kiểm Tra Chất Lượng Rau


quả cao và có biện pháp xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm... Tuy nhiên loại hình quản lý này chưa mở rộng được do sự chỉ đạo chưa quyết liệt từ một số UBND cấp Huyện; chưa có sự hỗ trợ của Nhà nước đối với các cán bộ kỹ thuật, các HTX, nhất là cán bộ chỉ đạo sản xuất ở các vùng sản xuất RAT mới hình thành, còn nhiều khó khăn.

3.8.1.3 Hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm

Hà Nội hiện có 3 hình thức quản lý chất lượng RAT: i) Hệ thống quản lý bởi các cơ quan chức năng của Thành phố; ii) Hệ thống quản lý giám sát nội bộ tại các cơ sở sản xuất; iii) Hệ thống giám sát của các Tổ chức chứng nhận.

Bảng 3.36. Mc độ hoàn thin của c nh thc giám t


c chỉ tiêu

Giám t bi c cơ

quan chức năng

Giám t

nội bộ

Giám t bi c t

chức chứng nhận

1. Đội ngũ cán bộ




- Số lượng

*

*

***

- Trình độ

**

*

****

2. Trang thiết bị

**

*

***

3. Hệ thống tiêu chí





***

*

****

giám sát




4. Cường độ giám sát

*

*

****

5. Niềm tin của xã hội

****

*

**

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 252 trang tài liệu này.

Nghiên cứu giải pháp phát triển bền vững rau an toàn ở Hà Nội - 19

(*) Yếu: Đáp ứng dưới 40% yêu cầu

(**) Trung bình: Đáp ứng được 40-60% yêu cầu (***) Khá: Đáp ứng được 60-70% yêu cầu (****) Tốt: Đáp ứng được trên 70% yêu cầu

Nguồn: Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội


Giám sát bởi các cơ quan chức năng của Nhà nước nhận được sự tin tưởng của xã hội nhưng hiện nay lực lượng này chưa đáp ứng được yêu cầu của phát triển RAT. Công tác giám sát nội bộ yếu cả về lượng và chất; Giám


sát bởi các tổ chức chứng nhận thì đạt về chất lượng nhưng kinh phí tốn kém và cũng chưa nhận được sự ủng hộ của người tiêu dùng.

a. Hoạt động của hệ thống quản lý nhà nước

Nội dung hoạt động quản lý chất lượng của hệ thống các cơ quan chức năng của nhà nước được thể hiện dưới các hoạt động thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất.

Công tác kiểm soát quá trình sản xuất RAT được thực hiện theo sơ đồ 3.4

Các tiêu chí để giám sát bao gồm các chỉ tiêu về điều kiện sản xuất - sơ chế RAT; các tiêu chuẩn VSATTP của sản phẩm RAT.

Hàng năm Sở Nông nghiệp & PTNT đã phát hiện 100 - 200 trường hợp vi phạm/năm, trong đó đã xử phạt vi phạm hành chính nhiều trường hợp.

Kiểm tra điều kiện sản xuất đánh giá các nguy cơ gây ô nhiễm

Kiểm tra điều kiện sơ chế đánh giá các nguy cơ gây ô nhiễm

Đất

Nước tưới

Nhân lực

Nhà

xưởng

Nước sơ chế

Nhân lực

 


Tập huấn kỹ thuật

sản xuất

Tăng cường chỉ đạo, giám sát thực hiện quy trình sản xuất:

- Cử cán bộ cắm điểm chỉ đạo tại các vùng sản xuất rau chính

- Lấy mẫu điển hình để phân

tích


SẢN XUT RAU AN TOÀN

Xây dựng mô hình ứng dụng TBKT

SẢN PHM RAT

Cấp GCN đủ điều kiện sản xuất, sơ chế RAT nếu đủ điều kiện

Sơ đồ 3.5. Sơ đồ kiểm soát quá trình sản xuất rau an toàn


Các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn Hà Nội (Bộ NN&PTNT, Cục BVTV, Cục VSATTP) cũng rất quan tâm đến công tác kiểm tra sản xuất, sơ chế RAT trên địa bàn Hà Nội, nhất là trước và trong các đợt cao điểm như tháng hành động về sinh an tòan thực phẩm, trước Tết nguyên đán...

Công tác kiểm tra giám sát kinh doanh RAT của các ngành thương mại gần như không chủ động thực hiện do mặt hàng quản lý của ngành thương mại quá rộng, thiếu cán bộ, thiếu kiến thức chuyên môn về RAT. Qua kết quả điều tra cho thấy: Các cửa hàng bán RAT nằm trong các chợ đã có sự quản lý của Ban quản lý chợ và đã chấp hành khá tốt các quy định về kinh doanh RAT. Còn lại các cửa hàng treo biển bán RAT nằm trên các tuyến phố, nhất là mặt các phố nhỏ hoặc các ngõ, các khu dân cư thì hầu như chưa có sự quản lý của cơ quan chức năng và chính quyền địa phương.

b. Hệ thống giám sát nội bộ tại các cơ sở sản xuất - kinh doanh rau an toàn

Như đã phân tích tại phần 3.6 Thực trạng các hình thức tổ chức sản xuất rau an toàn ở Hà Nội, hệ thống giám sát nội bộ được triển khai tốt tại các doanh nghiệp. Phần lớn các HTX hiện nay không còn duy trì đội kỹ thuật vì vậy nên công tác tự hướng dẫn, giám sát tại các cơ sở còn bị bỏ ngỏ mặc dù đây là hình thức phù hợp với sản xuất nhỏ lẻ hiện nay.

c. Hệ thống giám sát của các Tổ chức chứng nhận

Hiện nay trên địa bàn Hà Nội có 4 Tổ chức chứng nhận hoạt động nhưng các tổ chức này chỉ triển khai giám sát đối với những diện tích được thuê nên hoạt động còn rất nhiều hạn chế. Trong năm 2008, 2009 diện tích RAT được giám sát bởi các tổ chức chứng nhận là 12,3 ha, chiếm 0,15% DTGT rau của Thành phố.

3.8.2 Hiện trạng hệ thống thiết bị phân tích, kiểm tra chất lượng rau

Hệ thống thiết bị phân tích, kiểm tra chất lượng chỉ được trang bị tại các cơ quan chuyên môn và một số tổ chức chứng nhận.


- Thiết bị phân tích nhanh


Để bước đầu phục vụ công tác kiểm tra chất lượng rau quả trên địa bàn Hà Nội, từ năm 2005, Sở Nông nghiệp và PTNT đã giao Chi cục BVTV thử nghiệm hệ thống thiết bị phân tích nhanh của Đài Loan và một số Test thử nhanh thuốc BVTV của Thái Lan (GT - Test Kit) dưới sự hướng dẫn chuyên môn của Cục BVTV. Qua quá trình thử nghiệm và thực hiện phân tích, các thiết bị phân tích nhanh này bộc lộ các nhược điểm chỉ xác định được định tính (có hoặc không) với độ chính xác không cao nên thiếu tính pháp lý để xử phạt; Chỉ phát hiện được 2 nhóm hoạt chất BVTV là Cacbamat và Lân hữu cơ, chiếm 10-15% thuốc BVTV sử dụng. Do vậy, thiết bị phân tích nhanh hiện nay chưa đáp ứng được công tác quản lý chất lượng rau.

- Thiết bị phân tích định lượng dư lượng thuốc BVTV (sắc ký)


Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội có một số Trung tâm phân tích chuyên ngành được trang bị hệ thống phân tích này như: Trung tâm Kiểm định thuốc BVTV phía Bắc (thuộc Cục BVTV); Trung tâm Phân tích môi trường (thuộc Sở Tài nguyên môi trường và Nhà đất Hà Nội)… Các mẫu rau lấy trong quá trình thanh tra, kiểm tra đều gửi thuê phân tích ở các Trung tâm này. Tuy vậy, quá trình thực hiện vẫn còn gặp một số mặt hạn chế như thời gian gửi và nhận mẫu nhiều khi phụ thuộc Trung tâm, không chủ động; Thời gian trả lời kết quả thường chậm (tối thiểu từ 7-10 ngày), không phục vụ kịp thời công tác quản lý; Chi phí thuê phân tích cao (từ 2 - 4 triệu đồng/mẫu).

Tóm lại, hệ thống chỉ đạo tương đối bài bản nhưng hoạt động, phối hợp chưa nhịp nhàng, hiệu quả còn hạn chế. Năng lực của hệ thống kiểm soát, giám sát chất lượng còn yếu, thiếu về thiết bị, nội dung hoạt động. Đây là một trong những cản trở chính cần khắc phục nhanh trong giai đoạn tới thì mới tạo điều kiện thúc đẩy chương trình RAT phát triển.


3.9 Thực trạng công tác thông tin, tuyên truyền về sản xuất - tiêu thụ rau an toàn

3.9.1 Kết quả thực hiện công tác thông tin tuyên truyền về phát triển rau an toàn ở Hà Nội

Thông tin về phát triển RAT ở Hà Nội được chuyển tải đến người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng trực tiếp từ các cơ quan chức năng liên quan đến phát triển RAT thông qua các hình thức tập huấn, hội thảo, hệ thống khuyến nông viên, màng lưới viên BVTV xã; cán bộ kỹ thuật chỉ đạo sản xuất hoặc gián tiếp thông qua hệ thống đài phát thanh tại địa phương (huyện, xã) và các phương tiện thông tin đại chúng.

Bảng 3.37. Kết quả thc hin công c thông tin tuyên truyn về phát trin rau an toàn ở Hà Ni

Nguồn

thông tin

nh thc tuyên

truyền

Kết quả thực hiệ

n

Số lượng và nội dung

Hiệu quả

1. Trực tiếp

Tập huấn, hội thảo,

Đã tuyên truyền trực tiếp cho


từ các cơ

hệ thống khuyến

59.017 lượt người

Độ chính xác cao

quan chức

nông viên; màng

Phát hành khoảng 1 triệu tờ rơi, tài

nhưng hạn chế về

năng

lưới viên BVTV xã;

liệu;

mức độ chuyển


phát hành tờ rơi,

Duy trì từ năm 2008 đến nay trang

tải, lan tỏa thông


các pano, áp phích,

Web RAT Hà Nội

tin


công báo; trang

Hàng năm đều có Pano, áp phích



Web RAT Hà

tuyên truyền về RAT treo ở những



Nội…

trục đường chính, các chợ chính…


2. Hệ thống

Phát tin, bài

Trung bình 1 bài/tháng

Đôi khi còn có

đài phát


Nội dung: hướng dẫn kỹ thuật,

những thông tin

thanh tại địa


thông tin về chủ trương, chính sách

chưa chính xác

phương


khuyến khích phát triển RAT, các

nhưng độ lan tỏa



điển hình sản xuất RAT giỏi…

mạnh

3. Hệ thống

Tin, bài, phóng sự

Trung bình 1 bài/tháng

Kể cả về số lượng

phương tiện


Nội dung: hướng dẫn kỹ thuật,

và nội dung còn

thông tin


thông tin về chủ trương, chính sách

chưa đạt yêu cầu

đại chúng


khuyến khích phát triển RAT, các




điển hình sản xuất RAT giỏi; các




mặt trái của phát triển RAT…


Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra năm 2009


Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các cơ quan chức năng là hướng dẫn thực hiện các quy định, chính sách của Nhà nước. Bằng các hình thức trực tiếp và gián tiếp, các cơ quan chức năng có liên quan ở Hà Nội đã bằng nhiều hình thức để chuyển tải đến người dân những chủ trương, chính sách, quy định của nhà nước về phát triển RAT. Thông qua Trung tâm Khuyến nông Hà Nội, hầu hết các đài phát thanh tại các vùng trồng rau đều có các chuyên mục về RAT được phát hàng tuần. Nội dung các bản tin rất phong phú: hướng dẫn kỹ thuật trồng RAT, chuyển tải các quy định về quản lý sản xuất, kinh doanh RAT, nêu các gương sản xuất RAT điển hình; thông báo các hộ vi phạm quy định trong sản xuất RAT. Các cơ quan thông tấn, báo chí (báo nói, báo hình và báo viết) cả của Trung ương và Thành phố đều có tin, bài, phóng sự về phát triển RAT.

3.9.2 Tác động của công tác thông tin tuyên truyền

Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, phần lớn người tiêu dùng đều biết đến chương trình RAT nhưng lại không biết mua RAT ở đâu, những địa chỉ không tin cậy về sản xuất – kinh doanh RAT; cách nhận biết và phân biệt RAT với rau thường…Đôi khi các thông tin về mặt trái của sản xuất rau trên một số báo, trang Web đã gây hoang mang cho người sản xuất và tiêu dùng, hậu quả là một bộ phận người tiêu dùng “ngoảnh mặt” với chương trình RAT.

Người tiêu dùng Hà Nội cho rằng rau là thực phẩm có nhiều mối lo ngại nhất (Nguyễn thị Tân lộc, 2002) [21], đặc biệt là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (Moustier P, 2006) [56]. Tuy nhiên, việc xác định chất lượng của rau còn gặp khó khăn, người tiêu dùng chỉ biết xác định độ an toàn của rau bằng cách quan sát trực tiếp hoặc sử dụng khứu giác (ngửi) hoặc thông qua nhãn hiệu về nguồn gốc của rau tại các cửa hàng, quầy hàng, siêu thị bán RAT.


Bảng 3.38. Sự tin tưởng của khách hàng tại Hà Nội đối với rau an toàn

Đơn vị tính: %



Tiêu chí

Khách hàng

Cửa hàng

Siêu thị

Người

Tiêu dùng

Hoàn toàn tin tưởng

Chưa hoàn toàn tin tưởng Không tin tưởng

80

20

-

75

25

-

27,3

54,2

18,5

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2009

Đánh giá sự tin tưởng của khách hàng vào sản phẩm RAT tại một số cửa hàng, siêu thị Hà Nội cho thấy chỉ có 27,3% khách hàng hoàn toàn tin tưởng vào chất lượng RAT được bán ở các cửa hàng, siêu thị.


“Hàng ngày tôi vẫn phải mang rau ra chợ Nhà xanh (Cầu Giấy) bán, nếu có bán đắt hơn một chút thì người mua thắc mắc ngay, tôi bảo RAT thì phải đắt hơn, khách hàng hỏi ngay rau ở đâu mà an toàn, an toàn gì ra đến đây? Tôi bảo, tôi ở Phúc Lý, người đó trả lời, chẳng nghe RAT Phúc Lý bao giờ”

Phát biểu tại hội thảo về RAT tại Từ Liêm – Hà Nội..


Hoạt động thông tin, tuyên truyền, nhất là trong lĩnh vực tiêu thụ RAT bước đầu có những chuyển biến, tuy nhiên thực hiện rời rạc, không thường xuyên, thiếu tính chuyên nghiệp. Các đài phát thanh tại địa phương (huyện, xã) đã thể hiện được vai trò tích cực nhưng ngược lại các phương tiện thông tin đại chúng khác lại chưa thực sự phát huy được vai trò chuyển tải các nội dung của những chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất - tiêu thụ RAT đến các đối tượng quan tâm; chưa đi sâu vào khuyến cáo người tiêu dùng, người sản xuất tích cực ủng hộ để phát triển chương trình.


Như vậy, đánh giá chung về chương trình RAT của Hà Nội từ năm 1996 đến nay đã đạt được nhiều kết quả: DTGT RAT có xu hướng tăng qua các năm, đến năm 2009, DTGT RAT là 1995 ha, chiếm 25,24% DTGT rau; Năng suất RAT liên tục tăng và gần tương đương với rau thường; Chất lượng rau có những chuyển biến rõ rệt; Cơ cấu, chủng loại ngày càng phong phú, đa dạng; Đang từng bước hình thành được các vùng sản xuất hiện đại, có quy mô hàng hóa... tuy nhiên vẫn chưa đạt kế hoạch đề ra, chưa đáp ứng được nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng. Nguyên nhân chính là do trong thời gian qua Chương trình gặp những cản trở không nhỏ do sự thiếu đồng bộ trong thể chế, chính sách; công tác quy hoạch còn chậm; cơ sở hạ tầng thiếu thốn cả về số lượng và chất lượng; Ứng xử của người sản xuất và người tiêu dùng chưa thay đổi nhiều mặc dù đã có nhiều mô hình hỗ trợ để chuyển giao TBKT, tập huấn, tuyên truyền đươc tổ chức để khuyến cáo mở rộng sản xuất; hoạt động xúc tiến thương mại, thông tin tuyên truyền còn manh mún, chưa chuyên nghiệp; Hệ thống chỉ đạo sản xuất đã có nhưng hoạt động chưa nhịp nhàng, thiếu kiên quyết; Nhân lực, trang thiết bị và chế tài phục vụ công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng RAT còn rất thiếu. ....

Tóm tắt chương 3


Diện tích, sản lượng RAT của Hà Nội có xu hướng tăng qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng không ổn định, và đến 2007 thì việc mở rộng DTGT RAT có chiều hướng chững lại, chỉ chiếm trên 20% diện tích và tổng sản lượng rau. Năng suất RAT liên tục tăng và gần tương đương với rau thường (khoảng 190 - 195tạ/ha). Cơ cấu, chủng loại ngày càng phong phú, đa dạng.

Chất lượng VSTTP rau trong sản xuất đại trà, RAT cũng đã có những dấu hiệu tốt nhưng vẫn còn tổn tại tỷ lệ số mẫu không đạt tiêu chuẩn VSATTP tại các vùng sản xuất RAT, đặc biệt là tại các vùng đã được cấp

Xem tất cả 252 trang.

Ngày đăng: 10/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí