Thực Trạng Công Tác Quản Lý Giám Sát Kiểm Tra Sản Xuất - Tiêu Thụ Rau An Toàn


bán duy nhất một mặt hàng rau đã không tồn tại được (Nguyễn Thị Tân Lộc, 2009) [22].

Một số HTX, doanh nghiệp đã giành được các hợp đồng cung ứng RAT cho các nhà hàng, khách sạn và bếp ăn tập thể (trường học, doanh nghiệp…) hoặc trực tiếp cung ứng RAT đến tận các hộ gia đình.


Đồ th ị 3 4 S ự t ă ng lên v ề s ố l ượ ng đ i ể m bán RAT trên đị a bàn 1

Đồ th3.4. Stăng lên vslượng đim bán RAT trên địa bàn Hà Ni

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2009.


Có thể nhận thấy hệ thống phân phối RAT còn manh mún, nhỏ lẻ, có phát triển nhưng chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng. Hiện trạng hệ thống phân phối thực sự cản trở sự phát triển bền vững RAT của Hà Nội. Theo chúng tôi, nguyên nhân chính của hạn chế này là do yếu tố hiệu quả kinh tế. Kinh doanh RAT chưa thực sự ổn định về nguồn hàng, khả năng tiếp cận với khách hàng và mức độ sinh lợi từ các cửa hàng, quầy hàng...


Nhóm nông dân



Nông hộ



Doanh

0,1%


95%


nghiệp





4,9%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 252 trang tài liệu này.


Tiêu thụ theo giá RAT 29,6 – 38,4%



- HTX

- Doanh nghiệp

- Nhóm nông dân tự ký hợp đồng

Chợ dân sinh

Người bán hàng rong


NGƯỜI TIÊU DÙNG

TỔNG SẢN LƯỢNG RAU AN TOÀN 100%

Tiêu thụ trên thị trường tự do với giá rau thường

61,6 -70,4%

Sơ đồ 3.3. Kênh tiêu thụ rau trên thị trường Hà Nội


3.7.2 Hoạt động xúc tiến thương mại rau an toàn

Những năm gần đây, công tác xúc tiến thương mại RAT đã bước đầu được Thành phố và các sở ngành, các địa phương quan tâm. Hoạt động xúc tiến thương mại tập trung vào các nội dung chính là tổ chức phiên chợ RAT và tham gia các hội chợ triển lãm và tập huấn về maketting sản phẩm RAT.

Hàng năm, Sở NN&PTNT và mỗi huyện tổ chức 1-2 phiên chợ RAT


nhằm giới thiệu thành tựu và các sản phẩm RAT đến người tiêu dùng Hà Nội, tạo điều kiện cho người sản xuất, các doanh nghiệp tiếp cận với người tiêu dùng; mở rộng giao lưu học tập kinh nghiệm sản xuất và tiêu thụ sản phẩm RAT. Các Phiên chợ thường tổ chức từ một đến hai buổi hội thảo về RAT với 100-200 đại biểu gồm các nhà khoa học, nhà quản lý và xã viên các HTX. Đồng thời, Ban tổ chức phát hành sách báo, tờ rơi, tài liệu kỹ thuật tuyên truyền cho phiên chợ và giới thiệu kỹ thuật sản xuất RAT. Ngoài ra hàng năm các đơn vị, hợp tác xã đã tham gia nhiều hội chợ do các cơ quan Trung ương, các tổ chức khác và các tỉnh bạn đứng ra tổ chức như: Hội chợ Agroviet, Phiên chợ giống cây trồng vật nuôi và vật tư nông nghiệp, Hội chợ nông nghiệp quốc tế Cần Thơ, giới thiệu sản phẩm RAT trên trang Web xúc tiến thương mại của Sở NN&PTNT…

Một số tổ chức nước ngoài, các cơ quan Trung ương và Hà Nội đã mở các lớp tập huấn cho cán bộ các doanh nghiệp nông nghiệp và HTX về tiếp cận thị trường, maketing sản phẩm nông nghiệp, nhất là RAT.

Các hoạt động xúc tiến thương mại trên đã có tác động tích cực đến nhận thức của người tiêu dùng, người sản xuất RAT, làm cầu nối cho người sản xuất và người tiêu dùng, tạo đà phát triển sản xuất và tiêu thụ RAT trong những năm tới.Tuy nhiên, các hoạt động xúc tiến thương mại thời gian qua thực hiện rời rạc, không thường xuyên, thiếu tính chuyên nghiệp nên hiệu quả không cao.

3.7.3 Hỗ trợ cơ sở hạ tầng tiêu thụ rau an toàn

Năm 2006 Huyện Đông Anh, Hà Nội đã hỗ trợ để cải tạo chợ đầu mối Vân Nội thành chợ đầu mối duy nhất tại Hà Nội có khu vực bán RAT riêng. Theo Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội thì yêu cầu phát triển của chương trình RAT ở Hà Nội cần khoảng 6 chợ đầu mối để tiêu thụ RAT, như vậy hiện nay mới đáp ứng được 16,6% yêu cầu.


Hàng năm Sở Nông nghiệp & PTNT hỗ trợ cho 2 đến 3 HTX thuê địa điểm và một số dụng cụ thiết yếu để mở cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại các khu dân cư. Mức độ hỗ trợ nhỏ, đạt khoảng 4,2 - 6% so với yêu cầu số lượng và còn đơn giản về chất lượng (chưa hỗ trợ xây dựng khu bảo quản, sơ chế có công suất tương đối lớn).

3.7.4 Vấn đề quản lý xuất xứ hàng hóa rau an toàn

Theo quy định thì RAT trước khi đưa ra thị trường được sơ chế, được bao gói trong bao bì hợp vệ sinh, chất liệu không gây ô nhiễm, có nhãn mác, niêm phong ghi rõ thông tin của nhà sản xuất (tên, địa chỉ, điện thoại, thương hiệu, hạn sử dụng) nhưng thực tế RAT thường được bán buôn cho các cửa hàng, siêu thị.

Kết quả điều tra về tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp RAT của các đối tượng kinh doanh cho thấy các đơn vị kinh doanh RAT hiện nay đều chú trọng đến độ an toàn của rau và xếp tiêu chí này là số 1. Những siêu thị lớn, có sản lượng tiêu thụ hàng ngày lớn như siêu thị Metro Cash & Carry, Big C, Intimex… luôn lựa chọn nhà cung cấp có độ chuyên nghiệp cao, có khả năng đáp ứng về sự đa dạng của chủng loại rau, mẫu mã bao bì và thông tin đi kèm, các giấy tờ chứng minh tính pháp lý của đơn vị và nguồn gốc sản phẩm…

Tiêu thụ RAT trực tiếp đến các nhà hàng, khách sạn, bếp ăn tập thể hoặc trực tiếp cung ứng rau đến tận các hộ gia đình cũng đặt tiêu chí độ an toàn của rau lên hàng đầu.

Theo Sở Nông nghiệp & PTNT và Chi cục BVTV Hà Nội thì hàng năm đều có các đợt thanh tra liên ngành kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm RAT tại một số quầy kinh doanh RAT tại một số siêu thị. Kết quả kiểm tra 6 siêu thị và 17 cửa hàng kinh doanh RAT trên địa bàn Thành phố năm 2008 có 14 cơ sở (chiếm 61% ) kinh doanh một số chủng loại rau do người cung ứng rau khai thác ở chợ đầu mối, ở ngoài vùng sản xuất RAT, không rõ nguồn gốc


trong đó có cả rau của các nước lân cận; phát hiện các hiện tượng vi phạm quy định như có sự chênh lệch về số lượng hàng hóa trong hợp đồng cung ứng và lượng hàng hóa thực kinh doanh tại quầy; rau được bao gói nhưng không có niêm phong…


“Có tình trạng một số cửa hàng RAT vẫn nhập nhằng về nguồn gốc, chất lượng, làm giảm lòng tin người tiêu dùng, khiến cho những sản phẩm sạch khó có chỗ đứng”.

Ông Nguyễn Hồng Anh, Phó chi cục trưởng Chi cục BVTV Hà Nội.


Qua các đợt kiểm tra gần đây cho thấy, trên thị trường xuất hiện nhiều điểm kinh doanh RAT giả, thậm chí ngay cả những cơ sở uy tín như siêu thị cũng trà trộn, lừa dối người tiêu dùng.

Theo Kinh tế đô thị - 04/03/2010


Tóm lại:

Hệ thống phân phối RAT còn manh mún, nhỏ lẻ, có phát triển nhưng chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng. Hiện trạng hệ thống phân phối thực sự cản trở sự phát triển bền vững RAT của Hà Nội.

Công tác quản lý nguồn gốc, xuất xứ, bao bì, nhãn mác RAT vẫn là một hoạt động chưa được quan tâm đúng mức.

3.8 Thực trạng công tác quản lý giám sát kiểm tra sản xuất - tiêu thụ rau an toàn

3.8.1 Thực hiện công tác quản lý nhà nước trong sản xuất rau an toàn

3.8.1.1 Hệ thống văn bản pháp quy trong quản lý sản xuất và chất lượng rau an toàn

Ở nước ta nói chung, địa bàn Hà Nội nói riêng, vấn đề sản xuất RAT về thời gian thực hiện cho đến nay chưa dài, nhưng đã được Chính phủ, các Bộ


có liên quan cũng như UBND thành phố, các Sở, Ban, Ngành chức năng rất quan tâm. Hệ thống các văn bản quy định về quản lý sản xuất và tiêu thụ RAT từ các cơ quan có thẩm quyền đã hình thành và tính đến nay đã tương đối đầy đủ. Hệ thống các văn bản hiện hành đến nay gồm:

+ Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật năm 2007

+ Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm (nay là Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm).

+ Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực vật được UBTVQH 10 thông qua ngày 25/7/2001.

+ Quy định về Quản lý sản xuất và kinh doanh rau, quả chè an toàn ban hành kèm theo Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN, ngày 15/10/2008 của Bộ Nông nghiệp & PTNT.

+ Quy trình thực hành nông nghiệp tốt trên rau (VietGAP) ban hành kèm theo quyết định số 379/QĐ - KHCN- BNN, ngày 28/1/2008 của Bộ Nông nghiệp & PTNT.

+ Các Quyết định, Thông tư về phát triển sản xuất RAT (Phụ lục 1).

+ Ban hành 34 quy trình kỹ thuật sản xuất RAT cho các chủng loại rau chính.

Ngoài ra, hàng năm Thành phố Hà Nội phát động “Tháng hành động vì chất lượng VSATTP” đã có tác dụng nâng cao ý thức của xã hội về ATVSTP nói chung và RAT nói riêng.

Với hệ thống văn bản pháp luật trên, sản xuất RAT có điều kiện thuận lợi phát triển và có khung để đánh giá chất lượng RAT.

Tuy nhiên các chế tài để xử phạt hoặc các quy định xử lý vi phạm trong lĩnh vực sản xuất - kinh doanh RAT còn có những hạn chế. Mức xử phạt đối với hành vi vi phạm trong kinh doanh thuốc BVTV còn thấp (300.000 -

5.000.000 đ/lần) đã không có tính răn đe, tránh tái phạm. Mặc dù phát hiện


được hàng hóa vi phạm chất lượng VSATTP nhưng việc tiêu hủy còn khó khăn do chưa có hướng dẫn thực hiện cụ thể đối với sản phẩm rau.

3.8.1.2 Hệ thống chỉ đạo sản xuất.

UBND Thành phố Hà Nội

Phòng Kinh tế, Trạm BVTV, Trạm Khuyến nông, Các tổ chức phụ nữ, nông dân, thanh niên

Việc kiểm soát quy trình sản xuất và kiểm soát về chất lượng rau của Thành phố Hà Nội hiện tại có thể được mô tả theo sơ đồ hệ thống chỉ đạo sản xuất RAT như sau: (Sơ đồ 3.4).



Sở Công Thương (công tác tiêu thụ RAT)

Sở Nông nghiệp và PTNT

(chỉ đạo sản xuất)


UBND quận, huyện


UBND xã


Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, các ngành, đoàn thể


Đội, tổ, nhóm sản xuất RAT


Hộ sản xuất RAT

Sơ đồ 3.4. Hệ thống chỉ đạo sản xuất RAT của Hà Nội


Hà Nội đã thành lập Ban chỉ đạo công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, trong đó có chú trọng phát triển RAT, trong đó giao Sở Nông nghiệp và PTNT là cơ quan chủ trì giúp cho UBND Thành phố trong việc quản lý Nhà nước về sản xuất RAT; Sở Công Thương là cơ quan chủ trì giúp cho UBND Thành phố trong việc quản lý Nhà nước về tiêu thụ RAT.

Hệ thống chỉ đạo sản xuất RAT của Hà Nội là một hệ thống xuyên suốt từ UBND Thành phố đến các UBND xã, phường. Các cơ quan chức năng được giao thực hiện các nội dung cụ thể theo chức năng và nhiệm vụ quản lý nhà nước của từng đơn vị. Ngoài ra, tại các mô hình trình diễn, các cơ quan chuyên môn như Chi cục BVTV, Trung tâm Khuyến Nông, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Viện Nghiên cứu Rau Quả, Viện Nông hóa thổ nhưỡng…còn cử cán bộ trực tiếp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật và chỉ đạo sản xuất trong thời gian từ 5 tháng đến 2 năm tùy từng mô hình.

Tuy nhiên, sự phối hợp hoạt động của cả hệ thống lại chưa nhịp nhàng.


“ Một số huyện chưa hiểu rõ trách nhiệm trong thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trong Đề án, do vậy chưa chủ động trong công tác triển khai thực hiện Đề án, nhất là việc lập dự án xây dựng các vùng sản xuất RAT tập trung”.

“Chính quyền địa phương một số xã, phường chưa nhận thức được vai trò trách nhiệm trong công tác quản lý RAT và thuốc BVTV ở cơ sở, đa số các địa phương ngại va chạm, nên việc phát hiện và phối hợp với các cơ quan chuyên môn để xử lý vi phạm của nông dân rất hạn chế, hiệu quả chưa cao”.

Bà Nguyễn Thị Hoa - Chi cục trưởng Chi cục BVTV Hà Nội phát biểu tại Hội nghị giao ban về tiến độ thực hiện Đề án Sản xuất và Tiêu thụ RAT Thành phố Hà Nội, ngày 3/8/2010.


Qua theo dõi nhiều năm, chúng tôi nhận thấy, nếu có sự sâu sát của chính quyền địa phương thì công tác, hoạt động của cán bộ kỹ thuật đạt hiệu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/01/2023