Giải Pháp Phát Huy Nội Lực Và Ý Thức Tự Giác Của Các Tổ Chức, Cá Nhân Tham Gia Sản Xuất - Kinh Doanh Rat


đối bài bản, đội ngũ kỹ thuật trình độ cao, có khả năng tự giám sát, tự chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm nhưng hoạt động chủ yếu vì mục đích lợi nhuận vì vậy cần có các hỗ trợ về mặt kinh tế để dung hòa lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích của xã hội trong giai đoạn bước đầu.

- Doanh nghiệp được hưởng lợi từ sự đầu tư và hỗ trợ đầu tư của Nhà nước, của địa phương về các khoản đầu tư công mang tính cộng đồng về cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng… phục vụ cho sản xuất, sơ chế, chế biến, tiêu thụ theo Quyết định số 107/2008/QĐ - TTg ngày 30/07/2008.

- Được ưu tiên thuê đất hoặc giao đất có thu tiền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai tại các vùng sản xuất an toàn tập trung và được hưởng mức ưu đãi cao nhất về tiền sử dụng đất, giá thuê đất theo các quy định hiện hành phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của doanh nghiệp theo tinh thần Quyết định số 107/2008/QĐ - TTg ngày 30/07/2008 về một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, sơ chế, tiêu thụ rau, quả, chè an toàn đến năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ để doanh nghiệp có đất xây dựng trụ sở, cơ sở sơ chế, chế biến bảo quản sản phẩm, nơi để phân bón, thuốc BVTV, dụng cụ lao động... phục vụ cho sản xuất - kinh doanh RAT.

- Được hỗ trợ sau đầu tư nếu tham gia đầu tư vào sản xuất và kinh doanh RAT như hệ thống sơ chế, bảo quản, đường giao thông nội đồng, hệ thống điện, thủy lợi… tại vùng sản xuất tập trung. Mức hỗ trợ cụ thể theo từng dự án được phê duyệt nhưng không quá 50%.

- Được hỗ trợ để trực tiếp thuê đất tổ chức sản xuất.

- Được hỗ trợ về xây dựng, duy trì và phát triển nhãn hiệu RAT. Mức hỗ trợ không quá 70% và theo dự án được phê duyệt.

- Được hỗ trợ đầu tư xây dựng các chợ đầu mối, các điểm, cơ sở giới thiệu và tiêu thụ RAT.


- Được hướng dẫn và hỗ trợ kỹ thuật về công bố hợp quy đối với sản phẩm RAT.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 252 trang tài liệu này.

- Được hưởng cơ chế đầu tư đặc thù cho vùng sản xuất - kinh doanh RAT.

- Được hỗ trợ về các thủ tục vay vốn đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh RAT.

Nghiên cứu giải pháp phát triển bền vững rau an toàn ở Hà Nội - 22

- Được đào tạo, tập huấn để nâng cao nhận thức và cách ứng xử… nhất là đối với đội ngũ lãnh đạo, đội ngũ cán bộ kỹ thuật sản xuất, sơ chế, chế biến bảo quản…

- Được tham gia các đề án, dự án, xây dựng mô hình trình diễn khi các dự án, đề án, mô hình triển khai tại địa phương nơi doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh RAT.

* Đối với hợp tác xã:

Đây là tổ chức kinh tế được hình thành từ sự tự nguyện tham gia của các hộ gia đình có điều kiện sản xuất RAT, là loại hình chủ yếu trong sản xuất

- tiêu thụ RAT hiện nay (chiếm đến 90%). Để các tổ chức này hoạt động tốt cần có những giải pháp để giúp các HTX nâng cao khả năng nhằm đảm nhận tốt các khâu dịch vụ trong quá trình sản xuất và tiêu thụ RAT: thủy lợi, điện, cung ứng vật tư nông nghiệp, cung ứng giống, dịch vụ bảo vệ cây trồng; dịch vụ kỹ thuật sản xuất và liên kết tiêu thụ sản phẩm. Các giải pháp chính để các HTX sản xuất - tiêu thụ RAT phát triển bền vững bao gồm:

- Hỗ trợ nâng cao năng lực thực hiện các dịch vụ đầu vào cho sản xuất:

+ Nâng cao năng lực quản lý và sử dụng các hạng mục thủy lợi, hệ thống điện, hệ thống đường giao thông, hệ thống sơ chế, giới thiệu sản phẩm được đầu tư tại các vùng sản xuất;

+ Hỗ trợ hình thành hệ thống cung ứng vật tư nông nghiệp chất lượng cao tại địa phương: xây dựng hệ thống cửa hàng trực tiếp hoặc liên doanh, liên kết với các đơn vị cung ứng có uy tín;


+ Hỗ trợ thành lập đội dịch vụ kỹ thuật của các HTX thực hiện 2 chức năng chính là dịch vụ kỹ thuật (hướng dẫn quy trình kỹ thuật, dịch vụ bảo vệ cây trồng…) và giám sát nội bộ;

- Hỗ trợ nâng cao năng lực tổ chức sản xuất - tiêu thụ RAT: Xây dựng quy chế, quy định vùng sản xuất; xây dựng phương án, kế hoạch sản xuất; tập huấn kỹ năng chỉ đạo sản xuất; hình thành đội ngũ giảng viên nông dân (TOT) tại HTX…

- Hỗ trợ nâng cao năng lực tiêu thụ sản phẩm:

+ Hỗ trợ ban đầu để xây dựng các cửa hàng giới thiệu sản phẩm;

+ Hỗ trợ xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm; công bố hợp quy;

+ Hỗ trợ liên doanh, liên kết tiêu thụ sản phẩm.

- Được tham gia các đề án, dự án, xây dựng mô hình trình diễn khi các dự án, đề án, mô hình triển khai tại địa phương.

* Đối với các hộ gia đình sản xuất kinh doanh rau an toàn

- Được hưởng lợi từ sự đầu tư và hỗ trợ đầu tư của Nhà nước, của địa phương về các khoản đầu tư công mang tính cộng đồng về cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng… phục vụ cho sản xuất kinh doanh.

- Có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho người tham gia sản xuất RAT thực hiện việc dồn điền, đổi thửa, cho thuê, chuyển nhượng đất để cho đất đai liền vùng, liền thửa và được ưu tiên thuê đất hoặc giao đất có thu tiền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh từng hộ theo 107/2008/QĐ - TTg ngày 30/07/2008 về một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, sơ chế, tiêu thụ RAT đến năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ.

- Được hỗ trợ về vốn.

- Được đào tạo, tập huấn để nâng cao nhận thức và cách ứng xử…

- Được tham gia các đề án, dự án, xây dựng mô hình trình diễn khi các dự án, đề án, mô hình triển khai tại địa phương.


- Tham gia và tự chịu trách nhiệm về sản phẩm RAT do hộ nông dân sản xuất và kinh doanh.

Hoạt động 2: Các cơ quan chức năng thực hiện nghiêm túc, sát sao công tác hướng dẫn, quản lý, giám sát để tạo môi trường pháp lý lành mạnh cho các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất - tiêu thụ RAT cùng phát triển.

4.3.5.2 Giải pháp phát huy nội lực và ý thức tự giác của các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất - kinh doanh RAT

* Đối với doanh nghiệp:

- Nghiêm túc thực hiện đúng quy các quy định về sản xuất - kinh doanh

RAT.

- Thực hiện nghiêm túc công tác giám sát nội bộ, luôn có ý thức nâng

cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản xuất.

- Tiếp nhận và sử dụng đúng mục đích các hỗ trợ của Nhà nước.

- Chủ động học tập nâng cao chuyên môn về sản xuất, sơ chế, chế biến, tiêu thụ RAT và áp dụng tốt kiến thức đã học vào quá trình sản xuất kinh doanh RAT của doanh nghiệp.

- Có ý thức trong việc ứng xử đối với các vấn đề nẩy sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh RAT.

- Chủ động trong việc xây dựng và đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng hệ thống kiểm tra, giám sát tại doanh nghiệp; Chủ động trong công tác xúc tiến thương mại, xây dựng thị trường trên cơ sở sử dụng các biện pháp, hình thức Maketting như in tờ rơi, tham gia hội chợ RAT, các hợp đồng bán ký gửi với các cửa hàng, siêu thị.

- Có cơ chế, chính sách khuyến khích nông dân sử dụng quyền sử dụng đất để góp vốn cổ phần hoặc liên doanh, liên kết với doanh nghiệp trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ RAT và hợp đồng lao động.


* Đối với các HTX

- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các hộ xã viên tự giác thực hiện nghiêm túc các quy định về sản xuất - kinh doanh RAT.

- Tiếp thu và sử dụng đúng mục đích các nguồn hỗ trợ từ Nhà nước.

- Chủ động nâng cao chất lượng dịch vụ đầu vào cho sản xuất. Tổ chức hoạt động có hiệu quả đội ngũ kỹ thuật tại cơ sở nhất là công tác hướng dẫn kỹ thuật và giám sát nội bộ, giám sát cộng đồng.

- Phấn đấu để trở thành đầu mối quan trọng trong việc xây dựng và thực hiện mối quan hệ liên kết giữa các nhà trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Chủ động trong việc lập kế hoạch sản xuất, tìm đầu ra cho sản phẩm và thúc đẩy hình thức kinh tế hợp tác phát triển.

- Có kế hoạch và chủ động trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng hệ thống kiểm tra, giám sát sản xuất, sơ chế bảo quản, chủ động trong công tác xúc tiến thương mại, xây dựng thị trường…

* Đối với các cá nhân tham gia sản xuất - kinh doanh RAT

- Tự giác thực hiện các quy định về sản xuất - kinh doanh RAT, chịu trách nhiệm đối với chất lượng sản phẩm rau do mình sản xuất.

- Chủ động thực hiện đúng định hướng quy hoạch, quy hoạch sản xuất RAT đã được phê duyệt. Đặc biệt chủ động trong công tác dồn điền đổi thửa để tạo điều kiện cơ giới hóa, hiện đại hóa sản xuất.

- Sử dụng đúng mục đích và có ý thức bảo vệ các cơ sở hạ tầng đã được đầu tư .

- Chủ động trong việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, thay đổi các hành vi vi phạm các nguyên tắc vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Chủ động tham gia học tập, tập huấn để nâng cao nhận thức về RAT và coi việc tham gia sản xuất RAT là bảo đảm sức khỏe và quyền lợi cho chính họ, gia đình họ và cho cả cộng đồng.


4.3.5.3Liên kết mở rộng vùng sản xuất rau an toàn

- Phối hợp, liên kết chặt chẽ các vùng rau xung quanh Hà Nội về sản xuất, tiêu thụ RAT. Nhu cầu tiêu thụ rau của Hà Nội là rất lớn nhưng ngành nông nghiệp Hà Nội chỉ tự cung cấp được khoảng 60 - 70% nhu cầu, phần còn lại do các vùng rau xung quanh Hà Nội cung cấp vì vậy nếu chỉ có Hà Nội phát triển RAT trong khi các tỉnh xung quanh không phát triển sản xuất RAT thì người tiêu dùng Hà Nội sẽ không bao giờ có đủ sản phẩm RAT đáp ứng nhu cầu.

- Cần có cơ chế hỗ trợ đầu tư cho các vùng rau xung quanh Hà Nội phát triển sản xuất RAT.

- Phối hợp tham gia công tác giám sát, kiểm tra, quản lý chất lượng rau các vùng xung quanh Hà Nội.

4.3.6 Thúc đẩy tiêu thụ rau an toàn

4.3.6.1 Khuyến khích phát triển các kênh phân phối rau an toàn

- Xây dựng và triển khai tốt quy hoạch hệ thống tiêu thụ từ chợ đầu mới

đến các cửa hàng, quầy hàng bán lẻ…

- Đa dạng hóa các kênh phân phối RAT, gồm:

+ Cửa hàng RAT tại các khu dân cư tập trung (chủ yếu ở các quận).

+ Quầy RAT tại các chợ dân sinh thông qua các tiểu thương bán lẻ.

+ Gian hàng RAT tại các siêu thị.

+ Phân phối trực tiếp từ các cơ sở sản xuất đến người tiêu dùng bằng các hình thức hợp đồng tiêu thụ (cá nhân, tập thể).

4.3.6.2 Hỗ trợ xây dựng, duy trì và phát triển thương hiệu rau an toàn

Tiêu chuẩn hóa, xây dựng và phát triển thương hiệu RAT để góp phần nâng cao trách nhiệm người tham gia kinh doanh RAT, tạo niềm tin của người tiêu dùng. Từng bước nâng cao thị phần của RAT trong hệ thống phân phối


thực phẩm chung của địa phương.

Nâng cao nhận thức của các cơ sở sản xuất RAT về tầm quan trọng của việc xây dựng, duy trì và phát triển thương hiệu cũng như nội dung bảo vệ thương hiệu.

4.3.6.3 Tiến hành các hoạt động marketing

- Tổ chức các kênh tuyên truyền, quảng bá về sản phẩm RAT, kịp thời thông tin đến người tiêu dùng về chất lượng, địa điểm, các cơ sở kinh doanh RAT có uy tín.

- Hình thức bao gói sản phẩm RAT cần được chú trọng để thu hút người tiêu dùng.

- Có thể tổ chức các đợt khuyến mại dưới nhiều hình thức để sản phẩm RAT tiếp cận đến nhiều đối tượng tiêu dùng.

4.3.6.4 Đẩy mạnh liên doanh, liên kết trong tiêu thụ rau an toàn

- Phấn đấu nâng cao sản lượng RAT được tiêu thụ thông qua các hợp

đồng kinh tế.

- Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia sản xuất, tiêu thụ RAT; Tham gia xây dựng kế hoạch sản xuất tiêu thụ RAT...

4.2.6.5 Rà soát và nghiên cứu ban hành chế tài xử lý vi phạm

- Tiến hành rà soát, hoàn thiện các quy định về quản lý kinh doanh thực phẩm nói chung và kinh doanh rau nói riêng.

- Ban hành các chế tài đủ mạnh để xử lý vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm trong kinh doanh thực phẩm, từng bước đưa kinh doanh rau vào nề nếp. Đồng thời có các hình thức tuyên truyền nhân rộng các điển hình tốt về sản xuất và tiêu thụ RAT.

Một vấn đề không kém phần quan trọng trong tiêu thụ sản phẩm nhằm thúc đẩy phát triển bền vững RAT trên địa bàn Hà Nội, đó là nâng cao nhận thức người tiêu dùng để người tiêu dùng hiểu và có cách ứng xử đúng, phù


hợp đối với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, sức khỏe của bản thân, của gia

đình và các vấn đề về môi trường chung.

4.3.7 Đẩy mạnh quản lý, giám sát chất lượng rau an toàn

4.3.7.1 Nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực sản xuất - kinh doanh rau an toàn

- Rà soát và phân công, phân nhiệm rõ ràng về trách nhiệm của chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng của thành phố trong phát triển bền vững RAT. Cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan quản lý về các vấn đề, các lĩnh vực phát triển RAT, đặc biệt là chính quyền cấp cơ sở.

- Triển khai đồng bộ các quy định đã ban hành và tiếp tục bổ sung những nội dung còn thiếu như:

+ Chế tài đủ mạnh để xử phạt các vi phạm trong hoạt động kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật.

Bộ chế tài xử phạt cho vấn đề an toàn thực phẩm nói chung và RAT nói riêng cần phải đủ mạnh. Chúng ta không thể dừng lại ở việc chỉ tiêu huỷ sản phẩm nếu phát hiện không an toàn mà phải được xử phạt nghiêm minh bằng với toàn bộ chi phí xã hội đã bỏ ra vì việc vi phạm của người sản xuất, kinh doanh.

+ Ban hành các QTKT sản xuất theo VietGAP cụ thể cho các chủng loại rau chính.

- Tăng cường thanh, kiểm tra trong sản xuất - kinh doanh rau và RAT.

Trên thực tế, xử lý những hành vi vi phạm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất và kinh doanh rau cũng chính là khuyến khích sản xuất - tiêu thụ RAT. Đứng trên quan điểm đó, chúng tôi mạnh dạn đề xuất chính quyền các cấp và các đơn vị chức năng của thành phố tăng cường kiểm tra việc thực hành các quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất rau và RAT, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; công bố định kỳ kết quả thanh, kiểm tra để có tính chất định hướng cụ thể cho người sản xuất và người tiêu dùng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/01/2023