Trong 32 HTX thì có 10 HTX đã có thương hiệu tập thể như RAT Vân Nội; RAT Đông Dư, RAT Lĩnh Nam; RAT Yên Mỹ, RAT Đặng Xá…
Để rõ hơn về cách khắc phục các trở ngại của loại hình HTX trong phát triển RAT, chúng tôi tiến hành khảo sát 2 HTX thành công trong lĩnh vực phát triển RAT là HTX dịch vụ nông nghiệp Văn Đức và Lĩnh Nam. Kết quả cho thấy muốn thành công, các HTX đã thực hiện các giải pháp sau:
- Địa bàn hoạt động là vùng sản xuất rau truyền thống và đã tham gia sản xuất RAT từ nhiều năm (từ năm 1996), diện tích sản xuất RAT tập trung (HTX Lĩnh Nam là 174 ha (100% diện tích); HTX Văn Đức là 200 ha (80,6% diện tích).
- Được UBND huyện đầu tư cơ sở hạ tầng tương đối tốt với sản xuất RAT, HTX Lĩnh Nam là nơi đầu tiên ở Hà Nội có hệ thống tưới khép kín bằng giếng khoan công suất lớn; 26% diện tích là nhà lưới; hệ thống sơ chế tương đối đồng bộ; có nhà điều hành, nhà nghỉ cho công nhân sản xuất.
- Làm tốt công tác dịch vụ sản xuất và liên kết tiêu thụ RAT
HTX Văn Đức đáp ứng 60 - 100% yêu cầu về vật tư nông nghiệp, thủy lợi, bảo vệ cây trồng của xã viên; có 20 đầu mối tiêu thụ ổn định, tiêu thụ được 30 - 40% sản lượng RAT. (UBND xã Văn Đức (2005-2009) [46]
HTX Lĩnh Nam đáp ứng 60 - 100% yêu cầu vật tư nông nghiệp, về thủy lợi, bảo vệ cây trồng và đặc biệt là tiêu thụ được 80% sản lượng RAT.(UBND xã Lĩnh Nam, 2005-2008) [43]
- Thành lập tổ giám sát kỹ thuật của cơ sở, hoạt động có hiệu quả. Đội giám sát có trình độ từ trung cấp nông nghiệp trở lên, gồm nhiều thành phần và có nguồn thu từ các hộ tham gia sản xuất (đội giám sát của Văn Đức là 14 người; của HTX Lĩnh Nam là 16 người) nhưng vẫn chưa đáp ứng được đòi
hỏi của VietGAP.
- Lương bình quân với số lao động thường xuyên của HTX là 500.000
đồng/tháng đến 1.750.000 đồng/người/tháng.
3.6.4 Loại hình doanh nghiệp
Bước đầu có một số doanh nghiệp tham gia sản xuất và tiêu thụ RAT trên địa bàn Hà Nội nhưng phần lớn tham gia mở các quầy hàng, cửa hàng bán RAT, còn tham gia thành chuỗi khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm thì số lượng rất khiêm tốn, nhiều doanh nghiệp sau 1 - 2 năm tham gia lĩnh vực này đã bỏ cuộc do thua lỗ triền miên như: Công ty Năm Sao, Hùng Sáng, Ngọc Quang. Tính đến thời điểm 12/2009, có 10 doanh nghiệp tham gia tiêu thụ RAT gồm 7 siêu thị và 3 công ty; 5 doanh nghiệp tham gia sản xuất và tiêu thụ RAT là Công ty TNHH NN MTV Đầu tư và PTNN Hà Nội, Công ty TNHH Thế Công, Cty cổ phần sản xuất nông sản Hà Nội, Doanh nghiệp tư nhân Nhật Thu và Công ty Cổ phần sản xuất và dịch vụ nông sản an toàn Hà An. Sở dĩ doanh nghiệp này trụ lại được do sự tâm huyết và tin tưởng vào tương lai phát triển của RAT.
“Vì bức xúc trước thực trạng rau không an toàn và tiềm năng của thị trường. Khi vào làm thì bị cuốn theo, không gỡ ra được".
“ Nếu cứ lỗ như năm trước thì Hà An phá sản rồi. Nhưng nay Hà An đã tìm được hướng đi mới. Hướng đi của Hà An là tới đây mở rộng thêm nhiều cửa hàng vì nó sẽ hứa hẹn tiềm năng.”
Phát biểu của ông Lê Năng Công Giám đốc Công ty cổ phần Hà An
Kết quả điều tra 5 doanh nghiệp sản xuất - tiêu thụ RAT cho thấy những cơ hội, thách thức đối với các doanh nghiệp này trong phát triển RAT như sau:
Bảng 3.33. Đánh giá cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp
đang tham gia sản xuất - tiêu thụ rau an toàn ở Hà Nội
Điểm mạnh
- Tổ chức tương đối chặt chẽ, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp
- Đội ngũ lãnh đạo có trình độ, được đào tạo tương
đối bản bản về điều hành sản xuất - kinh doanh .
- Đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ.
- Có nguồn vốn tương đối tốt. Có khả năng tự đầu tư tốt
- Quan tâm xây dựng thương hiệu; quản lý nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm bằng mã vạch.
- Mức độ chấp hành các quy định về RAT tương
đối tốt.
- Có cán bộ chuyên trách về tiêu thụ sản phẩm
- Thiết lập được kênh tiêu thụ sản phẩm, phần lớn
sản phẩm trước khi tiêu thụ được sơ chế.
Cơ hội
- Được hưởng lợi từ cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển RAT.
- Duy trì và phát triển thương hiệu.
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra năm 2009.
Điểm yếu
- Là loại hình mới phát triển từ năm 2002, chỉ chiếm 12,8 % số tổ chức sản xuất - tiêu thụ RAT hiện có.
- Quy mô sản xuất - kinh doanh nhỏ
- Chi phí gián tiếp cao; Giá thành sản xuất cao
- Chưa dung hòa được lợi ích với
các hộ nông dân có đất
- Đối tượng phục vụ hẹp
- Không nắm giữ tư liệu sản xuất
chính là đất đai.
Thách thức (trở ngại)
- Kiểm soát chất lượng sản phẩm
- Quy mô sản xuất - tiêu thụ.
- Dung hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và nông dân - người nắm giữ tư liệu sản xuất chính .
- Hiệu quả kinh tế thấp, mức độ
rủi ro cao.
Kết quả khảo sát doanh nghiệp Hà An cho thấy:
Doanh nghiệp Hà An được thành lập tháng 9 năm 2007 với ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh là sản xuất kinh doanh các sản phẩm nông sản an toàn. Đây là mô hình doanh nghiệp sản xuất kinh doanh theo quy trình khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.
Công ty hiện có 5 ha đất canh tác RAT, sản xuất từ 20 - 35 loại rau thông thường tuỳ theo mùa vụ và nhu cầu của khách; Sản lượng 0,9 -1,2 tấn/ngày và có sự tư vấn về kỹ thuật của Chi cục BVTV Hà Nội. Hiện nay Công ty có nhà sơ chế diện tích 50 m2, với các trang thiết bị đầy đủ, sản lượng
đã qua sơ chế của Công ty đạt khoảng từ 200 - 400 kg/ngày.
Công ty thực hiện việc tiêu thụ các sản phẩm RAT thông qua 2 cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm, đưa rau tới cho 40 - 70 hộ gia đình; Ký các hợp đồng bán ký gửi với 10 cửa hàng và đại lý thường xuyên. Sản lượng tiêu thụ đạt cho khoảng 60 - 70%. Lượng sản phẩm còn lại 30 - 40% được bán buôn tại đầu bờ và chợ tự do.
So sánh hiệu quả sản xuất RAT trên 1 ha của công ty Hà An và nông hộ cho thấy giá trị sản xuất, giá trị gia tăng và thu nhập hỗn hợp bình quân của Công ty Hà An cao hơn hộ sản xuất RAT do giá bán rau của công ty cao hơn so với các HTX sản xuất và tiêu thụ RAT; Chi phí gián tiếp của sản xuất RAT ở công ty Hà An cao hơn rất nhiều nên tổng chi phí cao hơn; Giá trị ngày công lao động của công ty cũng cao hơn rõ rệt so với hộ sản xuất RAT.
Bảng 3.34. Hiệu quả sản xuất rau và rau an toàn của các đối tượng nghiên cứu năm 2009 (tính cho 1 ha)
ĐVT: 1.000 đ
Hộ sản xuất RAT | Công ty Hà An | |
Giá trị sản xuất | 113.811,00 | 144.640,00 |
Chi phí trung gian | 30.381,00 | 20.620,00 |
Tổng chi phí | 32.371,00 | 40.040,00 |
Giá trị gia tăng | 83.430,00 | 124.020,00 |
Thu nhập hỗn hợp bình quân | 81.440,00 | 104.600,00 |
Giá trị sản xuất/chi phí trung gian | 3,98 | 8,17 |
Giá trị gia tăng/chi phí trung gian bình quân | 2,98 | 7,17 |
Thu nhập hỗn hợp/ chi phí trung gian bình quân | 2,90 | 6,15 |
Giá trị sản xuất/công lao động bình quân | 234,25 | 380,76 |
Giá trị gia tăng/công lao động bình quân | 171,72 | 326,48 |
Thu nhập hỗn hợp /công lao động bình quân | 167,62 | 275,36 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Về Tuân Thủ Quy Định Trong Sản Xuất - Tiêu Thụ Rau An Toàn
- Tuân Thủ Quy Định Về Sử Dụng Nước Tưới, Đất Trồng Trong Sản Xuất Rau
- So Sánh Hiệu Quả Kinh Tế Sản Xuất Rau Thường Và Rat
- Thực Trạng Công Tác Quản Lý Giám Sát Kiểm Tra Sản Xuất - Tiêu Thụ Rau An Toàn
- Hiện Trạng Hệ Thống Thiết Bị Phân Tích, Kiểm Tra Chất Lượng Rau
- Quan Điểm Phát Triển Bền Vững Rau An Toàn Ở Hà Nội
Xem toàn bộ 252 trang tài liệu này.
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2009
Hộ sản xuất RAT
Công ty Hà An
160000
140000
120000
100000
80000
60000
40000
20000
0
Giá trị sản Chi phí Tổng chi Giá trị gia Thu nhập xuất (GO) trung gian phí tăng (VA) hỗn hợp (IC) bình quân
(MI)
Giá trị (1.00 0 đ
Biểu đồ 3.7. So sánh hiệu quả kinh tế sản xuất RAT giữa hộ sản xuất RAT và công ty Hà An
Giá trị (1.000 đ )
Nguồn:Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2009
Hộ sản xuất RAT
Công ty Hà An
400
350
300
250
200
150
100
50
0
Giá trị sản xuất/công Giá trị gia tăng/công lao Thu nhập hỗn hợp lao động bình quân động bình quân /công lao động bình
quân
Biểu đồ 3.8. So sánh giá trị ngày công trong sản xuất RAT giữa hộ sản xuất RAT và công ty Hà An
Nguồn:Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2009
Tuy vậy, do lượng hàng bán được ít, có thời điểm công ty chỉ sản xuất được 20 - 40% công suất (1 - 2 ha) nên năm 2009 công ty đã lỗ trên 63 triệu đồng. Theo tính toán của một số chuyên gia, nếu chỉ tiêu thụ được 20 - 30%
sản lượng RAT với giá RAT thì các doanh nghiệp không có lãi và thậm chí là
bị lỗ và sẽ không thu hút được các doanh nghiệp tham gia chương trình phát triển RAT; Nếu tiêu thụ được 100% sản lượng rau sản xuất ra với giá RAT thì doanh nghiệp có lãi, hiệu quả kinh tế cao hơn sản xuất rau thường đạt trên 55%; tỷ lệ lãi suất đạt trên 12% và có đủ điều kiện để khấu hao tài sản và tái đầu tư sản xuất.
Tóm lại:
Loại hình HTX sản xuất và tiêu thụ RAT và doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ RAT là hai loại hình chủ yếu hiện nay, trong đó loại hình HTX chiếm khoảng 90% cơ sở sản xuất và tiêu thụ RAT hiện nay.
Các HTX thành công trong tổ chức sản xuất và tiêu thụ RAT là những HTX đã đảm nhận tốt các khâu dịch vụ trong quá trình sản xuất và tiêu thụ RAT: thủy lợi, điện, cung ứng vật tư nông nghiệp, cung ứng giống, dịch vụ bảo vệ cây trồng; dịch vụ kỹ thuật sản xuất và liên kết tiêu thụ sản phẩm. HTX có các bạn hàng lâu năm, thu nhập của xã viên từ hoạt động sản xuất RAT được bảo đảm nên số lượng hộ xã viên tham gia vào HTX tương đối lớn. Việc hình thành các tổ, nhóm và triển khai công tác giám sát cộng đồng tại các HTX: từng thành viên có trách nhiệm sản xuất theo đúng quy trình sản xuất RAT, đồng thời thực hiện giám sát chéo trong quá trình sản xuất là một nội dung mới nhưng lại có hiệu quả cao, phù hợp với trình độ sản xuất nhỏ lẻ hiện nay ở nông thôn.
Công tác tổ chức sản xuất của các doanh nghiệp tương đối bài bản. Kế hoạch sản xuất luôn được xây dựng theo mục tiêu đáp ứng nhu cầu của khách hàng; Đội ngũ kỹ thuật và thực hiện hướng dẫn, giám sát chặt chẽ, khép kín tất các các khâu trong sản xuất, sơ chế, lưu thông sản phẩm; Thiết lập được kênh tiêu thụ sản phẩm, thương hiệu bước đầu có uy tín trên thị trường, được người tiêu dùng chấp nhận và góp phần quan trọng trong tạo động lực phát triển sản xuất RAT. Tuy nhiên, chí phí trung gian cao. Quy mô sản xuất - tiêu thụ còn nhỏ, chỉ đáp ứng được cho một số lượng nhỏ khách hàng.
Giá trị gia tăng thu được giữa sản xuất RAT và rau thường không có sự khác biệt rõ rệt. Giá trị ngày công lao động của hộ sản xuất rau thường cao
hơn rõ rệt so với sản xuất RAT. Đây là trở ngại lớn trong phát triển RAT theo quy mô nhỏ do người nông dân vẫn lấy công làm lãi.
Hiệu quả kinh tế trong sản xuất - kinh doanh chưa trở thành yếu tố thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động trong lĩnh vực phát triển RAT.
3.7 Thực trạng tiêu thụ rau an toàn tại Hà Nội
Tiêu thụ RAT thời gian qua còn quá nhỏ bé so với yêu cầu thúc đẩy phát triển sản xuất.
Bảng 3.35. Hiện trạng tiêu thụ rau an toàn ở Hà Nội
Hiện trạng | Yêu cầu của phát triển RAT đến 2015 * | Ước tính mức độ đáp ứng so với yêu cầu (%) | |
1. Hệ thống phân | 1 chợ đầu mối | 6 | 16,60 |
phối | 144 quầy hàng, cửa hàng | 500 - 1000 | 14,4 - 28,8 |
2. Hoạt động hỗ | - Hỗ trợ nâng cấp 01 | 6 | 16,6 |
trợ xây dựng hạ | chợ đầu mối | ||
tầng cho tiêu thụ | - Hỗ trợ trang bị 10 | 50 - 70 cửa | 4,2 - 6 |
RAT | cửa hàng giới thiệu | hàng/năm | |
sản phẩm/3 năm | |||
3. Hoạt động cấp | Đa cấp 122 Giấy | ||
Giấy chứng nhận | chứng nhận nhưng đến | ||
đủ điều kiện kinh | nay đều đã hết thời hạn | 500 - 600 Giấy | 0 |
doanh RAT | sử dụng. Từ năm 2008 | chứng nhận/năm | |
đã ngừng cấp | |||
4. Hoạt động xúc | Rời rạc, không thường | Chuyên nghiệp, | Ước <50 |
tiến thương mại | xuyên, hiệu quả thấp | thường xuyên, | |
hiệu quả cao | |||
5. Tuân thủ quy | |||
định về quản lý | |||
thương hiệu, | 61% vi phạm quy | 100% tuân thủ | 39,00 |
nguồn gốc, xuất | định | quy định | |
xứ hàng hóa ** |
(*): Theo tính toán của Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội (**): Kết quả kiểm tra năm 2008
Nguồn: Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội.
Các chỉ tiêu yêu cầu về tiêu thụ đối với phát triển RAT của Hà Nội chỉ đạt dưới 30%, nguyên nhân chính là do chưa xây dựng và triển khai quy hoạch mạng lưới tiêu thụ; chưa thực hiện chính sách khuyến khích tiêu thụ sản phẩm; chưa thống nhất trong quy định về cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh RAT; chưa thay đổi được ứng xử của người tiêu dùng đối với vấn đề RAT và công tác quản lý chất lượng, xuất xứ hàng hóa trên thị trường chưa được quan tâm đúng mức.
3.7.1 Hệ thống phân phối sản phẩm
Trên thực tế, RAT được phân phối với dấu hiệu RAT theo 3 kênh là (i) Chợ bán buôn RAT tại Vân Nội (Đông Anh) với trên 100 hộ kinh doanh; nguồn rau chủ yếu từ Đông Anh, Sóc Sơn (Hà Nội) và tỉnh Vĩnh Phúc; (2)Hệ thống quầy hàng, cửa hàng bán RAT tại Hà Nội; (3) Cung ứng rau trực tiếp cho các hộ gia đình.
Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội có 144 cửa hàng bán RAT thuộc các công ty, trung tâm thương mại, HTX và các cửa hàng tư nhân, trong đó có 122 cửa hàng, quầy hàng đã được Sở Công Thương cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh RAT từ trước năm 2009 và đến nay đã hết thời hạn sử dụng.
Số lượng các điểm bán RAT tăng nhanh trong những năm qua, năm 1996 có 2 điểm, đến năm 2002 có 22 điểm (Nguyễn Thị Tân Lộc, 2002) [20], đến năm 2007 đã có 53 điểm và đến năm 2009 số điểm bán RAT là 144 điểm, đã tăng lên gần 3 lần so với 2 năm về trước. Ở đây cũng chỉ ra sự tăng lên về các quầy bán RAT của các siêu thị nhưng ngược lại với sự xuất hiện nhiều điểm bán mới của người kinh doanh là sự giảm đi của các cửa hàng của người nông dân do mức giá thuê địa điểm và chi phí khác lên cao mà