Tổ Chức Các Kênh Thông Tin Để Tổ Chức, Cá Nhân Tham Gia Sản Xuất, Tiêu Thụ Rat, Người Tiêu Dùng Luôn Cập Nhật Được Thông Tin Và Có Điều Kiện


[35,6,7], Hà Nội cần ban hành chính sách khuyến khích phát triển bền vững RAT bao gồm các nội dung sau:

(i) Tập trung ngân sách đầu tư hệ thống thủy lợi, tưới tiêu đồng bộ nhằm bảo đảm được nguồn nước tưới cả về số lượng và chất lượng để phục vụ sản xuất.

(ii) Phối hợp các nguồn lực để cải thiện điều kiện canh tác tại các vùng sản xuất: giao thông, điện, cơ sở sơ chế, chế biến, giới thiệu sản phẩm.

(iii) Xây dựng cơ chế đặc thù của Hà Nội về khuyến khích dồn điền đổi thửa trong phát triển sản xuất RAT.

(iv) Chính sách về công tác khuyến nông và hỗ trợ chuyển giao tiến bộ kỹ thuật. Cụ thể:

- Tăng nhanh số lượng người tham gia sản xuất - tiêu thụ RAT được tập huấn, huấn luyện về sản xuất - tiêu thụ RAT theo GAP, VietGAP.

- Lựa chọn và xây dựng các mô hình trình diễn về chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người nông dân. Các mô hình nên chú trọng về chất lượng, có thể duy trì từ 1 đến 3 vụ sản xuất để người dân thấy rõ hiệu quả kinh tế, môi trường của tiến bộ kỹ thuật đó.

- Khuyến khích triển khai áp dụng VietGAP, GAP trong sản xuất rau.

- Chú ý hỗ trợ kỹ thuật nhằm từng bước khôi phục và củng cố đội ngũ kỹ thuật tại các vùng sản xuất tập trung.

(v) Chính sách về thúc đẩy phát triển tiêu thụ RAT

- Hỗ trợ xây dựng, duy trì và phát triển thương hiệu.

- Hỗ trợ hướng dẫn và chứng nhận, công bố hợp quy đối với những cơ sở sản xuất - kinh doanh có yêu cầu.

- Hỗ trợ mở rộng mạng lưới tiêu thụ (chợ đầu mối, nhà hàng, siêu thị,

điểm bán RAT…).

(vi) Chính sách về công tác quản lý chất lượng RAT

- Hỗ trợ, hướng dẫn hình thành, duy trì giám sát nội bộ theo GAP tại


các cơ sở sản xuất.

- Đầu tư ngân sách thỏa đáng để nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước trong quản lý sản xuất - kinh doanh RAT: Nâng cao trình độ cán bộ; tạo điều kiện về kinh phí, phương tiện để hoạt động.

(vii) Chính sách thu hút và hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia sản xuất - tiêu thụ RAT ở các vùng sản xuất tập trung.

(viii) Chính sách về hỗ trợ vốn trong đầu tư trang, thiết bị để hiện đại hóa sản xuất - tiêu thụ RAT; Hỗ trợ lãi suất và ưu tiên vay vốn phát triển sản xuất - tiêu thụ RAT.

4.3.1.3 Tổ chức các kênh thông tin để tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, tiêu thụ RAT, người tiêu dùng luôn cập nhật được thông tin và có điều kiện tiếp nhận các chính sách

4.3.2 Công tác quy hoạch vùng rau an toàn

Nội dung quy hoạch trong thời gian tới cần đạt được các tiêu chí sau:

- Được phê duyệt và nằm trong hệ thống quy hoạch chung của Thành phố, có thời hạn sử dụng đất cho sản xuất rau từ 10 năm trở lên.

- Các vùng sản xuất tập trung có qui mô diện tích từ 20 ha trở lên, liền

vùng, liền khoảnh.

- Đáp ứng các tiêu chí về đất, nước, theo Quyết định số 99/2008/QĐ- BNN ngày 15/10/2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT qui định về quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả và chè an toàn, không bị ảnh hưởng trực tiếp các chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt từ các khu dân cư, bệnh viện, các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, các làng nghề và nghĩa trang.

-Thực hiện quy hoạch các chợ đầu mối RAT gắn với các vùng sản xuất lớn và các trục đường giao thông chính vào cửa ngõ Thủ đô. Duy trì và xây dựng một số chợ quy mô nhỏ để thuận tiện phục vụ tiêu thụ rau cho các vùng sản xuất rau lớn nằm xa chợ đầu mối.

- Quy hoạch và củng cố mạng lưới bán RAT qua siêu thị, cửa hàng


hoặc quầy hàng chuyên kinh doanh rau quả. Phát triển mạng lưới tiêu thụ RAT qua các tiểu thương bán lẻ.

Ngay sau khi quy hoạch được phê duyệt, các cơ quan chức năng cần công bố quy hoach theo Luật định; Tập trung các nguồn lực để triển khai quy hoạch.

4.3.3 Đầu tư cơ sở hạ tầng cho sản xuất và tiêu thụ rau an toàn

Gắn liền với công tác quy hoạch là việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho phát triển RAT. Cơ sở hạ tầng tốt được xác định là một yếu tố thúc đẩy phát triển bền vững RAT. Cơ sở hạ tầng cho phát triển RAT gồm có: hệ thống tưới, tiêu; hệ thống giao thông nội đồng; hệ thống điện; hệ thống nhà lưới; hệ thống nhà sơ chế, bảo quản và giới thiệu sản phẩm; hệ thống tiêu thụ sản phẩm…

Nguồn lực cần có để đầu tư cơ sở hạ tầng là rất lớn vì vậy đầu tư cơ sở hạ tầng cho vùng sản xuất cần được lựa chọn theo nguyên tắc ưu tiên. Nội dung xác định nhu cầu đầu tư tùy thuộc vào thực trạng của từng vùng sản xuất cụ thể nhưng trong đó ưu tiên hàng đầu là bảo đảm các điều kiện để chất lượng nước tưới đúng quy định và bảo đảm hệ thống nhà sơ chế đủ công suất hoạt động theo yêu cầu sản xuất tại vùng đó. Đối với hạ tầng cho tiêu thụ RAT có thể ưu tiên thứ nhất được quan tâm là hệ thống sơ chế, bảo quản và hệ thống tiêu thoát nước tại các chợ đầu mối.

Đầu tư hạ tầng phải mang tính đồng bộ, bao gồm đồng bộ giữa các hạng mục và đồng bộ trong bản thân từng nội dung đầu tư để đạt hiệu quả sử dụng cao.

Dự báo kế hoạch đầu tư cho phát triển RAT từ năm 2010 đến 2015 được trình bày tại bảng 4.2. Quản lý sau đầu tư cần được nhìn dưới góc độ nâng cao hiệu quả đầu tư. Cần thiết có thể giao quản lý, sử dụng sau đầu tư cho các chủ thể sử dụng trực tiếp như các HTX, doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh RAT.

Cần có cơ chế đặc thù trong đầu tư đối với các dự án đầu tư cho vùng sản xuất RAT.

Nguồn lực cần có để đầu tư cơ sở hạ tầng trên diện rộng cần có vai trò chủ đạo của Nhà nước và sự tham gia của địa phương, các tổ chức kinh tế khác và cộng đồng dân cư. Xây dựng cơ chế phối hợp các nguồn đầu tư trong đó nguồn ngân sách nhà nước chủ yếu chi cho các hạng mục ưu tiên; các


nguồn khác tập trung để cải tạo điều kiện canh tác khác như giao thông nội

đồng, đường điện…

Bảng 4.2. Dự báo kế hoạch đầu tư cho phát triển RAT (2010 - 2015)

Đơn vị tính: triệu đồng


Tổng

TT Nội dung đầu tư nhu cu

Trong đó Phân kì hàng năm

Thành Quận, 2009 2010 2015

phè huyƯn

I Hoàn thiện quy hoạch từ

sản xuất đến tiêu thụ 810,0 810,0 0,0 810,0 0,0 0,0

II Đầu tư hạ tầng cho vùng

sản xuất RAT 829.214,0 571.807,0 257.407,0 5.400,0 159.124,0 664.690,0

1 Vùng tập trung quy mô trên 50 ha

(trung bình 80ha/vùng) 314.400,0 314.400,0 0 2.400,0 126.000,0 186.000,0

2 Vùng tập trung quy mô nhỏ >20ha

(97 vùng = 4.088 ha) 478.792,0 239.396,0 239.396,0 3.000,0 28.908,0 446.884,0

3 Vùng phân tán quy mô từ 10-20 ha

(83 vùng = 900 ha) 36.022,0 18.011,0 18.011,0 0 4.216,0 31.806,0

III Tập huấn, đào tạo, chuyển giao 35.057,0 35.057,0 - 2.605,0 8.530,0 23.922,0

1 Xây dựng quy trình sản xuất RAT 300,0 300,0 - 100,0 200,0 0

2 Tập huấn, đào tạo, chuyển giao 18.395,0 18.395,0 - 1.925,0 5.410,0 11.060,0

3 Thử nghiệm chuyển giao ứng

dụng TBKT vào sản xuất RAT 16.362,0 16.362,0 - 580,0 2.920,0 12.862,0

IV Hỗ trợ xây dựng cơ sở sơ chế, chợ

đầu mối và mạng lưới tiêu thụ RAT 48.760,0 48.760,0 0 0 20.800,0 27.960,0

1 Hỗ trợ xây dựng cơ sở cung ứng,

dịch vụ giống, vật tư 7.500,0 7.500,0 - 0 3.750,0 3.750,0

2 Hỗ trợ xây dựng cơ sở sơ chế

(14 cơ sở) 7.000,0 7.000,0 - 0 2.500,0 4.500,0

3 Hỗ trợ xây dựng chợ đầu mối

(4 chỵ) 22.000,0 22.000,0 - 0 11.000,0 11.000,0

4 Hỗ trợ mạng lưới tiêu thụ

(550 cửa hàng, quầy hàng, gian hàng) 12.260,0 12.260,0 - 0 3.550,0 8.710,0

5 Tuyên truyền, quáng bá, xúc tiến

thương mại 8.345,0 8.345,0 0 190,0 2.160,0 5.995,0

6 Xây dựng các HTX, hiệp hội sản

xuất, tiêu thụ RAT 1.100,0 1.100,0 - 100,0 200,0 800,0

Tổng vốn đầu tư ngân sách Nhà nước 963.861,2 706.454,2 257.407,0 13.807,6 199.969,8 750.083,8

- Thành phố 12.307,6 183.407,8 510.738,8

- Quận huyện 1.500,0 16.562,0 239.345,0

Doanh nghiệp, HTX, nông dân tự bỏ: 6.500.000 triệu đồng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 252 trang tài liệu này.

Nghiên cứu giải pháp phát triển bền vững rau an toàn ở Hà Nội - 21


Nguồn: Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội


4.3.4 Hỗ trợ kỹ thuật cho sản xuất và tiêu thụ rau an toàn

4.3.4.1 Hỗ trợ nâng cao kỹ năng sản xuất và tư duy chủ động ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất,sơ chế, kinh doanh rau an toàn bằng các hình thức tập huấn, huấn luyện và công tác khuyến nông

Đây là giải pháp then chốt của phát triển bền vững RAT. Giải pháp được thực hiện nhằm thay đổi và định hướng ứng xử của những người tham gia vào quá trình phát triển RAT. Tăng cường công tác tập huấn, huấn luyện nông dân. Kế hoạch tập huấn ưu tiên theo sát lộ trình quy hoạch vùng sản xuất RAT tập trung.

Các hình thức để hỗ trợ và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cũng nên đa dạng

để phù hợp với trình độ nhận thức của từng địa phương, cơ sở sản xuất cụ thể.

Bước đầu là phổ biến nhanh các kiến thức kỹ thuật về sản xuất, sơ chế, kinh doanh RAT đến mọi đối tượng có liên quan bằng các hình thức tập huấn ngắn hạn. Bước tiếp theo là xây dựng đội ngũ nông dân nòng cốt để tiếp tục phổ biến lan tỏa những tiến bộ kỹ thuật về sản xuất, sơ chế RAT.

Triển khai xây dựng các mô hình trình diễn để phổ biến và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đến các đối tượng tham gia sản xuất - kinh doanh RAT. Hỗ trợ kỹ thuật cần được tiến hành một cách trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải, đa dạng các hình thức và được tiến hành liên tục. Thay đổi từ nhận thức đến thay đổi hành vi, lan tỏa sự thay đổi trong cộng đồng là một quá trình vì vậy công tác khuyến nông, nhất là xây dựng mô hình cần thực hiện một cách liên tục; các mô hình thành công nên duy trì với 1 thời gian đủ dài để trở thành những ví dụ minh chứng một cách thiết thực nhất về hiệu quả của sản xuất - kinh doanh RAT.

Hỗ trợ kỹ thuật còn được quan tâm ở khía cạnh là lựa chọn và khuyến cáo áp dụng các chủng loại vật tư, phân bón, thuốc BVTV phù hợp về chất lượng và giá thành vào sản xuất đại trà.

Thực hiện giải pháp về khuyến nông cần có sự hỗ trợ của Nhà nước các


cấp, các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước về các khoản đầu tư công để thực hiện các nội dung theo chức năng, nhiệm vụ được giao (như xây dựng mô hình trình diễn, tham dự các lớp tập huấn, hướng dẫn quy trình kỹ thuật, thông tin tuyên truyền… về RAT). Nguồn kinh phí cần thiết cho khuyến nông dự kiến như sau:

Bảng 4.3. Dự kiến kinh phí cho tập huấn, đào tạo, chuyển giao

Đơn vị tớnh: triệu đồng


Thành

TT Nội dung đầu tư

tiÒn

Trong đó

Phân

kì hàng

năm

Thành

phè

Quận

huyƯn

2009

2010

2015

1 Xây dựng quy trình sản xuất RAT 300,0 300,0 2 Tập huấn, đào tạo, chuyển giao 18.395,0 18.395,0

Thử nghiệm chuyển giao ứng

3

dụng TBKT vào sản xuất RAT 16.362,0 16.362,0

Tổng số 35.057,0 35.057,0

-

-


-

-

100,0

200,0

0

1.925,0

5.410,0

11.060,0


580,0


2.920,0


12.862,0

2.605,0

8.530,0

23.922,0

Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội năm 2009


4.3.4.2 Hỗ trợ để thúc đẩy mở rộng nhanh việc sản xuất rau an toàn theo VietGAP và theo GAP

Xu hướng sản xuất rau theo GAP là tất yếu, để đưa VietGAP vào thực tế sản xuất cần thực hiện đồng thời một số biện pháp hỗ trợ như sau:

- Tập trung triển khai trên các diện tích đã được quy hoạch và đủ điều kiện về đất, nước và nhân lực theo quy định để sản xuất RAT.

- Hỗ trợ để thiết lập hệ thống quản lý chất lượng nội bộ (tự giám sát hay còn gọi là giám sát nội bộ) phù hợp từng vùng sản xuất với các nội dung chính sau:i) Xây dựng quy định về sản xuất và sơ chế, tiêu thụ rau, quả an toàn cho cụ thể từng vùng sản xuất; ii) Xây dựng các nhóm nông dân sản xuất


rau, quả an toàn tự quản, thành lập nhóm, xây dựng quy chế hoạt động, trình tự giám sát, đánh giá, tổ chức các hoạt động của nhóm; iii) Hình thành các tổ cán bộ kỹ thuật thực hiện giám sát, đánh giá nội bộ. Thành viên của tổ là những người đã tham gia lớp tập huấn về giám sát sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn theo VietGAP.

- Ban hành các quy trình sản xuất cụ thể cho các chủng loại rau, phù hợp với VietGAP và gắn với điều kiện thực tế của từng vùng, từng địa phương.

Thời gian hỗ trợ nên kéo dài từ 2- 3 năm đối với 1 cơ sở.


4.3.4.3. Nâng cao ý thức tự giác của người dân thông qua tuyên truyền, giám sát cộng đồng.

Thông qua các phương tiện truyền thông, đội ngũ cán bộ kỹ thuật và lực lượng nông dân nòng cốt để từng bước định hướng cho bộ phận người sản xuất thực hiện nghiêm túc những nội dung quy định đã được hướng dẫn và có ý thức tự tìm hiểu, cập nhật các thông tin liên quan để thực hiện.

4.3.5 Hoàn thiện các loại hình tổ chức sản xuất - tiêu thụ rau an toàn

Trong thời gian tới hai loại hình HTX sản xuất - tiêu thụ RAT và doanh nghiệp sản xuất - tiêu thụ RAT vẫn là hai loại hình chính trong phát triển RAT của Hà Nội, vì vậy những tác động để phát triển bền vững hai loại hình này cần thực hiện song song có sự phối hợp chặt chẽ của hai giải pháp : sự hỗ trợ từ phía Nhà nước và phát huy nội lực, ý thức tự giác của các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất - kinh doanh RAT gắn với giám sát, quản lý của Nhà nước.

4.3.5.1 Sự hỗ trợ từ Nhà nước mà cụ thể là từ UBND Thành phố Hà Nội và các cấp chính quyền địa phương

Hoạt động 1. Hỗ trợ bằng cơ chế, chính sách để thu hút và khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển RAT

* Đối với doanh nghiệp:

Đây là loại hình sản xuất có tiềm năng phát triển tốt do tổ chức tương

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/01/2023