Điều Tra Kiến Thức, Thái Độ, Thực Hành Của Người Dân Làm Cơ Sở Để Xây Dựng Và Đánh Giá Kết Quả Thử Nghiệm


­ Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu số liệu từ các báo cáo.

­ Nghiên cứu can thiệp cộng đồng đánh giá trước sau có nhóm chứng, kết hợp định lượng và định tính.


2.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu

2.4.1. Nghiên cứu điều tra định lượng

Nghiên cứu định lượng đã được sử dụng trong điều tra đánh giá trước và sau can thiệp.

2.4.1.1. Mô tả dịch tễ học sốt xuất huyết

Bệnh nhân: Toàn bộ bệnh nhân được quản lý trong chương trình phòng chống SXH tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2006 ­ 2012 là 14.244 bệnh nhân.

Vectơ truyền bệnh: Toàn bộ kết quả báo cáo điều tra muỗi, bọ gậy Aedes aegypti hàng tháng tại TTYTDP tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2006 ­ 2012 là 46 báo cáo (theo mẫu 5).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

Xét nghiệm chẩn đoán SXHD: Toàn bộ kết quả xét nghiệm Mac ­ ELISA (1.226 kết quả) của những bệnh nhân xác định mắc bệnh SXHD, trong đó có 543 kết quả dương tính.

2.4.1.2. Điều tra kiến thức, thái độ, thực hành của người dân làm cơ sở để xây dựng và đánh giá kết quả thử nghiệm

Nghiên cứu giải pháp can thiệp nhằm giảm nguy cơ sốt xuất huyết Dengue tại huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu - 8

2

z1 2 p(1 p) z1 p1 (1 p1 ) p2 (1 p2 )

/ 2

Sử dụng công thức chọn cỡ mẫu theo công thức tính cỡ mẫu so sánh hai tỷ lệ và sử dụng trong thiết kế nghiên cứu can thiệp:


n


Trong đó:

n: Cỡ mẫu nghiên cứu;

( p1

p2 )2

α = 0,05 (mức ý nghĩa thống kê); 1 ­ β = 99% (lực mẫu)

Trong nghiên cứu kiến thức, thái độ và thực hành thì thực hành là yếu tố thay đổi ít hơn so với yếu tố kiến thức và thái độ nên trong nghiên cứu này chúng


tôi chọn thực hành về phòng chống SXHD để tính cỡ mẫu chung cho nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành của người dân:

p1 = 26% là tỷ lệ người dân có thực hành đúng về phòng chống SXHD theo

nghiên cứu của Trần Văn Hai tại Tháp, năm 2006 [32]

xã Bình Thành, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng

Dự kiến sau can thiệp, thực hành của người dân tăng lên với p2 = 56%

Z α, β = 1,96: Hệ số tin cậy với mức ý nghĩa α, β = 0,05 p = (p1 + p2)/2 = 41%

Thay số vào công thức ta có được n = 94

Do chúng tôi tiến hành chọn mẫu cụm và để

tăng độ

chính xác trong

nghiên cứu nên chúng tôi chọn hiệu lực thiết kế Desgin effect (DE) là DE = 3. Thay các giá trị trên vào công thức ta tính được: n = 94 x 3 = 282 HGĐ Mẫu dự phòng cho các trường hợp từ chối tham gia nghiên cứu hoặc khó

tiếp cận được là 5%. Vậy cỡ mẫu của nghiên cứu là 300 hộ gia đình (HGĐ) Tổng số hộ điều tra KAP tại 2 xã (1 xã can thiệp và 1 xã chứng)

300 hộ gia đình/xã x 2 xã = 600 hộ

Mỗi HGĐ thực hiện chọn một người đại diện tham gia trả lời phỏng vấn về kiến thức, thái độ phòng bệnh SXHD, người đại diện được chọn theo tiêu chuẩn chọn của nghiên cứu.

2.4.1.3. Điều tra côn trùng thử nghiệm

làm cơ sở để

xây dựng và đánh giá kết quả

Sử dụng công thức chọn cỡ mẫu theo công thức tính cỡ mẫu so sánh hai tỷ lệ và sử dụng trong thiết kế nghiên cứu can thiệp:


2

z1 2 p(1 p) z1 p1 (1 p1 ) p2 (1 p2 )

/ 2

n


Trong đó:

( p1

p2 )2

n: Cỡ mẫu cần cho nghiên cứu định lượng

α = 0,05 (mức ý nghĩa thống kê), 1 ­ β = 95% (lực mẫu)


p1 = 38% là tỷ lệ phần trăm nhà có bọ gậy trong các DCCN và các vật dụng phế thải trước can thiệp (theo nghiên cứu của Hội Y tế Công Cộng tỉnh Đồng Tháp năm 2009) [39].

Dự kiến, sau can thiệp tỷ lệ phần trăm nhà có bọ gậy trong các DCCN và các vật dụng phế thải giảm còn p2 = 13%

Z α, β = 1,96: Hệ số tin cậy với mức ý nghĩa α, β = 0,05 Thay số vào công thức ta có được n = 76 hộ gia đình

Mẫu dự phòng cho các trường hợp từ chối tham gia nghiên cứu hoặc khó tiếp cận được là 5%. Cỡ mẫu điều tra côn trùng là 80 HGĐ/xã.

Tổng số hộ điều tra côn trùng:

80 hộ gia đình/xã x 2 xã (1 xã can thiệp + 1 xã chứng) =160 HGĐ

2.4.1.4. Cách chọn mẫu cho nghiên cứu điều tra định lượng

* Điều tra dịch tễ học SXH

Bệnh nhân SXHD:

chọn toàn bộ 14.244 bệnh nhân

được ghi nhận mắc

SXHD trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, trong 7 từ quản lý qua các kết quả báo cáo (mẫu 2).

năm 2006 ­ 2012 được TTYTDP

Vectơ truyền bệnh: toàn bộ kết quả điều tra muỗi, bọ gậy Aedes aegypti hàng tháng qua báo cáo và được quản lý tại TTYTDP tỉnh Bạc Liêu. Trong 7 năm qua (2006 ­ 2012) có 1.380 điểm điều tra vectơ qua 46 báo cáo theo mẫu 5 đã

được chọn và đánh giá một số

chỉ

số vectơ

truyền bệnh như

thành phần loài

muỗi, bọ gậy, chỉ số DI, BI, HI­BG, CI.

Xét nghiệm chẩn đoán SXHD:

toàn bộ

các kết quả

báo cáo xét nghiệm

phân lập type virus được ghi nhận qua các năm (từ năm 2006 đến 2012), số mẫu được phân lập type virus là 62 mẫu trong 543 kết quả dương tính.

* Điều tra KAP của người dân

Theo phương pháp chọn mẫu cụm xác suất tỷ lệ (Probability Proportionate to Size Cluster Sampling), chúng tôi đã chọn ra 300 hộ gia đình tại từng xã nghiên cứu:

Giai đoạn 1: Lựa chọn cụm điều tra


Lập danh sách tổ dân phố, ghi nhận số HGĐ của từng tổ dân phố Số cụm tương đương với số tổ dân phố, mỗi xã có 35 tổ dân phố

Xác định khoảng cách mẫu k = số HGĐ của xã/số cụm = 3948/35 = 113

Chọn số ngẫu nhiên đầu tiên r, với r = 70

Cụm đầu tiên được chọn có dân số cộng dồn > 70

Chọn các cụm tiếp theo là cụm có dân số cộng dồn r + (r + 1)

Tiếp tục quy trình chọn trên cho đến khi được 300 HGĐ tại từng xã nghiên cứu.

Giai đoạn 2: Lựa chọn HGĐ trong mỗi cụm

Tại mỗi cụm chọn ra số HGĐ cần điều tra: n = 300/35 = 9 HGĐ Chọn HGĐ đầu tiên của mỗi cụm bằng cách chọn ngẫu nhiên đơn. Chọn những HGĐ tiếp theo là những hộ nằm liền kề.

Tiếp tục cách chọn trên cho đến khi có đủ 8 đến 9 HGĐ cho mỗi cụm.

* Điều tra côn trùng

Kết quả điều tra côn trùng được chúng tôi ghi nhận và theo dõi hàng tháng trong thời gian can thiệp. Để lựa chọn thiết thực cho việc đánh giá nhanh mức độ hiện diện của vectơ, đặc biệt là tại các ấp không có hệ thống số nhà. Chúng tôi đã tiến hành bốc thăm ngẫu nhiên các ấp ở từng xã theo từng tháng, sau đó chọn hộ đầu tiên bằng cách chọn ngẫu nhiên, các hộ kế tiếp được chọn liền kề cho đến khi đạt đủ 80 hộ trong một ấp để tiến hành điều tra.

2.4.2. Nghiên cứu điều tra định tính

Nghiên cứu định tính được sử dụng điều tra trong giai đoạn đầu để cung cấp thông tin cho việc xây dựng một chiến lược truyền thông và huy động sự tham gia của cộng đồng. Kết quả định tính được sử dụng đánh giá giữa kỳ và sau

hai năm can thiệp để chương trình.

đánh giá tính phù hợp, cần thiết, duy trì và thực thi của

­ Phỏng vấn sâu:


Cán bộ Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Bạc Liêu (trước can thiệp): 1 cuộc

Giám đốc Trung tâm y tế huyện Giá Rai (trước, sau can thiệp): 2 cuộc Trưởng trạm TYTX (trước, sau): 2 cuộc

Phó chủ tịch UBND xã phụ trách y tế (trước, sau): 2 cuộc

­ Thảo luận nhóm :

Cộng tác viên (10 người/nhóm) (trước, sau, giữa kỳ): 3 cuộc Người dân (10 ­ 12 người/nhóm) (giữa kỳ, sau can thiệp): 2 cuộc

2.5. Xây dựng chương trình can thiệp

2.5.1. Kết cấu chương trình: gồm 4 giai đoạn:

Giai đon 1: Xem xét môi trường thực tế tại địa phương, điều tra dịch tễ, mô tả KAP về bệnh và các biện pháp phòng bệnh SXH của người dân. Tiến hành xây dựng các nhóm đa thành phần và liên ngành tại xã:

Trung tâm y tế huyện Giá Rai, Đảng ủy, Thạnh Đông A, TYTX và các đoàn thể.

ủy ban nhân dân xã Phong

Giai đon 2: Chuẩn bị tài liệu, tìm kiếm các cơ sở lý thuyết, cơ sở thực tiễn có liên quan để xây dựng các chỉ số đánh giá (chỉ số đầu vào, chỉ số quá trình và chỉ số đầu ra).

Giai đon 3: Xây dựng và thử nghiệm tài liệu, sản phẩm truyền thông và cung cấp các nguyên liệu cho các giải pháp can thiệp về PCSXH

dựa vào tài liệu hướng dẫn của WHO và Bộ thiệp; thiết lập các quy trình giám sát, đánh giá.

Y tế. Triển khai can

Giai đon 4: Đánh giá và so sánh kết quả đạt được từ các hoạt động can thiệp dựa trên kết quả đánh giá ban đầu và so sánh kết quả với xã chứng.

2.5.2. Hình thức giám sát

Ba hình thức giám sát được áp dụng trong quá trình can thiệp: giám sát hỗ trợ thường kỳ, giám sát đột xuất và hỗ trợ gián tiếp.


Giám sát hỗ trợ thường kỳ: trong quá trình triển khai can thiệp, tại xã được chọn can thiệp sẽ có 3 lần giám sát hỗ trợ chính do đoàn giám sát

hỗ trợ (Nhóm giám sát viên là giám đốc và cán bộ Y tế dự phòng của

TTYT huyện Giá Rai, cán bộ TYTX, phó chủ tịch UBND xã, Bí thư xã, chuyên gia, nghiên cứu sinh).

o Lần đầu được thực hiện vào giai đoạn đầu sau khi điều tra đánh giá trước can thiệp (tháng 5/2010). Mục đích của lần giám sát

này là cùng các nhóm có liên quan tại cộng đồng để lên kế

hoạch can thiệp phù hợp với địa phương và đạt được tính hiệu quả cao.

o Lần thứ

hai (tháng 11/2010) là sau 6 tháng tính từ

lúc phát tài

liệu truyền thông và công cụ can thiệp.

o Lần thứ ba (tháng 6/2011) là sau 1 năm triển khai can thiệp thử nghiệm, nhóm giám sát viên họp nhóm rút kinh nghiệm và lên kế hoạch triển khai can thiệp giai đoạn 2.

Giám sát đột xuất: mỗi năm can thiệp giám sát đột xuất 3 lần: trước mùa mưa (tháng 4), trong mùa mưa 2 lần (tháng 7, 10). Trong quá trình giám sát, giám sát viên là nghiên cứu sinh sẽ đánh giá lại các hoạt động được triển khai can thiệp thử nghiệm tại cộng đồng theo kế hoạch đã thống nhất. UBND xã, TYTX và các CTV chương trình SXH không được thông báo trước về thời gian giám sát.

Hỗ trợ gián tiếp: Trong thời gian thực hiện can thiệp thử nghiệm tại cộng đồng, TYTX và CTV chương trình SXH có thể liên hệ trực tiếp với Ban chỉ đạo (TTYT huyện Giá Rai và nghiên cứu sinh) khi gặp khó khăn chưa tìm ra hướng giải quyết.

2.5.3. Mô tả về công cụ can thiệp

Dựa vào hướng dẫn phòng chống bệnh SXHD của Bộ Y tế ban hành theo quyết định 1499/QĐ­BYT ngày 17/5/2011 [18], mỗi địa phương cần tuyên truyền để nâng cao nhận thức về SXHD và huy động sự tham gia của cộng đồng cùng


phát hiện loại bỏ ổ bọ gậy, đồng thời dùng các biện pháp ngăn ngừa không cho muỗi có điều kiện sinh đẻ bằng cách đậy thật kín các DCCN và thả tác nhân sinh học nên chúng tôi đã tiến hành khảo sát và đánh giá nhanh tại địa phương nhằm xác định giải pháp phù hợp nhất cho địa phương. Chương trình can thiệp được triển khai tuyên truyền bằng cách kết hợp phát tờ rơi, tờ cam kết đến các hộ gia đình, phát các nắp đậy cao su và thả cá nhằm ngăn cản khả năng sinh sản của vectơ truyền bệnh.

2.5.3.1. Nắp cao su

Qua khảo sát và đánh giá nhanh, chúng tôi nhận thấy phần lớn các miệng

của DCCN đều không bằng phẳng nên khi sử dụng các loại nắp đậy như xi

măng, nhôm hay nhựa thì vẫn để lại khoảng hở đủ để muỗi có thể bay ra ­ vào DCCN, không đạt được hiệu quả phòng bệnh. Trong quá trình khảo sát chúng tôi thấy người dân thường bỏ đi các bao đựng thức ăn tôm có chất liệu bằng cao su, một số ít HGĐ đã tái sử dụng các bao cao su này bằng cách rửa sạch để đậy kín các DCCN lưu trữ lâu ngày với mục đích ban đầu là tránh bụi. Đồng thời, qua tham khảo từ các nghiên cứu can thiệp khác trong và ngoài nước [115] cho thấy tính hiệu quả của cao su trong việc ngăn chặn sự phát triển của vectơ truyền bệnh nên chúng tôi đã tiến hành thảo luận nhóm với các chuyên gia để thiết kế một mẫu nắp đậy dựa trên những nguyên liệu sẵn có tại các vùng nông thôn là cao su và tre.

Nắp đậy được thiết kế bằng chất liệu cao su trong suốt, hình tròn với

đường kính từ 45 đến 57 cm dùng để đậy các DCCN có thể tích trên 100 lít nước (như lu, kiệu, phuy), phần cao su được giữ chặt bằng tre. Nắp đậy có đường kính lớn hơn miệng DCCN khoảng 3 ­ 5 cm (tùy theo loại DCCN). Để giữ được độ bền và tạo sức nặng cho tre, tre được vót và ngâm nước vài ngày. Sau khi ngâm nước, cao su được kết vào vành tre và giữ chặt bằng dây (dây chuyên dụng của nghề đan lát). Nắp đậy khi được đậy lên các DCCN, cao su sẽ tiếp xúc ngay với nước và hít chặt lại với miệng DCCN nên ngăn cản quá trình phát triển của vectơ truyền bệnh (phụ lục 17).


Mỗi HGĐ chúng tôi phát từ 1 ­ 2 nắp đậy để người dân làm mẫu. Mặt

khác, chúng tôi lồng ghép tuyên truyền và hướng dẫn cho người dân sử dụng

những nguyên liệu sẵn có tại địa phương như tái sử dụng lại cao su từ bao đựng thức ăn tôm và tre để tạo thêm các mẫu nắp đậy cao su từ những nguyên liệu sẵn có của gia đình.

2.5.3.2. Cá

Các loại cá có kích thước nhỏ có khả năng ăn bọ gậy như: cá bảy màu, cá

trân châu vàng, cá bả

trầu,… Các loài cá này có khả

năng sinh sản nhanh và

nhiều, có thể dễ tìm ven theo các cánh đồng ruộng.

2.5.4. Biến số, chỉ số đánh giá

2.5.4.1. Biến số, chỉ số thông tin về dịch tễ bệnh SXHD

o Số trường hợp mắc bệnh, tỷ lệ mắc bệnh SXHD

o Tuổi mắc bệnh SXHD

o Phân bố bệnh nhân theo thời gian, theo vùng địa lý

o Liên quan giữa yếu tố thời tiết với số ca mắc và các chỉ số côn trùng

o Các chỉ số giám sát côn trùng:

Chỉ số thành phần loài muỗi, bọ gậy Chỉ số muỗi cái Aedes aegypti (DI)

Chỉ số bọ gậy, DCCN (BI, HI­BG, CI) và ổ bọ gậy

o Kết quả phân lập type virus Dengue

2.5.4.2. Biến số, chỉ số đầu vào và chỉ số quá trình can thiệp (phụ lục 20)

o Các giải pháp phòng bệnh đã và đang được thực hiện tại huyện Giá Rai

o Xây dựng hệ thống, đào tạo nhân lực và hoạt động tuyên truyền: Số người được tuyển chọn và tham gia chương trình nghiên cứu Số CTV, cán bộ xã, ấp được tập huấn

Số sản phẩm truyền thông được thiết kế: Số mẫu thiết kế tờ rơi (logo và nội dung mới); Số tờ rơi được phát; Số poster và slogan được in và treo tại cộng đồng; Số bài hát truyền thông trên loa đài xã và trường học

Xem tất cả 152 trang.

Ngày đăng: 21/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí