Bảng 1.2. Tình hình mắc/chết SXHD tại Bạc Liêu, 2002 2009
Tổng số mắc (M) | Số trường hợp mắc | TS chết (C) | Tỷ lệ % C/M | Tỷ lệ % C/M SXHD nặng | ||||
SD và SXHD có dấu hiệu cảnh báo | 15 tuổi | SXHD nặng | 15 tuổi | |||||
2002 | 342 | | | | | 4 | | |
2003 | 1709 | | | | | 9 | | |
2004 | 3560 | | | | | 11 | | |
2005 | 1678 | | | | | 5 | | |
2006 | 3169 | 2409 | 1231 | 760 | 568 | 5 | 0,16 | 0,66 |
2007 | 369 | 281 | 158 | 88 | 68 | 1 | 0,27 | 1,14 |
2008 | 4024 | 3205 | 2240 | 819 | 699 | 9 | 0,22 | 1,1 |
2009 | 1032 | 804 | 602 | 228 | 202 | 4 | 0,39 | 1,75 |
Có thể bạn quan tâm!
- Chỉ Số Mật Độ Muỗi Cái Aedes Aegypti (Di) Trung Bình Phân Bố Theo Khu Vực Phía Nam Năm 2012 So Với Năm 2011 Và Trung Bình 5 Năm 2006 2010
- Các Nghiên Cứu Can Thiệp Phòng Chống Sxhd Trên Thế Giới Và Việt Nam
- Nghiên Cứu Phòng Chống Sốt Xuất Huyết Dựa Vào Cộng Tác Viên (Ctv)
- Điều Tra Kiến Thức, Thái Độ, Thực Hành Của Người Dân Làm Cơ Sở Để Xây Dựng Và Đánh Giá Kết Quả Thử Nghiệm
- Biến Số, Chỉ Số Đánh Giá Kết Quả Can Thiệp (Phụ Lục 20)
- Phân Bố Số Ca Mắc Sxh Theo Tháng Qua Giai Đoạn 2006 2012 Và Đường Cong Dự Báo Dịch 2006 2010
Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.
() : không có số liệu. (Nguồn : Báo cáo bệnh SXHD của TTYTDP tỉnh Bạc Liêu năm 2002 2009)
Để phòng chống dịch bệnh xảy ra ở địa phương, chương trình phòng
chống SXHD Bạc Liêu phần lớn triển khai dựa vào mô hình Cộng tác viên, huy động cộng đồng tham gia chiến dịch diệt bọ gậy, vệ sinh môi trường, hướng dẫn người dân các biện pháp xúc rửa DCCN. Các mô hình đã được triển khai tại các tỉnh trong khu vực miền Tây Nam Bộ như mô hình trường học, thả cá gần như ít được thực hiện ở tỉnh Bạc Liêu, chỉ có một vài xã có dịch lớn áp dụng biện pháp thả cá trong các đợt xảy ra cao điểm dịch nhưng sau đó không có khả năng duy trì nguồn cá trong các hộ gia đình. Tại trường học, học sinh cùng tham gia với Trạm y tế địa phương các buổi tuyên truyền phòng chống dịch vào các tháng cao điểm dịch và chưa áp dụng mô hình nhân nuôi cá tại các điểm trường học [78], [85].
1.5. Cơ sở xây dựng các giải pháp phòng chống SXHD tại Bạc Liêu
1.5.1. Các yếu tố hiện tại Việt Nam
liên quan và các chương trình kiểm soát SXHD đã thực
Mức độ gia tăng các bệnh truyền nhiễm trong những năm gần đây có thể được xem xét bởi nhiều yếu tố sau [72], [96]:
Điều kiện sinh thái (thời tiết, đặc thù vùng miền) dẫn đến sự đột biến nhanh chóng của mầm bệnh và sự thích nghi của vật chủ.
Nơi chứa mầm bệnh (ổ bọ gậy nguồn).
Mật độ cao và phân bố địa lý rộng lớn của vector sốt xuất huyết, và sự lưu hành của cả bốn loại virus sốt xuất huyết.
Điều kiện đô thị
hóa: sự
tập trung đông đúc, sự
di chuyển của con
người đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho sự lây truyền giữa các loài, giữa con người và các vùng địa lý. Tại Việt Nam, tình trạng thiếu nguồn cung cấp nước sạch đáng tin cậy ở các vùng nông thôn, điều kiện nhà ở thiếu vệ sinh cộng với thiếu cung cấp nước và hệ thống xử lý nước thải kém ở các vùng ven đô đang mở rộng nhanh chóng đồng
nghĩa với việc người dân phải trữ nước trong hoặc gần nhà để sử
dụng. Điều này càng làm tăng mật độ huyết.
vector truyền bệnh sốt xuất
Ngày nay, quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ ồ ạt đang cung cấp và tạo điều kiện thuận lợi cho vectơ có nơi để chúng phát triển như các nơi chứa nước nhân tạo (các DCCN sinh hoạt, hòn non bộ,...) hay tự nhiên (hốc cây, bông hoa,...) để muỗi đẻ trứng càng dễ dàng hơn. Mặt khác, đô thị hóa còn có mối liên quan chặt chẽ với những thay đổi cấu trúc xã hội, gia tăng sự di chuyển của các cá nhân, và thay đổi cũng như mở rộng mạng lưới xã hội. Sự tái phát này có liên quan với sự hình thành của các khu vực ven đô thị (tập trung ở khu dân cư nghèo) trong đó có nhiều nguyên nhân như: dân cư sống đông đúc, chật hẹp hay tập quán sinh hoạt của người dân như thói quen trữ nước do thiếu nguồn nước sạch và hệ
thống vệ sinh kém đã tạo điều kiện cho muỗi Aedes sp sinh sản và phát triển
nhanh. Chiến lược kiểm soát thông thường nhất được áp dụng từ trước tới nay là cách tiếp cận theo chiều dọc, từ trên xuống, kiểm tra từng nhà, phun thuốc diệt
muỗi và xử lý các vật dụng chứa nước nơi muỗi sinh sản, và giáo dục cộng
đồng. Vì muỗi truyền bệnh SXH sinh sản chủ yếu trong các vật dụng chứa
nước, nên việc tập trung vào những vật dụng như
vậy để
kiểm soát vector
truyền bệnh tương đối dễ dàng, nhất là loại bỏ những vật dụng phế thải đọng nước là nơi muỗi đẻ trứng.
Tại Việt Nam, chương trình giám sát và kiểm soát SX đã triển khai thí
điểm nhiều mô hình kiểm soát vector truyền bệnh tại cộng đồng như: Thả Mesocyclops vào vật dụng chứa nước để diệt bọ gậy và kiểm soát SXHD trong cộng đồng. Tạo các điểm nhân nuôi cá và phát cá bảy màu cho học sinh để các em mang về nhà thả vào vật dụng chứa nước. Xây dựng mạng lưới cộng tác viên phòng chống SXHD tại những cộng đồng có SXHD lưu hành nặng.
1.5.2. Cơ sở lý thuyết xây dựng chương trình phòng chống SXHD
Hành vi sức khỏe là hệ thống biểu hiện tâm lý bên trong và bên ngoài những hành động chịu ảnh hưởng của các yếu tố sinh học, môi trường, xã hội, văn hóa, kinh tế, chính trị. Các mô hình của hành vi sức khỏe, sẽ tạo niềm tin vào các giá trị, việc sử dụng các nguồn lực ở một cộng đồng sẽ hình thành nên một lối sống. Quá trình sống và tự cải thiện, con người hoàn thiện dần nhân cách, luôn thay đổi hành vi của mình phù hợp với sự thay đổi của cuộc sống xung quanh (sơ đồ 1.1) [60].
Nhận thức
Tìm hiểu
Chưa có ý thức về bệnh SXHD
đúng về lợi vấn đề và
ích của sự thay đổi
(KAP)
học kỹ
năng
Mong muốn giải quyết vấn
đề
Thử thực hiện các hành vi
mới
Thực hiện thành công và duy trì hành vi
mới
Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3 Giai đoạn 4 Giai đoạn 5
Nhận ra hành vi có hại
Quan tâm hành vi có lợi
Đặt ra mục đích
Chấp nhận và làm thử
Duy trì hành vi
Sơ đồ 1.1. Các bước thay đổi hành vi
(Áp dụng lý thuyết thay đổi hành vi của Don Nutbeam và Elizabeth Harris, 2004)
1.5.3. Khung đánh giá của chương trình can thiệp
Khung đánh giá của chương trình can thiệp giúp cho chúng tôi thiết kế, xây dựng chương trình để đạt được các mục tiêu của chương trình can thiệp. Áp dụng lý thuyết các bước thay đổi hành vi của Don Nutbeam và Elizabeth Harris,
chúng tôi đã xây dựng các chỉ số đánh giá đầu vào, chỉ số đánh giá quá trình và chỉ
ĐsẦốUđầVuÀOra cho nghiên cứQu.UKÁhTuRnÌgNHđánh giá chương trình can tĐhiẦệUp RpAhản ánh mối liên hệ giữa các thành phần trong kế hoạch và các Mkếô ttảqudảịchcủSXa HcDhưvơền: gphtârnìnbhốcsaốn
Mô tả
đặc
Thu thập số liệu thứ cấp
mắc/chết theo thời gian; không
điểthiệp ịở những thời đmiểômtảkhdáịcchnhSaXuHtDhôtnạgi qua các chỉgsiaốn;[8tu2ổ]i.; Mô tả kết quả giám sát
m d ch
tễ học
Bạc Liêu
virus, huyết thanh; kết quả giám sát vectơ;
SXHD và
một số yếu tố liên quan tại tỉnh Bạc
Đánh giá nhanh chương trình can thiệp đã và
Mô tả mối liên quan giữa thời tiết với số ca mắc, chỉ số vectơ
Chọn huyện nghiên cứu;
Liêu giai
đoạn 2006
2012.
đang sử dụng tại Bạc Liêu.
Chọn xã can thiệp thử nghiệm
Mô tả KAP của người dân
Điều tra KAP người dân
Mô tả các chỉ số côn trùng tại xã NC
Điều tra các chỉ số côn trùng tại xã NC
Thành lập Ban chỉ đạo và tập huấn
Xây dựng
và thử
nghiệm giải pháp
can thiệp
phù hợp
với cộng
đồng giúp
hạn chế
tình hình dịch SXHD trên địa bàn huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu.
Xây dựng hệ thống và đào tạo nhân lực
Lập kế hoạch TTGDSK Xây dựng các công cụ và
phương tiện truyền thông
Xây dựng giải pháp can thiệp để:
TTGDSK nâng cao KAP của người dân
Giảm chỉ số mắc bệnh và
cho đội ngũ CTV, các đoàn thể tại địa phương
Số CTV và cán bộ đoàn thể tham gia chương trình
Số buổi họp dân, số HGĐ được tác động
Số tờ rơi, tờ cam kết được phát, số lần phát thanh
Số bài vè, áp phích được treo Số lần chiến dịch VSMT
Số nắp đậy cao su được phát; Số HGĐ nhận được nắp đậy Số điểm nuôi cá thử nghiệm; Số cá nuôi thử nghiệm;
chỉ số vectơ trong cộng
Số HGĐ nhận cá
đồng
Số ca mắc bệnh sau can thiệp
Đánh giá kết quả thử nghiệm tại xã Phong Thạnh Đông A, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu
Đánh giá chỉ số hiệu quả của giải pháp can thiệp Đánh giá chỉ số hiệu quả
của TTGDSK
Đánh giá sự ủng hộ, tính cần thiết, tính phù hợp của chương trình
Đánh giá khả năng duy trì và nhân rộng của chương trình
Chỉ số hiệu quả của nắp đậy, thả cá.
Chỉ số hiệu quả của vectơ
Chỉ số thay đổi KAP của người dân sau can thiệp
Nhận xét của chính quyền, người dân về kết quả, sự ủng hộ, tính phù hợp
Nhận xét kết quả khả năng duy trì và nhân rộng của chương trình từ
các bên liên quan
Sơ đồ 1.2. Khung đánh giá hiệu quả của chương trình can thiệp [82]
Hai phương pháp được tiếp cận áp dụng trong nghiên cứu để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu là nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính.
Phương pháp tiếp cận đối với nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu định lượng nhằm phân tích các chỉ số đầu vào, giúp chúng tôi đánh giá chung về tình hình dịch bệnh SXH tại Bạc Liêu trong 7 năm qua, mô tả mối liên quan giữa những thay đổi do biến đổi khí hậu gây ra với số trường hợp mắc và các chỉ số côn trùng. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng nghiên cứu định lượng trong điều tra trước (Pretest) và sau can thiệp (Posttest) để đánh giá kết quả đạt được của chương trình can thiệp nhằm mục đích trả lời cho các chỉ số đầu ra.
Phương pháp tiếp cận đối với nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính được sử dụng trong điều tra cơ bản (Pretest), đánh giá quá trình và đánh giá kết quả duy trì và nhân rộng của chương trình can thiệp (Posttest). Nghiên cứu định tính được dùng để tìm hiểu về những khó khăn khi thực hiện chương trình PCSXH. Kết quả của nghiên cứu định tính được tích hợp
vào kết quả của nghiên cứu định lượng nhằm làm rõ kết quả nghiên cứu, đồng thời kết quả nghiên cứu định tính giúp tìm hiểu những nguyên nhân thành công và thất bại của các giải pháp can thiệp trong nghiên cứu [81].
Áp dụng mô hình lý thuyết thay đổi hành vi của Don Nutbeam và Elizabeth
Harris, chúng tôi xây dựng các chỉ số
đánh giá quá trình và chỉ số
đầu ra phụ
thuộc rất nhiều vào kết quả thay đổi hành vi và khả năng huy động cộng đồng nhằm mục đích giảm thiểu các chỉ số côn trùng tại cộng đồng [104], [111], [112], [158], [163]. Tại Việt Nam đã có rất nhiều nghiên cứu can thiệp làm thay đổi hành vi nhằm giảm thiểu tỷ lệ mắc SXHD, các biện pháp chủ yếu là huy động xã hội và truyền thông [50], [107], [108], [147]. Mục đích của huy động xã hội và truyền thông là tạo ra cầu nối chặt chẽ giữa kiến thức và hành vi, giải quyết những chi phí và giá trị của việc thực hiện hành vi lành mạnh, tôn trọng các giai đoạn thay đổi hành vi và tạo ra môi trường hỗ trợ. Cho đến nay, các chiến lược huy động xã hội, truyền thông trong phòng chống SXHD đều được xây dựng chủ yếu trên nỗ lực của từng cá nhân, và các tổ chức phi chính phủ [132], [133].
Chiến lược can thiệp của chúng tôi là phân tích tâm lý e ngại của người dân, chúng tôi chia giải pháp can thiệp theo phân loại nước sinh hoạt và mục đích sử dụng nước trong các DCCN của người dân. Đối với các DCCN dùng để dự trữ lâu cho việc nấu ăn hay uống, chúng tôi thiết kế mẫu nắp đậy với các vật liệu sẵn có tại địa phương (sử dụng cao su bằng vành tre) để tránh sự e ngại của người dân khi thả cá vào. Đối với các DCCN dùng sinh hoạt hàng ngày (tắm rửa,
vệ sinh,…) chúng tôi cung cấp nguồn cá cho người dân. TYTX được chọn là
điểm nuôi cá trung tâm để khi các điểm nuôi tại các cụm bị mất cá thì có thể đến trạm y tế về nuôi, thả tiếp vào các DCCN.
1.5.4. Giới thiệu chương trình can thiệp tại huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu
Chương trình can thiệp phòng chống SXHD tại huyện Giá Rai được chuẩn bị từ năm 2010 với mục tiêu là triển khai những hoạt động can thiệp nhằm giảm mật độ côn trùng nói chung tại cộng đồng và giảm tỷ lệ mắc bệnh SXHD; Xây
dựng hệ thống giám sát; Huy động cộng đồng tham gia nhằm phát triển năng lực và tính duy trì bền vững của chương trình sau khi kết thúc can thiệp.
Chuẩn bị thực địa và điều tra cơ bản được tiến hành năm 2010. Dựa trên kết quả phân tích ban đầu và tổng hợp các yếu tố liên quan như nguồn lực, vật lực và thời gian can thiệp. Chương trình đã tiến hành can thiệp trên đối tượng hộ gia đình – người giữ vai trò quan trọng trong việc giữ vệ sinh trong nhà trong 2 năm tại cộng đồng (can thiệp bắt đầu từ tháng 6/2010 đến 6/2012).
Các hoạt động can thiệp của chương trình bao gồm tăng cường kiến thức, kỹ năng cho đối tượng; cung cấp, hướng dẫn đối tượng tìm kiếm và tự tạo ra các sản phẩm, vật liệu phục vụ cho mục tiêu giảm các chỉ số côn trùng tại cộng đồng.
Chương II
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Các báo cáo của TTYTDP tỉnh Bạc Liêu (mẫu 2) về số ca mắc/chết và kết
quả
xét nghiệm Mac – ELISA; số liệu điều tra vectơ
hàng tháng
(muỗi
Aedes aegypti) (mẫu 5).
Vectơ truyền bệnh (muỗi Aedes sp) (điều tra hàng tháng theo mẫu 5).
Cán bộ chuyên trách SXH của TTYTDP tỉnh Bạc Liêu để tìm hiểu về quá trình phát triển dịch SXH và lựa chọn huyện Giá Rai để nghiên cứu.
Giám đốc TTYT huyện Giá Rai, Trưởng trạm TYT xã, Phó Chủ tịch xã (phụ trách y tế); Cộng tác viên.
Đối tượng thực hiện thử nghiệm là người đại diện hộ gia đình (HGĐ).
Tiêu chuẩn chọn:
người đại diện hộ
gia đình thường xuyên trực
tiếp thực hiện các công việc vệ sinh trong gia đình, người đang sinh sống tại các xã nghiên cứu và đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chí loại trừ: người mất sức lao động hoặc người không trực tiếp thực hiện công việc vệ sinh trong gia đình. Người không thể
tham gia trả lời phỏng vấn do mất trí nhớ, bệnh tâm thần, câm
điếc... Người không có địa chỉ thường trú tại xã nghiên cứu và
không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.2.Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành từ
năm 2010 đến năm 2012. Từ
tháng 1
5/2010 mô tả cắt ngang về tình hình dịch SXHD tại tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2006 đến 2012.
Nghiên cứu thử nghiệm can thiệp được tiến hành từ tháng 06/2010 đến
tháng 06/2012 tại huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu. Các xã được chọn vào nghiên cứu là: xã Phong Thạnh Đông A (xã can thiệp) và xã Phong Thạnh A (xã đối chứng).
2.3. Phương pháp nghiên cứu