Số tờ cam kết được phát cho các hộ gia đình Số lần họp dân để tuyên truyền
Số lần thực hiện chiến dịch vệ sinh môi trường
o Các giải pháp được triển khai thử nghiệm tại xã can thiệp: Số hộ gia đình được phát nắp đậy DCCN bằng cao su Số điểm nhận nuôi cá tự nguyện.
Số cá được thả, số lần giám sát cá.
o Những yếu tố ảnh hưởng trong cuộc sống gia đình đến giải pháp can
thiệp như: điều kiện kinh tế, quan điểm sử DCCN.
dụng nắp đậy, thả
cá vào
o Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của CTV, sự kết hợp giữa ngành y tế với chính quyền địa phương.
2.5.4.3. Biến số, chỉ số đánh giá kết quả can thiệp (phụ lục 20)
* Dựa vào đánh giá chỉ số hiệu quả (CSHQ) trên xã can thiệp sau thời gian can thiệp để:
o So sánh tỷ lệ % HGĐ thực hiện đậy nắp DCCN và/hoặc đậy nắp DCCN có cao su.
o So sánh tỷ lệ % HGĐ chấp nhận thả cá và tự tìm nguồn cá để thả
o So sánh tỷ lệ % HGĐ nhận cá từ các điểm nuôi.
o So sánh tỷ lệ % số cá được thả
* Dựa vào đánh giá chỉ số hiệu quả can thiệp (HQCT) trên kết quả so sánh giữa xã can thiệp và xã chứng:
o So sánh tỷ lệ % kiến thức, thái độ, thực hành của người dân giữa các xã can thiệp và xã chứng tại hai thời điểm trước và sau can thiệp, chỉ số hiệu quả can thiệp.
Kiến thức: nguyên nhân gây bệnh và đặc tính của vectơ (5 chỉ số); nhận biết và cách xử trí bệnh (4 chỉ số); phòng, sử dụng các biện pháp phòng bệnh (8 chỉ số)
Thái độ: chấp nhận sử dụng nắp đậy cao su và thả cá (2 chỉ số)
Thực hành phòng chống bệnh SXH: phòng chống SXHD tại hộ gia đình (5 chỉ số); đậy nắp cao su lên DCCN và thả cá (2 chỉ số); vệ sinh nhà ở (2 chỉ số)
o So sánh các chỉ số giám sát côn trùng: Chỉ số muỗi cái Aedes aegypti (DI, HI);
o So sánh chỉ số bọ gậy (BI, HIBG, CI)
* Đánh giá tính phù hợp, khả năng duy trì và nhân rộng của chương trình: Đánh
giá từ góc nhìn của các bên liên quan và đối tượng hưởng lợi về:
o Lợi ích của chương trình can thiệp.
o Sự đồng thuận và ủng hộ của các bên liên quan.
o Tính khả thi, bền vững của chưong trình.
(phụ lục 20).
o Tính phù hợp và sự cần thiết duy trì các hoạt động can thiệp.
o Đánh giá khả năng nhân rộng của chương trình.
2.5.5. Cách tính chỉ số hiệu quả can thiệp
Để đánh giá hiệu quả của các biện pháp can thiệp đối với từng chỉ số
được kiểm tra trong nghiên cứu qua công thức:
Chỉ số hiệu quả của xã can thiệp:
CSHQ = Tỷ lệ % sau – Tỷ lệ % trước
Tỷ lệ % trước
x 100
Chỉ số hiệu quả can thiệp khi so sánh với xã chứng (HQCT) bằng chỉ số hiệu quả của xã can thiệp trừ chỉ số hiệu quả của xã đối chứng.
HQCT = CSHQ xã can thiệp – CSHQ xã chứng
2.6. Tiêu chuẩn và cách đánh giá các chỉ số kiến thức, thái độ, thực hành trong nghiên cứu
2.6.1. Nguyên tắc cho điểm (phụ lục 8)
Dựa theo quyết định 1499/QĐBYT về phòng chống bệnh SXH Dengue [18].
việc hướng dẫn giám sát và
Áp dụng phương pháp cho điểm để đánh giá KAP. Trong mỗi câu, nếu trả lời đúng sẽ được tính điểm, nếu sai sẽ không có điểm. Điểm được quy định cụ thể cho mỗi câu, và được phân bố theo trọng số. Nếu câu
có nhiều lựa chọn, số điểm được tính là số câu đúng bằng 50% tổng số câu trả lời đúng.
Quan sát vệ sinh trong, ngoài nhà nếu có 1 tiêu chí không đạt thì điểm quan sát vệ sinh được đánh giá là không đạt. Nếu đánh giá “đạt” được tính 1 điểm và “không đạt” được tính 0 điểm.
Quan sát DCCN: nếu DCCN có nắp đậy kín (bằng cao su), nước sạch, không có bọ gậy trong bất cứ DCCN nào và/hoặc có thả cá, được tính 1 điểm. Ngược lại, nếu có bất cứ 1 trong các tiêu chí quan sát DCCN không đạt thì được tính 0 điểm.
2.6.2. Đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành của người dân (phụ lục 8)
Tính tổng số điểm kiến thức hoặc thái độ của người dân, nếu điểm trả lời của bà mẹ đạt ≥ 50% tổng số điểm tối đa của kiến thức cần có, đánh giá kiến thức hoặc thái độ đạt. Nếu điểm trả lời < 50% tổng số điểm, đánh giá kiến thức hoặc thái độ không đạt.
Đánh giá thực hành bao gồm điểm trả lời cộng với điểm vệ sinh trong, ngoài nhà và điểm quan sát các DCCN.
2.7. Phương pháp thu thập và phân tích số liệu
2.7.1. Qui trình thu thập số liệu
2.7.1.1. Đối với nghiên cứu định lượng
Sử dụng số liệu thứ cấp từ các mẫu báo cáo để mô tả dịch tễ SXHD tại Bạc Liêu.
Phỏng vấn trực tiếp đối tượng bằng bộ câu hỏi thiết kế sẵn (phụ lục 5) Quan sát tình trạng vệ sinh trong và ngoài nhà, quan sát dụng cụ chứa nước (DCCN) bằng bảng kiểm (phụ lục 6, 7)
Để xác định thành phần loài véctơ, các chỉ số véctơ và ổ bọ gậy nguồn, cán bộ côn trùng sẽ quan sát, ghi nhận tất cả DCCN, vật dụng phế thải (VDPT) của HGĐ vào phiếu điều tra; bắt muỗi Aedes aegypti cái đậu, nghỉ trong nhà và bọ gậy bắt được trong ngày về phòng Ký Sinh Trùng Trường Cao đẳng Y tế Bạc Liêu để định loài (phụ lục 3).
o Dụng cụ bắt muỗi gồm: đèn pin, type bắt muỗi (d = 18mm),
súng bắt muỗi, kính lúp, bông không thấm nước, que (hoặc đũa), nhãn dán type.
o Dụng cụ bắt bọ gậy: đèn pin, vợt, cốc thủy tinh 100ml, pipet nhựa, lọ đựng mẫu, dung dịch bảo quản (formol), khay thu thập bọ gậy, nhãn dán lọ.
2.7.1.2. Đối với nghiên cứu định tính
Phỏng vấn mặt
bằng bộ câu hỏi phỏng vấn sâu được thiết kế
sẵn.
Mỗi cuộc phỏng vấn từ 30 đến 60 phút (phụ lục 9, 10, 11).
Thảo luận nhóm với cộng tác viên, người dân theo hướng dẫn thảo luận nhóm. Mỗi cuộc thảo luận từ 45 đến 60 phút (phụ lục 12, 13, 19).
2.7.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
2.7.2.1. Số liệu định lượng
Tất cả các phiếu điều tra được kiểm tra và làm sạch. Quá trình làm sạch được đảm bảo thông tin và được điền vào phiếu một cách thích hợp. Số liệu được nhập vào phần mềm Epidata 3.1. Kỹ thuật nhập liệu thực hiện hai lần có so sánh đã được sử dụng để giảm thiểu các sai sót trong quá trình nhập liệu. Số liệu được phân tích và xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0.
Đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành của người dân được phân tích so
sánh để tìm sự khác biệt về tỷ lệ các biến số (phụ lục 8). Kiểm định
2 và pvalue
được sử dụng để so sánh 2 tỷ lệ trước, sau can thiệp và sử dụng hệ số tương quan r để tìm mối liên quan giữa các chỉ số khí hậu với chỉ số côn trùng (theo hướng dẫn của WHO).
Mức độ của sự kết hợp tương ứng với mức độ của r [93]
Mức độ kết hợp | Ghi chú | |
+ 1,0 | Liên quan hoàn hảo | r (+): liên quan thuận r () : liên quan nghịch |
+ 0,7 đến + 1,0 | Liên quan mạnh | |
+ 0,4 đến + 0,7 | Liên quan vừa phải | |
+ 0,2 đến + 0,4 | Liên quan yếu | |
+ 0,01 đến + 0,2 | Liên quan không đáng kể |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên Cứu Phòng Chống Sốt Xuất Huyết Dựa Vào Cộng Tác Viên (Ctv)
- Tình Hình Mắc/chết Sxhd Tại Bạc Liêu, 2002 2009
- Điều Tra Kiến Thức, Thái Độ, Thực Hành Của Người Dân Làm Cơ Sở Để Xây Dựng Và Đánh Giá Kết Quả Thử Nghiệm
- Phân Bố Số Ca Mắc Sxh Theo Tháng Qua Giai Đoạn 2006 2012 Và Đường Cong Dự Báo Dịch 2006 2010
- Tương Quan Giữa Lượng Mưa Trung Bình Với Chỉ Số Côn Trùng, Giai Đoạn 2006 2012
- Kết Quả Triển Khai Hoạt Động Thử Nghiệm Của Chương Trình Can Thiệp
Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.
Không có sự liên quan |
2.7.2.2. Số liệu định tính
Nội dung phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm được gỡ băng và phân tích dựa trên chủ đề đã được xác định để xây dựng chương trình can thiệp và đánh giá thử nghiệm mô hình can thiệp theo các mục tiêu và chỉ số nghiên cứu.
2.8. Đạo đức nghiên cứu
Nghiên cứu đã tuân thủ theo các yêu cầu, quy định về đạo đức trong nghiên cứu y sinh học của Trường Đại học Y tế công cộng theo Quyết định số 023/2010/YTCCHD3.
Nghiên cứu được tiến hành sau khi có sự đồng ý của UBND các huyện Giá Rai, Trung tâm Y tế dự phòng Bạc Liêu, Trung tâm Y tế dự phòng huyện Giá Rai, UBND xã Phong Thạnh Đông A (xã được chọn can thiệp), TYT xã và sự đồng ý của người dân.
Các đối tượng tham gia nghiên cứu hoàn toàn tự nguyện, được thông báo về nghiên cứu và đề nghị chấp thuận tham gia trước khi tiến hành bất kỳ qui trình nào của nghiên cứu. Các thông tin cá nhân được mã hóa và xử lý chỉ phục vụ mục đích nghiên cứu. Các HGĐ có quyền từ chối cuộc phỏng vấn và quan sát (nếu họ không muốn). Các HGĐ tham gia được tư vấn về phòng SXHD.
Chương trình can thiệp được xây dựng dựa trên cơ sở phù hợp với yêu cầu thực tế và dựa trên nguyên tắc khai thác những nội dung đã có trong chương trình phòng chống SXH quốc gia. Kết quả nghiên cứu được chuyển giao cho Sở Y tế Bạc Liêu, TTYTDP tỉnh Bạc Liêu, Trung tâm Y tế huyện Giá Rai để đưa ra áp dụng và nhân rộng mô hình cho các huyện, xã còn lại của tỉnh.
Tại xã chứng mặc dù không có sự can thiệp của chương trình nghiên cứu nưng các hoạt động PCSXH vẫn được tiến hành theo kế hoạch và chỉ đạo của tuyến trên.
2.9. Hạn chế trong nghiên cứu
2.9.1. Hạn chế và sai số của nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang tại thời điểm trước và sau can thiệp do vậy các số liệu thu được chỉ phản ảnh kết quả tại thời điểm điều tra, có một số số liệu thu thập thông qua phỏng vấn và ước lượng của người trả lời do vậy số liệu chỉ phân tích trên quan điểm của người dân.
Nghiên cứu có sử dụng số liệu thứ cấp để mô tả dịch tễ SXHD tại Bạc Liêu nên số liệu không đầy đủ hoặc có nhưng dễ xảy ra sai số nhớ lại và sai số hệ thống, sai số phân loại.
Người dân còn mang tính thụ động, ỷ lại, không thích chủ động tham gia vào các hoạt động xã hội. Một số ít đối tượng điều tra không quan tâm đến nghiên cứu vì cảm thấy không mang lại lợi ích cho cá nhân. Một vài đối tượng cảm thấy bị phiền hà vì bị kiểm tra vệ sinh gia đình và các DCCN trong nhà. Khó tiếp cận với các đối tượng là người mua bán, người sống quanh các điểm chợ. Một số người dân có trình độ văn hóa thấp, ít tiếp xúc nên mất nhiều thời gian ngồi phỏng vấn, đối tượng thường không tập trung vào vấn đề chính mà chỉ nói các vấn đề khác hoặc trả lời sai ý câu hỏi.
Khó tuyển chọn thêm CTV để tham gia nghiên cứu và có 2 CTV vì bận việc gia đình nên xin không tham gia tiếp tục với nghiên cứu.
Các hoạt động của Chương trình mục tiêu quốc gia về phòng chống SXHD tại Bạc Liêu không thể thu thập đầy đủ do Trung tâm Y tế Dự
phòng tỉnh Bạc Liêu có nhiều thay đổi về trình trong các năm qua.
2.9.2. Các biện pháp khắc phục
nhân sự
quản lý chương
Giải thích rõ cho người dân hiểu mục đích của nghiên cứu. Tránh biểu lộ thái độ ảnh hưởng đến người được phỏng vấn như ngạc nhiên, khó chịu.
Xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá rõ ràng và tin cậy. Bộ câu hỏi và các bảng kiểm được xây dựng rõ ràng, dễ hiểu.
Tổ chức tập huấn cho các điều tra viên cách hỏi và khắc phục những lỗi ”missing” trong bộ câu hỏi thử nghiệm. Để kiểm tra độ chính xác
của câu trả lời, khi điều tra người điều tra viên cần quan sát xung
quanh nhà trước khi điều tra.
Tiến hành giám sát chặt chẽ quá trình điều tra.
Tổ chức điều tra thử, rút kinh nghiệm và chỉnh sửa trước khi tiến hành nghiên cứu chính thức.
Tuân thủ mục tiêu và kế hoạch của nghiên cứu.
Đối với số liệu thứ cấp để mô tả dịch tễ SXH tại Bạc Liêu chỉ sử dụng thống nhất 1 nguồn từ Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Bạc Liêu.
2.10. Đảm bảo chất lượng trong nghiên cứu
Để đảm bảo tính nhất quán và chất lượng cao trong quy trình thu thập và xử lý số liệu, tất cả các bước trong nghiên cứu đều được kiểm soát chặt chẽ như:
Cở mẫu được tính toán đủ lớn để có thể ước lượng được cho quần thể; phương pháp chọn mẫu thích hợp và đảm bảo các tiêu chuẩn về dịch tễ học và thống kê.
Nghiên cứu các chương trình can thiệp phòng chống SXHD trên thế giới và Việt Nam; tham vấn với các chuyên gia để xây dựng bộ công cụ điều tra, bảng kiểm và giải pháp can thiệp phù hợp với tình hình kinh tế tại địa phương.
Bộ công cụ được thử nghiệm trước khi điều tra, mỗi xã điều tra thử nghiệm 10 phiếu trước khi tiến hành điều tra thu thập số liệu.
Tập huấn kỹ cho ĐTV và tổ chức giám sát quá trình điều tra chặt chẽ
Chương III
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm dịch tễ học SXHD và một số yếu tố liên quan tại Bạc Liêu giai đoạn 2006 2012
3.1.1. Phân bố số mắc, chết SXHD theo thời gian
600
Số ca mắc/100.000 dân
500
400
300
200
100
0
4
489.4
474.8
mắc/100000
chết/100000
180.2
222.9
120.4
1.1
0.1
0.5
87.3
0.2
105.3
0.6
0.6
0.1
Số ca chết/100.000 dân
3
2
1
0
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Năm
Biểu đồ 3.1. Tình hình mắc/chết SXHD trên 100.000 dân tại tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2006 2012
(Nguồn : Báo cáo bệnh SXH Dengue của TTYTDP tỉnh Bạc Liêu năm 2006 2012)
Qua thu thập số liệu từ hệ thống báo cáo của TTYTDP tỉnh Bạc Liêu cho
thấy giai đoạn 2006 2012 SXHD thường xuyên được phát hiện tại tỉnh Bạc
Liêu với số ca mắc luôn biến động qua các năm và đều có ca tử vong. Trước năm 2009, cứ cách 1 năm tại Bạc Liêu có xuất hiện các vụ dịch lớn với số ca mắc trên 450 ca mắc/100.000 dân. Từ sau năm 2008, tỷ lệ mắc có xu hướng giảm dần và cách 2 năm mới xuất hiện vụ dịch lớn, tuy nhiên số trường hợp mắc đã giảm so với các năm trước (222,9 ca/100.000 dân).
Khi phỏng vấn về tình hình SXHD ở Bạc Liêu trong thời gian qua cán bộ y tế cho rằng: “Sốt xuất huyết ở Bạc Liêu có nhiều biến động, đặc biệt là Bạc Liêu đã xảy ra mấy vụ dịch lớn với số ca mắc hàng năm trên 3.000 ca (tương đương trên 450 ca mắc trên 100.000 dân) vào năm 2006 và 2008” (PVS_YT01).