Nghiên cứu giải pháp can thiệp nhằm giảm nguy cơ sốt xuất huyết Dengue tại huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu - 19


đầu ra như chỉ số côn trùng, chỉ số kiến thức, thái độ, thực hành của người dân, chỉ số chấp nhận và thực hiện các giải pháp do chương trình đưa ra.

Phương pháp nghiên cứu tích hợp định lượng và định tính được áp dụng trong hai giai đoạn: trước và sau của nghiên cứu để tìm hiểu các yếu tố nguy cơ, yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thay đổi hành vi. Trong khuôn khổ nghiên cứu này, chúng tôi can thiệp nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành của người dân bằng các biện pháp truyền thông giáo dục sức khỏe kết hợp với thử nghiệm lần lượt hai giải pháp: (1) sử dụng nắp đậy cao su và (2) tạo các điểm nhân nuôi cá. Hạn chế trong nghiên cứu của chúng tôi là trong giai đoạn đầu can thiệp, các giải pháp được thực hiện rời rạc, không song song nên kết quả của sự thay đổi sau một năm là không cao (qua kết quả đánh giá nhanh cộng đồng kết hợp với các kết quả định tính). Chính vì vậy, chúng tôi cũng không thể so sánh kết quả đạt được sau can thiệp của từng giải pháp riêng lẽ mà chỉ đánh giá kết quả chung của toàn bộ chương trình can thiệp.

Ngoài ra, chúng tôi cũng bị hạn chế về nguồn nhân lực, gặp khó khăn về thái độ và tập quán của người dân. Mạng lưới CTV thường không ổn định, khó tuyển được người thay thế, một vài CTV lớn tuổi, trình độ học vấn thấp nên làm việc kém hiệu quả; thái độ của một số người dân trong xã còn mang tính ỷ lại. Tuy nhiên, số CTV còn lại rất nhiệt tình và tâm huyết với công việc, thêm đó vào chính quyền địa phương rất ủng hộ nên khi kết thúc nghiên cứu, khả năng duy trì vẫn cao. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng gặp không ít khó khăn về mặt thời tiết. Mặc dù đã lường trước những khó khăn trong can thiệp do sự thay đổi nhiệt độ, lượng mưa nhưng yếu tố về thời tiết vẫn gây ảnh hưởng đến việc sử dụng sản phẩm nắp đậy và cá trong quá trình thử nghiệm.

Do phải lựa chọn xã can thiệp và xã chứng có những điểm tương đồng nhau nên có thể gây ra hạn chế do nhiễu thông tin. Xã can thiệp và xã chứng thuộc cùng một huyện, mặc dù là xa nhau nhưng cũng có thể dễ bị nhiễu thông

tin các hoạt động can thiệp từ xã can thiệp qua xã chứng hoặc ngược lại do sự

quản lý chung của Trung tâm y tế huyện, từ đó có thể làm ảnh hưởng đến tỷ lệ thực hành của người dân.


4.6. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ xây dựng và triển khai các giải pháp trong nghiên cứu

Qua thời gian nghiên cứu, chúng tôi đã có một số bài học kinh nghiệm sau trong một thiết kế nghiên cứu can thiệp cộng đồng như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

Thứ

nhất,

Nghiên cứu giải pháp can thiệp nhằm giảm nguy cơ sốt xuất huyết Dengue tại huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu - 19

xây dựng, củng cố mạng lưới cộng tác viên đóng vai trò rất

quan trọng cho sự thành công của một nghiên cứu can thiệp.

Thứ hai, không nên vội đánh giá từ một phía về tính đạt được trước mắt của sản phẩm mà cần triển khai thêm các nghiên cứu đánh giá theo dõi để điều tra về khả năng chấp nhận, tuổi thọ, sự hiệu quả, chi phí phân phối và tuyên truyền sản phẩm nắp đậy trước khi đưa ra cho cộng đồng sử dụng.

Thứ

ba,

theo dõi, giám sát thường xuyên tiến độ

thực hiện là một hoạt

động quan trọng giúp đánh giá, sửa chữa kịp thời những yếu tố ảnh hưởng đến giải pháp nếu giải pháp không đạt được những kết quả mong muốn và để đáp ứng kịp thời với bất kỳ thay đổi nào trong chương trình.

Thứ tư, cần linh động trong việc chuyển hướng cách tuyên truyền trong việc hướng dẫn sử dụng vật liệu trong can thiệp (nắp đậy).

Thứ năm, thay vì tập trung vào tất cả các đối tượng sử dụng DCCN thì chỉ cần tập trung vào nhóm đối tượng đã có sử dụng nắp đậy nhưng chưa kín hoặc chưa thường xuyên để tăng tính hiệu quả của giải pháp.


KẾT LUẬN

1. Đặc điểm dịch tễ Sốt xuất huyết Dengue tại Bạc Liêu giai đoạn 2006 ­ 2012 và một số yếu tố liên quan

­ Từ năm 2006 ­ 2012, SXHD lưu hành trong tất cả các năm tại Bạc Liêu, các vụ dịch có xu hướng thay đổi từ 3 năm qua 4 năm. Bệnh mang tính chất mùa rõ rệt từ tháng 6 đến tháng 11 hàng năm, cao nhất vào tháng 7, 9, 10. Số ca mắc SXHD giữa khu vực thành thị và nông thôn không chênh lệch nhiều (thành thị có 1295,2 ca mắc/100.000 dân; nông thôn có 1262,6 ca mắc/100.000 dân). Tất cả mọi lứa tuổi đều có nguy cơ mắc bệnh nhưng nhóm tuổi mắc bệnh cao nhất từ 6

­ 15 tuổi (50,2%), tần suất tuổi mắc trung bình qua các năm ở nhóm 16 ­ 25 tuổi chiếm tỷ lệ cao hơn nhóm từ 0 ­ 5 tuổi. Mỗi năm, tại Bạc Liêu thường có 2 type virus lưu hành song song, các type virus gây bệnh chủ yếu là type DEN ­ 1, DEN ­ 2 và DEN ­ 4.

­ Những yếu tố liên quan đến tình hình gia tăng bệnh SXHD là vectơ

truyền bệnh luôn có mặt tại các điểm điều tra vào các tháng trong năm. Vectơ truyền bệnh chính là Aedes aegypti. Có 3,5% rệp nước trong các DCCN mưa. Ổ bọ gậy chủ yếu tập trung trong DCCN có thể tích từ 100 lít trở lên (41,9%), tỷ lệ xuất hiện bọ gậy trong các vật phế thải thấp (2,6%). Xuồng, lỗ cắm cột cờ vẫn tìm thấy bọ gậy nhưng tỷ lệ ít. Có mối tương quan mạnh giữa lượng mưa và số ca mắc (Pearson’s r = 0,897), giữa nhiệt độ với chỉ số HI ­ BG và BI (0,7 < Pearson’s r < 0,9).

2. Xây dựng và triển khai thử nghiệm giải pháp can thiệp tại cộng đồng trong phòng chống Sốt xuất huyết Dengue

Giải pháp can thiệp thử nghiệm: Dựa vào cách sử dụng các DCCN của

người dân, chúng tôi xây dựng 2 giải pháp: (1) Đối với các DCCN lưu trữ lâu

hoặc dùng nấu ăn thì sử dụng cao su có vành tre để đậy kín; (2) Đối với các

DCCN dùng trong sinh hoạt hàng ngày thì cung cấp cá từ các điểm nhân nuôi. Lồng ghép với các giải pháp là công tác TT­GDSK để thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành của dân.


Kết quả đã đạt được trong xây dng các hot động: huy động được 22 người tham gia thực hiện trực tiếp các giải pháp gồm nhóm CTV, phụ nữ ấp, đoàn thanh niên và trưởng ấp. Thực hiện ký cam kết giữa 3.948 hộ dân với chính quyền địa phương. Các hoạt động đã thực hiện trong 2 năm can thiệp là phát

7.000 tờ rơi và 4.000 nắp đậy cao su, tạo 86 điểm nhân nuôi cá tại TYTX, nhà

CTV, hộ dân, nhân nuôi và phát 8.960 cá cho 3.257 HGĐ có DCCN. Thiết kế

được 5 sản phẩm truyền thông từ các sáng kiến của nhóm học sinh trung học cơ sở gồm: tờ rơi, bài vè, bài hát truyền thông (2 bài), áp phích và xây dựng logo riêng cho chương trình. Tổ chức chiến dịch vệ sinh môi trường 4 lần, tổ chức tuyên truyền tại các ấp 7 lần (1 lần/ấp). Thực hiện treo các áp phích, băng rôn, bài vè tại các nơi tập trung đông dân trong các đợt chiến dịch để tuyên truyền.

3. Đánh giá hiệu quả và khả năng duy trì các giải pháp

3.1. Kết quả đã đạt được từ các giải pháp thử nghiệm tại xã can thiệp

 Hiệu quả can thiệp sử dụng nắp đậy cao su đạt 30,5%. Tỷ lệ DCCN có nắp tăng từ 53,1% lên 69,3%, trong đó DCCN có sử dụng cao su chiếm 28,1%.

 Hiệu quả can thiệp thả cá vào các DCCN so với xã chứng đạt 130,9%. Chỉ số hiệu quả tại xã can thiệp sau 2 năm là 134,4%. Tỷ lệ DCCN có thả cá tăng từ 25,3% lên 40,3%.

 Tìm thấy 3,5% thiên địch (rệp nước) có tự nhiên trong DCCN mưa.

 Sau can thiệp, hiệu quả can thiệp của chỉ số muỗi là: DI đạt 34,7%; BI đạt

81,4% và chỉ

125,9%.

số bọ

gậy là: chỉ số

HI ­ BG đạt 117,4%; chỉ

số CI đạt

 Khi so sánh với xã chứng và thực hiện đánh giá can thiệp trước ­ sau, xã can thiệp đã đạt được hiệu quả can thiệp như sau: kiến thức đạt 69,1% ; thái độ đạt 88,4% và thực hành đạt 82,3%.

3.2. Khả năng duy trì và áp dụng các giải pháp trong cộng đồng

 Các giải pháp can thiệp có khả năng duy trì cao do các hoạt động can thiệp

không nằm ngoài mục tiêu của chương trình dự án quốc gia PCSXH và

cũng không vượt quá khả năng thực hiện của các Trạm Y tế, đặc biệt


nhóm CTV đã trực tiếp tham gia các hoạt động từ đầu của chương trình nên dễ dàng nắm bắt thông tin để tuyên truyền, vận động. Sau can thiệp, 17,9% CTV là một trong các điểm nhân nuôi cá và 63,4% hộ dân tham gia nuôi cá.

 Các giải pháp can thiệp được xây dựng dựa trên sự tham gia và ý kiến

đóng góp của cán bộ y tế, chính quyền và người dân địa phương. Các giải pháp được thực hiện đơn giản, dễ thực hiện, sử dụng những vật liệu có

sẵn tại địa phương nên dễ phương khác.

duy trì và nhân rộng mô hình cho các địa

 Công việc giám sát quản lý vectơ truyền bệnh là công việc thường xuyên của TTYT huyện và y tế cơ sở.

KHUYẾN NGHỊ


Đối với người dân

Người dân sống ở khu vực nông thôn :

 Nên sử dụng rộng rãi nắp đậy cao su thay cho các loại nắp đậy bằng xi măng, nhôm, nhựa, ván gỗ cho các DCCN lưu giữ lâu ngày và đặt trong nhà.

 Nên thả cá bảy màu và cần thường xuyên theo dõi để cá không bị mất hoặc chết trong các DCCN dùng trong sinh hoạt hàng ngày và đặt ngoài nhà.

Người dân

ở khu vực thành thị: sử

dụng trực tiếp cao su phủ

lên các

DCCN nếu không có tre để tạo nắp đậy.

Đối với Trung Tâm Y tế Dự Phòng Tỉnh Bạc Liêu

Tiếp tục duy trì các giải pháp và thường xuyên lồng ghép trong các hoạt động TT­GDSK để hướng dẫn cho người dân hiểu rõ hiệu quả đạt được của việc phân loại DCCN khi sử dụng nắp đậy cao su và thả cá.

Tiếp tục nhân rộng giải pháp nhân nuôi cá tại các hộ dân, đặc biệt là các xã thuộc vùng nông thôn.

Phát triển và vận động người dân sống ở khu vực thành thị sử dụng nắp đậy cao su cho các DCCN trong nhà.


Cần lưu ý tuyên truyền cho người dân biết về xuồng ghe, lỗ cắm cột cờ là nơi sinh sản của muỗi.

Đối với lĩnh vực nghiên cứu

Các nghiên cứu khác cần tham khảo những bài học kinh nghiệm của chương trình nghiên cứu để thiết kế một nghiên cứu can thiệp tương tự đạt kết quả cao nhất.

Tiến hành thêm các nghiên cứu về đặc điểm sinh thái của loài rệp nước trong DCCN, nghiên cứu khả năng ứng dụng của loài rệp này vào công tác PCSXH của địa phương.

Tiếp tục nghiên cứu kết nối các can thiệp truyền thông trên đối tượng học sinh trung học cơ sở vì đối tượng này có nhiều sáng kiến trong công tác PCSXH, đặc biệt trong thiết kế các sản phẩm truyền thông.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN


1. Phạm Thị Nhã Trúc, Phạm Trí Dũng (2012), “Sốt Dengue/Sốt xuất huyết Dengue ­ thách thức cho ngành y tế”, Tạp chí Y học Thực hành, Vol 3(814), tr. 58 ­ 61.

2. Phạm Thị Nhã Trúc (2012), “Hoạt động của Cộng tác viên chương trình phòng chống SXH tại xã Phong Thạnh Đông A, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu: một nghiên cứu đánh giá nhanh”, Kỷ yếu Hội nghị KHCN Quân dân Y Đồng bằng Sông Cửu Long lần thứ IX, tr. 684 ­ 692.

3. Phạm Thị Nhã Trúc, Phạm Trí Dũng (2013), “Đặc điểm dịch tễ học Sốt Dengue/sốt xuất huyết Dengue tại Bạc Liêu, giai đoạn 2006 ­ 2012”, Tạp chí Y học Thực hành, Vol 10(884), tr. 94 ­ 98.

4. Phạm Thị Nhã Trúc, Phạm Trí Dũng (2014), “Đánh giá kết quả can thiệp thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành của người dân huyện Giá Rai, tỉnh

Bạc Liêu về

bệnh Sốt Dengue/sốt xuất huyết Dengue”,

Tạp chí Y học

Thành phố Hồ Chí Minh, Vol 18(1), tr. 131 – 138.



Tài liệu tiếng Việt

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Xem tất cả 152 trang.

Ngày đăng: 21/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí