Nghiên cứu dự báo phân bổ nhu cầu đi lại theo phương thức vận tải trong các đô thị Việt Nam - 2

Bảng 3. 30 Tỷ lệ trong cơ cấu chuyến đi theo khoảng cách (đơn vị: %) 93

Bảng 3. 31 Khoảng cách chuyến đi bình quân (đơn vị: km) 94

Bảng 3. 32 Thứ tự ảnh hưởng của các nhân tố 107

Bảng 4. 1 Các chỉ tiêu về năng lực cung ứng của hệ thống giao thông 121

Bảng 4. 2 Tốc độ tăng trưởng phương tiện cơ giới cá nhân 123

Bảng 4. 3 Cơ cấu chuyến đi theo phương thức vận tải 125

Bảng 4. 4 Hệ số đi lại theo giới tính 126

Bảng 4. 5 Hệ số đi lại theo nhóm thu nhập 126

Bảng 4. 6 Hệ số tương quan cặp giữa các biến 128

Bảng 4. 7 Kết quả ước lượng mô hình MH0 129

Bảng 4. 8 Kết quả ước lượng mô hình MH1 130

Bảng 4. 9 Kết quả kiểm định LR-TEST cho mô hình MH0 và MH1 131

Bảng 4. 10 Kết quả ước lượng mô hình MH2 132

Bảng 4. 11 Kết quả kiểm định LR-TEST cho mô hình MH1 và MH2 133

Bảng 4. 12 Kết quả ước lượng mô hình MH3 133

Bảng 4. 13 Chỉ số AIC, BIC trong mô hình MH2 và MH3 133

Bảng 4. 14 Kết quả ước lượng mô hình MH3 bằng mô hình logit có điều kiện riêng theo phương thức vận tải (Mô hình MH3A) 134

Bảng 4. 15 Kết quả ước lượng mô hình MH4 135

Bảng 4. 16 Kết quả kiểm định LR-TEST cho mô hình MH4 và MH3A 136

Bảng 4. 17 Kết quả ước lượng mô hình MH5 137

Bảng 4. 18 Kết quả kiểm định LR-TEST cho mô hình MH4 và MH5 138

Bảng 4. 19 Kết quả ước lượng mô hình MHMETRO 140

Bảng 4. 20 Kết quả mô hình MHMETRO quy chuẩn 141

Bảng 4. 21 Kết quả phân tích biến động cận biên của thời gian trên phương tiện 142 Bảng 4. 22 Kết quả phân tích biến động cận biên của thời gian ngoài phương tiện 143

Bảng 4. 23 Kết quả phân tích biến động cận biên của chi phí chuyến đi 144

Bảng 4. 24 Kết quả phân tích biến động cận biên của tỷ lệ chi phí trên thu nhập 144 Bảng 4. 25 Kết quả phân tích biến động cận biên của thu nhập 145

Bảng 4. 26 Kết quả phân tích biến động cận biên của cơ hội sử dụng phương tiện cá nhân 145

Bảng 4. 27 Kết quả mô hình MHMETRO-Base-XEMAY147


DANH MỤC HÌNH VẼ


Hình 2. 1 Quá trình quyết định lựa chọn phương tiện đi lại 30

Hình 2. 2 Các yếu tố điều chỉnh quyết định lựa chọn 31

Hình 2. 3 Đường bàng quan 35

Hình 2. 4 Các đường đồng mức thỏa dụng đối với những người di chuyển nhạy cảm với thời gian và chi phí 37

Hình 2. 5 Mô hình dự báo 4 bước 61


Hình 3. 1 Quy trình nghiên cứu 67

Hình 3. 2 Đồ thị phần dư 84

Hình 3. 3 Dạng chữ S của xác suất lựa chọn của phương án đi xe máy 108

Hình 3. 4 Sự ước lượng của độ dốc của đường đồng mức thỏa dụng với dữ liệu chọn quan sát được 111


Hình 4. 1 Hiện trạng và dự báo dân số thành phố Hồ Chí Minh 119

Hình 4. 2 Hiện trạng và dự báo GRDP bình quân đầu người thành phố Hồ Chí Minh 120

Hình 4. 3 Thống kê số lượng phương tiện đăng ký 122

Hình 4. 4 Đánh giá mức độ chiếm dụng đường của phương tiện cơ giới 123


PHẦN MỞ ĐẦU


1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Trong những năm gần đây, đi đôi với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân là tốc độ đô thị hóa ngày càng cao, kéo theo nhu cầu về phát triển giao thông vận tải ngày càng gia tăng. Điều này dẫn tới hậu quả là trong các đô thị phát triển, nạn ùn tắc giao thông ngày càng nghiêm trọng, tai nạn giao thông và ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng. Để giải quyết vấn đề vừa nêu trên, các đô thị cần phát triển theo một quy hoạch hợp lý. Tuy nhiên, quy hoạch giao thông đô thị được xây dựng trước hết phải dựa trên dự báo nhu cầu giao thông vận tải nói chung và dự báo nhu cầu đi lại nói riêng. Xác định đúng nhu cầu giao thông vận tải tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng và xác định quỹ đất cho giao thông vận tải trong một thời kỳ dài, đảm bảo giải quyết có hiệu quả các vấn đề về giao thông đô thị. Kết quả và độ chính xác của dự báo nhu cầu đi lại sẽ quyết định sự thành công trong quá trình phát triển giao thông đô thị trong tương lai.

Các đô thị lớn ở Việt Nam, đặc biệt là Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, đang đứng trước tình trạng ách tắc giao thông, tai nạn giao thông và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Do đó, việc xây dựng kế hoạch phát triển hệ thống giao thông vận tải đảm bảo đáp ứng các nhu cầu ngày càng gia tăng là hết sức cần thiết. Công tác dự báo nhu cầu giao thông vận tải nói chung và nhu cầu đi lại nói riêng chính là cơ sở khoa học cho việc quy hoạch phát triển giao thông vận tải này.

Dự báo phân bổ nhu cầu đi lại cho các phương thức vận tải về bản chất chính là bước thứ ba trong mô hình dự báo nhu cầu đi lại bốn bước nhằm xác định tỷ lệ lựa chọn phương thức vận tải của người thực hiện chuyến đi. Mặt khác, việc dự báo nhu cầu đi lại thường gắn liền với những dự án quy hoạch giao thông đô thị và chỉ là một bộ phận nhỏ của dự án nên


dự báo phân bổ nhu cầu đi lại cho các phương thức vận tải chưa thật sự được coi trọng.

Các mô hình dự báo phân bổ nhu cầu đi lại cho các phương thức vận tải ở các đô thị Việt Nam trong thời gian gần đây đều kế thừa các mô hình sẵn có trên thế giới và có điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện ở nước ta. Tuy nhiên, với sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế và dân số dẫn tới điều kiện sống của cư dân có nhiều thay đổi, các mô hình cũ trở nên không còn phù hợp. Theo đánh giá trong báo cáo “ Điều chỉnh Chiến lược phát triển GTVT Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” [2], bên cạnh “tiến độ triển khai xây dựng các công trình giao thông chậm, đặc biệt là xây dựng đường sắt đô thị, đường sắt nội - ngoại ô, hiện tại thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh mới khởi công xây dựng 2-3 tuyến, tỷ lệ đảm nhận vận tải hành khách công cộng những năm gần đây chỉ đạt 10-12%, ùn tắc giao thông đô thị tại các thành phố Hà Nội và TP Hồ Chí Minh xảy ra thường xuyên; kết cấu hạ tầng chật hẹp, phát triển thiếu quy hoạch trong khi vận tải bánh sắt khối lượng lớn triển khai chậm; vận tải công cộng chủ yếu bằng xe buýt không đáp ứng nhu cầu đi lại, phương tiện cá nhân phát triển tự do chưa kiểm soát được, ...”

Vì vậy, cần thiết phải có những nghiên cứu hoàn thiện hơn công tác dự báo nhằm khắc phục những vấn đề này. Trên cơ sở đó, nghiên cứu sinh chọn đề tài “ Nghiên cứu dự báo phân bổ nhu cầu đi lại theo phương thức vận tải trong các đô thị Việt Nam ” để thực hiện luận án tiến sĩ của mình.

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới nhu cầu đi lại như đặc thù về kinh tế xã hội, cung ứng vận tải, cơ sở hạ tầng giao thông đô thị, hành vi của người tham gia giao thông… Xác định các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc lựa chọn phương tiện vận tải nhằm xây dựng mô hình dự báo phân bổ nhu cầu đi lại cho các phương thức vận tải trong các đô thị ở Việt Nam trên cơ sở kế thừa, bổ sung và có điều chỉnh các mô hình hiện đại đã có trên thế giới.


3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Đối tượng nghiên cứu : Nghiên cứu các mô hình dự báo phân bổ nhu cầu đi lại và các nhân tố ảnh hưởng tới nhu cầu đi lại.

- Phạm vi nghiên cứu : Đặc điểm của đô thị ảnh hưởng tới sự cần thiết trong việc nghiên cứu nhu cầu đi lại. Đối với những đô thị nhỏ, cơ sở hạ tầng giao thông vẫn đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân, ùn tắc và ô nhiễm môi trường chưa nghiêm trọng thì nghiên cứu nhu cầu đi lại cũng như quy hoạch lại giao thông đô thị chưa mang tính cấp bách. Tuy nhiên, với những đô thị lớn, lượng người tham gia giao thông nhiều, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải không còn đáp ứng được nhu cầu đi lại, tình trạng ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã và đang diễn ra hàng ngày thì vấn đề dự báo nhu cầu đi lại và quy hoạch lại giao thông đô thị trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Bên cạnh đó, với những đặc điểm khác nhau của các đô thị nên các nhân tố ảnh hưởng tới nhu cầu đi lại cũng khác nhau, vì thế không thể nghiên cứu bao quát được hết tất cả các đô thị. Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất cả nước với tốc độ gia tăng dân số cao, dẫn tới nạn ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nên thực sự phải cần có các nghiên cứu để giải quyết tình trạng này. Do vậy luận án đi sâu nghiên cứu nhu cầu đi lại tại thành phố Hồ Chí Minh, sử dụng nguồn số liệu thu thập từ các khảo sát thực tế tại thành phố Hồ Chí Minh để xây dựng và lựa chọn mô hình dự báo phân bổ nhu cầu đi lại cho các phương thức vận tải (cụ thể là mô hình dự báo xác suất lựa chọn phương thức vận tải của người thực hiện chuyến đi tại thành phố Hồ Chí Minh đối với chuyến đi cơ bản từ nhà) phù hợp.

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Dựa trên thành tựu nghiên cứu của các nước tiên tiến, kết hợp một cách khoa học lý thuyết hệ thống, lý thuyết kinh tế học, lý thuyết kinh tế lượng, lý thuyết quy hoạch giao thông vận tải, luận án sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng làm cơ sở xây dựng và lựa chọn mô hình dự báo phân bổ nhu cầu đi lại cho từng phương thức vận tải.


5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Nội dung chính trong nghiên cứu của luận án gồm 4 chương:

- Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

- Chương 2: Cơ sở lý luận về dự báo phân bổ nhu cầu đi lại cho các phương thức vận tải trong đô thị

- Chương 3 : Phương pháp tiếp cận

- Chương 4 : Kết quả nghiên cứu dự báo phân bổ nhu cầu đi lại cho các phương thức vận tải ứng dụng tại thành phố Hồ Chí Minh


CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Trong dự báo phân bổ nhu cầu đi lại cho các phương thức vận tải trong đô thị, có nhiều dạng mô hình được sử dụng để phân tích và dự báo. Theo cách tiếp cận chung hay riêng biệt, chúng có thể được phân chia làm hai loại: mô hình toàn bộ và mô hình cục bộ. Nhóm mô hình toàn bộ bao gồm mô hình lựa chọn phương thức vận tải một chiều hay hai chiều. Trong nhóm này thường sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính đa nhân tố. Nhóm mô hình cục bộ được sử dụng cho việc lựa chọn từng phương thức vận tải đơn lẻ và dựa trên lý thuyết về độ thỏa dụng của phương thức vận tải đối với người thực hiện chuyến đi. Mô hình cục bộ thường được biết đến là mô hình Probit và mô hình Logit và được xếp vào nhóm mô hình rời rạc.

Trong phần tổng quan tác giả phân tích và đánh giá các công trình nghiên cứu đã thực hiện trong nước và trên thế giới, chú trọng vào dạng mô hình toán học được áp dụng trong các nghiên cứu đó để thấy được những ưu nhược điểm của từng dạng mô hình, những vấn để đã được giải quyết trên thực tế và những khoảng trống còn tồn tại trong nghiên cứu.

1.1 Các công trình nghiên cứu trên thế giới

1.1.1 Chương trình “Nghiên cứu giao thông khu vực Pittsburgh”

Chương trình “Nghiên cứu giao thông khu vực Pittsburgh”, một thành phố thuộc tiểu bang Pennsylvania, Mỹ vào năm 1980, đã áp dụng mô hình lựa chọn phương thức vận tải một chiều và đạt được những thành công nhất định. Trong mô hình này, điểm đầu và điểm cuối của tất cả các chuyến đi được phân chia lần lượt cho các phương thức vận tải trước khi phân bố các chuyến đi. Số lượng các chuyến đi bằng các phương thức vận tải khác nhau được tính toán theo mô hình hồi quy đa nhân tố hoặc biến thể của mô hình này. Các chuyến đi được phân loại theo mục đích như đi làm, đi học, đi mua sắm …và các nhân tố ảnh hưởng chính được sử dụng là số ô tô thuộc sở hữu, mật độ dân cư và khoảng cách từ nơi ở đến các trung tâm thương mại. Thông thường mô hình này áp dụng


khi lựa chọn giữa hai phương thức vận tải là phương thức vận tải cá nhân và phương thức vận tải công cộng.

Một vấn đề quan trọng trong lý thuyết lựa chọn phương thức vận tải đầu- cuối là người thực hiện chuyến đi có thể sẽ không chọn phương thức vận tải cho đến khi họ biết được điểm đến, do đó để khắc phục vấn đề này, người ta đã đưa vào mô hình các đặc tính của mạng lưới vận tải.

Trong chương trình nghiên cứu này, việc lựa chọn được thực hiện giữa phương thức vận tải công cộng và ô tô riêng. Mô hình hồi quy tuyến tính được sử dụng có dạng:

(1. 1)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.

Nghiên cứu dự báo phân bổ nhu cầu đi lại theo phương thức vận tải trong các đô thị Việt Nam - 2

Trong đó:

- Y: Các chuyến đi sử dụng phương thức vận tải công cộng

- X: Mật độ dân cư ròng

Kết quả theo mô hình này được tính cho 3 nhóm hộ gia đình theo sở hữu ô tô riêng, bao gồm: nhóm không có ô tô riêng, nhóm có 1 ô tô riêng và nhóm có từ 2 ô tô riêng trở lên [36].

1.1.2 Chương trình nghiên cứu nhu cầu đi lại thành phố Washington D.C

Trong nghiên cứu này, việc lựa chọn giữa 2 phương thức vận tải được thể hiện trong mô hình thông qua một hàm nhiều biến cho thấy rò sự đa dạng của các phương thức vận tải và đặc điểm của người thực hiện chuyến đi. Các biến thường được đưa vào mô hình là:

- Thời gian đi lại tương đối

- Chi phí đi lại tương đối

- Tình hình tài chính của người thực hiện chuyến đi

- Chất lượng phục vụ tương đối

Các biến số khác như chiều dài tuyến, mật độ dân số… cũng được sử dụng để làm mô hình có thể đạt được mức độ chính xác tối đa. Nhưng những biến này có tương quan chặt với 4 biến nêu trên cho nên ảnh hưởng của các biến này thực chất đã được tính đến thông qua 4 biến đó.

Xem tất cả 203 trang.

Ngày đăng: 09/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí