264, 327, 661 và vốn tự có của nhân dân. Có khoảng 70% diện tích rừng trồng khép tán có độ tàn che từ 0,3 - 0,3; diện tích còn lại đang ở thời kỳ chăm sóc có độ tàn che từ 0,1 - 0,2.
Cơ cấu sử dụng tài nguyên rừng là rừng tự nhiên và rừng trồng theo 3 loại
rừng được biểu hiện rõ hơn qua hình 3.2 và 3.3 dưới đây:
Hình 3.2: Cơ cấu sử dụng rừng tự nhiên Hình 3.3: Cơ cấu sử dụng rừng trồng
Qua hình 3.2 và hình 3.3 cho thấy, cơ cấu tài nguyên rừng theo 3 loại rừng của huyện phân bổ không đều, có sự chênh lệch lớn, chủ yếu là rừng phòng hộ đầu nguồn chiếm từ 61,11% (rừng tự nhiên), đến 87,13% (rừng trồng) tổng diện tích rừng của toàn huyện; tiếp đến là rừng đặc dụng chiếm từ 5,37% (rừng trồng) đến 36,76% (rừng tự nhiên) và thấp nhất là rừng sản xuất, chỉ chiếm từ 2,13% - 7,51% tổng diện tích rừng của cả huyện.
(2) Hoạt động sản xuất phát triển lâm nghiệp huyện Mù Cang Chải
Thực hiện chủ trương xã hội hoá công tác bảo vệ và phát triển rừng nhằm phát huy sức mạnh của toàn xã hội. Trong những năm qua, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách quan trọng để bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, kết hợp giữa bảo vệ rừng với phát triển kinh tế, xã hội, xoá đói, giảm nghèo.
a) Giá trị sản xuất lâm nghiệp
Việc quản lý bảo vệ và phát triển rừng đang từng bước phát triển năm sau cao hơn năm trước nhằm đáp ứng được yêu cầu của Chính phủ là phủ xanh đất trống, đồi núi trọc vào năm 2010. Tuy nhiên do tập quán canh tác và quản lý bảo vệ rừng từ những năm trước đây để lại còn nhiều diện tích đất trống đồi núi trọc không có khả năng tự tái sinh. Thực bì chủ yếu là tế, guột, lau lách, v.v...
Theo số liệu rà soát, quy hoạch rừng năm 2012 toàn huyện Mù Cang Chải có 69.464,44 ha rừng, trong đó còn khoảng 10.253,29 ha đất trống có khả năng trồng rừng và khoanh nuôi tái sinh. Đây là một diện tích tương đối lớn, trong những năm tới cần khai thác và sử dụng quỹ đất này có hiệu quả hơn.
Tính đến hết năm 2011 tổng giá trị sản xuất lâm nghiệp của toàn huyện là 49,34 tỷ đồng, trong đó cao nhất là khai thác gỗ và lâm sản đạt 28,12 tỷ đồng, chiếm 56,99% tổng giá trị sản xuất lâm nghiệp, tiếp đến là các dịch vụ và lâm nghiệp khác đạt 12,08 tỷ đồng, chiếm 24,48% và thấp nhất là trồng rừng và nuôi rừng đạt 9,14 tỷ đồng, chiếm 18,52% tổng giá trị sản xuất lâm nghiệp.
Là huyện có tiềm năng về đất đai, song do điều kiện địa hình cho nên sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất như giống cây trồng vật nuôi, kỹ thuật thâm canh ít nhiều còn hạn chế, bên cạnh đó trình độ dân trí chưa cao, cơ sở hạ tầng thiết yếu có nhưng chưa đầy đủ, v.v… Đây là ngành kinh tế chủ đạo của xã tuy nhiên giá trị thu nhập không cao, chưa tương sứng với tiềm năng thế mạnh về sản xuất nông nghiệp của xã, sản phẩm nông nghiệp sản xuất ra bước đầu đáp ứng tốt nhu cầu tại chỗ, một phần trở thành hàng hoá tuy nhiên chưa có số lượng lớn, chất lượng cao và giá trị lớn.
b) Giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), cơ bản hoàn thành công tác cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình cá nhân trên địa bàn theo quy định của Luật Đất đai, huyện đã thường xuyên kiểm tra chỉ đạo phòng chuyên môn, thực hiện đúng trình tự thủ tục cấp GCNQSDĐ cho người sử dụng đất theo đúng thời gian
quy định. Do đó những kiến nghị, đề nghì của nhân dân về công tác này giảm rõ rệt, đòng thời góp phần tăng nguồn thu từ đất cho ngân sách.
Tính đến 31/12/2011, trên địa bàn huyện đã cấp 13.260 giấy GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân, trong đó cấp cho đất sản xuất nông nghiệp là 12.610 giấy GCNQSDĐ và 650 giấy GCNQSDĐ ở. Số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức sử dụng đất là 50 GCNQSDĐ ở.
c) Giao đất lâm nghiệp và giao rừng, cho thuê rừng
Giao đất lâm nghiệp, giao rừng, cho thuê rừng cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân quản lý, sử dụng lâu dài và mục đích lâm nghiệp là chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Đây là bước chuyển biến căn bản trong công tác quản lý bảo vệ rừng, làm cho rừng có chủ thực sự, người dân bảo vệ được rừng, yên tâm quản lý, đầu tư phát triển rừng trên diện tích rừng được giao. Tuy nhiên, hiệu quả của việc tổ chức thực hiện công tác này trên địa bàn huyện Mù Cang Chải trong thời gian qua còn nhiều hạn chế, giao rừng nhưng chưa có chính sách quy định cụ thể và phù hợp về quyền hưởng lợi trên diện tích rừng được giao, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp còn chậm và chưa gắn với việc giao rừng, còn lúng túng trong thực hiện, buông lỏng việc quản lý hồ sơ giao rừng, nhiều diện tích rừng chưa được khai thác và sử dụng hợp lý trong khi đó đời sống của một bộ phận người dân sống trong rừng và gần rừng còn gặp nhiều khó khăn dẫn đến tình trạng rừng bị phá, khai thác trái phép và đất rừng bị xâm lấn, tranh chấp và sử dụng không theo quy hoạch.
Với chức năng nhiệm vụ được Uỷ ban nhân dân huyện, Chi cục Kiểm lâm giao cho Hạt Kiểm lâm là cơ quan đầu mối trong công tác giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng trên địa bàn huyện, chủ động phối hợp với các cơ quan, ban, ngành của huyện; Các phòng chuyên môn của Chi cục Kiểm lâm tỉnh và Uỷ ban nhân dân các xã thường xuyên xuống cơ sở tại các thôn, bản thực hiện việc tuyên truyền phổ biến chính sách pháp Luật của Đảng và nhà nước như: Nghị định số 23/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành
Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; Thông tư số 38/2007/TT-BNN; Thông tư Liên tịch số 07/2011/TTLT-BNNPTNT-BTNMT; Quyết định 178/QĐ-TTg về quy chế hưởng lợi của người nhận khoán bảo vệ rừng, v.v... từ đó để người dân địa phương nắm bắt được quyền lợi và nghĩa vụ khi được nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, gắn với giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Diện tích đất rừng sản xuất giao cho hộ gia đình, cá nhân, nhóm hộ Cộng đồng dân cư trên địa bàn các xã: Púng Luông, Nậm Khắt, Dế Xu Phình, Cao Phạ, Nậm Có, Lao Chải được tổng hợp cụ thể trong bảng 3.4 dưới đây:
Bảng 3.4: Diện tích đất rừng sản xuất giao cho các hộ gia đình, cá nhân
Đơn vị tính: ha
Tên xã | DT đất rừng sản xuất theo phương án | DT đất rừng sản xuất thực hiện giao | DT rừng tự nhiên | DT rừng trồng | DT đất trống | |
1 | Nậm Khắt | 1.403,50 | 1.296,67 | 385,18 | 481,04 | 430,45 |
2 | Dế Xu Phình | 180,00 | 170,84 | 0,00 | 170,84 | 0,00 |
3 | Nậm Có | 1.514,50 | 1.462,93 | 153,51 | 395,5 | 913,93 |
4 | Lao Chải | 291,00 | 271,42 | 147,72 | 3,26 | 120,45 |
5 | Cao Phạ | 853,30 | 609,96 | 427,53 | 0,00 | 182,43 |
6 | Púng Luông | 309,30 | 255,70 | 0,00 | 246,89 | 8,81 |
Tổng Cộng | 4.551,60 | 4.067,52 | 1.113,94 | 1.297,53 | 1.656,07 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đặc Điểm Chung Về Điều Kiện Tự Nhiên, Kinh Tế - Xã Hội Huyện Mù Cang Chải
- Giá Trị Sản Xuất Lâm Nghiệp Của Huyện Mù Cang Chải Qua Các Năm
- Hiện Trạng Quản Lý, Sử Dụng Tài Nguyên Rừng Và Hoạt Động Phát Triển Sản
- Dự Báo Các Nhu Cầu Cơ Bản Của Huyện Mù Cang Chải Đến Năm 2020
- Quy Hoạch Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Huyện Mù Cang Chải Trong Giai Đoạn 2013 - 2020
- Hiện Trạng Và Quy Hoạch Sử Dụng Đất Lâm Nghiệp Huyện Mù Cang Chải Đến Năm 2020
Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.
Tính đến 31/12/2011 diện tích rừng đã giao trên địa bàn huyện là 4.067,52ha, bao gồm 06 xã, trong đó xã Nâm có giao nhiều nhất với 1.462,93ha, chiếm 35,37% tổng diện tích rừng được giao của toàn huyện, tiếp đến là xã Nậm Khắt, đã giao 1.296,67ha, chiếm 31,88% tổng diện tích, v.v... Diện tích rừng được giao cho 112 hộ, nhóm hộ, cộng đồng dân cư với tổng kinh phí đã được cấp là: 1.706.275.000 đồng.
Diện tích rừng tự nhiên, diện tích rừng trồng và diện tích đất trống được giao cho các hộ gia đình, cá nhân, nhóm cộng đồng dân cư trên địa bàn huyện Mù Cang Chải được thể hiện rõ hơn qua hình sau:
Hình 3.4: Diện tích rừng và đất rừng giao cho các hộ gia đình, cá nhân
Phương án giao rừng đã được UBND huyện phê duyệt.
Hồ sơ giao đất, giao rừng đã hoàn thiện theo thủ tục, Ủy ban nhân dân huyện ra quyết định giao rừng và giao đất lâm nghiệp cho cho 112 hộ, nhóm hộ, cộng đồng dân cư.
Phòng Tài nguyên Môi trường và văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện đã tiến hành thẩm định và làm 112 phôi bìa trình UBND huyện ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với 112 hộ, nhóm hộ, cộng đồng dân cư đã được giao theo quy định.
* Thuận lợi và khó khăn trong công tác giao rừng, cho thuê rừng trên địa bàn huyện
- Thuận lợi:
+ Công tác giao rừng, cho thuê rừng được Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân huyện, Uỷ ban nhân dân huyện Mù Cang Chải đặc biệt quan tâm, chỉ đạo kịp thời cả về chủ trương, biện pháp, chính sách và kinh phí hoạt động. Đồng thời Hạt Kiểm lâm đã chủ động chỉ đạo sát sao cơ sở kiểm tra đôn đốc thường xuyên tới từng cơ sở xã.
+ Các phòng, ban như Phòng Nông nghiệp; Tài nguyên và Môi trường và chính quyền địa phương các xã đã cùng cộng tác đắc lực trong công tác giao rừng,
cho thuê rừng. Các hạng mục đã được phê duyệt của Đề án giao rừng, cho thuê rừng triển khai thực hiện đều có hiệu quả như công tác tuyên truyền tập huấn, mua sắm các trang thiết bị phục vụ công tác giao rừng, cho thuê rừng đã có tác dụng rất lớn nâng cao ý thức của người dân địa phương về công tác giao rừng, cho thuê rừng trên địa bàn. Đồng thời kinh phí khoán bảo vệ rừng được cấp kịp thời để chi trả cho người dân đã có tác dụng động viên nhân dân yên tâm bảo vệ rừng. Mặt khác việc cán bộ kiểm lâm địa bàn được tăng cường cho các xã vùng sâu, vùng xa đã giúp cho chính quyền xã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo Quyết định 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số chính sách tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng.
+ Ban chỉ đạo giao rừng, cho thuê rừng các cấp từ huyện xuống các xã đã hoạt động có hiệu quả, đã củng cố Hội đồng giao rừng, cho thuê rừng các xã và có qui chế làm việc đồng thời phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, tích cực kiểm tra, rút kinh nghiệm của từng khâu công việc.
+ Đẩy mạnh phát triển lâm nghiệp trên địa bàn huyện để thu hút lao động tham gia nghề rừng, thực hiện nông lâm kết hợp, góp phần tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân, giảm thiểu các tệ nạn xã hội góp phần giữ vững an ninh quốc phòng.
+ Nâng cao ý thức quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng cho cán
bộ và nhân dân trên địa bàn toàn huyện.
+ Ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, giảm tối đa số vụ cũng như thiệt
hại do cháy rừng, lấn chiếm rừng và đất lâm nghiệp.
+ Bảo vệ có hiệu quả diện tích rừng hiện có và phát huy lợi thế của rừng, tiềm năng lao động ở địa phương; bảo vệ rừng gắn với phát triển bền vững tài nguyên rừng góp phần cải thiện đời sống người dân, xây dựng nông thôn mới.
- Khó khăn:
+ Diện tích rừng tự nhiên được giao đa số là rừng nghèo kiệt, xa khu
dân cư; chế độ hưởng lợi phụ thuộc vào lượng tăng trưởng, sau 10-15 năm mới được hưởng sản phẩm nên người dân không muốn nhận rừng, người nhận rừng chưa sống được bằng nghề rừng.
+ Cấp GCNQSD đất lâm nghiệp còn chậm và chưa gắn với công tác giao rừng, gây khó khăn cho công tác quản lý cũng như thực hiện các chế độ chính sách về lâm nghiệp và vay vốn đầu tư cho các chủ rừng.
+ Trách nhiệm và quyền hưởng lợi của các chủ rừng vẫn còn chung chung, thiếu cụ thể nên còn lúng túng trong triển khai thực hiện.
+ Quyền lợi của các chủ rừng trong việc giao rừng, cho thuê rừng chưa thực sự cuốn hút người dân tham gia. Đặc biệt là đối với việc giao diện tích rừng tự nhiên sản xuất tại các xã vùng sâu, vùng xa.
+ Công tác quản lý rừng có những đặc thù riêng, khác với quản lý đất nông nghiệp vì rừng có chu kỳ, kinh doanh dài, ít nhất từ 8- 10 năm để sản xuất gỗ nguyên liệu cho công nghiệp giấy và từ 50- 60 năm để sản xuất gỗ xây dựng. Vì vậy người dân thường phá rừng để sản xuất lương thực để sinh sống chưa nhận thức tầm quan trọng, lợi ích của việc giao đất, giao rừng.
+ Đối với diện tích rừng có vị trí thuận lợi gần nhà, gần đường giao thông, độ dốc thấp và rừng có trữ lượng lớn thường được nhiều người xin nhận, vì thế khó khăn cho việc phân chia và lập phương án.
d) Phòng chống chữa cháy rừng (PCCCR)
Với khoảng 69.464ha rừng, địa hình phức tạp, người dân sống chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên rừng và sản xuất lương thực theo tập quán đốt nương làm rẫy, thời điểm từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau hàng năm, Mù Cang Chải luôn phải đối mặt với nguy cơ cháy rừng cao. Trước nguy cơ cháy rừng cao, huyện Mù Cang Chải đã tăng cường công tác tuyên truyền đến người dân thông qua nhiều hình thức như: Phát tờ rơi, kẻ pa no, áp phích, tổ chức cho nhân dân học tập, ký cam kết trong việc bảo vệ rừng và PCCCR bằng tiếng phổ thông và tiếng địa phương.
Qua đó, người dân đã hiểu rõ lợi ích của việc bảo vệ, PCCCR, với 100% thôn, bản
xây dựng quy ước bảo vệ rừng trong cộng đồng dân cư.
Bên cạnh đó, huyện cũng tổ chức lực lượng tuần tra, canh gác ở những nơi có nguy cơ cháy rừng cao để phát hiện lửa rừng và tổ chức lực lượng tham gia chữa cháy kịp thời khi có đám cháy xảy ra. Hạt kiểm lâm huyện còn thường xuyên theo dõi diễn biến cấp dự báo cháy rừng trong suốt vụ khô hanh, trên cơ sở nắm chính xác cấp dự báo cháy rừng để ra thông báo kịp thời cho ban chỉ huy các xã, các chủ rừng, chủ động PCCCR.
Trong những năm gần đây, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các vụ cháy rừng là do bàn con đốt nương làm rẫy để cháy lan vào rừng. Vì vậy, huyện đã chỉ đạo các ngành chức năng tổ chức tuần tra, kiểm tra việc phát rừng làm nương, hướng dẫn nhân dân cách đốt nương hạn chế mức thấp nhất đến việc ảnh hưởng đến công tác PCCCR, cũng như bảo vệ bền vững nguồn tài nguyên đất dốc. Bên cạnh đó, huyện xác định chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu, thực hiện thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Huyện đang tiến hành chuyển trên 1.200ha đất nương sang trồng ngô, vừa góp phần xóa đói giảm nghèo ổn định, vừa nâng cao đời sống đồng bào và hạn chế cháy rừng.
3.1.2.4. Giá trị và mức độ đe dọa đối với hệ sinh thái rừng huyện Mù Cang Chải
a) Giá trị của hệ sinh thái rừng huyện Mù Cang Chải
Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải là một trong những khu rừng nguyên sinh còn khá nguyên vẹn với nhiều loài cây lá rộng, lá kim và thảm thực vật phong phú cùng 788 loài thực vật bậc cao, động vật phong phú và tính đặc hữu cao, đặc biệt với loài Vượn đen tuyền, niệc cổ hung, gà lôi tía, voọc xám, v.v… Nằm trên dải sơn mạch Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải nằm trên địa bàn các xã Chế Tạo, Nậm Khắt, Púng Luông, Lao Chải, Zế Xu Phình, làm một vòng cung tạo thành bởi một hệ thống núi cao từ 1.700 – 2.500m, bao quanh xã Chế Tạo và vùng đầu nguồn của sông Nậm Chải, đây là khu vực rừng phòng hộ lưu vực hệ thống sông Đà. Thảm thực vật trong Khu bảo tồn chủ yếu là