Hiện Trạng Quản Lý, Sử Dụng Tài Nguyên Rừng Và Hoạt Động Phát Triển Sản




9.070,32


9.037,82

9.037,82


7.812,20

1.225,62


3. Có gỗ tái sinh (Ic)

2030

1.215,47


1.215,47

1.215,47


785,02

430,45


4. Núi đá không rừng

2004









5. Đất khác trong lâm nghiệp

2050









III. Đất khác( nông nghiệp, thổ cư)

3000

39.940,83

114.8

40.055,63






Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

Nghiên cứu đề xuất quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái - 7


Công tác giao đất, cho thuê đất đối với hộ gia đình, cá nhân: Thực hiện tốt công tác giao đất cho các hộ gia đình cá nhân đã thực hiện xong nghĩa vụ tài chính về nộp tiền giao đất và cho thuê đất theo dự án (đất sản xuất nông lâm nghiệp, đất ở, đất sản xuất kinh doanh).

Giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức sử dụng đất: Huyện đã lập hồ sơ địa chính các khu đất được phê duyệt đầu tư trình Ủy ban nhân đân tỉnh giao đất, cho thuê đất và phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức giao đất tại thực địa cho các tổ chức để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi công cộng theo đúng thời gian quy định của Luật Đất đai.

Thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất: Căn cứu vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Huyện lập hồ sơ địa chính các khu đất trình Ủy ban nhân dân tỉnh thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất làm căn cứ tổ chức thực hiện.

- Công tác giao đất lâm nghiệp của huyện Mù Cang Chải đã thực hiện qua

nhiều giai đoạn:


+ Trước năm 1998: Đã tiến hành giao đất theo nghị định 01/CP ngày 04/1/1995 và nghị định 02/CP của Chính phủ, nhưng hiệu quả của công tác giao đất chưa cao, trên địa bàn các xã vẫn nảy sinh việc tranh chấp đất làm cho công tác quản lý sử dụng đất nói chung và công tác bảo vệ, phát triển vốn rừng gặp nhiều khó khăn.

+ Từ năm 1999 đến nay, thực hiện nghị định 163/1998/NĐ-TTg ngày 21/12/1998, nghị định 181/2004/NĐ – TTg ngày 29/10/2004 công tác giao đất lâm nghiệp của huyện đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, diện tích rừng và đất lâm nghiệp vẫn chưa được giao hết cho người dân, diện tích rừng chưa có chủ còn nhiều. Do vậy, trong thời gian tới việc giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cần được tiếp tục tiến hành để rừng thực sự có chủ từ đó chủ rừng sẽ yên tâm đầu tư phát triển sản xuất lâm nghiệp.



(2) Những áp lực đối với việc sử dụng tài nguyên đất đai huyện Mù Cang Chải


a) Tính hợp lý của việc sử dụng tài nguyên đất huyện Mù Cang Chải


- Cơ cấu sử dụng đất:


Đất đai của huyện đã được khai thác đưa vào sử dụng đạt 75,6% diện tích tự nhiên. Việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất của 3 nhóm đất chính cũng như các loại đất trong huyện cho thấy những năm gần đây việc sử dụng đất của huyện đã từng bước được chú trọng và hợp lý hơn.

Cơ cấu trong nội bộ đất nông nghiệp đang dần được chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ lệ sử dụng đất dành cho các loại hình sử dụng đất có hiệu quả kinh tế cao như trồng lúa, trồng rau màu, quản lý bảo vệ diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và phát triển rừng sản xuất đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của huyện, v.v... Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn còn chưa hợp lý so với yêu cầu phát triển và so với tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện.

Cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất phi nông nghiệp còn chưa hợp lý. Diện tích đất có ý nghĩa quan trọng đối với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện như đất giao thông, đất cho các công trình sản xuất, đất quốc phòng – an ninh, đất trụ sở các cơ quan, đất sản xuất kinh doanh và đất các công trình công cộng mới chỉ chiếm khoảng 5% diện tích đất phi nông nghiệp. Tỷ lệ đất nông nghiệp trong khu vực đô thị còn cao chưa tương xứng với yêu cầu phát triển đô thị của huyện.

Diện tích đất chưa sử dụng còn 24,4% trong đó gồm diện tích đất đồi núi chưa sử dụng, đất bằng chưa sử dụng (tập trung ven suối do bị lũ cuốn trôi, bạc màu) và núi đá không có rừng cây.

- Mức độ thích hợp của từng loại đất so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội:


Diện tích đất trồng cây lương thực (cây trồng chính là lúa) ổn định về quy

mô diện tích, về địa giới hành chính và đang được đầu tư thâm canh nhằm nâng cao



năng suất, chất lượng sản phẩm. Sản lượng lương thực về cơ bản đáp ứng nhu cầu

của nhân dân trong vùng.


Đất trồng cây hàng năm khác (trồng rau, đậu các loại, v.v...) đang có xu hướng mở rộng diện tích, hình thành các vùng tập trung. Giá trị mà các loại cây trồng mang lại không chỉ đem lại thu nhập cho nhân dân trong huyện mà còn tăng diện tích che phủ cho đất.

Đất nuôi trồng thủy sản: Do địa hình đồi núi cao lên quỹ đất để dành cho mục đích nuôi trồng thủy sản là rất ít.

Đất ở: Trên cơ sở tốc độ tăng dân số và tốc độ phát triển kinh tế, xã hội của huyện, trong những năm tới, diện tích đất ở như hiện nay là còn thiếu cho nên cần phải có những định hướng quy hoạch thêm đất ở đáp ứng nhu cầu về đất ở của người dân.

Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: Diện tích đất trụ sơ cơ quan công trình sự nghiệp năm 2011 là 10,86ha, diện tích này hiện nay được sử dụng chưa có quy hoạch chi tiết, một số đơn vị thiếu diện tích sử dụng. Trong giai đoạn tới cần phải cân đối, điều chỉnh và bổ sung thêm diện tích đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp.

Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp: Năm 2011 giá trị sản xuất ngành công nghiệp của huyện đạt 71,46 tỷ đồng. Tuy nhiên, diện tích công trình công nghiệp và đất xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện còn thấp (13,36ha), chưa đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới. Như vậy cần phải điều chỉnh và bổ sung thêm diện tích đất xây dựng các công trình công nghiệp, dịch vụ.

Đất phát triển hạ tầng: Thời gian qua hệ thống giao thông thủy lợi của huyện đều được quan tâm đầu tư nâng cấp, sửa chữa, làm mới, mở rộng, nâng cấp các tuyến đường nội thị, giao thông nông thôn, đường nội đồng, đặc biệt là đường Quốc lộ 32. Chính vị vậy đã giúp cho nhu cầu đi lại và sản xuất của người dân được thuận tiện, đời sống của người dân dần được cải thiện, nâng cao. Tuy nhiên, để đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện, hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi cần được mở rộng, nâng cấp, sửa chữa thường xuyên. Trong thời gian tới cần



phải bố trí thêm đất để đáp ứng nhu cầu xây dựng phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng

giao thông, thủy lợi.


Trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp, ngoài diện tích đất chưa sử dụng sẽ được khai thác đưa vào sử dụng, còn có nhiều diện tích đất cho nhu cầu phát triển các ngành phi nông nghiệp phải chuyển mục đích sử dụng từ các loại đất nông, lâm nghiệp đang sử dụng.

b) Những tồn tại trong việc sử dụng đất


Quỹ đất dành cho các hoạt động phát triển kinh tế chưa được khai thác sử dụng hiệu quả, một số công trình, dự án đã được giao đất nhưng tiến độ triển khai còn chậm hoặc chưa được thực hiện, gây lãng phí trong sử dụng đất; hiệu quả sử dụng một số loại đất thấp.

Việc sử dụng đất trong các lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp, sản xuất phi nông nghiệp cũng gặp nhiều vướng mắc do còn có sự chồng chéo giữa quy hoạch phát triển của các ngành, hạn chế trong việc phát huy lợi thế của từng lĩnh vực.

Trong quá trình sử dụng đất, việc quản lý chưa chặt chẽ, nhất là cấp cơ sở đã dẫn đến việc sử dụng đất chưa hợp lý, kém hiệu quả và sai mục đích.

Chính sách bồi thường tái định cư chưa hợp lý, thiếu đồng bộ, thực hiện thiếu thống nhất, thời gian giải quyết chính sách chậm cũng là nguyên nhân gây nhiều khó khăn khi Nhà nước thu hồi đất, đặc biệt khi thu hồi đất vào mục đích phát triển kinh tế - xã hội.

Để khắc phục những tồn tại nêu trên cần quan tâm một số vấn đề cơ bản sau:


- Đẩy nhanh công tác điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất các cấp. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ và hiệu lực giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và việc thu hồi đất để giao cho các dự án, công trình.



- Tăng cường công tác điều tra cơ bản, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 2003, cập nhật thông tin đầy đủ, chỉnh lý biến động kịp thời.

- Cần quy hoạch ổn định diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên cơ sở phù hợp với tiềm năng đất đai của từng khu vực, thực hiện đầu tư thâm canh theo chiều sâu, sản xuất tập trung tạo ra sản phẩm hàng hóa theo hướng xuất khẩu.

- Đầu tư phát triển đồng bộ hạ tầng kinh tế, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội; tăng cường sức hút đầu tư phát triển kinh tế, đô thị bằng những chính sách hợp lý cũng như ưu tiên đầu tư vốn cho các công trình, dự án trọng điểm.

- Xây dựng quy hoạch thống nhất trên địa bàn toàn huyện; quản lý và sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch đã được duyệt. Kiên quyết xử lý dứt điểm tình trạng lấn chiếm, sử dụng đất đai sai mục đích, v.v...

- Cụ thể hóa các văn bản pháp luật đất đai của Nhà nước vào tình hình thực tế của địa phương, tăng cường năng lực cho đội ngũ quản lý đất đai cấp cơ sở, v.v...

* Nhận xét, đánh giá đặc điểm về đất đai, tài nguyên rừng, về tình hình quản lý, sử

dụng tài nguyên rừng của huyện Mù Cang Chải:


Huyện Mù Cang Chải có tổng diện tích đất đai tự nhiên tương đối lớn so với các huyện trong tỉnh với 119.773,36 ha. Huyện có tiềm năng về đất sản xuất lâm nghiệp với 3 chức năng là đặc dụng, phòng hộ và sản xuất, diện tích đất rừng tự nhiên chiếm tỷ lệ lớn, đa số diện tích đất lâm nghiệp có địa hình phức tạp, chia cắt, độ dốc lớn, nằm dọc theo sườn dãy núi phụ Hoàng Liên.

Các diện tích đất này được giao quản lý sử dụng với các hình thức sau: Diện tích đất rừng đặc dụng giao cho Khu bảo tồn loài và sinh cảnh huyện Mù Cang Chải, rừng phòng hộ do Ban quản lý rừng phòng hộ huyện làm chủ đầu tư giao khoán khoanh nuôi tái sinh và bảo vệ rừng cho các hộ gia đình. Diện tích đất rừng sản xuất do Hạt kiểm lâm huyện giao cho các hộ gia đình quản lý bảo vệ và sử dụng.



Thông qua hiện trạng và tình hình sử dụng đất đai ở địa phương cho thấy, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà hiệu quả sử dụng đất nhìn chung còn thấp, giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích chưa cao, sản phẩm sản xuất ra phần lớn là đáp ứng nhu cầu tại chỗ chưa thực sự trở thành hàng hoá, chính vì vậy đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Trong những năm tới cần có quy hoạch, kế hoạch khai thác sử dụng đất đai vào các ngành, mục đích một cách khoa học hợp lý trên cơ sở tiết kiệm nhằm từng bước nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đồng thời cần hạn chế tới mức thấp nhất những tác động xấu đến môi trường nói chung và hệ sinh thái rừng nói riêng.

3.1.2.3. Hiện trạng quản lý, sử dụng tài nguyên rừng và hoạt động phát triển sản

xuất lâm nghiệp huyện Mù Cang Chải


(1) Hiện trạng quản lý, sử dụng tài nguyên rừng huyện Mù Cang Chải


Thực hiện chỉ thị 38/2005/CT-TTg ngày 05/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ về rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng, kết quả rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái phê duyệt tại Quyết định số 325/QĐ-UBND ngày 15/3/2007, thành quả quy hoạch 3 loại rừng đã được bàn giao cho các chủ rừng, Ủy ban nhân dân huyện Mùa Cang Chải và Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện quản lý, sử dụng. Cụ thể như sau:

Tính đến 31/12/2012 tổng diện tích đất có rừng là rừng tự nhiên của huyện là 52.178,74ha, chiếm 75,12% diện tích đất có rừng của toàn huyện. Trong đó, rừng tự nhiên là rừng phòng hộ có diện tích lớn nhất, có 31.884ha, chiếm 61,11% tổng diện tích 3 loại rừng; tiếp đến rừng tự nhiên là rừng đặc dụng có 19.180,80ha, chiếm 36,67% tổng diện tích và thấp nhất là rừng sản xuất chỉ chiếm 2,13% (1.113,94ha) tổng diện tích 3 loại rừng của toàn huyện. Rừng tự nhiên của toàn huyện chủ yếu là là rừng gỗ, chiếm 80,21% (41.854,64ha/52.178,74ha) tổng diện tích rừng tự nhiên của toàn huyện; tiếp đến là rừng hỗn giao có 10.312,90ha, chiếm 19,76% tổng diện tích và có khoảng 11,20ha diện tích rừng tre nứa thuộc đất rừng phòng hộ. Rừng gỗ tự nhiên của huyện Mù Cang Chải gồm các loại rừng chính sau:


+ Rừng trung bình (IIIA2): Đây là loại rừng đã qua khai thác và có thời gian phục hồi tốt có đường kính (D1.3 ) từ 20 - 30 cm, trữ lượng rừng (M/ha) từ 100 - 120 m3. Thành phần cây gỗ chủ yếu: Dẻ, Re, Táu muối, Trường, Trám, Kháo, Giổi, v.v… Loại rừng này phân bố tập trung ở trong khu rừng đặc dụng bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải. Độ tàn che của rừng: 0,5- 0,7.

+ Rừng nghèo (IIIA1): Rừng đã bị khai thác kiệt, tầng tán bị phá vỡ và tạo nhiều lỗ trống trong rừng. Thành phần cây gỗ chủ yếu: Ràng ràng, Ngát, Bứa, Vàng anh, Chẩn, Thôi ba, v.v…là những cây ít có giá trị kinh tế. Độ tàn che của rừng: 0,3- 0,5.

Rừng hỗn giao tự nhiên (gỗ + tre nứa) của huyện có khoảng 10.312ha, chiếm 19,76% tổng diện tích. Đây là kiểu rừng thứ sinh mang nét đặc trưng của rừng ẩm nhiệt đới núi thấp ở Mù Cang Chải nói riêng và Yên Bái nói chung. Rừng có cấu trúc hai tâng rõ rệt, tầng trên là tầng cây gỗ có trữ lượng không đáng kể, tầng dưới là vầu nứa xen cây gỗ nhỡ và nhỏ. Độ tàn che của rừng từ 0,3 – 0,7. Rừng tre nứa của huyện có khoảng 11,20ha thuộc đất rừng phòng hộ; rừng có cấu trúc một tầng, đường kính thân từ 4 - 7cm, mật độ > 8.000 cây/ha và độ tàn che của rừng từ 0,3 – 0,6.

Rừng trồng của huyện phân theo 3 loại rừng có 17.285,70ha, chiếm 24,88% tổng diện tích đất có rừng, trong đó lớn nhất là diện tích rừng trồng thuộc đất rừng phòng hộ, có 15.060,77ha, chiếm 87,13% tổng diện tích; tiếp đến rừng trồng là rừng sản xuất có 1.297,53ha, chiếm 7,51% tổng diện tích và thấp nhất là rừng trồng thuộc đất rừng đặc dụng, có 927,40ha, chỉ chiếm 5,37% tổng diện tích rừng trồng của toàn huyện. Tuy nhiên, rừng trồng có trữ lượng của huyện còn thấp, chỉ chiếm 33,85% (5.850,55ha/17.285,70ha) tổng diện tích rừng trồng và diện tích rừng trồng có trữ lượng không thuộc diện rừng sản xuất. Rừng trồng chưa có trữ lượng của huyện khá lớn, chiếm 66,15% (11.435,15ha/17.285,70ha) tổng diện tích; trong đó diện tích rừng trồng là rừng sản xuất chỉ có 1.297,53ha, chiếm 11,35% tổng diện tích rừng trồng chưa có trữ lượng của toàn huyện. Các loài cây trồng rừng chủ yếu là những loài cây mọc nhanh như Mỡ, Thông, Sa Mu, Muồng, Keo lai, Keo tai tượng, v.v… và các loài cây bản địa khác. Rừng được trồng từ nhiều nguồn vốn khác nhau như

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/10/2023