Đặc Điểm Chung Về Điều Kiện Tự Nhiên, Kinh Tế - Xã Hội Huyện Mù Cang Chải


Chương 3


KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN


3.1. Cơ sở quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện Mù Cang Chải


3.1.1. Cơ sở pháp lý


a) Những văn bản của Nhà nước

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.


- Quy phạm Thiết kế kinh doanh rừng (QPN6-84) ban hành theo quyết định số 0821B/QĐKT ngày 01/08/1984 của Bộ trưởng Bộ lâm nghiệp (nay là bộ NN&PTNT);

Nghiên cứu đề xuất quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái - 5

- Quyết định số 661/TTg ngày 29 tháng 7 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ

về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện trồng mới 5 triệu ha rừng;


- Nghị định số 163/1994/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho các tổ chức hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp;

- Quyết định 178/QĐ-TTg ngày 12 tháng 01 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc hưởng lợi, nghĩa vụ cả gia đình cá nhân được giao đất, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp;

- Luật Đất đai năm 2003, ban hành theo Quyết định số 23/2003/L/CTN ngày 10 tháng 12 năm 2003 của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam;

- Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 và Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 03 năm 2006 hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng;

- Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP, ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo;

- Quyết định số 40/2005/QĐ-BNN ngày 07 tháng 07 năm 2005 của Bộ Nông

nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc ban hành Quy chế khai thác gỗ và lâm sản khác;


- Quyết định số 61/2005/QĐ-BNN ngày 12 tháng 10 năm 2005 về việc ban

hành bản quy định về tiêu chí phân cấp rừng phòng hộ;



- Quyết định số 62/2005/QĐ-BNN ngày 12 tháng 10 năm 2005 về việc ban

hành bản quy định về tiêu chí phân cấp rừng đặc dụng;


- Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg ngày 05 tháng 12 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất);

- Chỉ thị số 02/2006/CT-TTg ngày 23/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ về

việc tăng cường chỉ đạo và thực hiện có hiệu quả công tác phòng cháy và chữa cháy;


- Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 12 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý rừng và Quyết định số 34/2001/QĐ-TTg ngày 24/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý rừng kèm theo Quyết định số 186/2006/QĐ - TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ;

- Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg, ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 - 2015, Quyết định số 66/2011/QĐ-TTg ngày 09/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ sử đổi Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg;

- Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020;

- Thông tư 05/2008/TT-BNN ngày 14/1/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc Hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng;

- Thông tư 03/2008/TT-BKH ngày 1/7/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn một số điều của Nghị định 04/2008/NĐ-CP ngày 1/1/2008 sửa đổi, bổ sung 1 số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;



- Thông tư số 06/2009/TT-BNN, ngày 10 tháng 02 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về hướng dẫn xây dựng quy hoạch sản xuất nông - lâm – ngư nghiệp, bố trí dân cứ với 62 huyện nghèo;

- Thông tư số 08/2009/TT-BNN, ngày 26 tháng 02 năm 2009 của Bộ NN&PTNT về Hướng dẫn thực hiện một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, thủy sản theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP, ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ;

- Quyết định số 721/QĐ-BNN-KH ngày 17 tháng 03 năm 2009 của Bộ NN&PTNT về ban hành quy định về quản lý quy hoạch ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn;

- Quyết định số 73/2010/QĐ-TTg ngày 16/11/2010 của Thủ tướng Chính

phủ ban hành Quy chế quản lý đầu tư xây dựng công trình lâm sinh;


- Thông tư số 35/2011/TT - BNNPTNT, ngày 20/5/2011 về hướng dẫn thực

hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ;


- Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 12/08/2011 của Thủ tướng Chính phủ ban

hành Bộ tiêu chí quốc gia quy hoạch nông thôn mới;


- Chỉ thị số 1685/CT-TTg ngày 27/09/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng và chống người thi hành công vụ;

- Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020 (Chương trình bảo vệ và phát triển rừng) và Thông báo (số 82/TB-VPCP ngày 08/03/2012) ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo Nhà nước về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011- 2020;

- Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 8/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ

về Ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng;



- Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ngày 01/06/2012 của Thủ tướng Chính

phủ về Chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011 - 2020;


b) Những văn bản của địa phương


- Căn cứ vào Quyết định số 1154/QĐ-TTg ngày 28/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái đến năm 2020;

- Căn cứ Nghị quyết số 01/2012/NQ-HĐND ngày 30/3/2012 cảu Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái về việc quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 – 2015 tỉnh Yên Bái; Quyết định số 1150/QĐ-UBND ngày 23/9/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái vê phê duyệt đề cương nhiệm vụ và dự toán kinh phí điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011 – 2015, định hướng đến năm 2020;

- Căn cứ Tờ trình số 07/TTr-BTNMT ngày 31/01/2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc xét duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 – 2015) tỉnh Yên Bái;

- Căn cứ Công văn số 3509/BNN-TCLN ngày 29/11/2011 của Bộ Nông nghiệp

và Phát triển Nông thôn về việc điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Yên Bái;


- Căn cứ Công văn số 63/TT-HĐND ngày 3/5/2013 của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh về việc điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011 – 2020;

- Căn cứ Tờ trình số 55/TTr-SNN ngày 04/4/2013 của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc phê duyệt Dự án quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011 – 2020;

- Nghị quyết số 64/NQ-CP ngày 27/5/2013 của Chính phủ Về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 – 2015) tỉnh Yên Bái.



3.1.2. Cơ sở thực tiễn


- Tài nguyên rừng và đất rừng huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái có tiềm năng rất lớn. Chúng cần được khai thác sử dụng tương xứng với tiềm năng đó nhằm giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước và tránh áp lực dư luận xã hội trong công tác quản lý, bảo vệ rừng.

- Giá trị hoạt động sản xuất lâm nghiệp của tỉnh hiện nay dựa vào sử dụng rừng tự nhiên là chủ yếu, mất cân đối trong cơ cấu ngành (trồng rừng và nuôi rừng 18,52%, khai thác gỗ và lâm sản 56,99% và dịch vụ, lâm nghiêp khác 24,48%). Chúng ta cần có chủ trương, cơ chế chính sách đủ mạnh để xã hội hóa ngành lâm nghiệp. Từ đó mới định hướng phát triển bền vững trên các mặt kinh tế, xã hội và giá trị dịch vụ môi trường rừng.

- Nhu cầu phát triển ngành lâm nghiệp phải phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của huyện Mù Cang Chải đến năm 2020. Lâm nghiệp phát triển sẽ góp phần tăng thu ngân sách, bảo vệ môi trường sinh thái, giảm nhẹ thiên tai, tăng mức sống và mức thu nhập cho người dân, đặc biệt cho các đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa và xây dựng nông thôn mới.

3.1.2.1. Đặc điểm chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Mù Cang Chải


a) Đặc điểm điều kiện tự nhiên


* Vị trí địa lý


Huyện Mù Cang Chải là một huyện nằm ở phía tây của tỉnh Yên Bái, cách trung tâm tỉnh 180 km.

+ Toạ độ địa lý:

- Từ 21o 3832’’đến 21o 5832’’ Vĩ độ bắc

- Từ 103o 5116’’đến 104o 2543’’ Kinh độ đông.

Huyện có các mặt tiếp giáp như sau:


- Phía Bắc giáp tỉnh Lao Cai.



- Phía Đông giáp huyện Văn Chấn, huyện Văn Yên, huyện Trạm Tấu tỉnh Yên Bái.


- Phía Nam giáp tỉnh Sơn La.


- Phía Tây giáp tỉnh Lai Châu.


Huyện có 13 xã và 01 thị trấn với nhiều làng bản và điểm dân cư nằm dải rác theo các trục giao thông quan trọng như dọc đường quốc lộ 32 và các đường đi đến trung tâm các xã.

* Địa hình địa mạo


Huyện Mù Cang Chải là một huyện vùng núi cao của tỉnh Yên Bái. Địa hình bị chia cắt mạnh, hiểm trở độ dốc cao, độ cao tuyệt đối lớn, các lô thiết kế đều nằm trong vùng xung yếu và rất xung yếu phía Tây của tỉnh Yên Bái. Độ dốc bình quân 32o. Độ cao tuyệt đối trung bình 1.000 - 1.700m, là địa hình núi đất có xen đá lộ đầu với tỷ lệ 5 - 10%. Do đặc điểm về địa hình bị phân cắt tạo thành nhiều thung lũng như Nậm Có, Nậm Khắt, Khao Mang, Púng Luông, v.v... đây là nơi dân cư tập trung sinh sống và sản xuất nông lâm nghiệp.

* Khí hậu


Nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa. Theo tài liệu khí hậu thuỷ văn

của trạm khí tượng huyện Mù Cang Chải theo dõi qua nhiều năm cung cấp:

- Nhiệt độ không khí bình quân cả năm là 19,6 0C, tháng có nhiệt độ cao nhất

là tháng 4 (32,50C). Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1 (40C).

- Lượng mưa cả năm là 14.840 mm.


- Ẩm độ không khí bình quân là 81%, tháng có ẩm độ cao nhất là tháng 8: 86%, tháng có ẩm độ thấp nhất là tháng 2 - 3: 35%.

Ngoài ảnh hưởng của gió mùa đông bắc vào tháng 10 - tháng 2 mang theo gió rét, mưa phùn tạo thành sương mù, khu vực còn chịu ảnh hưởng của gió fơn (Gió lào) thổi theo hướng tây nam vào tháng 2 - tháng 4 mang theo không khí khô hanh. Mỗi đợt gió nóng kéo dài 7 - 10 ngày. Khả năng gây cháy rừng vào thời kỳ



này luôn ở mức cực kỳ nguy hiểm. Qua những số liệu về thời tiết, khu vực huyện

Mù Cang Chải được xem là vùng có khí hậu tương đối khắc nghiệt.


* Thủy văn


Nền địa hình của huyện trên 1.700m. Các hệ suối trong vùng bắt nguồn từ các đỉnh núi cao trên 2.000 - 2.400m. Nhìn chung, mạng lưới suối phân bố khá đều đặn và dầy, mật độ trung bình từ 1,5 - 2.0 km/km2. Vì vậy hệ thống suối ở Mù Cang Chải cung cấp đủ nước quanh năm cho Động vật rừng sinh sống.

* Địa chất thổ nhưỡng


Huyện Mù Cang Chải nằm ở phía Đông của dẫy Hoàng Liên Sơn, dẫy núi này được cấu tạo bằng các loại đá có nguồn gốc Mácma phun trào axít như Tuf, Ryolit, Ortofia và là những loại đá cứng, khó phong hóa tầng mẫu chất mỏng. Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới núi cao ẩm, các loại đá này đều có vỏ phong hoá khá dầy ở chân núi. Nhưng do ở sườn và đỉnh bị nước mặt hoạt động dữ dội nên tốc độ phong hoá không bù lại được với tốc độ xâm thực, đá gốc thường lộ ra và tầng phong hoá rất mỏng. Điều đó tạo cho núi có đỉnh nhọn và sắc. Bản thân các dẫy núi được hình thành do vận động tạo núi Calcendon, các khối xâm nhập nhô lên cao hơn, làm tăng cường khả năng xâm thực của nước. Dựa vào các đường nứt nẻ lớn sẵn có trong đá Mácma, các sông suối cứ dần dần cắt xẻ vào khối núi này, tạo cho sườn núi có độ dốc rất lớn, dựng đứng xuống tận chân núi.

Trong đại Pyteorzoi, vỏ lục địa khối núi này đã tương đối ổn định, hình thành lên một số hệ tầng trầm tích (Sa thạch và phiến thạch sét) và hệ tầng biến chất (Mica, Thạch anh, Amphybolit, v.v…). Trong dải này có một số các hoạt động xâm nhập Macma, tạo thành các khối Gabro, Diaba, Aldezit, v.v…

* Thảm thực vật


- Thảm thực vật rừng: Đây là kiểu rừng nhiệt đới thường xanh, với đặc điểm đa dạng loài, nhiều tầng tán cây gỗ dây leo và bụi rậm, không đồng tuổi. Các loài cây chủ yếu bao gồm: Vối Thuốc, Pơ Mu, Giổi, Sến, Kháoángang, Lòng Trứng,



Mận Rừng… Tuy nhiên trong những năm qua do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến thảm thực vật rừng đã bị con người tác động mạnh, cấu trúc tổ thành loài cây, số lượng và chất lượng, gỗ và lâm sản ngoài gỗ giảm sút nghiên trọng.

- Hệ động vật rừng


Do hệ sinh thái rừng bị con người tác động mạnh cộng với nạn săn bắt động vật rừng những năm trước đây nên số lượng loài, số lượng cá thể động vật rừng của xã bị suy giảm nghiêm trọng. Hiện nay còn tồn tại loài động vật như: Hươu, Nai, Sơn Dương, Vượn, Lợn rừng, Cầy, Cáo, Gà Lôi, Gà Rừng... và một số loài chim, bò sát, ếch nhái…đặc biệt có Vượn đen tuyền là loài đang được bảo tồn tại Khu bảo tồn Loài

- Sinh cảnh Mù Cang Chải.


Tài nguyên rừng có vai trò quan trọng trong phòng hộ, bảo vệ môi trường và điều hoà không khí, nguồn nước. Tuy nhiên do quá trình khai thác không hợp lý nên tài nguyên rừng bị suy giảm nghiêm trọng. Nạn săn bắn trước đây làm cho số lượng động vật bị giảm sút, một số loài động vật quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng, vì vậy trong thời gian tới cần có kế hoạch kinh doanh lợi dụng rừng một cách hợp lý hơn.

Trong những năm qua các cơ quan chức năng Nhà nước về lâm nghiệp như Hạt kiểm lâm huyện, Ban quản lý rừng phòng hộ, Ban quản lý khu bảo tồn loài đã phối kết hợp với cấp chính quyền huyện, xã và nhân dân thực hiện công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng (trồng, chăm sóc rừng, khoanh nuôi tái sinh, bảo vệ, khai thác lợi dụng rừng). Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau như trình độ dân trí không đồng đều, kém hiểu biết về luật đất đai, luật bảo vệ và phát triển rừng quá trình nhận thức về tầm quan trọng của nguồn tài nguyên rừng với đời sống, môi trường sinh thái, quyền lợi và nghĩa vụ của người dân đối với tài nguyên rừng, quá trình khai thác sử dụng rừng còn nhiều bất cập, tài nguyên rừng chưa được quản lý thật tốt, nạn săn bắt động vật rừng, hiện tượng chặt phá khai thác lâm sản trái phép đôi khi vẫn còn xảy ra tuy nhiên được ngăn chặn xử lý kịp thời không gây hậu quả lớn, người dân chỉ quan tâm nhiều đến những cái lợi trước mắt, vì vậy diện tích rừng ngày bị thu hẹp về diện tích, chất lượng rừng giảm sút nghiêm trọng cả về sinh

Xem tất cả 143 trang.

Ngày đăng: 19/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí