Giá Trị Sản Xuất Lâm Nghiệp Của Huyện Mù Cang Chải Qua Các Năm



khối và tổ thành loài động thực vật, diễn thế rừng ít nhiều đi theo chiều hướng

không có lợi.


b) Đặc điểm về kinh tế - xã hội


Huyện Mù Cang Chải là một huyện miền núi nằm ở phía Tây của tỉnh Yên Bái, có 13 xã đặc biệt khó khăn và một thị trấn, diện tích tự nhiên là 119.773,36 ha, dân số tính đến 01/07/2012 là 8.979 hộ với 52.113 nhân khẩu, trong đó chiếm hơn 91% là đồng bào dân tộc H' Mông. Nghề nghiệp chủ yếu là nông nghiệp trồng cây lương thực. Trong những năm gần đây đã hình thành và phát triển một số ngành nghề như: Dịch vụ, nghề rừng, buôn bán, v.v… Nhưng do trình độ dân trí ở mức độ chưa cao, trình độ thâm canh và khả năng áp dụng kỹ thuật trong canh tác để tăng năng suất cây trồng còn hạn chế. Các xã đều nằm trong quy hoạch chương trình 135 của Chính phủ.

Giai đoạn 2006 - 2011, tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm tiếp tục đạt mức khá, bình quân đạt 11,49%/năm. Năm 2005 tốc độ tăng trưởng đạt 9,3%, năm 2010 đạt 13,2%, đến năm 2011 tốc độ tăng trưởng đạt 13,8%.

Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006 – 2011 của ngành công nghiệp và dịch vụ tăng nhanh (tương ứng là 18,52%/năm và 19,14%/năm), còn ngành nông nghiệp thì tăng trưởng chậm hơn, bình quân 7,22% và có xu hướng giảm trong những năm gần đây.

Bảng 3.1: Cơ cấu kinh tế huyện Mù Cang Chải


Đơn vị tính:%


TT

Chỉ tiêu

2006

2007

2008

2009

2010

2011

1

Nông lâm nghiệp

61,15

58,72

56,14

55,76

54,67

53,00

2

Công nghiệp và xây dựng

14,65

16,03

15,78

18,31

16,63

19,50

3

Dịch vụ

24,20

25,25

28,08

25,93

28,70

27,50

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

Những năm qua, cơ cấu kinh tế của Mù Cang Chải có sự chuyển dịch theo hướng ngày càng tăng đối với tỷ trọng ngành công nghiệp, giảm dần tỷ trọng đối



với ngành nông nghiệp. Nhìn chung, trong vòng 5 năm từ 2006 - 2010 và năm 2011, Mù Cang Chải đã có những bước thay đổi đáng kể về cơ cấu ngành và đang từng bước xây dựng, điều chỉnh sự phát triển các ngành phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.

Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp của huyện tăng từ 66,92 tỷ đồng năm 2005 lên 302,46 tỷ đồng năm 2011. Trong sản xuất nông lâm nghiệp đã thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi nhằm phát huy tốt nhất những tiềm năng, lợi thế của địa phương.

* Nông nghiệp


- Cây lương thực: Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2005 là 13.793,4 tấn, tăng lên 21.250,9 tấn vào năm 2011, tăng 7.511,5 tấn. Trong những năm qua huyện đã tập trung chuyển dịch cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ và đưa các giống mới năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Trong đó, sản lượng lúa tăng từ 10.083,8 tấn năm 2005 lên 14.272,9 tấn vào năm 2011.

- Rau đậu các loại: Trong những năm qua huyện đã tích cực đầu tư thâm canh sản xuất vụ đông và hình thành vùng sản xuất rau đậu tập trung, năm 2011 diện tích trồng rau đậu là 371ha, sản lượng đạt 2.853,8 tấn.

Bên cạnh việc thực hiện thâm canh tăng vụ, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa các giống mới năng suất chất lượng cao vào sản xuất nông nghiệp, huyện đã tập trung phát triển các vùng trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, đây là hướng đi mới, nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện.

- Chăn nuôi: Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi của huyện đã có những chuyển biến tích cực, bước đầu có sự chuyển dịch về cơ cấu giống theo hướng có chất lượng, năng suất, hiệu quả cao, phát triển mạnh đàn lợn, đàn bò và đàn gia cầm. Tổng đàn gia súc năm 2005 là 39.357 con, dê 4.141 con và gia cầm 74.574 con. Năm 2011 đàn gia cầm tăng lên 44.858 con, trong đó đàn lợn 26.943 con, trâu 9.394 con, bò 4.800 con, ngựa 727 con, dê 2.994 con và gia cầm 98.740 con.



* Lâm nghiệp


- Hiện trạng diện tích rừng và đất lâm nghiệp:


Hiện trạng diện tích rừng và đất lâm nghiệp của huyện Mù Cang Chải, theo

số liệu của Chi cục Kiểm lâm tính đến 31/12/2012 như sau:


Diện tích đất lâm nghiệp là: 79.717,73 ha, bao gồm:


- Đất có rừng : 69.464,44 ha.


+ Rừng tự nhiên : 52.178,74 ha.


+ Rừng trồng : 17.285,70 ha.


- Đất chưa có rừng: 10.253,29 ha.


Phân theo 03 loại rừng:


+ Đất rừng đặc dụng: 20.108,20 ha.


+ Đất rừng phòng hộ: 55.541,99 ha.


+ Đất rừng sản xuất: 4.067,54 ha.


- Giá trị sản xuất lâm nghiệp:


Giá trị sản xuất lâm nghiệp của huyện không ngừng tăng qua các năm, từ 19,64 tỷ đồng năm 2006 tăng lên 49,34 tỷ đồng vào năm 2011. Trong đó, khai thác gỗ và lâm sản có giá trị cao hơn cả, từ 12,63 tỷ đồng năm 2006 tăng lên 28,12 tỷ đồng năm 2011; tiếp đến là giá trị dịch vụ và lâm nghiệp khác, giá trị tương ứng là 2,19 tỷ đồng (năm 2006) và 12,08 tỷ đồng (năm 2011).

Bảng 3.2: Giá trị sản xuất lâm nghiệp của huyện Mù Cang Chải qua các năm


Đơn vị tính: tỷ đồng


TT

Hạng mục

2006

2007

2008

2009

2010

2011


Giá trị SX lâm nghiệp

19,64

21,41

22,94

42,16

42,74

49,34

1

Trồng rừng và nuôi rừng

4,82

4,2

5,74

9,46

9,73

9,14


2

Khai thác gỗ và lâm sản

12,63

15,12

14,44

20,44

22,57

28,12

3

Dịch vụ và lâm nghiệp khác

2,19

2,09

2,76

12,26

10,44

12,08

*Cơ sở hạ tầng


Trong những năm gần đây được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo cho các xã vùng sâu, vùng xa. Đã xây dựng được nhiều các cơ sở như: Trường học, trạm xá, kênh mương tưới tiêu, điện lưới quốc gia... Tuy nhiên những công trình cơ sở hạ tầng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân. Nhiều nơi trường học, trạm xã còn tạm thời. Phong tục tập quán lạc hậu, nhiều hủ tục chưa được khắc phục... Nhìn tổng thể bức tranh văn hoá xã hội, cơ sở hạ tầng của các xã thay đổi còn chậm, chưa đáp ứng được nhu cầu văn hoá xã hội của nhân dân.

Là một huyện vùng cao địa hình phức tạp đi lại khó khăn những năm qua được sự hỗ trợ của Nhà nước, huyện Mù Cang Chải đã mở rộng và xây dựng nhiều tuyến đường. Các xã đã có đường ô tô đến Uỷ ban. Hiện nay Nhà nước đang đầu tư xây dựng nâng cấp các tuyến đường liên xã. Tuy nhiên ở các thôn bản đường giao thông chưa phát triển, việc vận chuyển hàng hoá, lương thực chủ yếu bằng sức người hoặc ngựa thồ. Việc vận chuyển phân bón hoặc đi lại đến nơi sản xuất ở các lô rừng xa, dốc, rất phức tạp.

* Nhận xét, đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường huyện Mù Cang Chải

- Thuận lợi:


+ Huyện Mù Cang chải có vị trí địa lý tương đối thuận lợi, tiếp giáp với tỉnh Lào Cai, Sơn La, Lai Châu. Đây là một lợi thế trong giao thương mở rộng thị trường tiêu thụ cũng như việc tiếp cận với các tiến bộ khoa học kỹ thuật;

+ Nguồn tại nguyên nước mặt có trữ lượng dồi dào, được cung cấp từ các con suối lớn, lượng mưa bình quân/năm cao có nhiều thuận lợi trong việc chủ động tưới, tiêu phục vụ tốt cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp;



+ Địa hình đa dạng, thích hợp với nhiều loại cây trồng, nhất là những loại cây ăn quả, cây công nghiệp có giá trị kinh tế;

+ Quỹ đất dồi dào, là điều kiện thuận lợi để phát triển các khu đô thị mới, và đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng;

+ Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội và tình hình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn đã có nhiều chuyển biến tích cực, trình độ lao động ngày càng được nâng cao đáp ứng một phần yêu cầu phát triển trong thời gian qua;

+ Hệ thống giao thông Mù Cang Chải phân bố tương đối hợp lý, thuận lợi cho giao thương, phát triển kinh tế giữa các xã, thị trấn trong huyện và các huyện lân cận trong và ngoài tỉnh.

- Hạn chế:


+ Địa hình và khí hậu phức tạp không thuận lợi cho việc phát triển, giao thông đi lại khó khăn nên việc thu hút đầu tư từ bên ngoài vào bị hạn chế. Việc quy hoạch tập trung, ổn định dân cư, định canh định cư, chuyển giao những tiến bộ khoa học kỹ thuật rất khó khăn, v.v...

+ Trình độ quản lý của cán bộ còn hạn chế, trình độ dân trí còn thấp, phong tục tập quán lạc hậu, nhận thức chưa triệt để về cách làm ăn theo cơ chế thị trường, còn ỷ lại, trông chờ vào Nhà nước, ý thức làm chủ chưa cao; tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp;

+ Sản xuất còn mang nhiều tính chất tự cung tự cấp, chưa phải là sản xuất hàng hóa. Quy mô sản xuất hàng hóa nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu, v.v... do đó sản phẩm hàng hóa khi sản xuất ra còng có giá thành cao, chất lượng và mẫu mã không đa dạng nên tính cạnh tranh kém;

+ Lực lượng lao động của huyện đông nhưng tỷ lệ qua đào tạo còn thấp, chất lượng lao động còn yếu, trình độ thấp chưa đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế. Điểm xuất phát của nền kinh tế Mù Cang Chải vẫn còn khá thấp so với mặt bằng chung, đồng thời phát triển chưa tương xướng với tiềm năng và lợi thế hiện có của huyện;



+ Hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội như giao thông, thủy lợi, thông tin liên lạc còn yếu kém và chưa phủ khắp trên địa bàn huyện, nên ảnh hưởng rất lớn đến triển khai các dự án xóa đói giảm nghèo;

+ Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn cao.


3.1.2.2. Hiện trạng quản lý sử dụng đất và những áp lực đối với việc sử dụng đất đai huyện Mù Cang Chải

(1) Hiện trạng quản lý sử dụng tài nguyên đất rừng


Trong những năm gần đây cũng như các huyện khác trong tỉnh Yên Bái, công tác quản lý sử dụng tài nguyên đất nói chung, và tài nguyên đất rừng nói riêng trên địa bàn huyện Mù Cang Chải được các cấp chính quyền đặc biệt quan tâm. Tính đến 31/12/2012 tổng diện tích đất lâm nghiệp của toàn huyện là 79.717,73ha, chiếm 66,56% tổng diện tích tự nhiên, trong đó đất rừng đặc dụng có 20.108,20ha, chiếm 25,22% tổng diện tích đất rừng, tập trung nhiều nhất tại xã Chế Tạo 14.201,5ha; đất rừng phòng hộ có 55.541,99ha, chiếm 69,67% tổng diện tích đất rừng, tập trung chủ yếu tại xã Nậm Có 11.666,44ha, xã Nậm Khắt 5.019,42ha, v.v... và đất rừng sản xuất có 4.067,54ha, chiếm 5,10% tổng diện tích đất rừng, tập trung tại xã Nậm Có 1.139,25ha, xã Nậm Khắt 1.255,32ha.

Diện tích đất lâm nghiệp có rừng 69.464,44ha, chiếm 87,14% tổng diện tích đất lâm nghiệp, (phân theo 3 loại rừng gồm rừng đặc dụng: 20.108,20ha, rừng phòng hộ: 46.944,77ha và rừng sản xuất: 2.411,47ha) và đất không có rừng quy hoạch cho lâm nghiệp có 10.253,29ha, chiếm 12,86% tổng diện tích đất lâm nghiệp (đất rừng phòng hộ: 8.597,22ha và đất rừng sản xuất: 1.656,07ha). (Chi tiết cụ thể trong bảng 3.3).

Cơ cấu sử dụng tài nguyên rừng và đất rừng phân theo 3 loại rừng huyện Mù Cang Chải tính đến 31 tháng 12 năm 2012 được thể hiện rõ hơn qua hình 3.1 dưới đây:



Hình 3 1 Cơ cấu sử dụng rừng và đất rừng phân theo 3 loại rừng huyện Mù 1


Hình 3.1: Cơ cấu sử dụng rừng và đất rừng phân theo 3 loại rừng huyện Mù Cang Chải

Như vậy, tài nguyên rừng và đất rừng Mù Cang Chải chủ yếu là rừng và đất rừng phòng hộ đầu nguồn, chiếm tới 69,67% tổng diện tích rừng và đất rừng toàn huyện; rừng và đất rừng phòng hộ đầu nguồn có vai trò quan trọng trong các chi lưu của sông Đà và sông Hồng. Do đặc điểm địa hình của Mù Cang Chải khá phức tạp và bị chia cắt mạnh đã tạo nên hệ thống khe suối: Nậm Kim, Nậm Cài, Si Ta Chay, Chế Tạo là chi lưu của sông Đà, có tổng chiều dài 101 km; hệ thống lưu vực sông Hồng gồm các suối: Nậm Có, Nậm Pẳng, Lùng Cúng, Cô Gi Tam là chi lưu của ngòi Hút có tổng chiều dài 60km. Tiếp đến là diện tích rừng và đất rừng đặc dụng, chiếm 25,22% tổng diện tích, nằm trọn trong Khu bảo tồn loài sinh cảnh huyện Mù Cang Chải và diện tích rừng và đất rừng sản xuất chiếm tỷ lệ rất nhỏ, 5,10% tổng diện tích, tập trung chủ yếu tại xã Nậm Có và Nậm Khắt.


Bảng 3.3: Diện tích rừng và đất rừng phân theo 3 loại rừng huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái năm 2012


Đơn vị tính: ha



Loại đất, loại rừng



Đầu năm

Thay đổi


Cuối năm

Thuộc 3 loại rừng

Ngoài 3 loại rừng

Cộng

Đặc dụng

Phòng hộ

Sản xuất

Tổng diện tích

0000

119.773,36


119.773,36

79.717,73

20.108,20

55.541,99

4.067,54


I. Đất có rừng

1000

69.546,74

-82,3

69.464,44

69.464,44

20.108,20

46.944,77

2.411,47


A. Rừng tự nhiên

1100

52.236,24

-57,5

52.178,74

52.178,74

19.180,80

31.884,00

1.113,94


1. Rừng gỗ

1110

41.912,14

-57,5

41.854,64

41.854,64

9.331,90

31.408,80

1.113,94


2. Rừng tre nứa

1120

11.20


11,20

11,20


11,20



3. Rừng hỗn giao

1130

10.312,90


10.312,90

10.312,90

9.848,90

464,00



4. Rừng ngập mặn

1140









5. Rừng trên núi đá vôi

1150









B. Rừng trồng

1200

17.310,50

-24,8

17.285,70

17.285,70

927,40

15.060,77

1.297,53


1. RT có trữ lợng

1210

5.861,55

-11,0

5.850,55

5.850,55

647,90

5.202,65

-


2. RT cha có trữ lợng

1220

11.448,95

-13,8

11.435,15

11.435,15

279,50

9.858,12

1.297,53


3. RT là tre luồng

1230









4. RT là cây đặc sản

1240









5. RT là rừng ngập mặn, phèn

1250









II. Đất không rừng q.hoạch cho

LN


2000


10.,285,79


-32,5


10.253,29


10.253,29



8.597,22


1.656,07


1. Nương rẫy (LN)

2010









2. Không có gỗ tái sinh (Ia, Ib)

2020


-32,5







..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/10/2023