Cơ Sở Quy Hoạch Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Huyện Mù Cang Chải



+ Quy hoạch các biện pháp tái sinh rừng: Trồng rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên. Quy hoạch thực hiện nông lâm kết hợp và sản xuất hỗ trợ trên đất lâm nghiệp.

+ Quy hoạch khai thác lợi dụng lâm đặc sản, chế biến lâm sản gắn liền với

thị trường tiêu thụ.


+ Quy hoạch tổ chức sản xuất lâm nghiệp, quy hoạch đất lâm nghiệp cho các

thành phần kinh tế trong huyện, tổ chức phát triển rừng xã hội.


+ Quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.


+ Xác định tiến độ thực hiện.

Nghiên cứu đề xuất quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái - 4


Thời gian quy hoạch cấp huyện thường 5 năm. Các quy hoạch lâm nghiệp cũng cần phải phù hợp với phương hướng phát triển kinh tế, xã hội chung của từng tiểu vùng trong huyện [18].

* Quy hoạch lâm nghiệp cấp xã


Xã được coi là đơn vị quản lý hành chính nhỏ nhất, là đơn vị cơ bản quản lý và tổ chức sản xuất lâm nghiệp trong các thành phần kinh tế tập thể và tư nhân. Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng xã thường tiến hành các nội dung sau: Điều tra các điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, điều kiện tài nguyên rừng. Căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội xã, căn cứ vào quy hoạch lâm nghiệp cấp huyện và các điều kiện cơ bản của xã, xác định phương hướng nhiệm vụ phát triển rừng trên địa bàn xã. Quy hoạch đất đai trong xã theo ngành và theo đơn vị sử dụng, xác định rõ mối quan hệ giữa các ngành sử dụng đất đai trên địa bàn xã. Căn cứ vào phương hướng phát triển, các điều kiện cơ bản, nhu cầu phòng hộ và các nhu cầu đặc biệt khác (nếu có) phân chia đất lâm nghiệp theo ba chức năng sử dụng: Sản xuất, phòng hộ và đặc dụng. Quy hoạch các nội dung sản xuất kinh doanh lợi dụng rừng, bố trí không gian và thời gian tổ chức các biện pháp kinh doanh lợi dụng rừng: Bảo vệ và nuôi dưỡng rừng hiện có, trồng rừng và tái sinh phục hồi rừng, nông lâm kết hợp, khai thác, chế biến các loại lâm sản, đặc sản phục vụ nhu cầu của



địa phương và thị trường, quy hoạch các nội dung sản xuất phục vụ nhu cầu của địa phương và thị trường, quy hoạch các nội dung sản xuất hỗ trợ. Quy hoạch tổ chức sản xuất lâm nghiệp cho các thành phần kinh tế trong xã gắn với phát triển rừng xã hội. Quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng và giao thông vận tải, các công trình phục vụ sản xuất và đời sống. Ước tính đầu tư lao động, tiền vống, vật tư thiết bị. Hiệu quả đầu tư cần được đánh giá đầy đủ trên các mặt: Kinh tế, xã hội và môi trường. Xác định tiến độ thực hiện.

Về cơ bản nội dung quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cho các cấp quản lý lãnh thổ từ toàn quốc đến Tỉnh, Huyện, Xã là tương tự nhau. Tuy nhiên, mức độ giải quyết khác nhau về chiều sâu và chiều rộng tùy theo các cấp.


Chương 2


MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Mục tiêu


2.1.1. Mục tiêu tổng quát


Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng nhằm sử dụng nguồn tài nguyên rừng bền vững trong giai đoạn 2013 - 2020.

2.1.2. Mục tiêu cụ thể


- Góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng của huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái;

- Đánh giá hiện trạng quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp, điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện;

- Đề xuất các nội dung cơ bản của quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện trong 8 năm.

2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu


2.2.1. Đối tượng nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu của đề tài là rừng và đất lâm nghiệp của huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.

2.2.2. Phạm vi nghiên cứu


Phạm vi nghiên cứu của đề tài là 14 đơn vị hành chính của huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái bao gồm các xã: Hồ Bốn, Khao Mang, Lao Chải, Kim Nọi, Chế Tạo, Thị trấn Mù Cang Chải, Mồ Dề, Chế Cu Nha, La Pán Tẩn, Púng Luông, Nậm Khắt, Cao Phạ, Nậm Có, Dế Su Phình.


2.3. Nội dung nghiên cứu


2.3.1. Cơ sở quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện Mù Cang Chải


2.3.1.1. Cơ sở pháp lý


- Những văn bản của Nhà nước


- Những văn bản của địa phương.


2.3.1.2. Cơ sở thực tiễn


- Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội;


- Hiện trạng quản lý, sử dụng đất và những áp lực đối với việc sử dụng đất

đai;


- Hiện trạng quản lý, sử dụng rừng, đất lâm nghiệp và hoạt động phát triển

sản xuất lâm nghiệp huyện Mù Cang Chải;


- Giá trị và mức độ đe dọa đối với hệ sinh thái rừng Mù Cang Chải.


2.3.1.3. Dự báo các nhu cầu cơ bản của huyện Mù Cang Chải đến năm 2020


* Dự báo dân số, đói nghèo, sự phụ thuộc vào tài nguyên rừng


* Dự báo về phát triển tài nguyên rừng


- Dự báo nhu cầu phát triển tài nguyên rừng;


- Dự báo nhu cầu về sử dụng gỗ, củi làm chất đốt và lâm sản;


- Dự báo thị trường lâm sản;


- Dự báo nhu cầu sử dụng đất;


- Dự báo về khoa học công nghệ trong lâm nghiệp;


- Các dự báo khác.


2.3.2. Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện Mù Cang Chải trong giai đoạn

(2013 - 2020)


2.3.2.1. Quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng huyện Mù Cang Chải đến năm 2020

2.3.2.2. Quy hoạch 3 loại rừng huyện Mù Cang Chải


2.3.2.3. Quy hoạch bảo vệ và phát rừng huyện Mù Cang Chải giai đoạn 2013 - 2020

- Quản lý bảo vệ rừng;


- Khôi phục và phát triển rừng;


- Khai thác rừng;


- Chế biến và tiêu thụ lâm sản;


- Các hoạt động khác.


2.3.2.4. Phân kỳ kế hoạch và giải pháp thực hiện


2.3.2.5. Ước tính vốn đầu tư và hiệu quả


2.3.2.6. Đề xuất các giải pháp thực hiện quy hoạch


2.4. Phương pháp nghiên cứu


2.4.1. Phương pháp luận


Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng là một hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp chế của Nhà nước về tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý và có hiệu quả cao nhằm khai thác các tiềm năng về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, nguồn lao động sẵn có. Để đạt được mục đích đó cần phải thông qua việc phân phối và tái phân phối quỹ đất của cả nước, cần phải tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất cùng với các tư liệu sản xuất khác gắn liền với đất nhằm nâng cao hiệu quả đối với đất, sản xuất, tạo điều kiện bảo vệ đất, bảo vệ môi trường. Vì vậy công tác quy



hoạch phải đảm bảo những đặc tính của công tác quy hoạch: Tính ưu tiên, tính tiết

kiệm, tính tích cực và phải có tính chất chỉ đạo trong thực tiễn.


Công tác quy hoạch cấp vĩ mô phải đảm bảo tính tham gia của cộng đồng địa phương và sự chỉ đạo của cấp trên ở một mức độ hợp lý. Phù hợp với chính sách, quy hoạch cấp trên (cấp tỉnh) và phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của cộng đồng, tận dụng được lợi thế của địa phương và có tính địa phương nhất định.

Ngoài ra quy hoạch phải đảm bảo sự phát triển bền vững về mặt kinh tế, xã hội, môi trường trong đó phát triển phải nằm trong tổng thể các yếu tố bên ngoài (chính sách, quy hoạch cấp trên, các chương trình dự án,v.v…) với mối quan hệ với các yếu tố bên trong (sinh thái, nhân văn).

2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu


- Thu thập các văn bản của trung ương, tỉnh, huyện có liên quan đến phát

triển kinh tế - xã hội và quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng.


- Kế thừa có chọn lọc các nguồn tài liệu từ các cơ quan chuyên ngành như: Sở Tài Nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Chi cục thống kê tỉnh, phòng thống kê và các cơ quan chuyên môn khác thuộc tỉnh, huyện, xã bao gồm:

+ Các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Mù Cang Chải; + Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Yên Bái;

+ Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Mù Cang Chải;


+ Báo cáo kết quả rà soát 3 loại rừng tỉnh Yên Bái;


+ Các chương trình, công trình điều tra cơ bản về tài nguyên rừng, động vật

rừng như chương trình 661, chương trình 135,v.v…


+ Kết quả sử dụng ảnh vệ tinh Sport 5 (có độ phân giải cao, tiến hành giải đoán ảnh, xây dựng bản đồ hiện trạng trong phòng; tổ chức điều tra kiểm chứng tại thực địa, bổ sung và chỉnh lý bản đồ hiện trạng sử dụng đất xây dựng từ ảnh vệ tinh.



- Khai thác, sử dụng các loại bản đồ (đất, hiện trạng rừng).


2.4.3. Phương pháp điều tra khảo sát bổ sung ngoại nghiệp


Trên cơ sở các tài liệu và thông tin được kế thừa có chọn lọc tiến hành điều tra khảo sát thực địa nhằm kiểm nghiệm và bổ sung cho những tài liệu và thông tin này, cụ thể:

- Khảo sát thực địa để nắm tổng quát về tình hình sử dụng đất, tình hình sử dụng rừng, tình hình giao đất, giao rừng.

- Rà soát bản đồ hiện trạng sử dụng đất, giao đất, giao rừng kết hợp với việc

phân tích diễn biến tài nguyên rừng theo thời gian.


- Khảo sát mô hình sản xuất, tìm hiểu phong tục tập quán, trình độ sản xuất của người dân bằng cách điều tra phỏng vấn trực tiếp theo phương pháp đánh giá nông thôn có sự ham gia của người dân (PRA).

Kết hợp giữa các nguồn tài liệu được kế thừa và điều tra thực địa nhằm bổ sung và loài trừ những sai sót làm cơ sở đối chứng và chọn lọc số liệu chuẩn để thực hiện đề tài.

2.4.4. Phương pháp tổng hợp phân tích tài liệu


- Các thông tin liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội như: Vị trí địa lý, địa hình địa thế, khí hậu thời tiết, đất đai, tài nguyên động thực vật, thực trạng phát triển kinh tế, dân số, thành phần dân tộc, cơ sở hạ tầng … được kế thừa có chọn lọc từ nguồn tài liệu của các cơ quan chuyên môn thuộc tỉnh, huyện, xã.

- Hệ thống các thông tin liên quan đến tổ chức và thể chế được tổng hợp và phân tích bằng phương pháp SWOT để đánh giá điểm mạnh (Strongth), điểm yếu (Weakness), Cơ hội (Opportunity) và những hạn chế, nguy cơ, thách thức (Threat) để để xuất giải pháp quy hoạch phù hợp.

- Tổng hợp phân tích các thông tin chuyên đề như: Tình hình sử dụng đất,

tình hình sản xuất lâm nghiệp. Khai thác tối đa các thôn tin từ các bản đồ hiện trạng



sử dụng đất, bản đồ địa hình, bản đồ phân chia các loại rừng và phân cấp phòng hộ. Bản đồ quy hoạch được xây dựng dựa trên bản thuyết minh và tuân theo đúng các quy định về làm bản đồ.

- Các thôn tin điều tra phục vụ cho quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng được tổng hợp theo phương pháp tối ưu hóa mục tiêu và phân tích đa tiêu chuẩn áp dụng cho xây dựng kế hoạch. Trong quá trình xử lý tài liệu, tiến hành chỉnh lý và sắp xếp các thông tin theo thứ tự ưu tiên mức độ quan trọng của vấn đề phân tích các ý kiến quan điểm để lựa chọn tìm ra giải pháp.

2.4.5. Phương pháp xử lý số liệu


- Xử lý số liệu bằng phần mềm Microsoft Exel.


- Sử dụng công nghệ GIS để xây dựng bản đồ quy hoạch bằng phần mềm

MapInfor 9.5

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/10/2023