Các Giải Pháp Phát Huy Việc Bảo Tồn Di Sản Thế Giới Phố Cổ Hội An Để Phát Triển Du Lịch Bền Vững


3.4. Các giải pháp phát huy việc bảo tồn di sản thế giới phố cổ Hội An để phát triển du lịch bền vững

Trên cơ sở nội dung phân tích về thực trạng bảo tồn Di sản Thế giới Phố cổ Hội An trong phát triển du lịch bền vững và trên cơ sở những đánh giá, mong muốn của người dân địa phương và khách du lịch, người viết xin được đưa ra một số giải pháp sau:

3.4.1. Giải pháp hoàn thiện quy hoạch phát triển du lịch bền vững tại Phố cổ Hội An

- Mục tiêu của giải pháp: Trước hết Hội An cần thực hiện quy hoạch phát triển du lịch bền vững tại Phố cổ Hội An bởi vì công tác quy hoạch là một trong những yếu tố quan trọng đầu tiên cho phát triển du lịch, nhằm đảm bảo tính tính bền vững và hiệu quả trong phát triển du lịch cũng như bảo tồn các giá trị văn hoá, lịch sử của di tích quốc gia đặc biệt.

- Cơ sở thực hiện quy hoạch phát triển du lịch bền vững tại Phố cổ Hội An: Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hội An lần thứ XVI, đến nay, hạ tầng đô thị tại Hội An đã được đầu tư tương đối đồng bộ; công tác quản lý đô thị, tài nguyên và bảo vệ môi trường có nhiều chuyển biến; vai trò của 5 tiểu vùng kinh tế xã hội thể hiện khá rõ. Công tác quy hoạch, quản lý kiến trúc, cảnh quan, quản lý di tích được đặc biệt chú trọng thông qua việc ban hành và thực hiện các quy chế cụ thể. Đồ án “Quy hoạch đầu tư tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di sản văn hóa thế giới Đô thị cổ Hội An gắn với phát triển thành phố Hội An và du lịch giai đoạn 2012-2025” đã được Chính phủ phê duyệt và từng bước triển khai thực hiện. Hiện nay, Hội An đã xác định các khu vực với đặc trưng về môi trường nhân tạo - tự nhiên - xã hội, tạo được mối quan hệ khăng khít, liên kết giữa các hệ sinh thái trong khu vực. Quy mô của thành phố Hội

An thuộc loại trung bình với diện tích chỉ hơn 60km2, không kể vùng biển và khả năng

dân số tối đa vào khoảng 150 nghìn đến 200 nghìn người. Không gian Hội An khá thoáng nhờ là một thành phố cửa sông - ven biển, diện tích nông thôn lớn hơn nội ô. Quy mô, cấu trúc không gian và mỹ quan đô thị của Hội An với những giá trị đặc biệt nếu được quy hoạch một cách chi tiết, hợp lý sẽ được giữ gìn, tôn tạo và phát triển, góp phần đắc lực vào việc phát triển kinh tế xã hội, cải thiện môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống của địa phương.


- Về nội dung quy hoạch: Thành phố cần hoàn thành điều chỉnh và triển khai thực hiện, quản lý chặt chẽ quy hoạch chung về xây dựng đô thị Hội An đến năm 2030 theo định hướng “sinh thái -văn hoá - du lịch” - phát triển năng động, giàu bản sắc, hiện đại và bền vững. Trong đó thành phố cần điều chỉnh phân vùng phát triển trong đó lấy khu phố cổ làm trung tâm của Khu đô thị gồm các phường Minh An, Cẩm Phô, Sơn Phong, Tân An, Cẩm Châu, Cẩm Nam, Thanh Hà. Khu vực này cần xây dựng quy hoạch chi tiết nhằm bảo tồn nghiêm ngặt và phát huy tối ưu các giá trị của khu phố cổ, xác định khu phố cổ là nhân tố quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội thành phố. Bên cạnh đó trong quy hoạch cần khoanh vùng bảo vệ khu phố cổ Hội An theo hồ sơ khoanh vùng của Trung tâm Quản lý bảo tồn di tích Hội An (gồm 3 vùng là: vùng bảo vệ đặc biệt, vùng chỉ được xây dựng các công trình nhằm tôn tạo di tích và thắng cảnh rộng 25ha và vùng bảo vệ cảnh quan, diện tích khoảng 28ha). Từ đó đề xuất quy hoạch-kiến trúc cho các vùng ngoại vi ảnh hưởng trực tiếp đến khu phố cổ (vùng đệm) nhằm giảm áp lực cho đô thị cổ Hội An hiện tại và tương lai.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

- Quá trình triển khai: Nhằm triển khai tốt quy hoạch, nhanh chóng tạo bước chuyển mạnh mẽ trong phát triển du lịch bền vững tại Di sản phố cổ Hội An, Nhà nước và chính quyền địa phương cần phải quản lý chặt chẽ các dự án đầu tư phát triển du lịch và chỉ cho phép đầu tư khi đã có quy hoạch được cấp thẩm quyền phê duyệt. Trong quá trình quy hoạch tổng thể khu Di sản Phố cổ Hội An phải triển khai việc khảo sát, kiểm kê, nhận diện, đánh giá lại toàn bộ Di sản văn hóa, thiên nhiên ở Hội An, trên cơ sở đó đề xuất những dự án thành phần, kế hoạch quy hoạch chi tiết, lập các dự án khả thi đầu tư phát triển du lịch. Đặc biệt, trong xu hướng hiện nay, Hội An cần quan tâm về mặt quy hoạch không gian phát triển, kiến trúc xây dựng đảm bảo phù hợp, không bị phá vỡ bởi tác động đô thị hóa; phát huy môi trường sinh thái nhân văn để xây dựng và phát triển kinh tế xã hội bền vững, nâng cao đời sống của người dân tại Khu phố cổ. Trên cơ sở quy hoạch chung, thành phố triển khai lập quy hoạch chỉnh trang các khu dân cư hiện có và quy hoạch chi tiết các điểm, cụm dân cư, hạn chế tối đa việc giải tỏa, di dời nhiều hộ dân để đảm bảo tính bền vững của cảnh quan di sản phố cổ Hội An.

Đặc biệt chính quyền địa phương và các cấp cần thành lập Ban quản lý thực hiện điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Di sản thế giới phố cổ Hội An. Đồng thời

Nghiên cứu, đề xuất giải pháp bảo tồn hiệu quả Di sản thế giới phố cổ Hội An để phát triển du lịch bền vững - 12


cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa các chuyên gia quy hoạch du lịch với các chuyên gia ở những lĩnh vực liên quan như quản lý di sản, chuyên gia về văn hóa, kiến trúc… với Phòng ban Quản lý Phố cổ Hội An, với chính quyền và cộng đồng địa phương.

3.4.2. Giải pháp về tăng cường công tác bảo tồn và phát triển giá trị của Di sản thế giới Phố cổ Hội An

- Mục tiêu bảo tồn: Bảo tồn và phát triển là hai nhiệm vụ song hành, đồng thời cũng là áp lực lớn mà chính quyền và nhân dân Hội An quan tâm. Do đó Hội An cần tăng cường đầu tư mọi mặt cho công tác bảo tồn Di sản thế giới Hội An. Trong đó nhằm 2 mục tiêu: Bảo tồn di sản vững chắc và phát huy du lịch bền vững. Bảo tồn tối đa những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể vốn có. Đồng thời, giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa nhiệm vụ bảo tồn di sản với lợi ích mang lại từ việc khai thác, phát huy giá trị của di sản thông qua hoạt động du lịch - dịch vụ.

- Về nội dung bảo tồn: Hội An không chỉ bảo tồn về kiến trúc, sản phẩm văn hóa vật thể mà cả các sản phẩm văn hóa phi vật thể, và phát triển cả những vẻ đẹp cổ kính, rêu phong của di sản cũng như nét ứng xử thân thiện, hiếu khách, chuẩn mực văn hóa riêng có của người Hội An. Kết hợp bảo tồn tốt kiến trúc đô thị cổ; giữ gìn lối sống truyền thống; đáp ứng cuộc sống hiện tại và ngăn chặn biến dạng di tích trong phố cổ Hội An.

- Cách thức bảo tồn: Đối với di sản văn hóa vật thể cần bảo tồn trên cơ sở giữ nguyên hình thái kiến trúc, cấu trúc của phố cổ và các di tích; Bảo tồn có phát huy giá trị di sản trên cơ sở bảo đảm bảo tồn tính nguyên gốc của di tích; Tìm lại các tư liệu cổ xưa về hoạt động buôn bán, giao dịch, thương mại nhằm xây dựng lại hình ảnh phố xưa qua đó đem lại cảm xúc và hình ảnh đích thực của thành phố Cảng thị ngày xưa; Hạn chế thương mại hoá phố cổ.

Đối với di sản văn hóa phi vật thể là tìm tòi, thống kê, lưu trữ, tổ chức xuất bản, đưa sản phẩm vào phục vụ sinh hoạt những giá trị văn hóa phi vật thể đặc trưng của vùng đất Quảng Nam được thể hiện đặc thù tại Khu phố cổ Hội An. Đặc biệt, phải đảm bảo cho công tác trùng tu, tôn tạo di tích thường xuyên.

- Về thực tiễn bảo tồn: Theo KTS Võ Đăng Phong - Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An, mỗi di tích trong phố cổ là một tác phẩm nghệ thuật kiến trúc, được tạo dựng bằng nhiều chủng loại vật liệu với kết cấu chịu lực chính


bằng gỗ, tường xây gạch, mái lợp ngói âm dương, nền lát gạch đất nung kết hợp với đá. Các chủng loại vật liệu truyền thống này có chất lượng và kích cỡ khác xa so với vật liệu bây giờ. Khảo sát tại các ngôi nhà cổ Hội An cho thấy, nhiều di tích được xây dựng bằng gạch vuông Bát Tràng kết hợp với gạch vồ - gạch đinh có kích thước 280x140x50mm. Ngói âm dương cỡ to, kích thước 240x240mm với chiều dày khoảng 13-15mm. Riêng gỗ xây dựng nhà cổ được khai thác ở vùng núi Quảng Nam, tuổi thọ cao và thuộc gỗ nhóm II, thường là kiền kiền, một số ít di tích có sử dụng gỗ lim, mít. Có một loại vật liệu hiện không còn sản xuất là bột vôi màu vàng đất và xanh dương dùng để hòa vào bột vôi trắng, nước cùng một ít keo chiết xuất từ da trâu nhằm hạn chế sự xuống màu của tường xây. Đặc biệt, một số ngôi nhà còn sử dụng vữa kết dính để xây tường bằng đất sét, sau đó, vữa vôi mịn trát bên ngoài tạo thẩm mỹ và bảo vệ đất sét bên trong. Vì vậy, để có kế hoạch lâu dài cho công tác tu bổ, chính quyền cần quan tâm đến nguồn vật liệu tu bổ, phải đáp ứng số lượng vật liệu ổn định, đặc biệt là gỗ kiền kiền và hỗ trợ giá mua vật liệu cho các chủ di tích. Kích thước gạch, ngói cũng phải đảm bảo thông số kỹ thuật, yêu cầu chất lượng. Hội An cũng cần xin chủ trương của tỉnh, Trung ương nhằm tạo điều kiện có nguồn gỗ ổn định, đáp ứng nhu cầu tu bổ hằng năm. Thành phố cần tạo điều kiện cho các hộ sản xuất hoặc tổ chức những cơ sở quy mô để sản xuất gạch, ngói truyền thống và khuyến khích việc phục hồi lại các vật liệu truyền thống.

- Về chính sách bảo tồn: Thành phố Hội An cũng như tỉnh Quảng Nam nói chung cần xây dựng chính sach hỗ trợ, ưu tiên cho các hoạt động bảo tồn Phát triển Di sản Thế giới Phố cổ Hội An, tạo điều kiện tốt nhất để giúp công tác bảo tồn đạt hiệu quả cao, đảm bảo giữ gìn được giá trị của di sản trên cơ sở đáp ứng được nhu cầu phát triển du lịch bền vững cũng như đảm bảo nhu cầu, lợi ích của cộng đồng người dân địa phương.

Đồng thời, để giải quyết được các vấn đề về bảo tồn nguyên vẹn giá trị của Di sản thế giới Phố cổ Hội An nhất thiết phải có sự tham gia tích cực của các nhà quản lý, các nhà chuyên môn, nhất là phát huy ý thức tự giác của cộng đồng dân cư –những chủ nhân trực tiếp của di sản.

3.4.3. Giải pháp tăng cường huy động vốn đầu tư

- Mục tiêu giải pháp: Thành phố Hội An cần xây dựng nhiều chính sách, chiến lược để huy động, tăng cường nguồn vốn đầu tư cho địa phương trong việc bảo tồn di sản


Phố cổ Hội An để đảm bảo tạo và điều kiện cho công tác bảo tồn di sản cũng như phát triển du lịch.

- Nội dung giải pháp: Chính quyền địa phương cần tăng cường phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương để tìm nguồn vốn đầu tư tôn tạo cho di sản Phố cổ Hội An. Ngoài nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, cần tìm nguồn vốn tài trợ từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để tôn tạo, tu bổ, sửa chữa các di tích lịch sử - văn hóa. Vận động các doanh nghiệp xây dựng công trình trên địa bàn, doanh nghiệp địa phương hỗ trợ thực hiện công tác tôn tạo, tu bổ, sửa chữa các di tích lịch sử - văn hóa.

- Quá trình thực hiện: Để thu hút, kêu gọi đầu tư cho việc bảo tồn di sản cũng như phát triển du lịch, thành phố Hội An cần:

+ Tỉnh Quảng Nam nói chung và thành phố Hội An nói riêng cần tranh thủ các nguồn kinh phí Trung ương, các tổ chức quốc tế và nội lực của địa phương để tập trung đầu tư một số công trình, thiết chế văn hóa trọng điểm; ưu tiên nguồn vốn cho cơ sở hạ tầng, trùng tu di sản văn hóa vật thể và phi vât thể đang có hiện tượng xuống cấp.

+ Xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi về thuế đối với các dự án đầu tư để khuyến khích, thu hút các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài đầu tư vào cơ sở hạ tầng du lịch, các dự án kinh doanh du lịch cũng như đầu tư vào công tác bảo tồn các giá trị của Phố cổ Hội An.

+ Trong cân đối ngân sách hằng năm, thành phố cần bố trí kinh phí đầu tư tôn tạo, bảo tồn các di sản hạng mục, công trình theo thứ tự ưu tiên. Cần phải có các bộ phận chuyên sâu trên lĩnh vực du lịch lập đinh hướng, xây dựng các chương trình, đề án, nghiên cứu cơ chế, chính sách hỗ trợ đến thu hút đầu tư, trên cơ sở đó xây dựng chi tiết kế hoạch sử dụng đầu tư một cách hiệu quả.

+ Trong điều kiện nguồn lực tài chính của thành phố còn hạn hẹp, thành phố cần lập Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch, quỹ bảo tồn di sản để có điều kiện khai thác tốt các nguồn lực đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng, đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch. Vì vậy, ngành chủ quản cần nghiên cứu các quy định, hướng dẫn của cấp trên về việc thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch để tham mưu cho địa phương triển khai thực hiện.

+ Để triển khai nhanh và đồng bộ, thành phố cần quan tâm, chỉ đạo rà soát, tập trung giải quyết vướng mắc ở từng đầu công việc; xác định trách nhiệm cụ thể đối với


từng cơ quan, đơn vị nhằm đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án đầu tư còn dang dở, cũng như để khắc phục tình trạng thiếu tập trung trong tổ chức thực hiện và đầu tư dàn trải, qua đó đẩy nhanh tiến độ thực hiện đầu tư cho hiệu quả.

3.4.4. Giải pháp về tổ chức và quản lý của chính quyền địa phương

- Mục tiêu của giải pháp về tổ chức và quản lý của chính quyền địa phương: Để công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản thế giới Hội An trong phát triển du lịch bền vững cần nâng cao vai trò tổ chức và quản lý của chính quyền các cấp. Mục tiêu cao nhất đặt ra cho công tác quản lý di sản văn hóa là bảo tồn lâu dài các yếu tố gốc cấu thành giá trị di sản và phát huy giá trị di sản phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, trong đó có phát triển cộng đồng cư dân nơi có di sản, đặc biệt là góp phần thúc đẩy phát triển du lịch bền vững - một trong những mũi nhọn kinh tế của thành phố.

- Cơ sở thực hiện giải pháp: Chính quyền địa phương tại Phố cổ Hội An là chính quyền được tổ chức ra nhằm bảo đảm, bảo vệ và phục vụ quyền, lợi ích của người dân sinh sống trong khu phố Cổ. Tại đây cộng đồng dân cư Phố cổ Hội An sinh sống bao đời nay đã tạo ra những tài nguyên du lịch nhân văn phong phú và đa dạng, bên cạnh đó còn có các tài nguyên tự nhiên độc đáo. Tất cả những yếu tố này sẽ tạo nên điểm tham quan du lịch hấp dẫn không chỉ đối với khách du lịch trong nước mà cả khách du lịch nước ngoài. Chính quyền địa phương chính là những người hiểu về thực trạng khu phố Cổ nhất, là những người gần dân nhất, hiểu dân nhất và phải chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân trên cơ sở phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Vì vậy vai trò quản lý của chính quyền địa phương rất quan trọng. Thực tế từ nhiều năm nay, Hội An cũng là một trong những mẫu điển hình về vai trò của chính quyền địa phương cơ sở trong việc phát triển du lịch. Đây là cơ sở, nền tảng để địa phương tiếp tục phát huy vai trò quản lý của mình trong việc quản lý, tổ chức bảo tồn Di sản và phát triển du lịch.

- Nội dung thực hiện: Thực tế hiện nay Hội An vẫn thiếu chế phối hợp liên ngành để tạo ra sức mạnh tổng hợp, hỗ trợ cho công tác quản lý di sản văn hóa. Vì vậy Hội An cần phải xây dựng chế hợp tác thuận lợi nhất giữa các cơ quan quản lý nhà nước về di sản, các công ty lữ hành du lịch dựa trên nền tảng di sản văn hóa, các doanh nghiệp đầu tư các dự án liên quan tới di sản văn hóa, các cộng đồng cư dân địa phương và các nhà nghiên cứu khoa học - giới tinh hoa của thủ đô. Đây là những nhân tố tác động tích cực


tới hiệu quả quản lý nhà nước về di sản văn hóa. Bên cạnh đó cần thực hiện hiệu quả Luật Di sản văn hóa, vận dụng linh hoạt các Nghị định của Chính phủ, Thành phố cho hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá địa phương.

- Quá trình thực hiện: Trong công tác quản lý, bảo tồn và phát huy di sản văn hoá Hội An, cần làm tốt vai trò gắn kết giữa các cấp chính quyền, nhà khoa học, các cơ quan chuyên môn, cơ quan nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước, các chủ nhân của di sản, chủ doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh... trong việc ưu tiên tối đa cho bảo tồn di sản và phát triển du lịch ở Phố cổ Hội An. Mọi chính sách đưa ra để thực hiện trong thời gian tới đều phải vì lợi ích của cả cộng đồng, đáp ứng tối ưu các nhu cầu dân sinh của cư dân, gắn với phát huy giá trị di sản văn hóa để phát triển du lịch, nâng cao thu nhập, đời sống của nhân dân...

Phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn như: Mặt trận Tổ quốc, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên... triển khai nhiệm vụ bảo tồn, phát huy di sản gắn công tác thi đua với việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa tới từng các cán bộ đảng viên, thị trấn, xã, khu dân cư nơi có di sản văn hóa. Đặc biệt tiếp tục kiện toàn và phát huy vai trò nhiệm vụ của Trung tâm quản lý di sản văn hóa thành phố Hội An.

Chính quyền địa phương phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện tốt việc cấp giấy phép kinh doanh, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ cung ứng, tránh các hiện tượng “chèo kéo, chèn ép” du khách; quản lý giả cả dịch vụ; đảm bảo các vấn đề an ninh, an toàn cho du khách; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; các vấn đề về giao thông; bảo vệ môi trường, cảnh quan chung tại khu Phố cổ Hội An.

Chú trọng công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn làm công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa cũng như cán bộ quản lý hoạt động du lịch. Tạo điều kiện để cán bộ văn hoá cơ sở tham gia các lớp tập huấn về bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa do tỉnh, trung ương tổ chức. Mở các lớp tuyên truyền, tập huấn cho cán bộ quản lý các cấp về vai trò của đội ngũ cán bộ trong công tác bảo tồn các giá trị di sản văn hóa trong phát triển du lịch bền vững, qua đó nâng cao cả về nhận thức lẫn năng lức của đội ngũ cán bộ. Cung cấp cho những tài liệu


hướng dẫn về công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích để cán bộ văn hóa văn hóa cơ sở được tiếp cận, nghiên cứu vận dụng phù hợp với địa phương

3.4.5. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến và đa dạng hóa sản phẩm du lịch

- Mục tiêu của giải pháp: Hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch là một trong những hoạt động rất cần thiết đối với mỗi điểm du lịch, nhằm để giới thiệu những nét đặc sắc, đặc trưng nhất của Di sản thế giới Hội An đến với du khách trong và ngoài nước. Việc xác định cụ thể và đúng đắn mục tiêu quảng bá là một yêu cầu rất quan trọng trong quá trình xây dựng một kế hoạch xúc tiến, quảng bá du lịch chất lượng và khả thi của ngành Du lịch nói chung và du lịch Hội An nói riêng.

- Nội dung của hoạt động xúc tiến và đa dạng hóa sản phẩm du lịch: Thành phố Hội An cần xây dựng chương trình quảng cáo thường xuyên, dài hạn. Phối hợp với các cơ quan tuyên truyền, báo chí tại Trung ương và địa phương, tranh thủ những lợi thế về giá trị văn hoá lịch sử truyền thống nhanh chóng xây dựng các sự kiện về du lịch hàng năm, tạo điểm nhấn, nhằm thu hút được khách du lịch, và nâng cao hình ảnh về du lịch Hội An tai các thị trường du lịch trong nước và thế giới. Đồng thời cần đa dạng hóa các sản phẩm du lịch của Di sản Phố cổ Hội An trên cơ sở khai thác hiệu quả các tài nguyên của di sản, đặc biệt khai thác hiệu quả các giá trị du lịch của địa phương như các sản vật, cảnh quan của thành phố Hội An.

- Quá trình triển khai: Để thu hút thị trường khách chi tiêu cao và có nhận thức về văn hóa xã hội, cần nâng cao chất lượng cung cấp thông tin trực tuyến về Hội An bằng nhiều ngôn ngữ phổ biến; triển khai các chiến dịch quan hệ công chúng và tham gia vào kế hoạch tái khởi động quảng bá con đường di sản miền Trung để tạo sự kết nối với các di sản trong vùng, qua đó làm tăng sức hấp dẫn của Di sản Hội An trong tổng thể di sản văn hóa - du lịch của vùng. Tiếp đó, khi đã thu hút được thị trường khách mong muốn, ngành du lịch Hội An cần phải triển khai các hoạt động nhằm tăng thời gian lưu trú cũng như tăng mức chi tiêu của du khách. Xây dựng và quảng bá các chương trình tham quan dài ngày mà Hội An là điểm trung tâm (chú trọng chất lượng tour toàn diện về hướng dẫn viên, môi trường tự nhiên và môi trường xã hội của điểm đến), nâng cấp các điểm bán vé tham quan hiện có từ hình thức cảnh quan đến chất lượng cung cấp thông tin.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/12/2023