Nghiên cứu, đề xuất giải pháp bảo tồn hiệu quả Di sản thế giới phố cổ Hội An để phát triển du lịch bền vững - 13


Hội An là một thành phố khá thành công trong công tác xúc tiến quảng bá du lịch, tuy nhiên Hội An cần “tự làm mới mình” bằng những hoạt động giới thiệu các sản phẩm văn hóa du lịch mới của địa phương. Tiếp tục nghiên cứu xây dựng thêm những hoạt động văn hóa thể thao mang tầm quốc gia và quốc tế, những sự kiện đặc trưng của địa phương vào mùa thấp điểm, duy trì các phân khúc thị trường khác nhau để tăng lượng khách đến trong thời gian mùa thấp điểm và giao mùa. Việc tổ chức định kỳ các chuyến du lịch nghỉ dưỡng cho doanh nghiệp và các cơ quan thông tấn báo chí khảo sát tiềm năng, thế mạnh tại các điểm trong và ngoài khu di sản cũng là một biện pháp hữu hiệu để du lịch Hội An đạt được mục tiêu phát triển bền vững. Để phát triển du lịch bền vững, cũng như một trong những biện pháp xúc tiến quảng bá du lịch hiệu quả là cần tập trung phát triển đồng bộ, đa dạng hóa sản phẩm du lịch tại khu phố cổ Hội An, đồng thời gắn kết Phố cổ Hội An với các điểm du lịch khác trong địa phương.

+ Thành phố cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống sản phẩm du lịch dựa trên lợi thế về tài nguyên, những giá trị của phố cổ Hội An theo hướng chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ, phát huy giá trị nổi trội của di sản; giữ gìn và bảo vệ tốt giá trị văn hóa, tự nhiên, môi trường. Phát triển những sản phẩm du lịch có tính cạnh trạnh cao, phù hợp với thị trường, nhất là chú trọng thị trường có khả năng chi trả cao, lưu trú dài ngày… Ví dụ như thành phố cần khắc phục những hạn chế, thiết sót và xem xét mở rộng thêm nhiều chương trình nghệ thuật, không gian mới phục vụ cho hoạt động du lịch. Qua đó, nhằm giúp cho các chương trình: “Tái hiện đêm phố cổ Hội An đầu thế kỷ 20”, “Phố dành cho người đi bộ và xe không động cơ”, các lễ hội… ngày càng trở thành những thương hiệu độc đáo riêng của Hội An. Đối với đêm phố cổ Hội An, cần: xây dựng thêm địa điểm gửi xe; kiên quyết không cho xe đạp điện, xe máy điện lưu thông trong khu phố cổ. Ngoài ra, hệ thống các lồng đèn, bảng hiệu, tranh ảnh… treo trên các tuyến phố phải phù hợp mỹ quan đô thị, các dịch vụ ăn uống, mua sắm cần nâng cao chất lượng phục vụ du khách…

+ Để tăng sức hấp dẫn cho du khách khi đến Phố cổ, địa phương có thể mở rộng, xây dựng các tour du lịch nối kết Phố cổ Hội An với khu di tích Mỹ Sơn, khu sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm với các làng nghề truyền thống, các điểm di tích văn hóa, lịch sử…gắn kết chặt chẽ giữa phát triển du lịch làng nghề truyền thống với các loại hình, sản phẩm du lịch trong và ngoài tỉnh, nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển du lịch bền vững. Ngoài ra


mở rộng không gian du lịch ra ngoài để gắn kết Khu Phố cổ Hội An với các điểm du lịch sâu trong đất liền, để tạo nên sự kết hợp giữa các sản phẩm du lịch văn hóa truyền thống, du lịch sinh thái trên cơ sở kết hợp các loại hình du lịch văn hóa, lịch sử, sinh thái giữa các vùng miền, các điểm du lịch truyền thống với du lịch dã ngoại nhằm đa dạng các sản phẩm du lịch, tăng chuỗi các giá trị sản phẩm du lịch.

+ Cần phát triển thêm loại hình sản phẩm du lịch mua sắm (thông qua các chợ ẩm thực, chợ đêm, chợ cuối tuần… và các trung tâm mua sắm. Đặc biệt cần quan tâm đẩy mạnh phát triển sản phẩm lưu niệm mang tính đặc trưng riêng của Phổ cổ Hội An, qua đó không chỉ góp phần tạo nên sức hút, nét độc đáo của Phố cổ Hội An mà còn giúp mang lại một nguồn doanh thu lớn từ việc bán sản phẩm lưu niệm.

3.4.6. Giải pháp đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

- Mục tiêu của giải pháp đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng và then chốt đối với công tác văn hoá cũng như phát triển du lịch. Vì vậy đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đồng bộ cả về số lượng và chất lượng, đảm bảo chuyên môn, nghiệp vụ và những yếu tố cần thiết sẽ nhằm mục tiêu đáp ứng việc phát triển du lịch gắn với bảo tồn các di sản văn hoá trong bối cảnh mới năng động và cạnh tranh gay gắt hơn.

- Nội dung đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Trong công tác đào tạo nguồn nhân lực, thành phố cần quan tâm hơn nữa đến công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, trong đó chú trọng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực theo hướng tinh về chất lượng, mạnh về số lượng, đa dạng về vực nghề. Nhất là các chuyên viên khảo cổ, kiến trúc, lịch sử… để nghiên cứu và kịp thời xử lý các di tích văn hóa, lịch sử của địa phương, nghiên cứu toàn diện Hội An. Đồng thời, cần đào tạo đội ngũ nhân lực chất lượng, chuyên nghiệp để tham gia hoạt động du lịch: các quản trị doanh nghiệp du lịch, hướng dẫn viên, lễ tân… nhất là trong quá trình đô thị hóa, hội nhập và phát triển mạnh của thành phố hiện nay.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

- Quá trình triển khai: Để thực hiện hiệu quả công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, Hội An cần quy hoạch lại đội ngũ cán bộ quản lý về văn hóa, du lịch trên địa bàn để phân loại và có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm không ngừng nâng cao trình độ


Nghiên cứu, đề xuất giải pháp bảo tồn hiệu quả Di sản thế giới phố cổ Hội An để phát triển du lịch bền vững - 13

chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu công việc bảo tồn di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch tại Phố cổ Hội An. Trong đó cần:

+ Tăng cường năng lực cho cán bộ quản lý du lịch ở các cấp, có kế hoạch cử cán bộ trẻ có trình độ và các sinh viên có năng lực sang các nước phát triển để đào tạo. Cần tạo điều kiện để cán bộ quản lý của địa phương tham gia các lớp tập huấn về bảo tồn và phát huy di sản do thành phố hay trung ương tổ chức cũng như tạo điều kiện cho cán bộ quản lí học tập kinh nghiệm quản lí và khai thác tài nguyên văn hoá tại các tỉnh thành khác trong nước. Cung cấp cho họ những tài liệu hướng dẫn về di sản văn hoá để họ được tiếp cận, nghiên cứu vận dụng phù hợp với tình hình của Phố cổ Hội An. Đối với cán bộ thực hiện công việc bảo tồn di sản văn hóa cần chú trọng đào tạo cán bộ, thợ lành nghề có trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu thực thi nghiệp vụ bảo quản, tu bổ, tôn tạo đối với các di sản văn hóa; đủ năng lực để nghiên cứu lập hồ sơ lưu trữ và hoạt động bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hóa.

+ Xây dựng trung tâm đào tạo nghề du lịch tại Hội An để đào tạo tại chỗ nguồn nhân lực có đủ trình độ, kỹ năng về phục vụ du lịch. Đào tạo đội cán bộ, nhân viên có chuyên môn, nghiệp vụ, có trình độ hiểu biết về văn hóa, lịch sử, có ngoại ngữ, biết giao tiếp văn minh lịch sự để quản lý tốt, hướng dẫn khách du lịch. Bên cạnh đó có chính sách thu hút các chuyên gia, cán bộ nghiên cứu, các cán bộ có trình độ chuyên môn về du lịch đến công tác tại Thành phố.

+ Chú trọng việc đào tạo, tuyển dụng lao động địa phương vào mọi cấp từ cán bộ quản lý, điều hành đến nhân viên phục vụ, hướng dẫn du lịch. Thành phố cần có chính sách hỗ trợ, khuyến khích, cải thiện điều kiện lao động và nâng cao chất lượng môi trường làm việc trong doanh nghiệp du lịch, có chế độ ưu đãi khen thưởng và kỷ luật phù hợp đối với nguồn nhân lực của ngành.

+ Nâng cao chất lượng hoạt động thuyết minh hướng dẫn tại các điểm tham quan di tích bằng cách đào tạo, tuyển dụng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch và các thuyết minh viên tại các điểm di tích, đạt yêu cầu cao về trình độ, ngoại ngữ, cách giao tiếp ứng xử, biết cách tổ chức các sự kiện phục vụ khách tham quan du lịch.


Để chương trình đào tạo thu được kết quả tốt thì phải có sự liên kết của nhiều tổ chức như sự kết hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, chính quyền địa phương, người dân địa phương và các tổ chức phi chính phủ, cơ sở đào tạo, công ty lữ hành…

3.4.7. Giải pháp phát triển du lịch gắn với cộng đồng

- Mục tiêu giải pháp phát triển du lịch gắn với cộng đồng: Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có tính xã hội hoá cao vì vậy hoạt động phát triển du lịch có thể thu hút và cần được sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế và cộng đồng xã hội. Hơn thế nữa, cộng đồng là một phần không thể thiếu của di sản văn hóa, trong nhiều trường hợp, cộng đồng chính là linh hồn, là tâm điểm của di sản. Phát triển du lịch di sản không thể tách rời phát triển cộng đồng ở khu vực di sản, cộng đồng sẽ là nhân tố tích cực đóng vai trò quan trọng góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa. Vì vậy chính quyền địa phương cần gắn kết công tác bảo tồn Di sản thế giới Phố cổ Hội An trong phát triển du lịch bền vững với cộng đồng, qua đó góp phần nâng cao đời sống cho người dân bản địa là một trong những định hướng phát triển du lịch quan trọng hiện nay

- Nội dung giải pháp triển du lịch gắn với cộng đồng: Một sản phẩm đã trở thành của nhân dân thì người dân sẽ giữ gìn và phát huy.Tính cộng đồng, đó là điều quyết định thành công của Hội An.Thí dụ, các lễ hội dân gian và các sản phẩm mới như Ðêm phố cổ, Phố đi bộ, Phố đêm... nếu thiếu sự hưởng ứng của người dân thì chắc chắn là không thể thành công, không thể tồn tại và phát triển lâu bền như vậy. Vì vậy một trong những biện pháp được cho là hiệu quả nhất và có tính bền vững chính là phát huy vai trò của cộng đồng đối với công tác bảo tồn các giá trị di sản văn hóa. Thành phố Hội An cần đẩy mạnh công tác xã hội hóa trên địa bàn theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia vào quá trình bảo tồn Di sản cũng như phát triển du lịch, từng bước nâng cao năng lực của cộng đồng trong các hoạt động du lịch của địa phương.

- Quá trình triển khai: Để triển khai hiệu quả công tác pháp triển du lịch gắn với cộng đồng, chính quyền địa phương cần thực hiện đồng bộ các hoạt động sau:

+ Chính quyền địa phương cần tạo điều kiện thuận lợi để cộng đồng có thể tham gia vào quá trình quy hoạch và giám sát thực hiện quy hoạch phát triển du lịch tại Phố cổ Hội An nơi mà cuộc sống của người dân gắn liền. Bởi chính người dân tại Phố cổ mới là


người có những hiểu biết phong phú và cụ thể về mảnh đất mà họ gắn bó và để người dân có được sự chuẩn bị tốt hơn cho những công việc mới cùng với trách nhiệm bảo vệ các giá trị tự nhiên, văn hóa truyền thống trong quá trình phát triển du lịch, đồng thời góp phần đảm bảo cho quy hoạch đi vào cuộc sống.

+ Để phát huy vai trò của cộng đồng, cần phải làm rõ và gắn lợi ích của người dân khi tham gia các hoạt động bảo tồn, phải đặt lợi ích mà cộng đồng nhận được từ việc phát huy giá trị di sản được bảo tồn thông qua phát triển du lịch. Chính quyền thành phố cần tiếp tục ưu tiên phát triển du lịch cộng đồng. Nhằm nâng cao hơn nữa lợi ích và trách nhiệm của người dân, xem đây là yếu tố hàng đầu, quyết định tính bền vững của du lịch Hội An. Trước hết chính quyền cần phải xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp với đặc thù của địa phương để đảm bảo một phần từ thu nhập du lịch sẽ “quay lại” hỗ trợ cho cộng đồng và cho công tác bảo tồn, phát triển tài nguyên môi trường, du lịch của Phố cổ Hội An. Đồng thời, cần xây dựng một số mô hình và cơ chế cụ thể nhằm tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động phát triển du lịch như hỗ trợ cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ đào tạo kỹ năng, cung cấp các thông tin cần thiết phục vụ hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch

+ Trong xu thế phát triển hiện tại cần thiết phải tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền bởi một khi thông tin đầy đủ đến người dân là cách tốt nhất định hướng và tạo sự đồng thuận xã hội cao. vậy làm cho người dân hiểu rằng, bảo vệ các giá trị vật thể là do con người bảo vệ, còn bảo vệ giá trị phi vật thể chính là bảo vệ con người. Mỗi người dân và cộng đồng tự giác hiểu, mỗi hành động dù nhỏ mà tổn hại đến di sản đều không nên làm, mỗi hành động dù nhỏ mà phát huy được giá trị di sản cần phải được tôn vinh kịp thời. Người dân cũng cần hiểu, khách đến Hội An là khách của mình chứ không phải là khách của các hãng lữ hành.

+ Đối tượng tuyên truyền cần quan tâm không chỉ với người dân trong Khu phố cổ mà cần lưu ý hơn đến chủ cơ sở kinh doanh, người trực tiếp bán hàng và đặc biệt là những người vừa nhập cư đến kinh doanh buôn bán để mọi người hiểu rằng với Hội An không phải kinh doanh làm giàu bằng mọi giá mà quan trọng hơn là uy tín, trách nhiệm với cộng đồng và xã hội. Cả cộng đồng nhân dân và du khách cùng có ý thức và trách nhiệm tham


gia bảo vệ di tích và cảnh quan phố cổ, tổ chức sắp xếp kinh doanh, xây dựng đô thị, sinh hoạt văn hóa.

+ Chính quyền TP.Hội An cần phải xây dựng một cơ chế phối hợp của các doanh nghiệp để tạo nên sức mạnh trong thế cạnh tranh ngày càng gay gắt với các điểm du lịch khác, đồng thời huy động sự tham gia đóng góp vào việc khai thác, phát huy du lịch một cách bền vững, bảo tồn các giá trị độc đáo của Di sản Hội An.

3.4.8. Giải pháp bảo tồn Phố cổ Hội An phát triển du lịch bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Mục tiêu của giải pháp: Biến đổi khí hậu là hiện tượng có phạm vi ảnh hưởng toàn cầu; tại Việt Nam, biến đổi khí hậu là vấn đề nghiêm trọng mà Việt Nam phải đối mặt, nó ảnh hưởng đến tất cả các ngành, địa phương, di tích, điểm đến. Nằm ở vùng cửa sông ven biển, Hội An đã và đang chịu nhiều tác động tiêu cực của sự biến đổi khí hậu. Theo Liên Hợp Quốc, 31 địa danh du lịch trên thế giới có nguy cơ bị ảnh hưởng hoặc biến mất mãi mãi do mực nước biển dâng cao, thời tiết khắc nghiệt và tác động của biến đổi khí hậu,

trong đó bao gồm Di sản Phố cổ Hội An. Theo kic̣ h bản biến đổi khí hâ u

đến năm 2020,

thì Hội An là địa phương bị ngập nặng nề nhất do nước biển dâng . Khu phố cổ cũng chiu

những tác đôṇ g không nhỏ của tình traṇ g biến đổi khí hâu

. Thực tế hiện nay, ngành Du

lịch Việt Nam nói chung và tại Hội An nói riêng chưa nhận thức sâu sắc, đầy đủ về vai trò, trách nhiệm đối với biến đổi khí hậu; những hệ quả tác động gia tăng ảnh hưởng tiêu cực đến biến đổi khí hậu của Du lịch; thiếu sự phối hợp liên ngành, chưa nghiên cứu sâu về giải pháp thích ứng, ứng phó, giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu; thiếu kế hoạch hành động.

Có thể nói rằng du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Hội An nói riêng đã vượt qua thời kỳ khó khăn, đang dứng trước những vận hội, thời cơ lịch sử; một trong các mục tiêu và giải pháp là hướng tới là phát triển du lịch một cách bền vững, hiệu quả. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề phát triển du lịch bền vững cũng như bảo tồn Di sản Phố cổ Hội An, do đó thành phố Hội An cần có những giải pháp gắn bảo tồn Di sản phát triển du lịch bền vững với các giải pháp nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Nội dung của giải pháp:


- Quá trình thực hiện giải pháp: Thực hiện bảo tồn Phố cổ Hội An phát triển du lịch bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu, Hội An cần:

+ Không chủ quan trước những diên

biến khó lường do biến đổi khí hâu

gây ra ,

thành phố phải triển khai nhiều chương trình , tổ chứ c nhiều hoaṭ đôṇ g ứ ng phó để bảo vê

di sản, giữ̃ng ổn điṇ h và bình yên để xây dưng và phat́ tr iên̉ quê hương , trong đó khu

phố cổ đươc

chú troṇ g hàng đầu . Trước hết thành phố Hội An cần phối hợp với các địa

phương trên cả nước, đặc biệt với các tổ chức của Việt Nam cũng như thế giới tổ chức các hội thảo, hội nghị để thảo luận, làm rõ những thách thức, cơ hội của Du lịch Việt Nam cũng như Phố cổ Hội An trong kỷ nguyên biến đổi khí hậu; cung cấp cách tiếp cận khoa học về nhận thức, xây dựng chính sách, kế hoạch hành động để ứng phó biến đổi khí hậu, giúp du lịch tại Phố cổ Hội An tăng trưởng mà không tổn hại đến môi trường tự nhiên hay các tác nhân dẫn đến biến đổi khí hậu.

+ Thành phố phải có những chủ trương, chính sách đưa ngành du lịch vào nội dung Chiến lược về biến đổi khí hậu; đề nghị các địa phương, doanh nghiệp chủ động thực hiện các hành động giảm thải khí CO2; các cơ sở đào tạo đưa nội dung biến đổi khí hậu vào chương trình giảng dạy để góp phần nâng cao nhận thức, hiểu rõ hơn về trách nhiệm của mình đối với việc bảo vệ môi trường, đóng góp vào tăng trưởng xanh cho Du lịch Hội An.

+ Hàng năm, chính quyền cần kêu gọi, huy động nguồn vốn đầu tư để tu bổ , tôn tạo, chống xuống cấp di tích , chằng chống, gia cố , chăṭ tỉa cây cối , phát dọn cảnh quan để hạn chế những tác động bất lợi của các yếu tố tự nhiên ... Đặc biệt trong đó chú trọng những dư ̣ án như kè chống xói lở bờ sông Thu Bồn , dự án kè cứng bờ biển Cửa Đại – An

Bàng trước sự xâm thực ngày càng mạnh của biển ; tôn tạo rừ ng dừ a Bảy mâu

Cẩm Thanh

– vùng sinh thái quan trọng c ủa vùng hạ lưu sông Thu Bồn , có ý nghĩa đặc biệt trong đời

sống nhân dân trước những tác đôṇ g khôn lường của thiên tai đươc nghiêm ngăṭ…

phuc

hồi và bảo vê

+ Bảo vệ di sản không chỉ trực tiếp trùng tu, tôn tạo các di tích trong khu phố cổ mà Hội An còn có hướng “phòng vệ từ xa”. Do đó thành phố cần phát động phong trào trồng cây xanh chắn gió , phòng hộ ở các bãi biển , triền sông, cồn baĩ ... sâu rôṇ g trong các

tầng lớp nhân dân . Đồng thời công tác quản lý đất đai , sông nước cần đươc cać câṕ chính


quyền tăng cường chăṭ chẽ hơn nữa nhằm han

chế sư ̣ xâm lấn bừ a bai

, cơi nới tuỳ tiên ,

làm biến dạng dòng chảy, mất cân bằng sinh thái tư ̣ nhiên.

+ Đặc biệt thành phố cần có giải pháp về vấn đề nguyên vật liệu thay thế trong quá trình tu bổ Di sản phố cổ cho phù hợp với đặc trưng của khu phố Cổ nhưng vẫn đảm bảo được tính bền vững trước những tác động của các yếu tố tự nhiên. Vấn đề vật liệu tu bổ di tích như gỗ, ngói âm dương cũng được đặt ra cấp thiết để tìm giải pháp tối ưu trong điều kiện có thể. Trung tâm Quản lý di sản văn hóa Hội An cần phối hợp với các cơ sở sản xuất gốm trên địa bàn thành phố triển khai thành công việc sản xuất ngói âm dương tại chỗ để phục vụ các di tích tu bổ bằng công nghệ thủ công và nung theo công nghệ hiện đại. Nguồn vật liệu ngói âm dương này phải đảm bảo chất lượng hơn so với nguồn ngói của thị trường đang dùng hiện tại, góp phần quan trọng để thành phố chủ động được nguồn vật liệu, đảm bảo nguyên tắc về tính nguyên dạng khi trùng tu trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/12/2023