Đánh Giá Của Người Dân Về Ảnh Hưởng Của Phát Triển Du Lịch Đến Công Tác Bảo Tồn Di Sản Thế Giới Phố Cổ Hội An


động du lịch làm suy thoái truyền thống văn hóa của địa phương. Về ảnh hưởng đến an ninh, trật tự thì có 51.25% cho rằng du lịch có ảnh hưởng tốt và tương đối tốt, 24% cho rằng bình thường và có đến 23.75% người dân cho rằng du lịch ảnh hưởng không tốt đến tình hình an ninh trật tự của địa phương.

Còn đối với công tác bảo tồn di sản thì đa số người dân (78.75%) cho rằng các hoạt động phát triển du lịch có đóng góp hoặc góp phần bảo tồn rất tốt các giá trị của di sản thế giới, tuy nhiên cũng có đến 21.25% cho rằng hoạt động du lịch ảnh hưởng xấu đến việc bảo tồn các giá trị của di sản Hội An.

Bảng 3.8. Đánh giá của người dân về ảnh hưởng của phát triển du lịch đến công tác bảo tồn Di sản thế giới Phố cổ Hội An

Ảnh hưởng

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

Góp phần bảo tồn rất tốt các giá trị của di sản

thế giới

26

32.5

Có đóng góp trong việc bảo tồn các giá trị của

di sản thế giới

37

46.25

Không ảnh hưởng gì mấy

0

0.0

Ảnh hưởng xấu đến việc bảo tồn các giá trị của

di sản thế giới

17

21.25

Tổng

80

100.0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.


Có thể thấy rằng bên cạnh những ảnh hưởng tích cực thì các hoạt động du lịch cũng ảnh hưởng tiêu cực đến công tác bảo tồn di sản cũng như đến phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương. Khi du lịch ngày càng phát triển, kéo theo đó vì lợi ích kinh tế nhiều người kinh doanh du lịch đã chạy theo lợi ích mà sẵn sàng vi phạm các quy định đã đề ra. Tại Hội An vẫn còn xảy ra tình trạng “chặt chém”, chất lượng sản phẩm dịch vụ không tương xứng với giá bán cho du khách. Bên cạnh đó môi trường du lịch vẫn còn tồn tại các vấn đề an ninh trật tự xã hội, tình trạng bán hàng rong, ăn xin trá hình xảy ra tại một số điểm tập trung đông khách du lịch, các sơ sở, hàng quán kinh doanh đã lấn chiếm vỉa hè gây mất mỹ quan đô thị, trưng bày hàng hóa lộn xộn, xả rác bừa bãi làm mất vệ sinh môi trường, ảnh hưởng đến công tác bảo tồn di sản. Đồng thời các hoạt động lữ hành chui, trái phép của một số doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài vẫn còn xảy ra gây nên tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh. Đây là những hạn chế mà Hội An cần kịp thời khắc


phục để có thể xây dựng theo đúng định hướng đề ra về một Hội An hấp dẫn, thân thiện và an toàn.

Qua đó có thể thấy rằng tuy vẫn còn hạn chế, bất cập, nhưng đánh giá một cách tổng quan thì các hoạt động bảo tồn cũng như thúc đẩy hoạt động du lịch bền vững tại Phố cổ Hội An đã có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương. Tại nhiều cuộc hội thảo trong nước và quốc tế các nhà khoa học đều thống nhất nhận xét: “Hội An đã trở thành một trong những trường hợp thành công nhất ở Việt Nam trong việc đảm bảo sự tồn tại lâu dài của các di sản văn hóa và nâng cao chất lượng của cuộc sống người dân bằng định hướng phát triển du lịch. Lý do của thành công này là ở chỗ Hội An có một hệ thống các chính sách liên kết chặt chẽ quản lý di sản văn hóa và phát triển du lịch”. Hay, Ông Richard Engelhardt - nguyên cố vấn văn hóa Khu vực Châu Á Thái Bình Dương nhận định: “Thời kỳ phục hưng của Hội An có thể được coi là sự thành công trong công tác bảo tồn di sản địa phương, trong việc sử dụng truyền thống văn hóa, kỹ năng và những sản phẩm địa phương như là nền tảng cho sự phát triển kinh tế và xã hội. Hôm nay UNESCO chúc mừng những người dân Hội An - và tất cả những người đã ủng hộ họ về tầm nhìn đã mang quá khứ vào tương lai, và về cam kết những tiêu chuẩn kỹ thuật cao nhất của công tác bảo tồn di sản. Kết quả này là cả sự tuyệt vời và mẫu mực và chắc chắn rằng Di sản văn hóa và cộng đồng dân cư của phố cổ xinh đẹp này sẽ không bao giờ mất đi...” [50].

3.3. Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của Hội An

Khảo sát đánh giá người dân địa phương về công tác bảo tồn di sản thế giới Phố cổ Hội An trong phát triển du lịch bền vững thì có 10% thấy rất hài lòng, 23.75% thấy hài lòng, đa số 50% người dân thấy bình thường, và có 16.25% thấy chưa hài lòng. Đối với khách du lịch khi được khảo sát thì có 32.5% du khách thấy rất hài lòng với chuyến đi du lịch tại Phố cổ Hội An, 41.25% thấy hài lòng, 23.75% thấy bình thường và có 2.5% thấy không hài lòng. Thực tế hoạt động du lịch tại phố cổ Hội An vẫn còn nhiều hạn chế do đó chưa thể đáp ứng được hết nhu cầu của khách du lịch. Những nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác bảo tồn cũng như phát triển du lịch bền vững tại Phố cổ Hội An đó là:


Thứ nhất là công tác quy hoạch phát triển du lịch tại Hội An chưa thực sự được quan tâm và phát huy hiệu quả trong phát triển du lịch bền vững. Thực tế công tác quy hoạch đã bước đầu được thực hiện, tuy nhiên bản quy hoạch vẫn chưa đủ tầm cho sự phát triển của một Khu di sản văn hóa - một “bảo tàng sống”.


Hình 3 1 Sơ đồ không gian Phố cổ Hội An Nguồn https danatravel vn thong tin du lich 1

Hình 3 1. Sơ đồ không gian Phố cổ Hội An

(Nguồn:https://danatravel.vn/thong-tin-du-lich/so-do-tong-the-tham-quan-pho-co-

hoi-an.html)

Hội An là vùng đất có tính đặc thù, từ điều kiện tự nhiên, địa lý đến lịch sử phát triển, do đó địa phương không thể áp dụng theo theo cách làm của các địa phương khác. Đặc biệt địa phương chưa đưa ra được một bản kế hoạch, quy hoạch lâu dài cho phát triển du lịch tại Di sản Phố cổ Hội An. Một số nội dung trong quy hoạch có thể chỉ phù hợp ở thời điểm hiện tại, nhưng 20, 30 năm sau sẽ không còn phù hợp. Quy hoạch tổng thể của Hội An nếu không nhìn xa từ 50 năm trở lên sẽ không kiểm soát được sự phát triển, nhất là tốc độ phát triển như hiện tại. Ngoài ra quy hoạch chung về xây dựng đô thị Hội An đến năm 2030 chậm được phê duyệt để làm cơ sở thực hiện; Quy chế quản lý quy hoạch,


kiến trúc xây dựng của thành phố nảy sinh một số bất cập nhưng chưa được điều chỉnh, bổ sung kịp thời. Thêm vào đó, nhiều dự án chậm triển khai, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người dân và quá trình phát triển kinh tế xã hội.

Thứ hai là công tác bảo tồn và phát triển giá trị của Di sản thế giới Phố cổ Hội An vẫn còn nhiều bất cập. Hiện nay tình trạng khu phố Cổ Hội An đã có nhiều biến động xấu, nhiều khu di tích đã xuống cấp hoặc có nguy cơ bị xuống cấp nghiêm trọng.

Nguyên nhân thứ nhất là do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến việc bảo tồn Di sản. Các hiện tượng lũ lụt, nắng, mưa… những bất thường, khắc nghiệt của thời tiết đã làm cho các công trình di sản - hầu hết được làm bằng vật liệu gỗ nên trải qua hàng trăm năm sẽ có nguy cơ mai một, đổ vỡ…

Nguyên nhân thứ hai là do ý thức của người dân về bảo tồn di sản chưa tốt. Nhiều hộ gia đình vì lợi ích cá nhân đã tiến hành xây sửa, xây dựng theo kiến trúc mới, cơi nới, cải tạo, làm phá vỡ cấu trúc cổ của Phố cổ, từ đó làm mất đi giá trị về kiến trúc cổ của Phố cổ Hội An.

Nguyên nhân thứ ba là do vật liệu xây dựng Phố cổ là những vật liệu truyền thống từ rất lâu đời nên hiện nay việc tìm các nguyên vật liệu đó là rất khó khăn. Bên cạnh đó Phố cổ Hội An được đánh giá là một khu Di sản có lối kiến trúc cổ độc đáo, do vậy kỹ thuật xây dựng đòi hỏi tay nghề rất cao. Trong khi đó những thợ thi công tu bổ chưa đủ chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệp để thi công, do đó ảnh hưởng đến chất lượng bảo tồn các di sản.

Thứ ba, công tác bảo tồn Di sản thế giới Phố cổ Hội An chưa thực sự phát huy hiệu quả do nguồn kinh phí hỗ trợ công tác còn rất hạn hẹp. Nguồn kinh phí trùng tu cũng là một khó khăn lớn đối với chính quyền và người dân của Hội An. Nguồn kinh phí để trùng tu, bảo tồn di sản, di tích là rất lớn, để trùng tu một di tích kiến trúc theo đúng các quy

định hiện hành về bảo tồn di sản, kinh phí bỏ ra thường gấp từ 3 - 4 lần so với xây dựng một ngôi nhà mới theo kiến trúc hiện đại (tính theo diện tích m2 sàn sử dụng), do đó, người dân/chủ di tích rất khó khăn đầu tư với nguồn kinh phí lớn nhưng hiệu quả, diện tích sử dụng bị hạn chế. Ngoài ra cũng do kinh phí hạn hẹp nên chất lượng cơ sở hạ tầng dịch vụ của Phố cổ Hội An trong phát triển du lịch vẫn còn nhiều hạn chế. Các dịch vụ


vui chơi giải trí, ăn uống, các cụm mua sắm chưa được mở rộng, nâng cấp, chất lượng chưa cao nên ảnh hưởng rất lớn đến phát triển du lịch tại Di sản Hội An.

Thứ tư, công tác tổ chức và quản lý của chính quyền địa phương là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng rất lớn đến việc bảo tồn Phố cổ Hội An. Có thể nói từ nhiều năm nay, Hội An là một mẫu điển hình về vai trò của chính quyền địa phương cơ sở trong việc phát triển du lịch. Chính quyền địa phương cơ sở là chính quyền được tổ chức ra nhằm bảo đảm, bảo vệ và phục vụ quyền, lợi ích của nhân dân trong địa phương. Các cấp chính quyền quản lý của địa phương có vai trò rất lớn trong việc thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá tác động của du lịch từ các tour tham quan, lượng khách và những hoạt động của du khách đến từng di tích cũng như cả khu phố để đưa ra hướng điều chỉnh kịp thời, thích hợp, có kế hoạch đầu tư cải thiện đồng bộ, có chất lượng hệ thống hạ tầng phục vụ du lịch như điểm bán vé, hệ thống thông tin hướng dẫn khách tham quan, bãi đỗ xe, nhà vệ sinh công cộng, điểm dừng chân... Bên cạnh đó còn có vai trò trong việc bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; chủ động thực hiện biện pháp phòng ngừa và chống tội phạm, các tệ nạn xã hội để bảo đảm an toàn cho khách du lịch đến thăm quan cũng như góp phần tạo ra những ấn tượng đẹp trong tâm trí khách du lịch về Hội An. Khi được hỏi về thực trạng công tác bảo tồn di sản thế giới Phố cổ Hội An của các cấp chính quyền thì có 11.25% người dân được khảo sát đánh giá rất tốt, 33.75% đánh giá tốt, 41.25% đánh giá bình thường và cũng có 13.75 đánh giá là chưa tốt.

Như vậy bên cạnh những mặt tích cực thì thực tế công tác quản lý chưa thực sự sát sao, vai trò quản lý của các cấp chín quyền chưa được xác định rõ ràng, vừa thiếu sự liên kết, đồng bộ, lại vừa chồng chéo lên nhau, làm cho công tác quản lý chưa thực sự hiệu quả. Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản văn hóa Hội An chỉ là các cơ quan trực thuộc thành phố, sự phối hợp giữa Trung tâm quản lý Di sản Thế giới với các ngành hữu quan khác chưa thật sự chặt chẽ. Hơn nữa Hội An đặc thù là thành phố trực thuộc tỉnh nên việc xin giấy phép tu bổ phải qua nhiều bước. Việc phân cấp quản lý hành chính cũng gây nên hững hạn chế trong công tác bảo tồn, trùng tu di ích ở Hội An. Công tác nghiên cứu khoa học phục vụ cho hoạt động quản lý di sản còn yếu. Các quy định, quy chế quản lý, bảo tồn, phát huy di sản thế còn thiếu, chưa thực sự hoàn thiện, chưa được nghiên cứu, điều chỉnh kịp thời nên có những quy định không còn phù hợp với thực tiễn. Cho đến nay Di sản thế


giới Hội An chưa có Kế hoạch quản lý tổng hợp theo quy định tại Hướng dẫn thực hiện Công ước Di sản Thế giới 1972.

Thứ năm, hoạt động xúc tiến và đa dạng hóa sản phẩm du lịch của Hội An tuy cũng đạt được những kết quả nhất định những chưa thực sự tương xướng với sự phát triển của một Di sản thế giới. Hoạt động xúc tiến được quan tâm những chưa được thực hiện một cách thường xuyên, chưa thực sự tìm tòi các hình thức, nội dung mới để có thể quảng bá, xúc tiến hoạt động du lịch của Hội An một cách rộng rãi và hiệu quả nhất. Bên cạnh đó các sản phẩm của Hội An tuy độc đáo nhưng chỉ tập trung ở một vài sản phẩm như “Đêm phố cổ”, “Phố không có tiếng động cơ”, các tour tham quan phố cổ chưa chưa được nghiên cứu để sáng tạo ra các sản phẩm du lịch mới để thu hút hơn nữa khách du lịch đến Hội An cũng như nhằm bảo tồn các giá trị của khu Phố cổ này.

Điều này cũng cho thấy vai trò của các doanh nghiệp lữ hành chưa thực được phát huy. Doanh nghiệp lữ hành có vai trò thúc đẩy hay hạn chế sự phát triển của ngành Du lịch. Khi các doanh nghiệp lữ hành phát triển sẽ đưa Hội An vào nhiều tuyến điểm du lịch, điều này sẽ giúp dân cư tại Hội An mở mang tầm hiểu biết, giúp họ có cơ hội kinh doanh và quan trọng hơn là vấn đề giải quyết công ăn việc làm cho người dân ở đây. Đặc biệt các công ty tổ chức du lịch trong quá trình giới thiệu điểm đến cho du khách đã gián tiếp giới thiệu về những giá trị văn hóa, lịch sử, xã hội, kiến trúc - cảnh quan… của Di sản thế giới Phố cổ Hội An cùng với những sản phẩm đặc trưng của Hội An. Hơn thế, hiện nay, các công ty du lịch đang đẩy mạnh phát triển, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, đưa dua lịch thăm quan Phố cổ Hội An vào chương trình tour du lịch qua đó góp phần mở rộng cơ hội đưa sản phẩm du lịch Hội An đến với khách du lịch. Do đó việc tăng cường công tác xúc tiến, và đa dạng hóa sản phẩm là điều mà chính quyền cũng như các nhà làm du lịch của Hội An cần quan tâm.

Thứ sáu, nguồn nhân lực phục vụ cho công tác bảo tồn cũng như phát triển du lịch tại Phố cổ Hội An còn hạn chế. Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định hiệu quả của công tác bảo tồn cũng như phát triển du lịch bền vững tại Di sản Phố cổ Hội An. Tuy nhiên thực tế nguồn nhân lực phục vụ công tác phát triển du lịch và bảo tồn văn hóa - lịch sử của địa phương còn hạn chế, đội ngũ cán bộ quản lý còn mỏng, năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý, bảo tồn di sản thế giới còn yếu kém.


Đội ngũ cán bộ tư vấn, thiết kế, giám sát, cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề về bảo tồn di tích còn mỏng, năng lực không đều, dẫn đến chất lượng tu bổ di tích chưa đáp ứng những yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật. Trong khi đó nhận thức của đội ngũ cán bộ cũng như các đối tượng lao động phục vụ cho công tác bảo tồn, phát triển du lịch bền vững tại Phố cổ Hội An nhiều khi còn phiến diện, chưa đầy đủ, thậm chí sai lệch về phát huy các giá trị của Di sản Phố cổ Hội An.

Thứ bảy, vai trò của cộng đồng chưa được phát huy trong công tác bảo tồn, phát huy các giá trị của Di sản Phố cổ Hội An gắn với phát triển du lịch bền vững.

Những người dân làm việc trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch hay tham gia vào hoạt động du lịch với tư cách cá nhân, những thành viên của cộng đồng dân cư địa phương cũng có vai trò trong việc tiếp đón du khách, tạo môi trường thoải mái, an toàn cho những người đến tham quan, tìm hiểu về địa phương của mình. Một bộ phận người dân đã tham gia các hoạt động kinh doanh qua đó góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng, cung cấp vật tư thiết bị để tạo tiện nghi cho việc nghỉ ngơi, vui chơi giải trí của du khách. Ngoài ra trong việc tiếp nhận du khách, cộng đồng địa phương còn có vai trò cung cấp thông tin du lịch để giúp khách hàng hiểu rõ hơn về Phố cổ Hội An cũng như giá trị của thương hiệu Hội An. Cộng đồng địa phương là tác nhân chính trong việc bảo đảm chất lượng sản phẩm và dịch vụ, vì họ là những người trực tiếp tham gia vào mọi hoạt động du lịch và có liên quan đến du lịch tại Phố cổ Hội An. Ngoài ra cộng đồng còn là chủ thể sáng tạo, sản xuất ra các sản phẩm lưu niệm, sản vật đặc trưng của Hội An, tạo nên thương hiệu riêng của Hội An. Có thể nói người dân Hội An chính là trọng tâm của sự phát triển, khi người dân làm chủ được di sản, thì đây chính là mấu chốt quan trọng để chính quyền thực hiện tốt các chủ trương, chính sách nhằm gìn giữ, bảo tồn và phát triển Hội An ngày càng tương xứng.

Khảo sát người dân về những đóng góp đóp với việc phát triển du lịch tại Phố cổ Hội An thì đa số những người được khảo sát đều tham gia các công việc liên quan đến hoạt động du lịch như: hướng dẫn viên, vẩn chuyển - vận tải, bán hàng lưu niệm, tham gia các dịch vụ về lưu trú, nhà hàng, đầu tư xây dựng các tour du lịch (Bảng 3.13)


Bảng 3.9. Đóng góp của người dân địa phương vào hoạt động phát triển du

lịch tại Phố cổ Hội An


Đóng góp

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

Làm hướng dẫn viên

3

3.75

Vận chuyển, vận tải

14

17.5

Bán hàng lưu niệm

33

41.25

Tham gia các dịch vụ về lưu trú, nhà hàng

21

26.25

Đầu tư, xây dựng các tour du lịch

1

12.5

Không tham gia gì

8

10.0

Tổng

80

100.0


Không chỉ người dân địa phương mà khách du lịch cũng là một nhân tố quan trọng, mang tính quyết định đến công tác bảo tồn, phát triển du lịch bền vững tại Hội An. Không đơn thuần chỉ là tham quan Phố cổ Hội An, khách du lịch đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc góp phần phát triển du lịch bền vững tại Hội An. Khách du lịch đã tham gia hỗ trợ tài chính cho địa phương, người dân địa phương, giúp đỡ, tạo điều kiện trong các hoạt động phát triển du lịch cũng như công tác bảo tồn thông qua các chi tiêu của mình. Ngoài ra khách du lịch còn đóng vai trò quan trọng trong việc giới thiệu, quảng bá du lịch của Hội An thông qua việc giới thiệu, chia sẻ với bạn bè người thân của mình.

Từ đó, chúng ta có thể thấy được vai trò của toàn thể cộng đồng như một khối tổng thể không thể tách rời được của Phố cổ Hội An, góp phần tạo nên không những thương hiệu mà còn là những điểm khác biệt giữa các điểm đến. Tuy nhiên thực tế công tác bảo tồn, phát triển du lịch của Hội An chưa thực sự gắn kết với vai trò của cộng đồng, chưa tạo nhiều điều kiện để cộng đồng phát huy vai trò, trách nhiệm của mình, chưa tuyên truyền phổ biến tích cực về công tác bảo tồn, phát triển du lịch bền vững đến toàn bộ cộng đồng người dân cũng như đối với khách du lịch. Vì thế mới dẫn tới tình trạng người dân xây dựng trái phép, cơi nới làm phã vỡ cấu trúc của Đô thị Hội An, vẫn xẩy ra các tình trạng chặt chém khách du lịch làm ảnh hưởng đến môi trường du lịch tại địa phương. Trong khi đó khách du lịch vẫn chưa có ý thức trong bảo vệ môi trường, cảnh quan, vẫn có hiện tượng xả rác, thậm chí gây nguy hại đến di sản. Chính vì vậy nâng cao vai trò cộng động là điều mà chính quyền của Hội An cần đặc biệt quan tâm.

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 14/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí