Đánh Giá Của Người Dân Và Khách Du Lịch Về Hiện Trạng Khu Di Sản Phố Cổ Hội An


với vài chục mét vuông diện tích, trước đây chỉ sử dụng cho nhu cầu ở, nay phải gánh thêm nhu cầu kinh doanh (chiếm hầu hết diện tích của di tích) nên việc cơi nới di tích vẫn âm thầm diễn ra mặc dù các cơ quan quản lý thường xuyên kiểm tra. Từ năm 1999 đến nay có hơn 83 trường hợp chuyển nhượng nhà, 181 trường hợp cho những người từ các địa phương khác thuê nhà, 264 trường hợp chủ nhà di dời khỏi chỗ ở cũ [54]. Việc tu bổ, sửa chữa di tích không đúng nguyên tắc, vi phạm quy chế; sử dụng di tích còn sai chức năng. Một số di tích đã không còn nguyên vẹn phần hồn khi thay đổi chủ nhân, các hoành phi, liễn đối, bàn thờ tổ tiên - một kết cấu đặc thù trong nhà cổ Hội An đã bị tháo dỡ. Tình trạng “rỗng hóa di tích” cũng là thách thức lớn trong công tác quản lý hiện nay.

Thực tế, những bất cập trong công tác bảo tồn, tu bổ di sản Phố An được thể hiện ngay trong kết quả khảo sát đánh giá của người dân và khách du lịch về hiện trạng của khu Phố cổ Hội An. Kết quả cho tấy có 3 người dân địa phương (3.75%), 13 khách du lịch (16.25%) cho rằng Phố cổ Hội An được bảo tồn nguyên vẹn giá trị; 21 người dân (26.25%), 42 du khách (52.5%) đánh giá Phố cổ Hội An được bảo tồn khá nguyên vẹn giá trị; Trong khi đó có 38 người dân (47.5%), và 19 du khách (23.75%) cho rằng một phần di sản đã bị xuống cấp; đặc biệt vẫn có 18 người dân (22.5%), và 6 khách du lịch (7.5%) cho biết di sản đang xuống cấp trầm trọng.

Bảng 3.4. Đánh giá của người dân và khách du lịch về hiện trạng khu Di sản Phố cổ Hội An



Đánh giá

Người dân địa phương

Khách du lịch

Số lượng

(người)

Tỷ lệ

(%)

Số lượng

(người)

Tỷ lệ

(%)

Bảo tồn nguyên vẹn giá trị của di sản

3

3.75

13

16.25

Bảo tồn khá nguyên vẹn các giá trị

của di sản

21

26.25

42

52.5

Một phần di sản đã bị xuống cấp

38

47.5

19

23.75

Di sản đang xuống cấp trầm trọng

18

22.5

6

7.5

Tổng

80

100.0

80

100.0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Nghiên cứu, đề xuất giải pháp bảo tồn hiệu quả Di sản thế giới phố cổ Hội An để phát triển du lịch bền vững - 9


Qua đó cho thấy được phần nào hiện trạng của Phố cổ Hội An hiện nay. Mặc dù công tác bảo tồn được quan tâm song tình trạng di sản có nguy cấp xuống vẫn xảy ra, do đó chính quyền địa phương cần có giải pháp kịp thời để xử lý những bất cập hiện tại.


3.2.2.3. Phát triển cơ sở hạ tầng

Trong những năm qua, thành phố Hội An đã thường xuyên quan tâm đầu tư tu bổ, sửa chữa, nâng cấp cơ sở hạ tầng, cảnh quan đô thị, nông thôn, di tích từ nhiều nguồn (vốn ngân sách nhà nước, trong nhân dân và tài trợ của các tổ chức quốc tế), với tổng kinh phí là: Hơn 109 tỉ đồng (Trung bình mỗi năm khoảng 7 tỉ đồng). Cụ thể:

- Hệ thống giao thông, vận chuyển: Hội An là một trong các điểm du lịch đặc biệt hấp dẫn có sức hút lớn với các khách du lịch cả trong và ngoài nước, vì thế lại càng được Đảng và nhà nước quan tâm hơn về hệ thống cơ sở hạ tầng đặc biệt là hệ thống giao thông. Hội An thuộc Quảng Nam nhưng sân bay gần nhất lại ở Đà Nẵng (Hội An cách Đà Nẵng 30km). Hiện nay các hãng hàng không như Vietnam Airlines, Jetstar, Vietjetair đều có khai thác các đường bay từ TP. HCM và Hà Nội đến Đà Nẵng.

Qua khảo sát khách du lịch về phương tiện đến Hội An thì có 19 người (23.75%) sử dụng xe máy, 61 người (76.25%) sử dụng ô tô. Để đáp ứng nhu cầu đi lại của du khách, Hội An trang bị đầy đủ các dịch vụ giao thông như xe bus, taxi, xe ôm, xích lô. Khách du lịch có thể thuê cho mình taxi hoặc có thể đi bằng xe máy để tới những nơi cách thành phố hơn xa, cũng là một loại phương tiện có thể tiết kiệm được thời gian đi lại, để tận dụng được tối đa thời gian để tận hưởng và khám phá những địa danh lý thú ở Hội An. Hội An có dịch vụ thuê xe máy vói giá thuê xe máy từ 120.000 – 150.000 VND/ngày. Nhưng một trong những điều thúi vị khi đến thăm Hội An vẫn là đi bộ hoặc thuê xe đạp (giá thuê xe đạp và 30.000 VND/ngày) vòng quanh khu phố để cảm nhận nét đặc biệt của nơi này. Xích lô cũng là một loại phương tiện vừa tiện lợi mà chi phí cũng không cao, du khách sẽ được dạo quanh thành phố cổ theo sự chỉ dẫn của người lái xích lô.

- Hệ thống thông tin liên lạc – internet: Hệ thống thông tin liên lạc của Hội An được xây dựng, lắp đặt khá đảm bảo với hệ thống bưu điện gồm có: Bưu điện Hội An, Bưu cục Lê Hồng Phong, Bưu cục Cửa Đại, Bưu cục Cẩm Kim, Bưu cục Thanh Hà, Bưu cục An Bàng…

Đặc biệt về mạng internet, thành phố Hội An đã thực hiện dự án hệ thống internet wifi miễn phí. Dự án internet wifi Hội An được đầu tư với tổng kinh phí hơn 25 tỷ đồng từ nguồn vốn xã hội hóa do Sở Thông tin và truyền thông Quảng Nam phối hợp với Công ty VDC thực hiện. Với việc thực hiện hệ thống internet wifi triển khai tại tất cả các điểm


trong đô thị cổ Hội An đã giúp thành phố hoàn thiện thêm phần hạ tầng du lịch cần thiết nhằm thu hút thêm du khách. Có thể nói rằng internet không dây không những hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển của ngành du lịch mà còn làm cho Hội An trở thành điểm đến thân thiện hơn nữa trong mắt du khách mà còn góp phần quan trọng trong công tác hành chính, làm cầu nối giữa chính quyền với công dân.

Ngoài ra, Hội An đã xây dựng phương án lắp đặt hai trạm thông tin du lịch điện tử công cộng, phục vụ các hoạt động tham quan, du lịch trên địa bàn thành phố. Đây là máy điện tử cảm ứng, cấu hình kỹ thuật đảm bảo, hình thức phù hợp, thiết bị đường truyền đảm bảo phát triển hệ thống mạng dịch vụ cung cấp thông tin. Ban đầu hệ thống này chỉ đăng tải các nội dung về văn hoá và du lịch Hội An như: bản đồ giao thông, các điểm tham quan di tích, làng nghề, du lịch sông nước, biển đảo, các chương trình lễ hội, các điểm vui chơi, giải trí… Tin tức về Phố cổ Hội An sẽ được cập nhật thường xuyên, bằng tiếng Việt và tiếng Anh, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, tham quan của du khách trong và ngoài nước.

- Hệ thống điện nước: Nhìn chung, thành phố Hội An đã đầu tư xây dựng hệ thống cấp điện, cấp nước để phục vụ, đáp ứng được nhu cầu của người dân trong sinh hoạt, sản xuất cũng như trong phát triển du lịch.

Nguồn điện thành phố Hội An được cung cấp từ trạm biến áp trung gian Cẩm Hà gồm 2 máy biến áp có công suất mỗi máy là 5.600KVA-35/(22)15KV và đường dây 35KV từ trạm biến áp trung gian Vĩnh Điện.

Về hệ thống cấp nước, Hội An có xây dựng dự án khai thác nguồn nước mặt được lấy từ sông Vĩnh Điện cách nhà máy nước 10km. Xây dựng một cửa lấy nước và một trạm bơm có công suất 125m3/ngày đêm, dẫn về nhà máy xử lý và cung cấp nước sinh hoạt, sản xuất, công suất nhà máy 6.000m3/ngày đêm.

- Hệ thống xử lý chất thải: Hiện nay tất cả nước thải và nước mưa được thu gom chung bởi hệ thống mương thu gom nước mưa và đổ vào sông Thu Bồn. Nước thải các loại chưa được xử lý triệt để, chất thải rắn tuỳ tiện đó là nguyên nhân gây ô nhiễm.

Hàng năm Thành phố Hội An thải ra một lượng chất thải rắn sinh hoạt khoảng

19.518 tấn/năm, tương đương 46,471m3/năm. Trong đó, Công ty Công trình công cộng


Thành phố Hội An thug om được 11.680 tấn/năm, tương đương 27.809 m3/năm đạt tỷ lệ thug om toàn thành phố là 60%.

- Hệ thống cơ sở lưu trú: Theo Niên giám thống kê thành phố Hội An năm 1999 mới chỉ có 22 cơ sở khách sạn, nhà nghỉ, đến nay đã có gần 200 cơ sở lưu trú. Hiện toàn TP Hội An có 203 cơ sở kinh doanh với 4.967 phòng lưu trú. Trong đó có 1.898 phòng đạt tiêu chuẩn 4 sao trở lên [12]. Theo Phòng Thương mại - Du lịch Hội An, tính đến cuối năm 2015, tại thành phố Hội An có 294 cơ sở lưu trú đang hoạt động với 6.188 phòng,

trong đó có 102 khách sạn với 5.046 phòng, chiếm 81,54%; biệt thự du lịch có 456 phòng,

chiếm 7,37%; loại hình homestay gồm 138 cơ sở với 575 phòng, chiếm 9,29% [17].

Xuất phát điểm từ năm 2000, mô hình lưu trú trong nhà cổ được thử nghiệm với 3 nhà (9 phòng). Tiếp đến năm 2006, mô hình lưu trú cùng người dân (homestay Vườn Trầu, khối Thanh Nam, phường Cẩm Châu) được khởi nghiệm khá thành công nên sau đó, tại Hội An đã phát triển thêm một số cơ sở như nhà vườn Ven Sông, Vườn Phong Lan, Garden Villa Hội An, cụm nhà dân Thanh Nam (phường Cẩm Châu). Dù lưu trú trong nhà cổ hay lưu trú trong nhà vườn đến lưu trú trong nhà dân, du khách đều có dịp tìm hiểu, khám phá vẻ đẹp cuộc sống dân dã, nét văn hóa địa phương qua sinh hoạt thường ngày của gia chủ, tạo sự kết nối thú vị, trải nghiệm độc đáo với cộng đồng dân cư [22]. Theo thống kê, số cơ sở lưu trú homestay vào thời điểm cuối năm 2012 là 61 nhà với 164 phòng (chiếm tỷ trọng hơn 45,5% cơ sở lưu trú các loại và hơn 4,2% số phòng lưu trú toàn thành phố) [23]. Hoạt động của các cơ sở này đã thu được những kết quả cũng như kinh nghiệm thực tiễn bổ ích. Từ năm 2013 đến nay, toàn TP. Hội An có 544 cơ sở lưu trú theo 2 loại hình biệt thự du lịch và homestay đã được cho phép đầu tư với khoảng 4.776 phòng và đã có 269 cơ sở đã đưa vào hoạt động với 1.478 phòng. Tính đến ngày 30/6/2016, tại Hội An có 77 cơ sở biệt thự du lịch với 698 phòng, trong đó loại từ 10 phòng đón khách trở lên có 46 cơ sở với 297 phòng; loại dưới 10 phòng đón khách có 31 cơ sở với 401 phòng [18]. Tuy nhiên, theo Phòng Thương mại - du lịch Hội An, đến nay mới chỉ có 7 cơ sở cơ bản đảm bảo TCVN 7795:2009 về xếp hạng biệt thự du lịch, còn đến 70 biệt thự không đảm bảo tiêu chuẩn này. Do các biệt thự du lịch đã đưa vào hoạt động nhưng không đảm bảo theo tiêu chuẩn về số lượng phòng trên đơn nguyên biệt thự, hình thức kiến trúc, các hạng mục chức năng [18]. Bên cạnh đó, qua thực tế cho thấy,


cùng với tốc độ tăng khá lớn và nhanh các cơ sở lưu trú, đặc biệt là sự gia tăng nhanh về số lượng homestay thì tình trạng hoạt động không đúng định hướng ban đầu dẫn đến hiệu quả thấp, cạnh tranh không lành mạnh, chỉ phục vụ lưu trú mà không khai thác được thế mạnh của văn hóa địa phương, không tạo được sản phẩm đặc trưng loại hình.

- Hệ thống dịch vụ kinh doanh lữ hành:

Khảo sát khách du lịch về hình thức tổ chức đi du lịch tại Hội An thì có 27 người (33.75%) cho biết tự tổ chức đi, còn đa số 53 người (66.25%) đi theo chương trình của công ty du lịch.

Bảng 3.5. Hình thức tổ chức đi du lịch của khách du lịch đến Hội An


Hình thức

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

Tự tổ chức

27

33.75

Đi theo chương trình của công ty du lịch

53

66.25

Tổng

80

100.0


Hoạt động kinh doanh lữ hành tại thành phố Hội An khá ổn định và phát triển nhanh. Số lượng các doanh nghiệp lữ hành tăng qua các năm. Các doanh nghiệp lữ hành đã chủ động xây dựng các tour tuyến với nhiều loại hình hấp dẫn. Hội An có 218 đơn vị kinh doanh lữ hành, trong đó có 12 Công ty lữ hành du lịch có ký kết hợp đồng với Trung tâm VH-TT Hội An. Hàng năm Sở Văn hóa , Thể thao và Du lịch tổ chứ c khóa bồi dưỡng “Kỹ năng quản lý , điều hành trong hoạt động lữ hành và tổ chức sự kiện” cho các hoc̣ viên, trong đó bao gồm các đơn vị lữ hành trên địa bàn thành phố Hội An.

Tuy nhiên, một trong những hạn chế của các cơ sở kinh doanh lữ hành tại Hội An hiện nay là việc liên kết hợp tác giữa các doanh nghiệp lữ hành và các doanh nghiệp dịch vụ du lịch khác (khách sạn, nhà hàng, vận chuyển du lịch, các điểm vui chơi giản trí, mua sắm, các làng nghề phục vụ du lịch…) vẫn còn rất hạn chế, chưa tạo được mối quan hệ chặt chẽ nhằm khai thác có hiệu quả các tài nguyên du lịch, đồng thời tăng doanh thu và hiệuquả của hoạt động du lịch. Đặc biệt thời gian gần đây, có không ít hướng dẫn viên nước ngoài theo đoàn khách đến Hội An hoạt động trái pháp luật, không ít thông tin về lịch sử, văn hóa Việt Nam được thuyết minh không chính xác, thậm chí bị bóp méo, trong khi đó lực lượng thanh tra văn hóa, du lịch mỏng nên rất khó kiểm soát. Theo thống kê trong 6 tháng đầu năm 2016, qua thanh kiểm tra hoạt động lữ hành, các lực lượng chức


năng đã xử phạt vi phạm hành chính 12 người nước ngoài hướng dẫn trái phép và một đơn vị lữ hành vi phạm trong hoạt động du lịch trái phép, tổng số tiền phạt 215 triệu đồng. Sở cũng đang xử lý vi phạm của 2 đơn vị hoạt động lữ hành về thị trường Trung Quốc [34]. Trước tình hình đó, tỉnh đã thành lập đoàn thanh tra túc trực tại Hội An để kiểm tra việc thực hiện các quy định của Luật Du lịch, đó là khách đến điểm du lịch phải được hướng dẫn viên người Việt thuyết minh. Đặc biệt, ở phố cổ Hội An, yêu cầu này còn cao hơn khi đòi hỏi các hướng dẫn viên phải qua lớp đào tạo hướng dẫn viên di sản.

- Hệ thống cơ sở dịch vụ du lịch (nhà hàng, dịch vụ vui chơi giải trí): Các dịch vụ du lịch trên địa bàn Hội An như: lưu trú, ăn uống, mua sắm, vui chơi giải trí, y tế, thông tin liên lạc, vận chuyển du lịch, ngân hàng… đã được quan tâm đầu tư và có những bước phát triển mạnh mẽ trong những năm qua, qua đó đáp ứng được phần lớn nhu cầu của khách du lịch khi đến thăm quan Hội An.

Một trong những kết quả đáng ghi nhận của Hội An đó là thành phố đã đầu tư cơ sở hạ tầng, dịch vụ, sản phẩm du lịch hỗ trợ và hướng đến du khách người khuyết tật (NKT). Ngành du lịch và cộng đồng doanh nghiệp ở Hội An đã nỗ lực khắc phục những khiếm khuyết trong tiện nghi dịch vụ du lịch, tạo ra nhiều sản phẩm du lịch đa dạng, thân thiện và khởi đầu mới bắt nguồn từ một thị trường lao động với những NKT; bắt nguồn từ một thị trường khách du lịch là NKT cùng với gia đình, bạn bè, người thân của họ. Mới đây, nhân ngày Quốc tế NKT năm 2014, chính quyền và các doanh nghiệp du lịch tại Hội An đã cùng cam kết và đưa ra thông điệp năm 2014: “Du lịch Hội An - Thúc đẩy hòa nhập, cơ hội của chính bạn”. Ngoài ra, Hội An không chỉ đầu tư dành cho du khách NKT mà còn dành cho du khách là người cao tuổi, người đi dưỡng bệnh... đang có xu hướng tăng. Từ năm 2013 đến nay, nhiều doanh nghiệp, đơn vị cũng đã quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, các dịch vụ hướng đến hỗ trợ du khách là NKT được thuận tiện khi tham quan, lưu trú tại Hội An như xây dựng nhà vệ sinh, các khu vực tiếp cận vào khách sạn, nhà hàng, điểm mua sắm thuận tiện cho NKT…

Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì Hội An vẫn còn không ít hạn chế trong việc mở rộng, nâng cấp các cơ sở dịch vụ vui chơi, giải trí, ăn uống… Chất lượng dịch vụ, mức độ sẵn sàng phục vụ khách và đặc biệt là khả năng liên kết giữa các doanh nghiệp trong các lĩnh vực dịch vụ này nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của khách du lịch còn rất hạn


chế khiến cho hoạt động kinh doanh du lịch của Hội An chưa thể phát triển và mạng lại lợi ích to lớn về kinh tế tương xứng với tiềm năng sẵn có. Ngoài ra thành phố cũng thiếu quỹ đất để hình thành các cụm mua sắm – vui chơi giải trí, nhất là giải trí về đêm, chưa có nhiều sản phẩm lưu niệm mang tính đột phá, biểu trưng cao cho du lịch.

3.2.2.4. Công tác xúc tiến, xây dựng sản phẩm du lịch

Di sản Văn hóa thế giới Hội An đã trở thành thương hiệu khá hấp dẫn đối với du khách quốc tế và trong nước. Đây là kết quả của việc đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá du lịch của Hội An trong thời gian qua.

Ở Hội An hiện nay đã có nhiều hoạt động xúc tiến, quảng bá cùng các chương trình đặc biệt để thu hút khách tham quan, góp phần tao nên một “thương hiệu” du lịch đặc sắc cho Hội An. Hội An bây giờ như một cái tên quen thuộc chỉ cần vào mục tìm kiếm trong Google đã có hơn 13,2 triệu kết quả. Đồng thời Hội An cũng đạt được nhiều danh hiệu, giải thưởng do các tổ chức quốc tế bầu chọn về bảo tồn và phát huy Di sản, về du lịch, sinh thái. Các hoạt động quảng bá Hội An cũng đã được thực hiện định kỳ, thường xuyên, đặc biệt là hội thi Hợp xướng quốc tế lần thứ IV mang tầm vóc quốc gia và khu vực, kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 có thời gian dài,… đã góp phần thu hút một lượng lớn khách tham quan, du lịch Hội An. Để tạo nên sức hấp dẫn, quản bá rộng rãi hình ảnh, thương hiệu của Hội An đó phải kể đến công tác xúc tiến, phát triển, xây dựng cácchương trình đặc sắc, tiêu biểu như: Chương trình “Tái hiện đêm phố cổ Hội An đầu thế kỷ 20” được thực hiện từ ngày 8/9/1998. Từ đó đến nay, đã có hơn 200 đêm phố cổ được tổ chức định kỳ vào 14 âm lịch hàng tháng. Tại đây, du khách được tham gia nhiều hoạt động văn hóa dân gian truyền thống như: chơi bài chòi, cờ tướng, cờ làng, đập nồi, hò khoan đối đáp, xướng họa thơ đường, nhóm thơ truyền thống, biểu diễn tuồng, võ thuật truyền thống, trình tấu nhạc cổ truyền, dạy hát dân ca, thư pháp, hát nhạc cổ điển, nhạc thính phòng, chợ đêm, thả đèn trên sông hay âm nhạc đường phố… Các chương trình lễ hội đặc sắc, như lễ hội “Giao lưu văn hóa Hội An – Nhật Bản”, được tổ chức thường niên từ năm 2003 tại thành phố Hội An. Đây là sự kiện văn hóa đặc sắc, minh chứng rõ nét cho mối quan hệ tốt đẹp không ngừng được củng cố và phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực giữa Việt Nam và Nhật Bản. Ngoài ra, các sản phẩm du lịch của Hội An không ngừng được quảng bá trên các trang web, báo đài, qua các phóng sự, phim tài liệu, các tờ rơi,


sách tư liệu.. và còn được quảng bá qua các chương trình Hội chợ du lịch, giao lưu văn hóa, triển lãm văn hóa được tổ chức tại địa phương cũng như các địa bàn khác trên cả nước. Qua khảo sát du khách về phương tiện cung cấp thông tin về khu Phố cổ Hội An thì đa số du khách biết qua nguồn Internet (93.75%), qua tivi (58.75%), qua báo chí, tạp chí (53.75%), qua bạn bè người thân (40%), qua đại lý công ty du lịch (36.25%), qua hội chợ du lịch (22.5%), qua sách hướng dẫn (8.75%), qua tờ rơi (8%), và qua radiao (6,75%).

Đặc biệt trước mỗi sự kiện văn hóa - chính trị lớn, Hội An luôn tập trung mọi nguồn lực để chuẩn bị tốt nhất, xây dựng những chương trình đón tiếp, chiêu đãi khách độc đáo nhất. Ví dụ như với chương trình “Cảm xúc mùa hè”, Hội An thu hút được khá đông khách du lịch trong và ngoài nước đến vào những tháng thấp điểm. Với lợi thế cảnh quan, cùng nhiều khu du lịch sinh thái hấp dẫn, Hội An đã xây dựng chương trình “Cảm xúc mùa hè” với những tour du lịch tham quan phố cổ, kết hợp nghỉ dưỡng, tham gia các hoạt động thể thao ở biển. Trên cơ sở tài nguyên nhân văn và tự nhiên, tháng du lịch “Cảm xúc mùa hè” được quảng bá với một nét riêng hướng tới phát triển và giới thiệu với du khách các sản phẩm đặc thù, bao gồm các tour khám phá biển - Cù Lao Chàm, phố đêm Hội An, phố cổ không có tiếng xe máy, các làng nghề... như các sản phẩm chiến lược và chất lượng.. Khi tổ chức những sự kiện văn hóa - chính trị lớn như SOM III, TWG lần thứ 29, Hoa hậu hoàn vũ, năm du lịch quốc gia tại Quảng Nam,... Hội An luôn có những “yếu tố bất ngờ” trong kịch bản để đãi khách. Như tại SOM III, chương trình biểu diễn thời trang “Sắc màu Hội An” diễn ra trên những trục đường phố cổ với dàn diễn viên, người mẫu “không chuyên”, vốn là những cư dân Hội An, biểu diễn hồn nhiên, chân chất, đã khiến không ít nguyên thủ quốc gia, các vị quan chức cao cấp hết lời khen ngợi. Hội An đã không ngừng đổi mới các hoạt động quảng bá sản phẩm du lịch, nhằm thu hút khách tham quan, xây dựng các sản phẩm du lịch trở thành thương hiệu thu hút và giữ chân khách đến với Hội An và các điểm du lịch lân cận ở địa phương.

Khi đến thăm quan Phố cổ, du khách sẽ phải mua vé vào với giá vé là 80.000đ/vé/người đối với khách Việt Nam; 120.000 đồng/vé/người đối với khách quốc tế. Mỗi du khách sẽ có một ô vé chung để tham quan không gian khu phố cổ, xem biểu diễn nghệ thuật cổ truyền, những trò chơi dân gian trên mỗi góc phố từ 7h00’ đến 21h00’. Bên cạnh đó, khách Việt Nam sẽ được chọn 2 điểm tham quan (tương ứng với hai ô vé); khách

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/12/2023