Ảnh Hưởng Của Phát Triển Du Lịch Đến Tình Hình Kinh Tế, Văn Hoá, Xã Hội Của Địa Phương


quốc tế được chọn 5 điểm tham quan (tương ứng với 5 ô vé) thuộc nhiều loại hình di tích trong tổng số 21 di tích ở Hội An được đưa vào phục vụ du lịch. Chính ô cảnh quan chung này dành cho du khách tham quan kiến trúc của quần thể Khu phố cổ, các đường phố cổ, các di tích khác không nằm trong tuyến tham quan, sông, chợ, mua sắm, đi dạo trong không gian âm nhạc cổ điển du dương và thưởng thức các hoạt động phụ trợ khác…trong Khu phổ cổ. Khách có thể mua nhiều vé để tham quan nhiều điểm trong khu phố cổ, tự chọn tham quan trong 21 di tích:

- Công trình văn hóa: Chùa Cầu, đình Cẩm Phô, Tụy Tiên Đường Minh Hương, Miếu Quan Công.

- Bảo tàng: Lịch sử văn hóa, Gốm sứ mậu dịch, Văn hóa Sa Huỳnh, Văn hóa dân

gian.


- Nhà cổ: Quân Thắng, Đức An, Phùng Hưng, Nhà thờ tộc Trần, Tấn Ký.

- Hội quán: Triều Châu, Quảng Đông, Phúc Kiến.

- Xưởng thủ công - mỹ nghệ và xem biểu diễn nghệ thuật cổ truyền (vào lúc

10h15 và 15h15 hằng ngày), Xưởng thêu XQ Hội An.

- Mộ các thương gia người Nhật: Gu Sokukun, Tani Yajirobei, Banjiro

- Chương trình “Đêm phố cổ” được tổ chức định kỳ 2 đêm / tháng bắt đầu từ 01/03/2015

- Chương trình “Đêm cù Lao Chàm” được tổ chức định kỳ vào thứ 7 hàng tuần bắt đầu từ 01/05/2015

- Chương trình “Phố dành cho người đi bộ và xe không động cơ” trong Khu phố cổ Hội An được tổ chức hàng ngày từ 8g30 đến 11g00 và 15g00 đến 21g30 hàng ngày.

Cũng từ nguồn thu từ vé vào thăm quan Hội An, thành phố và nhân dân Hội An còn phải đầu tư nâng cao chất lượng cho từng nội dung của các sản phẩm du lịch văn hoá hiện đang tổ chức vào cả ban ngày lẫn ban đêm tại Khu di sản như đầu tư, duy tu hệ thống loa phát nhạc, trang trí hệ thống lồng đèn trên từng mái nhà, góc phố, chi phí cho lực lượng an ninh-trật tự của đề án “Phố dành cho người đi bộ và xe không động cơ” 6 ngày- 7 đêm/tuần; chi phí cho các lực lượng cộng tác viên, nghệ nhân tham gia chương trình văn hóa-nghệ thuật-thể thao truyền thống, các trò chơi dân gian…


Hội An là thành phố du lịch thành công với nhiều sản phẩm du lịch độc đáo , phát

huy nét văn hóa truyền thống đặc trưng của phố Hội . Trải qua hơn 1 thâp

kỉ, các sản phẩm

“Đêm phố cổ Hôị An” và “Phố dành cho người đi bô ̣và xe k hông đôṇ g cơ” đã trở thành

thương hiêu

đăc

sắc chỉ có riêng taị Đô thi ̣cổ Hôị An -tỉnh Quảng Nam, thu hút ngày càng

đông đảo du khách trong và ngoài nước.

- Đêm phố Cổ: Lấy việc khôi phục lại những nghi thức giao tiếp truyền thống, tái hiện sinh hoạt dân gian của người dân phố Hội thế kỷ XVIII, XIX khiến khi đêm xuống, Hội An trở nên thực sự khác lạ. Thành công của sản phẩm du lịch đêm phố cổ Hội An được bắt nguồn chính từ những nếp sống, nếp sinh hoạt vẫn còn được duy trì dưới những ngôi nhà có tuổi đời hàng trăm năm. Chính điều này đã làm nên linh hồn của đêm Hội An mà hiếm nơi nào có được. Khoảng gần 10.000 du khách đến với Hội An mỗi đêm rằm phố cổ. Cho tới nay, sản phẩm du lịch đêm rằm phố cổ đã biến thành sản phẩm hàng tối, hàng đêm chứ không còn chỉ vào mỗi ngày rằm. Mặc dù chi phí bỏ ra là không ít, khoảng 40 - 50 triệu đồng cho mỗi đêm, được đánh giá là lỗ nhưng thành phố Hội An vẫn duy trì để đổi vào đó là nguồn thu nhập cho người dân trong phố. Hơn hết, những nét văn hóa phố cổ sẽ được giữ gìn.

- Sản phẩm du lịch “Phố không có tiếng động cơ” ở Phố cổ Hội An đưa vào hoạt động từ tháng 7/2004 đã được khách du lịch trong và ngoài nước hoan nghênh , sau đó được đổi tên thành “Phố dành cho người đi bô ̣và xe không đôṇ g cơ” . Dự án Khu phố cổ Hội An không có tiếng động cơ được thực hiện từ năm 2004, đến ngày 02/02/2012, hoạt

động phố không có tiếng động cơ ở khu phố cổ Hội An tăng thêm ngày thứ 5 cùng các ngày thứ hai, ba, tư, sáu, bảy và bảy đêm trong tuần để phục vụ và thu hút khách du lịch. Theo đó, các ngày trong tuần từ thứ hai đến thứ bảy với thời gian cụ thể: Sáng: từ 8h00- 11h00 và buổi chiều:14h00-16h30 và tất cả các đêm trong tuần từ 18h30-21h00 tại khu phố cổ, các phương tiện giao thông có động cơ đều không được phép lưu thông để dành không gian cho khách du lịch. Đây là sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước từ trước đến nay và cụ thể hóa chủ trương phát triển một môi trường du lịch bền vững ở thành phố Hội An. Lượng du khách đến với Hội An vào những dịp này tăng 15% - 20% so với ngày thường. Khu phố không có tiếng động ở Hội An ngày nay đã trở thành một hoạt động thường xuyên, tạo điều kiện cho du khách thưởng thức và cảm nhận phố


cổ một cách trọn vẹn; thể hiện sự năng động của người dân Hội An trong việc tạo ra nét độc đáo cho phố cổ, góp phần thúc đẩy sự phát triển du lịch ở nơi này

- Sảm phẩm thăm quan bảo tàng : Bảo tàng chuyên đề là môt

loaị sản phẩm du lic̣ h

đăc

trưng ở phố cổ Hội An . Hiện nay, Hội An có 6 bảo tàng và nhà trưng bày đang hoạt

động gồm: Nhà trưng bày lic̣ h sử – văn hóa, Nhà trưng bày truyền thống cách maṇ g , Bảo tàng gốm sứ mậu dịch, Bảo tàng gốm sứ Sa Huỳnh, Bảo tàng văn hóa dân gian, Nhà lưu niệm Cao Hồng Lãnh, qua đó đã tạo được một bản đồ du lịch thu nhỏ thuận tiện cho du khách khi đến tham quan phố cổ , góp phần quảng bá , giới thiệu rộng rãi hình ảnh di sản văn hóa thế giới đến với bè bạn gần xa.

Hơn 15 năm qua, Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An đã thu thập và

trưng bày 8.700 hiện vật giới thiệu về văn hóa và lịch sử cách mạng Hội An, đầu tư hơn 400 triệu đồng xây dựng gần 3.850 hồ sơ hiện vật và nâng cấp các bảo tàng văn hóa dân gian và gốm sứ mậu dịch để phục vụ du khách [4]. Số lượng khách đến tham quan các bảo

tàng tăng dần qua từng năm . Sổ vâṭ , hiên

vât

trưng bày trong bảo tàng bao giờ cũng tao

́ c thuyết phuc lớn và khach́ quan đối với người xem , người tham quan tìm hiêủ và lam̀

nên sư ̣ khác biêṭ giữa các không gian văn hóa trong quá khứ . Điều đó đã tao ra sứ c hâṕ

dân

ma n

h mẽ đối với du khách gần xa . Đặc biệt từ khi có thêm hoaṭ đôṇ g giới thiêu

và

trình diễn một số công đoạn của nghề trồng dâu , nuôi tằm , dêṭ vải tại Bảo tàng văn hóa

dân gian Hôị An, gần 4 năm qua lươn

g khách đến với bảo tàng ngày càng đông hơn.

- Sản phẩm thăm quan, trải nghiệm tại các làng nghề truyền thống: Hầu hết du khách đi Hội An đều mong muốn có cơ hội khám phá và trải nghiệm mình tại các làng nghề nổi tiếng của Hội An và cũng chính các làng nghề này đã tạo lên một Hội An đầy đủ màu sắc và đặc trưng riêng mà không phải địa phương nào cũng có được.

- Phát triển sản phẩm lưu niệm gắn với du lịch: Hôị An nổi tiếng là thiên đường

mua sắm hàng thủ công mỹ nghê ̣ . Nơi đây đươc

bầu chon

là môt

trong những đia

điểm

yêu thích của du khách vì có những sản phẩm quà lưu niêm

đôc

đáo . Từ những thương

hiệu: mộc Kim Bồng, đèn lồng Hội An, rau Trà Quế đã được công nhận quyền sở hữu tập thể đến những món quà lưu niệm nhỏ… cũng luôn được khách du lịch quan tâm và chú trọng. Tuy không nhiều và khá đơn giản chỉ như đèn lồng, hàng may mặc, quần áo, khăn lụa… nhưng mặt hàng lưu niệm của Hội An lại đảm bảo tính chất gọn nhẹ, tinh tế, giá cả


phải chăng, phù hợp với nhiều đối tượng khách và đặc biệt là mang đậm bản sắc văn hóa địa phương. Để xây dựng được những sản phẩm lưu niệm mang tính đặc trưng riêng và thu hút được sự quan tâm của nhiều khách du lịch, ngoài việc gìn giữ và phát triển các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống lâu đời thì thành phố Hội An thường xuyên tổ chức những cuộc thi “Sáng tác sản phẩm lưu niệm thành phố Hội An”. Ngoài ra, chính quyền thành phố Hội An đã đề ra những chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất sản phẩm lưu niệm. Có thể nói rằng, sự thành công nhất định của Hội An trong phát triển sản phẩm lưu niệm là một bài học để các địa phương nghiên cứu và học hỏi.

Tuy nhiên, ngoài các sản phẩm như “Đêm phố cổ”, “Phố không có tiếng động cơ”, các tour tham quan phố cổ, các làng nghề gốm, mộc, rau truyền thống… Hội An dường như không còn sản phẩm nào khác đặc sắc và thu hút du khách. Vì thế vấn đề đa dạng hóa các sản phẩm du lịch tại Hội An đang là vấn đề cần quan tâm và khắc phục.

3.2.2.5. Công tác quản lý

Công tác quản lý di sản cũng như quản lý các hoạt động du lịch luôn được thành phố quan tâm. UBND tỉnh Quảng Nam đã thành lập Trung tâm Quản lý bảo tồn Di sản văn hoá Hội An là đơn vị trực thuộc Uỷ ban nhân dân thành phố. Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản văn hoá Hội An có chức năng phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước của UBND Thành phố về di sản văn hóa Hội An; nghiên cứu, bảo tồn, phát huy các giá trị của di sản văn hóa trên địa bàn thành phố Hội An; tham gia phối hợp phục vụ công tác quản lý Nhà nước về khu Di sản thế giới Hội An.

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được cấp có thẩm quyền giao, Trung tâm QLBTDT thành phố Hội An hiện được tổ chức thành 06 Bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ trực thuộc, bao gồm: Bộ phận Bảo tàng; Bộ phận Quản lý Di tích; Bộ phận Quản lý Tu bổ Di tích Khu phố cổ; Bộ phận Tu bổ Di tích; Bộ phận Hành chính – Tài vụ; Bộ phận Lưu trữ và Thông tin và Đối ngoại. Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản văn hóa Hội An có 75 cán bộ, trong đó có 01 Giám đốc và không quá 03 Phó Giám đốc.

Trên lĩnh vực quản lý nhà nước về Di sản Văn hoá, các ban ngành chuyên môn đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành nhiều văn bản pháp quy như: qui chế “Quản lý, bảo tồn, sử dụng Khu phố cổ Hội An”, các quy chế về trật tự kinh doanh, quảng cáo, về vệ sinh môi trường…đã tạo ra cơ sở pháp lý để quản lý tốt hơn Di sản Văn


hoá Hội An. Mặt khác, công tác kiểm tra, giám sát được tiến hành thường xuyên nhằm phát hiện và xử lý kịp thời những sai phạm trên các lĩnh vực có thể xâm phạm đến Di sản, đồng thời, công tác giáo dục - nâng cao nhận thức cộng đồng luôn được quan tâm đề ra những biện pháp quản lý thích hợp. Chính vì vậy, công tác quản lý Khu phố cổ Hội An

nói chung đã có bước chuyển biến tích cực, được đại đa số nhân dân địa phương đồng tình ủng hộ.

Tuy nhiên bên cạnh đó, công tác quản lý tại khu phố cổ Hội An nói riêng và công tác quản lý Di sản văn hóa tại Hội An nói chung vẫn còn không ít bất cập. Việc phân công, phân cấp, giao trách nhiệm cụ thể cho Trung tâm quản lý Di sản Thế giới ở Hội An chưa tương xứng với tầm vóc quản lý di sản thế giới Hội An trong quá trình xử lý những vấn đề nảy sinh từ hoạt động thực tiễn.

3.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch

3.2.3.1. Doanh thu du lịch

Du lịch Hội An tiếp tục khẳng định thế mạnh của một điểm đến hấp dẫn, an toàn và thân thiện; nhiều sản phẩm du lịch mới có tính bền vững được triển khai và đã được du khách mọi nơi đón nhận. Với sức hấp dẫn riêng của mình, Phố cổ Hội An nói riêng và Hội An nói chung đã thu hút được rất đông đảo khách du lịch đến thăm quan, và mang lại một nguồn doanh thu lớn cho địa phương.

Nếu tổng doanh thu du lịch của Hội An 5 năm (2006-2010) đạt gần 2,6 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt gần 77,6% thì chỉ riêng năm 2011 đã đạt hơn 1,9 tỷ đồng, tăng gần 38,5% so với năm 2010. Tổng doanh thu du lịch ước đạt 1.800 tỷ đồng, thu nhập xã hội từ du lịch ước đạt 4.230 tỷ đồng [22].

Riêng đối với khu Phố cổ Hội An, việc bán vé tham quan phố cổ được Hội An chính thức thực hiện từ tháng 10/1995 và chỉ trong năm đầu tiên đã bán được hơn 105 ngàn vé, thu gần 3 tỷ đồng. Đó không chỉ là con số rất ý nghĩa trong việc “lấy di tích nuôi di tích” mà còn góp phần quản lý được nguồn thu, đồng thời kiểm soát được số lượng khách tham quan, hạn chế tiêu cực xảy ra tại điểm di tích. Từ đó đến nay đã có 8 triệu lượt khách mua vé tham quan phố cổ. Trong năm 2013, nguồn thu từ vé tham quan khu phố cổ Hội An đạt 76,47 tỉ đồng, tăng 55,07% so với năm 2012 và tăng 86,51% so với


năm 2011. Riêng năm 2015, số vé bán ra đạt gần 1 triệu 171 ngàn vé, doanh thu hơn 126 tỷ đồng, đóng góp cho ngân sách thành phố 80 tỷ đồng [24].

3.2.3.2. Lượng khách du lịch

Phố cổ Hội An nằm gần biển có lợi thế lớn cho cả du lịch và kinh doanh cơ sở lưu trú, vì theo thống kê Khoảng 70% du khách quốc tế và 60% khách nội địa chọn các khu nghỉ dưỡng ven biển. Theo đó lượng du khách đến Hội An ngày một tăng nhanh. Trong năm 1999 chỉ có 160 ngàn lượt khách tham quan thì đến năm 2011, lượng du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng ở Hội An đã đạt mốc 1.520.000 lượt, bình quân ngày khách lưu trú cũng tăng từ 2,5 lên 3,5 ngày [35]. Năm 2013, số lượng khách tới tham quan, du lịch tại Khu Phố cổ Hội An là 1,5 triệu lượt khách (trong đó có 638.114 khách mua vé tham quan). Năm 2014 Khu Phố cổ Hội An đón 1,5 triệu lượt khách. Theo số liệu thống kê của Phòng Thương mại - Du lịch thành phố Hội An, năm 2015, thành phố đón hơn 2 triệu lượt khách, trong đó, trên 876.000 lượt khách có lưu trú, trong đó khách quốc tế 710.000 lượt, khách Việt Nam hơn 166.000 lượt. Năm 2016 dự kiến sẽ có 2,2 triệu lượt khách du lịch và 911.000 lượt khách đến lưu trú [36].

Thành quả lớn nhất của ngành du lịch Hội An trong những năm qua là đã xây dựng và phát triển được uy tín thương hiệu Hội An - một điểm đến an toàn, thân thiện. Gần 16 năm thực hiện, Ðêm phố cổ (từ tháng 8-1998) đã tổ chức được 212 lần; thu hút được trên 150 ngàn lượt khách, đặc biệt, cứ mỗi lần tổ chức, theo thống kê của phòng Thương mại - Du lịch TP Hội An, lượng khách lưu trú tăng đột biến, bình quân 262,69% so với các ngày trong tháng [15]. Hiệu ứng mạnh nhất và đánh giá của du khách đó là sự khác biệt trên nền tảng một sản phẩm du lịch văn hóa rất đặc trưng. Thực tế, khảo sát khách du lịch đến Hội An thì có 26.25% du khách đến lần đầu, 58.75% du khách đến lần 2, và 12% du khách đến hơn hai lần. Trong đó đa số du khách đi theo nhóm từ 2-5 người (38.75%), 6- 10 người (27.5%), 11-19 người (22.5%), và trên 19 người (11.25%).

Qua khảo sát cho thấy Phố cổ Hội An là một điểm du lịch hấp dân, với những giá trị độc đáo của mình, Phố cổ Hội An đã thu hút được du khách từ mọi miền đất nước đến thăm quan, và không chỉ một lần mà còn nhiều lần trở lại với Phố cổ Hội An.

3.2.3.3. Ảnh hưởng của phát triển du lịch đến tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương


Trong các năm qua, thành phố Hội An đã đạt được nhiều thành tựu trong việc bảo tồn, phát huy Di sản văn hóa thế giới Hội An. Qua đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng phát triển kinh tế, cũng như làm cho đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của nhân dân Hội An được thay đổi, nâng cao rõ rệt. Những kết quả đạt được trong phát triển du lịch bền vững tại Di sản văn hóa thế giới Phố cổ Hội An đã bước đầu đáp ứng được các tiêu chí về phát triển du lịch bền vững đó là: Các tiêu chí về kinh tế, Tiêu chí về tài nguyên môi trường; Tiêu chí về xã hội:

- Tiêu chí về kinh tế: Phát triển du lịch bền vững tại Di sản văn hóa thế giới Phố cổ Hội An đã mang lại những đóng góp cho phát triển kinh tế của địa phương. Có thể nói nhờ mạng lưới du lịch ngày càng phát triển, lượng khách đến tham quan ngày càng tăng, đã góp phần giải quyết việc làm, tăng nguồn thu ngân sách và tạo ra sự chuyển dịch mạnh mẽ trong cơ cấu kinh tế. Từ một tỉnh thuần nông, đến nay, tỷ trọng du lịch-dịch vụ chiếm 42%, công nghiệp chiếm 42% và nông nghiệp giảm xuống còn 16% trong GRDP [30]. Ở Hội An hiện nay, người dân địa phương đều biết tham gia làm kinh tế trên nhiều lĩnh vực dịch vụ, du lịch, thương mại, đưa hoạt động du lịch ở Hội An trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đời sống kinh tế của người Hội An được phát triển và đi theo là mức hưởng thụ đời sống văn hóa, tinh thần, phúc lợi xã hội của cả cộng đồng được thay đổi, nâng cao vượt bậc. Thu nhập bình quân đầu người từ 417 USD năm 2000 đã tăng lên hơn 1.500 USD/người/năm [50].

Khảo sát người dân địa phương về những lợi ích của việc phát triển du lịch tại khu Phố cổ Hội An đối với gia đình họ thì kết quả cho thấy việc phát triển du lịch tại Phố cổ không chỉ mang lại nguồn thu nhập lớn cho địa phương mà còn tạo ra công ăn việc làm, mang lại nguồn thu nhập cho các gia đình, qua đó giúp các gia đình nâng cao đời sống kinh tế vật chất cũng như đời sống tinh thần của mình.

Bảng 3.6. Đánh giá của người dân về lợi ích của phát triển du lịch tại Khu phố cổ Hội An đối với gia đình

Lợi ích

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

Tạo công ăn việc làm

72/80

90.0

Mang lại nguồn thu nhập

72/80

90.0

Nâng cao đời sống văn hóa

58/80

72.5

Không mang lại lợi ích gì

0/80

0.0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Nghiên cứu, đề xuất giải pháp bảo tồn hiệu quả Di sản thế giới phố cổ Hội An để phát triển du lịch bền vững - 10


- Tiêu chí về môi trường: Về tác động đến cảnh quan môi trường thì qua khảo sát người dân (Bảng 3.7) cho thấy đa số người dân (41.25%) cho rằng du lịch làm cho môi trường bước đầu được quan tâm bảo vệ; 22.5% cho rằng làm cho môi trường tốt hơn, tuy nhiên cũng có đến 36.25% cho rằng các hoạt động du lịch đang làm cho môi trường bị xuống cấp. Bên cạnh đó qua việc phát triển du lịch bền vững tại Di sản văn hóa thế giới Phố cổ Hội An, nhờ các nguồn đầu tư về bảo tồn, tôn tạo di tích, di sản văn hóa, các đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch để phục vụ cho các hoạt động du lịch của Hội An đã góp phần làm cho bộ mặt đô thị Hội An ngày càng khang trang: xanh, sạch, đẹp theo đúng định hướng về xây dựng thành phố sinh thái - văn hóa - du lịch [50].

- Tiêu chí về đóng góp cho phát triển văn hóa, xã hội:

Bảng 3.7. Đánh giá của người dân địa phương về ảnh hưởng của phát triển du lịch tại Phố cổ Hội An đến văn hóa - xã hội - môi trường của địa phương

STT

Ảnh hưởng

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

1

Đến phát triển văn hóa


Góp phần bảo tồn, phát huy rất tốt văn hóa của di sản

32

40.0

Có đóng góp phần nào vào bảo tồn và phát huy văn hóa

45

56.25

Không có tác động gì

0

0.0

Làm suy thoái truyền thống văn hóa

3

3.75

Ý kiến khác

0

0.0

2.

Đến cảnh quan - môi trường


Làm môi trường tốt hơn

18

22.5

Môi trường bước đầu được quan tâm bảo vệ

33

41.25

Làm môi trường bị xuống cấp

29

36.25

Chưa có tác động gì

0

0.0

3.

Đến an ninh trật tự


Rất tốt

0

0.0

Tương đối tốt

18

22.5

Tốt

23

28.75

Bình thường

20

25.0

Không tốt

19

23.75

Khảo sát người dân địa phương về ảnh hưởng của phát triển du lịch đến tình hình văn hóa - xã hội của địa phương thì thu được kết quả như bảng 3.10. Về tác động đến văn hóa, đa số người dân cho rằng phát triển du lịch tại Phố cổ Hội An đã góp vào công tác bảo tồn, phát huy văn hóa của địa phương (96.25%); chỉ có một số ít (3.75) cho rằng hoạt

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/12/2023