TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bệnh án nghiên cứu
Phụ lục 2: Danh sách bệnh nhân tham gia nghiên cứu
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra, vector truyền bệnh là muỗi, hay gặp nhất là Aedes Agegypti. Trên thế giới có khoảng 3,6 tỷ người đang sống trong vùng có SXHD lưu hành, và hằng năm có tới 50 triệu đến 200 triệu ca nhiễm mới trong đó có 500.000 ca có biểu hiện bệnh nặng và 200.000 ca tử vong liên quan đến SXHD [38]. Trong vòng 50 năm qua, tỉ lệ mắc SXHD đã tăng gấp 30 lần [38]. Việt Nam là một trong những quốc gia có tỉ lệ mắc SXHD cao nhất trong khu vực Đông Nam Á [3]. Theo WHO, tính đến ngày 19 tháng 12 năm 2021 nước ta đã có tổng số 70.944 trường hợp mắc SXHD, trong đó có 22 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2020 (133.321 trường hợp mắc, trong đó có 27 trường hợp tử vong), tuy số ca mắc đã giảm song dịch bệnh vẫn diễn biến rất phức tạp [44].
SXHD có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng từ không có triệu chứng cho tới những trường hợp có biểu hiện sốc, suy đa tạng và tử vong nếu không được đánh giá đúng và điều trị kịp thời. Cơ chế bệnh sinh của SXHD rất phức tạp, liên quan đến nhiều yếu tố bao gồm virus và đáp ứng của vật chủ, ảnh hưởng tới nhiều loại tế bào khác nhau như các tế bào đơn nhân, bạch cầu đa nhân, tiểu cầu, các tế bào kuffer ở gan lách, tế bào nội mạc mao mạch, … [36].Bệnh gây nên nhiều rối loạn quan trọng nhất là quá trình thoát huyết tương và rối loạn đông máu, SXHD cũng ảnh hưởng tới chức năng nhiều cơ quan trong cơ thể như gan, thận, tim, hệ thần kinh trung ương,v.v... [24, 26, 34, 39, 52].
Có nghiên cứu chỉ ra rằng hoạt độ men gan AST và ALT ≥200U/L là một yếu tố tiên lượng nặng [4]. Chức năng gan bị ảnh hưởng có thể được đặc trưng bởi các biểu hiện lâm sàng của tổn thương gan cấp tính như đau vùng hạ vị bên phải, gan to, vàng da, .... Các biểu hiện này thường gặp trên lâm sàng ở những bệnh nhân trong nhóm SXHD có dấu hiệu cảnh báo (DHCB). Các thay đổi về chức năng gan có thể biểu hiện sớm hơn thông qua các xét nghiệm cận lâm sàng như các enzyme Aspartate Aminotransferase (AST), Alanin Aminotransferase (ALT), prothrombin, ... Trên thế giới có những nghiên cứu chỉ ra sự thay đổi của
AST, ALT và mối liên quan với mức độ xuất huyết, mức độ nặng của bệnh [12, 22]. Tác động lên gan thường không có triệu chứng nhưng có thể không điển hình và có mức độ nghiêm trọng khác nhau. Từ nồng độ transaminase tăng không có triệu chứng đến suy gan tối cấp, các biểu hiện khác nhau là một thách thức lớn đối với các bác sĩ điều trị bệnh này [47].
Tuy đã có rất nhiều nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh SXHD nhưng vẫn chưa có bằng chứng chính xác về những mối liên quan giữa dịch tễ, cận lâm sàng tới mức độ biểu hiện bệnh trên lâm sàng. Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh sốt xuất huyết Dengue tại Bệnh viện E năm 2021” với hai mục tiêu:
• Mục tiêu 1: Mô tả một số đặc điểm dịch tễ, lâm sàng của bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue.
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh sốt xuất huyết Dengue tại Bệnh viện E năm 2021 - 1
- Ảnh Hưởng Của Thay Đổi Chức Năng Gan Trên Lâm Sàng
- Tiếp Cận Từng Bước Để Quản Lý Và Điều Trị Sxhd
- Một Số Đặc Điểm Chung Của Đối Tượng Tham Gia Nghiên Cứu
Xem toàn bộ 78 trang tài liệu này.
• Mục tiêu 2: Mô tả đặc điểm một số chỉ số cận lâm sàng ở bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue, mối liên quan tới triệu chứng lâm sàng và mức độ biểu hiện bệnh.
Chương 1 TỔNG QUAN
1.1. Dịch tễ học sốt xuất huyết Dengue
1.1.1. Tình hình sốt xuất huyết Dengue
1.1.1.1. Trên thế giới
Sốt xuất huyết Dengue là bệnh do muỗi truyền. Vector truyền bệnh là muỗi Aedes Aegypti và Aedes Albopictus [41]. Khí hậu thuận lợi cùng với quá trình đô thị hóa mạnh mẽ trong những thế kỉ 18, 19 và đầu thế kỉ 20 đã tạo điều kiện phát triển cho muỗi và là nguyên nhân bùng nổ những vụ dịch lớn trong khoảng thời gian này [27].
Theo báo cáo ngày 13/8/2020 của WHO, nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới vẫn tiếp tục ghi nhận số mắc và tử vong cao:
Malaysia: 66.199 mắc, 109 tử vong.
Phi-líp-pin: 55.160 mắc, 200 tử vong.
Singapore: 21.834 mắc.
Lào: 4.155 mắc, 9 tử vong.
Campuchia: 4.450 mắc, 5 tử vong.
Riêng khu vực châu Mỹ La Tinh, đã ghi nhận tổng số 1.992.477 mắc, 725 tử vong. Trong đó cao nhất tại Brazil (1.330.245/465), Paraway (220.234/73), Bolivia (83.533/19), Argentina (79.775/25), Colombia (67.560/36 tử vong), Mexico (55.048/28). [3]
Bệnh lưu hành ở vùng nhiệt đới xảy ra quanh năm, thường gia tăng vào mùa mưa. Bệnh gặp ở cả trẻ em và người lớn. Đặc điểm của sốt xuất huyết Dengue là sốt, xuất huyết và thoát huyết tương, có thể dẫn đến sốc giảm thể tích tuần hoàn, rối loạn đông máu, suy tạng, nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời dễ dẫn đến tử vong. [2]
Hình 1.1: Biểu đồ số ca mắc, tỷ lệ mắc SXHD trên ứng dụng số liệu SXHD của WHO giai đoạn 2005-2017.
EURO: Châu Âu PAHO: Châu Mỹ SEARO: Đông Nam Á
WPRO: Tây Thái Bình Dương
Hình 1.2: Biểu đồ số ca tử vong, tỷ lệ tử vong do SXHD trên ứng dụng số liệu SXHD của WHO giai đoạn 2005-2017.
4
1.1.1.2. Tại Việt Nam
Trên toàn thế giới có 2,5 tỉ người sống trong khu vực có nguy cơ mắc SXHD trong đó 1,3 tỉ người thuộc về các quốc gia Đông Nam Á, Việt Nam là một trong những quốc gia có tỉ lệ mắc cao trong khu vực [3].
Hình 1.3: Biểu đồ số mắc, tử vong do sốt xuất huyết tại Việt Nam giai đoạn 1980-2020[3]
Tại Việt Nam, dịch bệnh có xu hướng xảy ra vào mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 10 và tập trung ở khu vực miền Nam và miền Trung. SXHD chủ yếu xảy ra ở nhóm người trên 15 tuổi, và khác nhau giữa các vùng miền: ở miền Nam, 57% số trường hợp là người trên 15 tuổi trong khi đó ở miền Bắc, miền Trung và Tây Nguyên gặp đa số ở người lớn [3].
Năm 2011, Việt Nam báo cáo có 69.680 ca nhiễm SXHD (61 người tử vong), trong tổng số 647 trường hợp chẩn đoán bằng phương pháp huyết thanh học cho thấy kiểu huyết thanh chiếm ưu thế là DEN-1 (284 [42%] DEN-1, 217 [32%] DEN-2, 118 [18%] DEN-4 và 55 [8%] DEN-3) [13]. Nghiên cứu trên các
bệnh nhân mắc SXHD tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre trong giai đoạn 2004-2014 thấy DEN-1 chiếm ưu thế trong những năm 2006,2007, 2009, 2014; DEN-2 chiếm ưu thế vào năm 2004, 2011; DEN-3 vào năm 2010 và DEN-4 là 2012 [6].
Như vậy có thể thấy ở Việt Nam lưu hành cả 4 loại type huyết thanh của virus Dengue, và tỉ lệ từng loại rất thay đổi theo từng giai đoạn cũng như giữa các vùng lãnh thổ khác nhau.
Ước tính rằng trong năm 2016, chi phí trung bình cho mỗi bệnh nhân mắc SXHD là 115 đến 287 USD, tổng chi phí hàng năm là 94,87 triệu USD [28]. Năm 2011, chính phủ đã chi 5,57 triệu đô la Mỹ cho việc kiểm soát vector, trong đó có 1,08 triệu đô la Mỹ cho giám sát và 0,58 triệu đô la Mỹ cho công tác truyền thông giáo dục [28]. Năm 2021, theo ghi nhận báo cáo của WHO, Việt Nam có khoảng 70.944 trường hợp mắc và 22 trường hợp tử vong do SXHD[44]. Với tình hình dịch diễn ra phức tạp và có xu hướng ngày càng tăng hiện nay, đã đặt ra một áp lực rất lớn cho cả nền kinh tế và chăm sóc sức khỏe, đòi hỏi phải có biện pháp can thiệp hiệu quả.
1.1.2. Virus Dengue
Bệnh SXHD do muỗi truyền, tác nhân gây bệnh là virus Dengue, một thành viên của nhóm Flavivirus, thuộc họ Flaviviridae. Virus Dengue hình cầu, đường kính 3550nm, chứa một sợi ARN. Bộ gen của virus có chiều dài 11.644 nucleotides, mã hóa cho 3 protein cấu trúc bao gồm protein C (lõi capsid), protein M (protein màng), protein E (protein vỏ bọc) và 7 protein phi cấu trúc (non- structural protein – NS) bao gồm NS1, NS2A, NS2B, NS3, NS4A, NS4B và NS5. Các protein cấu trúc là thành phần của hạt virus trưởng thành, các protein phi cấu trúc chỉ biểu hiện trong tế bào bị nhiễm và không được đóng gói để tạo thành hạt trưởng thành và chúng tham gia vào quá trình nhân lên của virus [16]. Dựa vào sự khác nhau về kháng nguyên và tính chất sinh học, người ta chia DENV thành 4 type huyết thanh bao gồm DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4 [50].
1.1.3. Vector truyền bệnh
Hình 1.4: Hình vẽ muỗi Aedes aegypti
DENV lây truyền qua vật chủ trung gian là muỗi Aedes, đây cũng là loài muỗi truyền bệnh Zika và Chikungunya. Hai loài hay gặp và đóng vai trò quan trọng nhất là Aedes agegypti (Ae. Aegypti) và Aedes alpopictus (Ae. Alpopictus) [14]
1.1.4. Vật chủ
Ổ chứa virus là động vật linh trưởng và người bệnh. Khi nhiễm bất kì một trong 4 type huyết thanh nào sẽ có miễn dịch suốt đời với kiểu huyết thanh đó. Có sự miễn dịch chéo giữa các type huyết thanh của Dengue, và sự miễn dịch này chỉ tồn tại 2 đến 3 tháng sau lần nhiễm trùng nguyên phát, là một trong những yếu tố làm tăng mức độ nặng của bệnh. Mức độ nghiêm trọng của bệnh không chỉ phụ thuộc vào hệ miễn dịch của mỗi người mà còn liên quan đến các yếu tố như nhiễm trùng thứ cấp, tuổi, dân tộc, bệnh lý kèm theo, ... [14] [41]
1.1.5. Sự lây truyền của virus Dengue.
Khi muỗi cái hút máu người bị bệnh, DENV sẽ theo máu truyền sang muỗi.
Ngay sau khi hút máu người nhiễm bệnh, muỗi cái đã có khả năng truyền bệnh cho người lành khác. Virus nhân lên trong tuyến nước bọt của muỗi trong khoảng 8 đến 12 ngày và muỗi vẫn bị nhiễm bệnh cho đến hết đời, có nghĩa là muỗi vẫn có khả năng truyền bệnh trong hết vòng đời của nó (5-6 tháng). Virus cũng có mặt trong cơ quan sinh dục của muỗi và xâm nhập vào trong trứng đã