Phân Bố Di Tích Được Công Nh N Cấp Quốc Gia Và Địa Phương Trên Địa Bàn Tỉnh Bắc Ninh(Tính Đến 31/12/2013)

đại diện của nhân loại và di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp sau Nhã nhạc cung đình Huế, không gian văn hóa Cồng chiêng Tây nguyên.

b. Di tích lịch sử văn hóa:

Toàn tỉnh Bắc Ninh có khoảng 1259 điểm di tích. Trong đó tính đến 31/12/2013 có 428 điểm di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng (gồm 191 di tích được công nhận là di tích cấp quốc gia và 237 di tích được công nhận là di tích địa phương)..



STT


Huyện, thị xã, thành phố


Diện tích (km2)


Số được công nh n

Cấp di tích, m t độ

Quốc gia

M t độ (Di tích/km2)

Địa phương

M t độ (Di tích/km2)

1

Tp Bắc Ninh

82.6

76

41

0.50

35

0.42

2

Từ Sơn

61.3

78

42

0.68

36

0.58

3

Tiên Du

95.7

52

23

0.24

29

0.30

4

Yên Phong

96.9

62

32

0.33

30

0.30

5

Quế võ

154.8

28

9

0.06

19

0.12

6

Gia Bình

107.8

43

10

0.09

33

0.30

7

Lương Tài

105.7

36

10

0.09

26

0.24

8

Thuận Thành

117.9

53

24

0.20

29

0.25

Toàn tỉnh

822.71

428

191

0.23

237

0.29

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

Nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh Bắc Ninh - 6

Bảng 2.3 Phân bố di tích được công nh n cấp quốc gia và địa phương trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh(Tính đến 31/12/2013)

(Nguồn : Sở Văn hóa Thể thao Du lịch Bắc Ninh.)

Trong tổng só 428 di tích được xếp hạng thì đình, chùa, đền là những loại hình chiếm số lượng đại đa số.

Các di tích có giá trị tiêu biểu như:


1. Lăng và đền thờ Kinh Dương Vương – Xã Đại Đồng Thành, huyện Thuận Thành (thờ Nam Bang Thủy Tổ - Kinh Dương Vương là cha của Lạc Long Quân, ông nội các Vua Hùng).

2. Lăng và đền Cao Lỗ Vương – Xã Cao Đức, huyện Gia Bình - Thờ Tướng quân Cao Lỗ thời An Dương Vương có công chế nỏ thần – Ông được coi là vị Tổ quân khí.

3. Lăng Sỹ Nhiếp – Xã Gia Đông, huyện Thuận Thành (thờ Nam giao học tổ - Sỹ Nhiếp).

4. Lăng họ Đặng – Xã Phú Hòa, huyện Lương Tài (Kiến trúc nghệ thuật đặc sắc bằng đá)

5. Đền Lý Bát Đế - Phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn (thờ tám vị vua triều Lý)…

Tài nguyên du lịch nhân văn của Bắc Ninh có thể rút gọn và khái quát hóa ở bảy “Tổ” của Việt Nam: Chùa Tổ - Nam Bang Thủy Tổ - Nam giao học tổ - Thủy Tổ Quan ọ - Tổ Trúc lâm thiền sư – ý Thái Tổ - Tổ quân khí.

c. Lễ hội truyền thống tiêu biểu


Lễ hội truyền thống là đối tượng du lịch văn hóa tiêu biểu của tỉnh Bắc Ninh, tính đến nay, trong số hơn 600 lễ hội lớn nhỏ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có khoảng hơn 40 lễ hội quan trọng, được duy trì tổ chức hàng năm. Trong đó một số lễ hội có ý nghĩa đặc biệt và có tầm ảnh hưởng lớn có thể kể đến như:

1. Lễ hội chùa Phật Tích - Huyện Tiên Du tổ chức vào ngày 4 tháng riêng.

2. Lễ hội Lim (Thị trấn Lim, huyện Tiên Du) tổ chức vào ngày 13 tháng riêng hàng năm, tổ chức thi hát dân ca Quan họ Bắc Ninh.

3. Lễ hội đền Bà Chúa Kho (Tp Bắc Ninh) tổ chức vào ngày 14-15 tháng riêng

4. Lễ hội Diềm – Viêm Xá, thành phố Bắc Ninh tổ chức vào ngày 7/2 âm lịch.

5. Lễ hội Đền Đô (Đình Bảng - Thị xã Từ Sơn) để kỷ niệm ngày đăng quang của vua Lý Thái Tổ - 15 tháng 3 năm Canh Tuất 1010 và tưởng niệm các vị vua nhà Lý.

d. Các làng nghề thủ công truyền thống


Bắc Ninh từ xưa đã nổi tiếng là nơi có nhiều nghề thủ công với hơn 60 làng nghề khác nhau như làng nghề làm tranh, làm giấy, rèn , đúc đồng, khảm trai, chạm khắc, dệt, sơn mài… những nghề này không những làm giàu cho người dân Kinh Bắc mà còn góp phần quan trọng hình thành nên hình ảnh của những người “con gái Kinh Bắc” mà khi nhắc đến là người ta hình dung ra những người con gái xinh đẹp, đảm đang, tháo vát, khéo léo và hát hay.

Nhìn chung, tài nguyên du lịch của Bắc Ninh khá phong phú và có giá trị, đặc biệt là tài nguyên du lịch nhân văn với 7 nét đặc trưng văn hóa tiêu biểu là: Quê hương của dân ca Quan Họ - Di sản văn hóa thế giới; văn hóa tâm linh; lịch sử văn hiến; lễ hội; khoa bảng; làng nghề và kiến trúc. Đây là những giá trị nền tảng cho du lịch Bắc Ninh

2.1.5 Kết quả hoạt động du lịch

Giai đoạn 2004 – 2013 ngành du lịch tỉnh Bắc Ninh nhìn chung đã đạt được một số kết quả nhất định. Lượng khách du lịch đến Bắc Ninh có xu hướng ngày càng tăng, mức tăng trưởng bình quân đạt 20% vượt từ 5-6% so với chỉ tiêu quy hoạch 2001 - 2010 định hướng 2020.

Bảng 2.4 ượng khách du lịch đến Bắc Ninh giai đoạn 2004 -2013

Đơn vị tính:Lượt khách



Năm

Tổng số khách du lịch

Khách nội địa

Khách quốc tế


S.lượng

% tăng cùng kỳ năm

trước


S.lượng

% tăng cùng kỳ

năm trước


S.lượng

% tăng cùng kỳ

năm trước

2004

38 000

25.83

36 500

26.30

1500

15.38

2005

42 624

12.17

40 924

12.12

1700

13.33

2006

47 849

12.26

45 949

12.28

1900

11.76

2007

53 286

11.36

51 086

11.18

2200

15.79

2008

61 176

14.81

58 100

13.73

3076

39.82

2009

73 615

20.33

69 115

18.96

4500

46.29

2010

103 254

40.26

97 695

41.35

5559

23.53

2011

128 559

24.51

121 588

24.46

6971

25.40

2012

152 411

18.55

143 615

18.12

7796

11.83

2013

196 496

28.92

187 941

30.86

8155

4.60

nguồn : Sở Văn hóa Thể thao Du lịch Biểu đồ 2.1: ượng khách du lịch đến Bắc Ninh giai đoạn 2004 -2013

Đơn vị: nghìn lượt.



200

180

160

140

Tổng số khách du lịch Khách nội địa

Khách quốc tế

120

100

80

60

40

20

0

2004 2006 2008 2010 2012


Nhận định được tình hình kinh tế - xã hội của Tỉnh ngày càng phát triển mạnh và xu thế phát triển của ngành du lịch, các tổ chức, cá nhân tích cực tập

trung đầu tư xây dựng các khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng với nhiều quy mô khác nhau, từng bước tiêu chuẩn hoá cơ sở vật chất, kỹ thuật và chất lượng phục vụ. Tuy nhiên việc phục vụ tại các cơ sở lưu trú còn mang nhiều tính chất gia đình, thiếu tính chuyên nghiệp. Số lượt khách đến Bắc Ninh hàng năm đều tăng, với mức tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước(năm 2004 tăng 25.8%, năm 2008 tăng 14.8% và năm 2013 tăng 28.9%). Tuy nhiên, thời gian lưu trú của khách du lịch còn rất ngắn,do dịch vụ và chất lượng dịch vụ còn nghèo nàn, ở mức thấp chưa đáp ứng được yêu cầu của du khách.

- Khách quốc tế :

Số lượng khách du lịch quốc tế đến Bắc Ninh trong những năm vừa qua (2001 - 2010) tăng trưởng mạnh, trung bình hàng năm tăng 20.16%, nhưng không có sự đột biến lớn như một số tỉnh khác. Như vậy khẳng định rằng, các điểm du lịch ở Bắc Ninh vẫn có sức hấp dẫn khách trong thời gian dài mặc dù trên thị trường ngày nay sự cạnh tranh ngày càng đang trở nên gay gắt hơn.

Bảng 2.5 Khách du lịch quốc tế đến Bắc Ninh giai đoạn 2004 – 2013)


Đơn vị tính: Lượt khách


Năm

Khách

Quốc tế

Tỷ lệ % so với tổng

Tổng số

N/khách TB

2004

1.500

3.95%

38.000

1.07

2005

1.700

3.99%

42.624

1.05

2006

1.900

3.97%

47.849

1.14

2007

2.200

4.13%

53.286

1.18

2008

3.076

5.03%

61.176

1.26

2009

4.500

6.11%

73.615

0.93

2010

5.559

5.38%

103.254

0.98

2011

6.971

5.42%

128.559

1.03


2012

7.796

5.12%

152.411

1

2013

8.155

4.5%

196.496

1

Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao Du lịch Bắc Ninh.


Theo số liệu thống kê của ngành du lịch những năm qua cho thấy lượng khách quốc tế đến Bắc Ninh tăng trưởng đều và ổn định, đáng chú ý là cơ cấu khách quốc tế trong tổng lượng khách du lịch đến Bắc Ninh giữ được tỷ trọng khá ổn định trong cơ cấu khách toàn Tỉnh (từ 3,95% năm 2004, đến năm 2005 chiếm 3,99%, đến năm 2010 chiếm 5,38%, năm 2013 mặc dù ngành du lịch chịu ảnh hưởng chung từ khủng hoảng kinh tế khu vực nhưng vẫn duy trì được mức 4,15% tổng lượng khách du lịch). Tuy vậy, lượng khách quốc tế vẫn chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ.

Trong giai đoạn 2004 - 2008: Do xác định rõ các mục tiêu phát triển nên thời gian này du lịch Bắc Ninh đã tập trung các nguồn lực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch cũng như đầu tư phát triển sản phẩm du lịch nên đã thu hút được khá đông khách du lịch. Lượng khách du lịch quốc tế cũng vì thế tăng mạnh, năm 2008 khách du lịch quốc tế đến Bắc Ninh đạt 3.076 lượt (tăng 2,05 lần so với năm 2004). Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2004 - 2008 đạt 18,8%/năm.

Giai đoạn 2009 - 2013:Triển khai thực hiện Nghị quyết số 06 - NQ/TU ngày 19/4/2007 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XVII về phát triển thương mại, du lịch và xuất nhập khẩu tỉnh Bắc Ninh đến năm 2010, ngành du lịch Bắc Ninh đã phối hợp tích cực với các cấp, các ngành, đoàn thể, các địa phương trong tỉnh cùng các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền sâu rộng về du lịch, nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường du lịch, tạo nên một thị trường kinh doanh du lịch sôi động và đa dạng.

Vẫn duy trì nhịp tăng trưởng ổn định từ những năm 2009, 2010, lượng khách du lịch quốc tế đến Bắc Ninh giai đoạn này vẫn tăng đều đặn năm sau cao hơn năm trước. Năm 2009 toàn tỉnh đã đón được 4.500 lượt khách quốc tế (tăng 1,46 lần so với năm 2008), chỉ sau 5 năm thực hiện chương trình phát triển du lịch thì năm 2012 lượng khách quốc tế đã đón được 7.796 lượt khách, năm 2013 đón được 8.550 lượt khách quốc tế. Năm 2013, trong xu hướng sụt giảm chung của du lịch Việt Nam và khu vực, tuy nhiên lượng khách đến Bắc Ninh vẫn tăng. Tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 21,53%/năm.

Nhìn chung, lượng khách du lịch quốc tế đến Bắc Ninh đáp ứng được các mục tiêu đề ra. Nguyên nhân cơ bản do nhu cầu của thị trường khách quốc tế đến Việt Nam hiện nay thường quan tâm đến du lịch biển, tham quan các di tích lịch sử, văn hóa, du lịch cộng đồng và du lịch nông thôn..., mà đây chính là thế mạnh của Bắc Ninh. Bên cạnh đó, với cơ chế chính sách thu hút đầu tư linh hoạt nên thời gian qua các dự án đầu tư phát triển hạ tầng và phát triển du lịch đã tạo ra một lợi thế cho Bắc Ninh.

Kết quả phân tích thị trường trong 5 năm trở lại đây (2009 - 2013) cho thấy trong tổng số khách du lịch quốc tế đến Bắc Ninh gồm:

Bảng 2.6 Cơ cấu thị trường khách du lịch quốc tế đến Bắc Ninh phân theo thị trường Giai đoạn 2006 - 2010 )


TT

Các thị trường trọng điểm

2009

2010

2011

2012

2013

1

Bắc Mỹ

10%

15%

15%

17%

17%

2

Đông Nam Á

60%

60%

60%

58%

58%

3

Các quốc tịch khác

30%

25%

25%

25%

25%

Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh


oại khách du lịch phân theo mục đích chuyến đi: Theo số liệu của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh thì khách quốc tế đến Bắc Ninh với mục đích du lịch tâm linh là 45,5%, với mục đích thương mại trung bình chiếm 13,5%; với mục đích thăm thân chiếm 10%; còn lại là các mục đích khác.

Trong những năm gần đây khách du lịch có mục đích thương mại có tăng nhưng nhìn chung vẫn duy trì ở mức 14-15% thị phần, khách đi với các mục đích khác như nghiên cứu, học tập, công tác, tham quan... có xu hướng ngày càng tăng. Như vậy cần xem xét những nhu cầu, thị hiếu của khách và xu hướng trong tương lai để định hướng thị trường.

Ví dụ như điểm du lịch đền Đô, chùa Phật Tích, đền Bà Chùa Kho có đầy đủ điều kiện tự nhiên để phát triển du lịch tâm linh.Đó là ưu thế của Bắc Ninh so với các tỉnh khác, các khu du lịch khác.

Bảng 2.7 Cơ cấu thị trường khách du lịch quốc tế đến Bắc Ninh phân theo mục đích chuyến đi Giai đoạn 2006 - 2010)


TT

Thị trường

2009

2010

2011

2012

2013

1

Du lịch thuần tuý

46%

45%

46%

47%

47%

2

Thương mại

15%

14%

15%

14%

14%

3

Thăm than

10%

10%

10%

10%

10%

4

Mục đích khác

30%

30%

30%

30%

30%

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh


Ngày khách quốc tế lưu trú ở khách sạn tương đối ngắn, trung bình khoảng 0,9 - 1,1 ngày... Nguyên nhân chủ yếu ở đây là do Bắc Ninh tương đối

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/08/2023