Tổ Chức Và Nhiệm Vụ Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Ở Cấp Tỉnh

được thực hiện hoặc thực hiện tồi thì sẽ làm cho xã hội trì trệ hoặc kìm hãm sự phát triển của xã hội

Nhà nước đóng vai trò sống còn trong việc thúc đẩy những thành quả phát triển lâu dài bằng việc cung cấp cơ sở hạ tầng, bảo vệ an ninh quốc phòng và quản lý môi trường kinh tế vĩ mô ổn định.

1.2 Quản lý nhà nước về du lịch

1.2.1 Khái niệm du lịch

Hoạt động du lịch đã có từ lâu trong lịch sử phát triển của loài người. Những năm gần đây du lịch phát triển nhanh ở nhiều nước trên thế giới. Đối với nhiều quốc gia, du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, nguồn thu ngoại tệ lớn.

Tuy nhiên, khái niệm “Du lịch” được hiểu rất khác nhau bởi nhiều lẽ như

sau :

- Xuất phát từ ngữ nghĩa của từ “du lịch” được dùng ở mỗi nước. Trong ngôn ngữ tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga sử dụng các từ Tourism, Le Tourism, Typuzm. Do đó “du lịch” có nghĩa là: Khởi hành, đi lại, chinh phục không gian. Ở Đức sử dụng từ “Derfremdenverkehrs” có nghĩa là lạ, đi lại và mối quan hệ. Do đó ở Đức nhìn nhận du lịch là mối quan hệ, vận động đi tới các vùng, địa danh khác lạ của người đi du lịch.

- Xuất phát từ các đối tượng và nhiệm vụ khác nhau của các đối tượng đó khi tham gia vào “hoạt động du lịch”. Đối với người đi du lịch thì đó là cuộc hành trình và lưu trú ở một địa danh ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất, tinh thần của mình. Đối với các chủ cơ sở kinh doanh du lịch thì đó là quá trình tổ chức các điều kiện sản xuất, dịch vụ phục vụ người đi du lịch nhằm đạt lợi nhuận tối đa. Đối với chính quyền địa phương có địa danh du lịch, thì đó là việc tổ chức các điều kiện về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ du khách; tổ chức các hoạt động kinh doanh đa dạng giúp đỡ

việc lưu trú, việc hành trình của du khách; tổ chức tiêu thụ sản phẩm sản xuất tại địa phương, tăng nguồn thu cho dân cư, cho ngân sách, nâng cao mức sống của dân cư; tổ chức các hoạt động quản lý hành chính nhà nước bảo vệ môi trường tự nhiên, xã hội của vùng… Ngoài ra du lịch được hiểu là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

1.2.2 Khái niệm quản lý nhà nước về du lịch

Quản lý nhà nước về du lịch là một bộ phận của quản lý nhà nước và tuân theo các thành phần cơ bản trong quản lý nhà nước, đó là:

Nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh Bắc Ninh - 3

Chủ thể quản lý nhà nước về du lịch : Hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ( theo chiều dọc và theo chiều ngang)

Khách thể quản lý nhà nước về Du lịch :

+ Quản lý về hoạt động du lịch

+ Quản lý về hoạt đông kinh doanh du lich ( lưu trú, ăn uống…)

+ Quản lý về hoạt động cấp phép, xếp hạng, quảng cáo….

Công cụ quản lý nhà nước bao gồm:

* Về luật pháp, không chỉ có Luật Du lịch trong đó QLNN về du lịch có 9 nội dung sau :

1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch.

2. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động du lịch;

3. Tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về du lịch;

4. Tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ;

5. Tổ chức điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch để xây dựng quy hoạch phát triển du lịch, xác định khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch;

6. Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về du lịch, hoạt động xúc tiến du lịch trong nước và nước ngoài;

7. Quy định tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch, sự phối hợp của các cơ quan nhà nước trong việc quản lý nhà nước về du lịch;

8. Cấp, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về hoạt động du lịch;

9. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về du lịch.

Nguồn u t Du lịch 2005

Mà còn 5 nhóm Luật với trên 60 luật liên quan đến hot động du lch.

Nhóm thứ nhất: Các văn bản pháp luật liờn quan đến con người và quyền lợi của con người bao gồm:

+ Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam

- Luật Quốc tịch

- Luật Lao động

- Luật Giáo dục

-Luật Dạy nghề

- Luật Bảo hiểm

- Luật hình sự

- Luật tố tụng hình sự

- v.v

Nhóm thứ hai:Liên quan đến việc đi lại của con người, bao gồm:

- Lut Xuất- Nhập cảnh

- Luật Hải quan

- Luật Hàng Không

- Luật Giao thông đường bộ

- Luật Giao thông đường biển

- Luật Giao thông đường thuỷ

- Các văn bn pháp quy khác

Nhóm thứ ba: Liên quan tới các vấn đề của điểm đến du lịch vàđim tham quan du lch, bao gồm:

- Luật đất đai

- Luật Di sản văn hóa

- Luật Môi trường

- Luật Xây dựng

- Luật Đầu tư với nước ngoài

- Và các văn bản pháp quy khác

Nhãm thø tư: Liên quan đến kinh doanh các dịch vụ du lịch.

- Luật Doanh nghiệp

- Luật Thương mại

- Luật Thuế

- Lut Thng kê

- Luật Kế Toán

- Lut Quảng cáo

- Các văn bản pháp quy khác

Nhóm thnăm: Liên quan đến công pháp quc tế và tư pháp quc tế

- Công pháp quốc tế (Luật quốc tế) là tổng thể các nguyên tắc, quy phạm được các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế xây dựng dưới hình thức cùng ký kết điều ước quốc tế nhằm điều chỉnh các quan hệ chính trị-xã hội giữa các nhà nước với nhau và giữa các nhà nước với các tổ chức quốc tế liên quan.Ví dnhư nước ta tham gia vào Tchc Thương mi quc tế(WTO), tham gia Cng đồng ASEAN..v.v

- Tư pháp quốc tế: Là tổng thể các nguyên tắc, quy phạm điều chỉnh các mối quan hệ dân sự, lao động, hôn nhân và gia đình, tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài.

+ Các chính sách kinh tế vĩ mô.


1.2.3 Tổ chức và nhiệm vụ quản lý nhà nước về du lịch ở cấp tỉnh

Sở Tài chính

Sở Xây dựng

Sở Tài nguyên và môi trường

Sở Thông tin và Truyền thông

Sở Văn hóa Thể Thao và Du

Lịch

Sở Lao động Thương binh và Xã hội


Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Sở Giáo dục và Đào tạo

Sở Khoa học Công nghệ

Thanh tra tỉnh

Sở Tư pháp

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Sở Công thương

Văn Phòng UBND

Sở Nội vụ

Sở Giao thông vận tải

Sở Y tế

Công tác QLNN về du lịch ở cấp tỉnh thực hiện theo Nghị định24/2014/NĐ-CP ngày 22/1/2015 của Chính phủ, “Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”; Thông tư 48/2005/TT-BNV ngày 29/4/2005 của Bộ Nội Vụ “ Hướng dẫn chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp ủy ban nhân dân quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương”; Thông tư 43/2008/TTLT- BVHTTDL- BNV ngày 06/6/2008 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch – Bộ Nội vụ “hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch thuộc UBND cấp tỉnh, Phòng Văn hóa và Thể thao thuộc UBND cấp huyện”


UBND Tỉnh


Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh theo Nghị định 13/2008/NĐ-CP

Trách nhiệm QLNN về du lịch: UBND cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình và theo sự phân cấp của Chính Phủ có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về du lịch tại địa phương; cụ thể hóa chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển du lịch phù hợp với thực tế tại địa phương và có biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường tại khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.

1.2.4 Ban chỉ đạo Nhà nước về du lịch ở Trung ương và địa phương.

Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch có nhiệm vụ giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc phối hợp hoạt động của các bộ, ngành và địa phương liên quan trong việc xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện các chương trình quốc gia về phát triển du lịch trong từng thời kỳ phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Ban Chỉ đạo nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ giải pháp, cơ chế, chính sách về phát triển du lịch; giải quyết những vướng mắc liên quan đến chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển du lịch vượt quá thẩm quyền giải quyết của các bộ, ngành và địa phương.

Đồng thời, Ban Chỉ đạo kiểm tra, đôn đốc các bộ, ngành và địa phương trong việc xây dựng, triển khai các kế hoạch, chương trình cụ thể về phát triển du lịch phù hợp với kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế-xã hội của cả nước...

Trưởng Ban Chỉ đạo trực tiếp lãnh đạo, điều hành hoạt động của Ban Chỉ đạo; chịu trách nhiệm chung về hoạt động của Ban Chỉ đạo; chỉ đạo xây dựng và thực hiện các chương trình, kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo; quyết định và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về hoạt động của Ban Chỉ đạo.

Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ đề cao trách nhiệm của Trưởng Ban Chỉ đạo và các thành viên Ban Chỉ đạo. Các thành viên Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, tuân thủ sự phân công của Trưởng Ban Chỉ đạo.

Ban Chỉ đạo sẽ họp định kỳ 6 tháng một lần. Trường hợp cần thiết Trưởng Ban Chỉ đạo có thể triệu tập họp bất thường hoặc phiên họp mở rộng.

Ban chỉ đạo Nhà nước về du lịch ở Trung ương do phó Thủ tướng làm trưởng Ban, ở địa phương là ban chỉ đạo phát triển du lịch. Ở nước ngoài, tại các địa phương là điểm đến du lịch cũng thành lập một Hội đồng hoặc Ủy ban phối hợp phát triển du lịch.

1.3 Kinh nghiệm và mô hình tổ chức QLNN về du lịch của một số nước trong khu vực và trên thế giới

1.3.1 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch của một số nước trong khu vực và trên thế giới

Mỗi quốc gia có thể chế chính trị riêng, có hiến pháp và hệ thống luật pháp khác nhau,vì thế vấn đề quản lý nhà nước về du lịch có những đặc điểm riêng. Tuy nhiên có thể đúc kết một số kinh nghiệm cơ bản về quản lý nhà nước về du lịch như sau:

Thứ nhất: Để giải quyết những vướng mắc trong hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt động du lịch, các nước thường thành lập Ủy ban du lịch quốc gia hoặc Hội đồng du lịch quốc gia với thành phần là những Bộ hoặc cơ quan ngang Bộ quản lý các bộ luật liên quan đến du lịch nhằm tháo gỡ những quy định cản trở hoạt động du lịch. Cơ quan này có quyền kiến nghị quốc hội hoặc nghị viện chỉnh sửa các quy định trong các bộ luật hoặc kiến nghị Chính phủ điều chỉnh các chính sách để hoạt động du lịch phát triển. Một số nước, Ủy ban hoặc Hội đồng du lịch có ở các địa phương là những nơi du lịch phát triển. Ủy ban này không chỉ chăm lo cho việc phát triển du lịch, mà còn chăm lo cho vấn đề vui chơi giải trí và nghỉ dưỡng cho cộng đồng dân cư địa phương.

Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của tổ chức này được khẳng định trong Luật Du lịch hoặc một Luật riêng.

Thứ hai: Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch của các nước được chia thành những nhóm sau:

Nhóm thứ nhất: Bộ Du lịch

Nhóm thứ hai: Là một cơ quan trực thuộc Chính phủ

Nhóm thứ ba: Là cơ quan thuộc một Bộ thuộc Chính phủ (Bộ Công Thương, Bộ Văn hóa, Bộ Giao thông vânh tải..v.v)

Thứ ba: Cơ quan xúc tiến du lịch quốc gia.

Mô hình này có ở Thailan, Singapore và một số nước khác. Đặc điểm của tổ chức này là chăm lo cho việc xúc tiến du lịch ở nước ngoài và nâng cao chất lượng dịch vụ ở trong nước. Ví dụ: TAT(Cơ quan du lịch Thailan) có 15 đại diện ở nước ngoài và 15 đại diện du lịch ở trong nước. Kinh phí duy trì cho hoạt động của tổ chức này phụ thuộc vào số lượng khách du lịch quốc tế đến và thu nhập từ du lịch quốc tế. Họ có quyền kiểm tra các loại dịch vụ và cấp thẻ hướng dẫn viên.

1.3.2 Mô hình tổ chức quản lý nhà nước về du lịch của một số nước trong khu vực và trên thế giới.

Có ba loại mô hình cơ bản về tổ chức quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương, đó là:

- Bộ Du lịch

- Trực thuộc Bộ

- Tổng cục Du lịch trực thuộc Văn phòng Chính phủ.

oại mô hình thứ nhất. Thường có ở các nước nhỏ, mới phát triển du lịch, hệ thống luật pháp chưa đầy đủ và chưa đồng bộ.

oại mô hình thứ hai. Thường có ở các nước phát triển du lịch, có hệ thống luật pháp đầy đủ và đồng bộ.

Xem tất cả 103 trang.

Ngày đăng: 24/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí