Cơ Cấu Thị Trường Khách Du Lịch Nội Địa Đến Bắc Ninh Phân Theo Thị Trường Và Mục Đích Chuyến Đi Giai Đoạn 2006 - 2010)

gần với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh nên điều kiện đi lại cũng không khó khăn nên số khách đi từ Hà Nội thường chỉ đến thăm quan các điểm di tích sau đó quay trở về Hà Nội hoặc đến các tỉnh như Hải Phòng, Quảng Ninh để nghỉ ở Bắc Ninh.

- Khách nội địa :


Khách du lịch nội địa vẫn là lượng khách chủ yếu của tỉnh, trung bình hàng năm chiếm 95,6% tổng lượng khách đến. Ngoài đền Đô là nơi tập trung thu hút khách, còn có chùa Tiêu, chùa Phật Tích, chùa Dâu, chùa Bút Tháp, đền Bà Chúa Kho thu hút khách nội địa đến ngày một nhiều hơn vì điều kiện đi lại thuận tiện, gần Hà Nội. Khác với khách quốc tế, khách nội địa liên tục tăng, giai đoạn 2004 - 2013 trở lại đây với tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 20,59%.

Nguyên nhân một phần do đời sống nhân dân ngày càng cao do đó nhu cầu tham quan nghỉ dưỡng của người dân trong cả nước, đặc biệt là từ Thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận... cũng ngày càng tăng; bên cạnh đó là việc ngành du lịch Bắc Ninh chú trọng phát triển du lịch văn hóa - lễ hội, du lịch về nguồn... phù hợp với thị hiếu khách du lịch trong nước. Điều đó cũng có nghĩa rằng, trong tương lai gần thị trường khách nội địa sẽ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của du lịch Bắc Ninh.

Bảng 2.8 Cơ cấu thị trường khách du lịch nội địa đến Bắc Ninh phân theo thị trường và mục đích chuyến đi Giai đoạn 2006 - 2010)

ĐVT: %



TT

Nội dung

2009

2010

2011

2012

2013

Các thị trường chính

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

Nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh Bắc Ninh - 7

Hà nội

45%

45%

45%

46%

46%

2

Các tỉnh Bắc Bộ khác

20%

20%

20%

20%

20%

3

Huế - Đà Nẵng

10%

10%

10%

10%

10%

4

Các tỉnh Bắc Trung Bộ khác

15%

15%

15%

14%

14%

5

Tp Hồ Chí Minh

5%

5%

5%

5%

5%

6

Các tỉnh Nam Bộ khác

5%

5%

5%

5%

5%

Mục đích chuyến đi

1

Du lịch thuần tuý

45%

45%

45%

45%

45%

2

Du lịch thăm than

10%

10%

10%

10%

10%

3

Thương mại

10%

10%

10%

10%

10%

4

Mục đích khác

35%

35%

35%

35%

35%

1

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh

Khách du lịch nội địa thường là khách đi theo nhóm do các công ty du lịch, lữ hành tổ chức, hoặc do các tổ chức công đoàn của các cơ quan, xí nghiệp tổ chức hoặc tự tổ chức theo các nhóm... Đa phần là khách từ Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và các địa phương ở khu vực Bắc Trung Bộ.

2.2 Thực trạng quản lý nhà nước về du lịch tại Bắc Ninh


2.2.1 Thực trạng hệ thống các cơ quan quản lý về du lịch của tỉnh Bắc Ninh

2.2.1.1 Hệ thống các cơ quan theo chiều ngang (các sở liên quan)

Thực tế hoạt động du lịch đã chỉ rõ, trong cơ chế thi trường có sự quản lý của Nhà nước, rất cần sự quản lý điều hành của Nhà nước. Du lịch là hoạt động

liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Hoạt động du lịch của một tỉnh không chỉ là sự quản lý của UBND tỉnh giao cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch mà còn liên quan tới các sở ban ngành khác như:

- Sở Giao thông vận tải: Quản lý về lĩnh vực giao thông, đi lại, là yếu tố quyết định cho hoạt động di chuyển du lịch.

- Sở Công thương, sở Tài chính, sở Kế hoạch đầu tư: Quản lý về việc cấp nguồn kinh phí để duy trì, tôn tạo, bảo tồn và xây mới các điểm du lịch địa phương.

- Sở Xây dựng: Quản lý về việc xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng xã hội phục vụ cho việc phát triển kinh tế xã hội nói chung và ngành du lịch nói riêng.

- Công an tỉnh: Đảm bảo cho sự an toàn và trật tự xã hội phục vụ cho việc phát triển du lịch

- Sở Y tế : Đảm bảo sức khỏe cho người dân và du khách khi xảy ra sự cố về sức khỏe, tính mạng ...

Tóm lại, hoạt động du lịch chịu tác động rất lớn về nhiều mặt đối với các ngành khác trong xã hội. QLNN về du lịch không chỉ quan tâm tới riêng hoạt động du lịch mà còn phải quan tâm tới những hoạt động quản lý của các bên liên quan và cộng đồng dân cư tại địa phương.

2.2.1.2 Hệ thống các cơ quan theo chiều dọc (Tỉnh, huyện, xã)

Theo Luật Du lịch (Trích Điều 10, Điều 11 trong Luật Du lịch, 2005được ban hành theo Luật số 44/2005/QH11 ngày 14/6 năm 2005, có hiệu lực từ ngày 01/ 01 năm 2006) và căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch theo chiều dọc từ trung ương đến địa phương gồm có:

- Bộ VHTT&DL

- Tổng cục Du lịch

- Sở VHTT&DL tỉnh Bắc Ninh


- Phòng VHTT & DL Thành phố, Huyện, Thị Xã


2.2.2 Nội dung công tác quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Bắc Ninh

2.2.2.1 Công tác xây dựng, thực hiện chiến lược, quy hoạch

Do Bắc Ninh là một tỉnh có vị trí địa lý và địa hình rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, bên cạnh đó còn là trung tâm văn hóa, phật giáo lớn của cả nước nên phần lớn các quy hoạch trên địa bàn tỉnh được Nhà nước hết sức quan tâm. Như Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;Chỉ thị số 2178/CT-TTg ngày 02/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý quy hoạch;UBND tỉnh Bắc Ninh giao cho các sở, ban ngành của tỉnh Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh làm chủ đầu tư

, nghiên cứu lập quy hoạch.

Đối với quy hoạch chi tiết của các dự án đầu tư du lịch trên địa bàn tỉnh đã được phê duyệt: Quyết định số 673/QĐ-UBND ngày 15 tháng 6 năm 2011 của UBND tỉnh về việc phê duyệt “Đề cương nhiệm vụ và dự toán Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030”; Quyết định UBND tỉnh ngày 30/12/2014 số 554/2014/QĐ-UBND về việc “Quy hoạch tổng thể phát triển khu vực Dịch vụ tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”; UBND tỉnh Bắc Ninh đã có các cuộc hội nghị về công tác tổ chức, đánh giá, đề xuất giải quyết các quy hoạch chưa phù hợp với quy hoạch chung, quy hoạch phân khu chức năng; đề xuất thu hồi các dự án chậm tiến độ hoặc chủ đầu tư không có năng lực để thực hiện.

Tiếp thu, quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về du lịch, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bắc Ninh đã cụ thể hóa thành các chương trình, kế hoạch và chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp các sở ban, ngành và

các huyện, thành phố tuyên truyền, phổ biến đến toàn thể cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong tỉnh, nhất là các địa phương có tiềm năng phát triển du lịch hoặc nhưng nơi đã hình thành các cụm, điểm du lịch. Đến nay, nhiều nơi đã xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện khá tốt các chủ trương, chính sách này, qua đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, góp phần cải thiện đời sống người dân tại địa phương; nhận thức của nhân dân về phát triển du lịch gắn với lợi ích cộng đồng dân cư cũng được nâng lên; chuyển biến tích cực trong việc chấp hành các quy định về bảo vệ và tôn tạo các khu, điểm du lịch; việc kinh doanh du lịch được các doanh nghiệp quan tâm đầu tư và khai thác; chất lượng phục vụ du khách được nâng lên một bước; tình trạng tự ý nâng giá kinh doanh trong thời gian cao điểm đã giảm.

2.2.2.2 Công tác xây dựng, ban hành và thực hiện văn bản quy phạm pháp lu t

Luật Du lịch đã được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa XI, kỳ họp lần thứ 7 thông qua ngày 14/6/2005 và Chính phủ ban hành Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01/6/2007 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch...Việc Luật Du lịch được ban hành có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển du lịch khi Việt nam mở rộng hội nhập, tạo nền tảng vững chắc để thu hút các doanh nghiệp du lịch nước ngoài đầu tư, hợp tác kinh doanh với Việt Nam, đồng thời thu hút ngày càng nhiều du khách quốc tế đến Việt Nam. Các nội dung quy định về bảo vệ và tôn tạo tài nguyên du lịch, quy hoạch du lịch, công nhận và tổ chức quản lý khu, tuyến, điểm du lịch và đô thị du lịch; tiêu chuẩn hóa cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ, tiêu chuẩn hóa các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch; các quy định về đảm bảo an ninh, an toàn, cứu hộ, cứu nạn, bảo hiểm du lịch và giải quyết yêu cầu, kiến nghị của khách du lịch đều nhằm thể hiện chính sách của Nhà nước Việt Nam trong việc nâng cao sức cạnh

tranh, tính hấp dẫn của du lịch Việt Nam, bảo vệ quyền lợi chính đáng của khách du lịch và các nhà đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực du lịch.

Thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn, huyện Tiên Du,huyện Thuận Thành, huyện Quế Võ, huyện Gia Bình là những nơi tập trung phần lớn du khách và khách du lịch vào các thời điểm lễ hội trong năm. Để tăng cường việc quản lý tới các trung tâm du lịch trong tỉnh, UBND tỉnh Bắc Ninh đã thường xuyên thực hiện công tác chỉ đạo các địa phương cùng tham gia góp ý trong công tác xây dựng các văn bản về quản lý và phát triển du lịch. Đặc biệt với công tác quản lý môi trường kinh doanh du lịch, nhằm tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh du lịch, giảm thiểu và xóa bỏ tình trạng cò mồi, cạnh tranh không lành mạnh, ăn xin, bán hàng rong, bán hàng giả, hàng kém chất lượng, bán hàng không theo giá niêm yết, lấn chiếm vỉa hè. Thực hiện Nghị quyết số 20 và số 22 ngày 19/7/2011 của HĐND tỉnh Bắc Ninh về “thực hiện nếp sống văn minh; tăng cường thực hiện công tác quản lý nhà nước về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội”

Hàng năm Sở Văn hóa Thể thao Du lịch tỉnh Bắc Ninh đã tham mưu UBND tỉnh Bắc Ninh quan tâm đến việc xây dựng và ban hành các văn bản để chấn chỉnh các hoạt động khai thác, sử dụng, tôn tạo các di tích lịch sử đưa vào hoạt động du lịch, nâng cao chất lượng du lịch dịch vụ, đảm bảo an toàn du lịch; các hoạt động môi trường kinh doanh du lịch.

Tuy công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã được quan tâm song còn nhiều lúng túng, bất cập , chưa hiệu quả như: Việc quản lý lễ hội Lim, lễ hội Đền Bà Chúa Kho, lễ hội chùa Phật Tích... vẫn còn tồn tại những hiện tượng tiêu cực như dịch vụ tự phát, tình trạng bán hàng không đúng giá niêm yết, mê tín dị đoan...vẫn còn tồn tại.

2.2.2.3 Nội dung QLNN của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh


- Tổ chức công bố quy hoạch sau khi được phê duyệt;

- Tổ chức thực hiện điều tra, đánh giá, phân loại, xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên du lịch của tỉnh theo Quy chế của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch;

- Thực hiện các biện pháp để bảo vệ, tôn tạo, khai thác, sử dụng hợp lý và phát triển tài nguyên du lịch, môi trường du lịch, khu du lịch, điểm du lịch của tỉnh;

- Tổ chức lập hồ sơ đề nghị công nhận khu du lịch địa phương, điểm du lịch địa phương, tuyến du lịch địa phương; công bố sau khi có quyết định công nhận;

- Cấp, sửa đổi, bổ sung, cấp lại, gia hạn, thu hồi Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của doanh nghiệp du lịch nước ngoài đặt trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật và theo phân cấp, uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh;

- Thẩm định hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;

- Quyết định xếp hạng 1 sao, hạng 2 sao cho khách sạn, làng du lịch; hạng đạt tiêu chuẩn kinh doanh biệt thự, căn hộ du lịch; hạng đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch đối với bãi cắm trại, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê, cơ sở lưu trú du lịch khác;

- Thẩm định và cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch cho cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch;

- Tổ chức cấp, cấp lại, đổi, thu hồi thẻ hướng dẫn viên du lịch; cấp, thu hồi giấy chứng nhận thuyết minh viên theo quy định của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch;

- Xây dựng kế hoạch, chương trình xúc tiến du lịch và tổ chức thực hiện chương trình xúc tiến du lịch, sự kiện, hội chợ, hội thảo, triển lãm du lịch của địa phương sau khi được phê duyệt.

Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh

Các hoạt động quản lý nhà nước về du lịch của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh còn gặp nhiều vấn đề như: Số lượng công chức làm việc ít mà

khối lượng công việc quá nhiều dẫn tới hiệu quả công việc bị hạn chế. Các hoạt động về xúc tiến , quảng bá và đầu tư chưa được quan tâm đúng mức.

2.2.2.4 Nội dung quản lý nhà nước của Phòng Văn hóa Thể thao và Du lịch Thành phố, Huyện, Thị xã

- Trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định, chỉ thị; kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; đề án, chương trình phát triển văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện cải cách hành chính, xã hội hoá trong lĩnh vực quản lý nhà nước được giao.

- Trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện dự thảo các văn bản về lĩnh vực văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

- Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, đề án, chương trình đã được phê duyệt; hướng dẫn, thông tin tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, hoạt động phát triển sự nghiệp văn hoá, thể dục, thể thao và du lịch; chủ trương xã hội hoá hoạt động văn hoá, thể dục thể thao; chống bạo lực trong gia đình.

- Hướng dẫn các tổ chức, đơn vị và nhân dân trên địa bàn huyện thực hiện phong trào văn hoá, văn nghệ; phong trào luyện tập thể dục, thể thao; xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội; xây dựng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”; xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hoá, khu phố văn hoá, đơn vị văn hoá; bảo vệ các di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh; bảo vệ, tôn tạo, khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên du lịch, môi trường du lịch, khu du lịch, điểm du lịch trên địa bàn huyện.

- Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của các Trung tâm văn hoá, thể thao, các thiết chế văn hoá thông tin cơ sở, các cơ sở hoạt động dịch vụ văn hoá, thể dục, thể

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/08/2023