Quan Điểm, Định Hướng Và Mục Tiêu Quản Lý Nhà Nước Về Xúc Tiến Du Lịch Tỉnh Quảng Ninh


trường Đông Bắc Á, Tây Âu… tiếp tục là thị trường khách tiềm năng của du lịch Việt Nam.

Năm 2017 được xem là một năm thành công của Du lịch Việt Nam, trong đó tốc độ tăng trưởng lượng khách là một trong những dấu ấn quan trọng nhất của ngành du lịch. Theo đó, tính cả năm 2017, Việt Nam đón được 12,9 triệu lượt khách quốc tế, tăng gần 30% so với năm 2016 và phục vụ hơn 73 triệu lượt khách nội địa. Lần đầu tiên, Việt Nam lọt vào danh sách các quốc gia có tốc độ tăng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới. Việt Nam được Tổ chức Du lịch Thế giới xếp thứ 6 trong 10 điểm du lịch có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới và đứng đầu châu Á về tốc độ này.

Các chuyên gia du lịch nhận định, với đà tăng trưởng mạnh mẽ trong hai năm 2016 và 2017, ngành Du lịch chắc chắn vẫn tăng trưởng tốt trong năm 2018. Dù có thể khó đạt được mức tăng gần 30% như năm nay, song Du lịch vẫn có thể trở thành điểm sáng của nền kinh tế với mức tăng trưởng 26-27%.

Năm 2018, chắc chắn du lịch vẫn tăng trưởng tốt, trừ những trường hợp bất khả kháng. Tuy nhiên, cho đến nay chưa thấy có triệu chứng gì có thể làm tốc độ tăng trưởng của Du lịch suy giảm. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của Du lịch Việt Nam có thể sẽ giảm dần chứ không thể tăng trưởng mạnh mẽ như hai năm vừa qua. Bởi lẽ, những thị trường có thể tăng nhanh thì đã tăng rồi, nếu không có những hành động quyết liệt ở những thị trường mới thì khó thể có sự tăng trưởng mạnh mẽ như hai năm vừa qua

Ngành Du lịch còn có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, với tốc độ tăng trưởng nhanh như hiện nay, ngành Du lịch cần quan tâm hơn đến vấn đề chất lượng và số lượng nguồn nhân lực để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Trong khi đó, theo ý kiến ông Trương Sỹ Vinh – Phó Viện trưởng Viện phát triển du lịch Việt Nam nhận định, với đà tăng trưởng trong hai năm qua


và dư địa còn lớn, Du lịch trong năm 2018 và một vài năm tới vẫn sẽ tăng trưởng tốt, vào khoảng 26-27%.

* Thị trường khách quốc tế tập trung chủ lực là Đông Bắc Á, Tây Âu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Trong năm 2018, thị trường Đông Bắc Á với 4 điểm đến quan trọng: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan vẫn là thị trường chủ lực của du lịch Việt Nam. Trong năm 2017, khách đến thị trường Đông Bắc Á tiếp tục tăng trưởng tốt, trong đó Trung Quốc và Hàn Quốc là hai thị trường dẫn đầu lượng khách đến Vệt Nam với việc lần lượt đạt hơn 4 triệu khách (tăng 48,6%) và hơn 2,4 triệu khách (tăng 56,4%).

Theo các chuyên gia: “Sự tăng trưởng nào cũng chỉ có giới hạn, chúng ta không thể kỳ vọng cái gì là mãi mãi đối với 1 -2 thị trường được, cho nên những thị trường tiềm năng hiện nay trội lên, hứa hẹn sự tăng trưởng mạnh mẽ, điển hình như thị trường Tây Âu, năm nay tăng trưởng xấp xỉ 20%. Điều đáng lưu ý, Tây Âu là thị trường ổn định, hầu như không có suy giảm, ít bị ảnh hưởng bởi những biến cố trên thế giới. Do vậy, khi ta đẩy mạnh được thị trường đó lên thì độ tăng trưởng tương đối ổn định. Trong năm vừa qua, du lịch Việt Nam đón được khoảng 1,5 triệu khách Tây Âu, đó là con số hết sức ấn tượng.

Quản lý nhà nước về công tác xúc tiến du lịch tỉnh Quảng Ninh - 11

Ngoài ra, thị trường Bắc Mỹ cũng là một thị trường đầy tiềm năng mà du lịch Việt Nam chưa khai thác được nhiều. Năm 2017, Việt Nam đón trên 700 ngàn khách Bắc Mỹ đến Việt Nam, trong đó có nhiều bà con người Việt ở nước ngoài. Đây là con số hết sức khiêm tốn nếu so với tổng số 80 triệu khách Mỹ đi du lịch nước ngoài trong một năm hiện tại. Điều này thể hiện thị trường Bắc Mỹ vẫn còn bỏ ngỏ với du lịch Việt Nam, trong khi đây lại là thị trường tiềm năng của du lịch Việt Nam trong tương lai.

Một thị trường hấp dẫn khác đối với du lịch Việt Nam là Úc. Tuy đây là thị trường có dân số không cao, song số lượng người Úc đi du lịch nước ngoài lại lớn. “Nếu chúng ta tính tỷ trọng số lượng người Úc sang Việt Nam


khoảng 400 ngàn/1 năm so với dân số 20 triệu người của họ thì thấy con số đó rất khả dĩ. Vì vậy, với quan hệ sâu sắc giữa Việt Nam và Úc, chúng ta hoàn toàn có khả năng nâng lượng khách này lên gấp đôi trong vòng vài năm tới” – ông Bình nhận định.

Cũng theo đánh giá của các chuyên gia du lịch, thị trường Ấn Độ là thị trường rất hấp dẫn với du lịch Việt Nam với số lượng dân số khổng lồ. Tầng lớp trung lưu của Ấn Độ cũng đạt khoảng 200-300 triệu người, đây là nguồn khách rất lớn mà du lịch Việt Nam chưa khai thác hiệu quả. Đây là những thị trường tiềm năng trong tương lai của du lịch Việt Nam. Khi nào những thị trường này tăng lên được thì mới có thể góp phần đưa lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng lên 20 triệu lượt như mong muốn của Chính phủ và của ngành Du lịch”. [31]

4.2. Quan điểm, định hướng và mục tiêu quản lý nhà nước về xúc tiến du lịch tỉnh Quảng Ninh

4.2.1. Quan điểm, định hướng

Quảng Ninh sẽ tập trung triển khai công tác xúc tiến quảng bá du lịch Quảng Ninh theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm, đảm bảo chất lượng, hiệu quả, khẳng định thương hiệu và khả năng cạnh tranh. Đầu tư ứng dụng công nghệ cao cho hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch, khai thác tối ưu công nghệ thông tin, truyền thông. Đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá du lịch hướng tới các thị trường trong nước và quốc tế. Định vị Quảng Ninh là điểm đến du lịch an toàn - hấp dẫn - thân thiện dựa trên các sản phẩm du lịch đặc trưng: Du lịch di sản, du lịch biển, nghỉ dưỡng biển đảo, du lịch sinh thái...

Tiếp tục đổi mới, mở rộng phạm vi hoạt động với nhiều chương trình, sự kiện quảng bá trong và ngoài nước. Nổi bật là các hoạt động tham gia chương trình hợp tác liên kết vùng, đẩy mạnh triển khai quảng bá tại các thị trường khách trọng điểm trong nước và quốc tế thông qua nhiều nội dung hoạt động phong phú, đa dạng.


Tổ chức khảo sát điểm đến, hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh, thành phố: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, TP Hải Phòng… quảng bá hình ảnh điểm đến du lịch, trao đổi, chia sẻ và cung cấp thông tin về hoạt động du lịch giữa các địa phương; phối hợp với các đoàn làm phim trong nước và nước ngoài thực hiện các chương trình phim quảng bá về du lịch, giới thiệu về văn hóa, danh lam thắng cảnh, sản phẩm du lịch, ẩm thực đặc trưng của tỉnh; tổ chức đón tiếp các đoàn Famtrip, Presstrip trong nước và quốc tế đến viết bài, đưa tin về du lịch Quảng Ninh.

Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá du lịch trên các tạp chí, tổ chức các sự kiện, hoạt động du lịch, văn hóa, thể thao từ cấp tỉnh đến địa phương nhằm tuyên truyền, quảng bá giá trị các điểm đến du lịch, các danh lam thắng cảnh Quảng Ninh… Đặc biệt, tận dụng được thế mạnh công nghệ thông tin, ngành Du lịch đã tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, quảng bá điểm đến Hạ Long, Quảng Ninh trên website halongtourism.com.vn và trang fanpage của Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch, đồng thời tiến hành nâng cấp các trang này.

Xây dựng và xúc tiến quảng bá du lịch Quảng Ninh gắn với các giá trị và sản phẩm du lịch khác biệt, độc đáo, có chất lượng, có sức cạnh tranh, gắn với thị trường cụ thể. Đối với thị trường quốc tế, tập trung vào thị trường Đông Bắc Á: Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông (Trung Quốc), Hàn Quốc, Nhật Bản; thị trường châu Âu, Úc, Asean... Đối với thị trường trong nước, tiếp tục thu hút khách du lịch nội địa tại các địa phương, khu vực và trung tâm du lịch, đặc biệt tại các địa phương ở các tỉnh phía Nam, phấn đấu tăng trưởng 8 -10%/năm.

4.2.2. Mục tiêu

Quảng Ninh phấn đấu đến năm 2020, tổng khách du lịch đạt 15 triệu lượt, trong đó có 7 triệu khách quốc tế. Thời gian lưu trú trung bình đạt từ 3 ngày trở lên, tổng thu đạt 30.000 - 40.000 tỷ đồng. Thu ngân sách từ hoạt động du lịch đạt 10 - 15% thu nội địa, giải quyết việc làm cho khoảng

130.000 người.


Ngành Du lịch Quảng Ninh sẽ tái bản 5.000 ấn phẩm Cẩm nang Du lịch Quảng Ninh bằng 4 ngôn ngữ: Anh, Trung, Nhật, Việt; 6.000 bản đồ Du lịch Hạ Long và 6.000 bản đồ Du lịch Quảng Ninh.

Xây dựng kho dữ liệu về hình ảnh du lịch Quảng Ninh và kho dữ liệu cho các doanh nghiệp du lịch lớn trên địa bàn Hạ Long; cung cấp thông tin cho khách du lịch trên tổng đài 1900966990.

4.3. Các giải pháp quản lý nhà nước về xúc tiến du lịch tỉnh Quảng Ninh

4.3.1. Tăng cường xúc tiến du lịch, kêu gọi đầu tư, liên kết hợp tác trong phát triển du lịch của tỉnh

Tập trung nâng cao tính chuyên nghiệp và hiệu quả của các hoạt động xúc tiến du lịch Quảng Ninh. Đây là yêu cầu hết sức bức thiết của du lịch Quảng Ninh trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt sau khi Việt Nam hội nhập nền kinh tế thế giới rất mạnh mẽ. Để thực hiện được điều này, tỉnh cần tập trung làm tốt những công việc chủ yếu sau:

Một là, tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, xây dựng phong cách hoạt động chuyên nghiệp. Đổi mới quan điểm và phương pháp xúc tiến, quảng bá du lịch; đổi mới cách xây dựng ấn phẩm, sản phẩm quảng bá du lịch; xúc tiến xây dựng thư viện ảnh, ngân hàng dữ liệu của tỉnh phục vụ xây dựng ấn phẩm.

Hai là, đẩy mạnh khai thác các phương tiện và công nghệ truyền thông trong và ngoài nước, tăng cường tham gia các sự kiện du lịch mang tính tuyên truyền cao như hội chợ, lễ hội, các sự kiện thể thao lớn... để tuyên truyền quảng bá, xúc tiến kêu gọi đầu tư, liên kết, hợp tác phát triển du lịch của tỉnh. Đặc biệt chú trọng các thị trường du lịch trọng điểm để mở rộng hoạt động quảng bá hình ảnh du lịch Quảng Ninh.

Ba là, hoàn thiện hệ thống thông tin về tiềm năng và lợi thế phát triển du lịch của tỉnh; các cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh Quảng Ninh. Xây dựng hệ thống chỉ dẫn thông tin du lịch. Đẩy nhanh dự án ứng dụng công


nghệ thông tin và tổ chức triển khai ngay vào công tác quản lý, quảng bá du lịch, tăng cường thông tin quảng bá trên website du lịch Quảng Ninh. Đồng thời, công khai hóa các quy hoạch, các dự án du lịch, các chính sách ưu đãi đầu tư bằng nhiều hình thức như: biên soạn, phát hành các ấn phẩm về tiềm năng du lịch của tỉnh để giới thiệu với các đại lý du lịch nước ngoài nhằm mở rộng phạm vi quảng bá.

Bốn là, chú trọng và chủ động phối hợp với các tỉnh, thành phố trong nước, nhất là các tỉnh thuộc khu vực phía Bắc, xây dựng các phương án, kế hoạch hợp tác phát triển du lịch một cách cụ thể, thiết thực và hiệu quả. Bên cạnh đó, không ngừng mở rộng hợp tác quốc tế trong phát triển du lịch với các nước, các tổ chức UNWTO, ASEAN, EU... để tranh thủ kinh nghiệm quản lý, vốn, công nghệ và nguồn khách, tạo điều kiện vật chất cho hoạt động QLNN về xúc tiến du lịch.

Năm là, tích cực vận động đăng cai tổ chức tại tỉnh các hoạt động văn hóa - du lịch, văn hóa - thể thao, giao lưu văn hóa... cấp quốc gia, quốc tế để xây dựng thương hiệu cho du lịch Quảng Ninh.

Sáu là, tiến hành phân tích nhu cầu vốn đầu tư; xây dựng kế hoạch và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng sở, ban ngành trong việc thu hút, tranh thủ nguồn lực bên ngoài, đồng thời khai thác tối đa nguồn lực bên trong cho phát triển du lịch.

4.3.2. Tăng cường ngân sách cho hoạt động xúc tiến

Trên cơ sở quá trình nghiên cứu phân tích cho thấy hoạt động xúc tiến đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh du lịch. Với định hướng thị trường của khu du lịch là tập trung vào thị trường khách quốc tế và nâng cao ngân sách cho thị trường khách nội địa.

Để tăng cường ngân sách cho hoạt động xúc tiến khu du lịch Quảng Ninh cần huy động tối đa sự đóng góp của các doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn , một phần từ các dự án đầu tư vào khu du lịch, từ nguồn vốn ngân


sách của nhà nước, nguồn vốn tích lũy của tỉnh, vốn vay ODA, vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư nước ngoài…

Cần tăng ngân sách cho hoạt động quảng cáo, hỗ trợ và xúc tiến bán với thị trường khách quốc tế, đặc biệt là khách đến từ khu vực châu Á EU…để du khách đến với khu du lịch mình nhiều hơn, tạo dựng hình ảnh, uy tín cho khu du lịch.

- Đối với thị trường trong nước thì hình ảnh và uy tín của khu du lịch đã được xây dựng tương đối ổn định, nhưng vẫn phải chú trọng quảng cáo để nhắc nhở du khách nhớ và xúc tiến tăng cường cho hoạt động quan hệ công chúng để củng cố lòng tin và mở rộng thêm kênh phân phối.

- Đầu tư xây dựng trung tâm hướng dẫn và dịch vụ cung cấp thông tin cho khách du lịch. Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề cho đội ngũ làm du lịch tại Quảng Ninh.

- Hàng năm tỉnh Quảng Ninh nên trích một phần doanh thu (6-7%) trong tổng doanh thu cho các hoạt động quảng cáo, quan hệ công chúng, xúc tiến bán vì đây là những công cụ được sử dụng nhiều nhất trong chiến dịch xúc tiến du lịch.

- Việc lập kế hoạch ngân sách xúc tiến và đánh giá hiệu quả của chiến dịch xúc tiến là một công việc quan trọng, có ý nghĩa bởi vì để sử dụng có hiệu quả nhất nguồn ngân sách này đòi hỏi kinh nghiệm và sự tính toán kỹ lưỡng của các nhà quản lý.

4.3.3. Củng cố bộ máy tổ chức và đội ngũ quản lý nhà nước về du lịch

Một là, củng cố tổ chức bộ máy QLNN ở tỉnh gắn với việc cụ thể hóa chức năng, nhiệm vụ QLNN về du lịch, đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính có liên quan:Hệ thống cơ quan QLNN về du lịch cần được tổ chức thống nhất từ tỉnh xuống huyện, thị, thành phố (sau đây gọi cấp huyện) cho đến xã, phường và thị trấn (sau đây gọi là cấp xã), đảm bảo sự phối hợp có hiệu quả giữa các ngành, các cấp trong QLNN về du lịch, phân định rõ quyền


hạn và trách nhiệm của mỗi ngành, mỗi cấp nhằm khắc phục tình trạng chồng chéo, đùn đẩy trong quản lý, đảm bảo giải quyết nhanh gọn các vấn đề phát sinh trong xúc tiến du lịch.

Hai là, tăng cường sự phối hợp giữa Sở Du lịch với các sở, ngành khác trong QLNN đối với XTDL cũng như trong việc tham mưu cho UBND tỉnh về QLNN đối với hoạt động XTDL trên địa bàn. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch phải luôn gắn với việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH của tỉnh, đảm bảo phù hợp với quy hoạch phát triển du lịch của Trung ương và tùy thuộc vào khả năng đáp ứng các điều kiện về chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội và môi trường đầu tư của tỉnh... Chính vì vậy, QLNN về du lịch không thể thiếu sự phối hợp của các cơ quan QLNN về kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội của tỉnh.

4.3.4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động xúc tiến du lịch

- Hoạt động thanh tra, kiểm tra nhằm mục đích vừa thúc đẩy các doanh nghiệp kinh doanh trung thực, minh bạch, vừa giúp Nhà nước phát hiện những sai sót của doanh nghiệp để có những biện pháp xử lý kịp thời, đảm bảo sự tôn nghiêm của pháp luật. Vì vậy, để công tác thanh tra, kiểm tra nói riêng, QLNN đối với hoạt động XTDL nói chung có hiệu lực, hiệu quả cũng như đảm bảo quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp kinh doanh du lịch, phải xác định một cách chính xác phạm vi thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp.

- Đổi mới phương thức thanh tra, kiểm tra. Trình tự, thủ tục thanh tra, kiểm tra phải được nghiên cứu và thiết kế lại một cách hết sức khoa học để làm sao vừa đảm bảo được mục đích, yêu cầu thanh tra, kiểm tra, vừa có sự kết hợp, phối hợp với các cơ quan chức năng khác để tiến hành gọn nhẹ, không trùng lặp chồng chéo, giảm bớt thời gian, không gây phiền hà cho doanh nghiệp kinh doanh du lịch.

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 15/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí