Thực Trạng Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Ở Tỉnh Tây Ninh



Cao đẳng

87

87

88

90

130

188


Trung cấp

90

90

95

119

143

197


Sơ cấp (PTTH)

440

440

600

700

820

990


Đào tạo khác

112

155

250

320

350

390


Chưa qua đào

tạo

205

311

400

470

533

656

3

Lao động các

ngành

931

911

1.060

1.507

1.980

2.678


Lữ hành

92

48

82

129

179

213


Khu du lịch

244

214

244

324

439

611


Lưu trú

595

649

734

1.054

1.362

1.854

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Tây Ninh - 9

(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tây Ninh) Kế hoạch hỗ trợ đào tạo phát triển ngành Du lịch tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2011-2020 là bước đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu lần thứ IX Đảng bộ tỉnh Tây Ninh số 09-NQ/ĐH ngày 11/9/2010 [6] trong lĩnh vực du lịch và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Tây Ninh [25s] làm cơ sở cho việc xây dựng, thực hiện Chương trình, kế hoạch phát triển nhân lực ngành du lịch 5 năm và hàng năm của Tỉnh. Qua đó, góp phần cùng với tỉnh Tây Ninh phát triển nhân lực ngành Du lịch có hệ thống; tăng cường số lượng, chất lượng, tính chuyên nghiệp và hợp lý hóa cơ cấu nhân lực ngành du lịch, đáp ứng yêu cầu phát triển

du lịch ở các địa phương của tỉnh trước nhu cầu hội nhập quốc tế sâu rộng...

Theo đó, đối tượng được hỗ trợ là nhân lực thuộc các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và đơn vị sự nghiệp trong ngành du lịch từ Tỉnh đến các địa phương trong tỉnh, bao gồm 8 huyện và 1 thị xã; các hệ thống cơ sở đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch; các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động du


lịch và nhân lực các doanh nghiệp du lịch (nhân lực quản trị kinh doanh và nhân lực nghiệp vụ lao động trực tiếp).

Kế hoạch hỗ trợ đào tạo nhân lực Du lịch tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2011- 2020 sẽ tập trung vào các nhiệm vụ chủ yếu như: Xây dựng chương trình phát triển nhân lực ngành Du lịch tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020; phối hợp tổ chức các khóa đào tạo nhân lực du lịch tại chỗ cho tỉnh; hỗ trợ đào tạo tại cơ sở của Bộ.

Nguồn nhân lực phục vụ trong ngành du lịch Tây Ninh vừa thiếu lại vừa yếu, trong đó thiếu chuyên môn trình độ và yếu về tay nghề.

2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Tây Ninh

Nội dung của mục này tác giả tập trung nghiên cứu và trình bày thực trạng quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Tây Ninh mà không bàn luận gì thêm, phần đánh giá sẽ được trình bày ở mục 2.3.

Để tiến hành quản lý du lịch, chính quyền cấp tỉnh ở Tây Ninh đã tiến hành các hoạt động cụ thể sau:

2.2.1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch.

Tỉnh ủy, UBND tỉnh Tây Ninh đã xác định phát triển du lịch là một trong các mục tiêu và động lực để phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm, tăng thu nhập và ổn định đời sống nhân dân. Do vậy, thời gian qua, UBND tỉnh đã ban hành quyết định thông qua quy hoạch phát triển du lịch Tây Ninh, cụ thể là Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Tây Ninh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; và gần đây là Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Tây Ninh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.


Sở VHTTDL Tây Ninh đã thực hiện tốt chức năng quản lý quy hoạch phát triển du lịch như: xây dựng Danh mục dự án đầu tư kêu gọi hướng dẫn các nhà đầu tư triển khai thủ tục đầu tư, thủ tục xin giấy phép cho một số dự án tại một số khu du lịch. Phối hợp với các sở ban ngành và các công ty triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng từ vốn ngân sách tại một số khu du lịch đạt chất lượng, đảm bảo tiến độ và mang lại hiệu quả cho phát triển du lịch như: hệ thống giao thông, điện, nước tại khu du lịch núi Bà Đen, Khu di tích lịch sử Dương Minh Châu... Từng bước triển khai các hoạt động xúc tiến kêu gọi đầu tư cho các dự án tại: khu du lịch Ma Thiên Lãnh, gấp rút hoàn thiện thủ tục với cơ quan trung ương về các dự án tại khu vực Hồ Dầu Tiếng, khu dịch vụ - du lịch Bàu Cà Na, di tích Trung ương Cục miền Nam để tiến hành đầu tư và kêu gọi đầu tư.

Mục tiêu của Quy hoạch này là phấn đấu đưa ngành Du lịch trở thành một ngành kinh tế quan trọng, sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, cạnh tranh được với các tỉnh miền Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ, Tây Nguyên, Vương quốc Campuchia và một số nước trong khu vực ASEAN.

Vấn đề quy hoạch tổng thể du lịch Tây Ninh cũng còn nhiều vướng mắc, mặc dù thời gian qua Chính phủ, các Bộ, ngành đã quan tâm hỗ trợ. Chiến lược phát triển du lịch và quản lý phát triển du lịch thông qua hệ thống quy hoạch du lịch từ tổng thể đến chi tiết còn thiếu đồng bộ và thiếu sự liên kết, phối hợp chặt chẽ giữa các ngành trong quy hoạch phát triển du lịch, quy hoạch phát triển ngành, gây nên sự phát triển lệch hướng tại một số điểm du lịch, khiến hiệu quả đầu tư thấp. Trong đó nổi cộm lên vấn đề quy hoạch lại quần thể di tích Núi Bà Ðen và Căn cứ Trung ương Cục miền nam, bảo đảm mục tiêu phát triển đồng bộ


toàn khu di tích về lịch sử, văn hóa, tôn giáo, du lịch, lâm nghiệp, tài nguyên môi trường và an ninh quốc phòng.

Tỉnh cũng đang tiến hành điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch định hướng đến năm 2020, tăng tỷ trọng ngành dịch vụ - du lịch trong tổng sản phẩm xã hội toàn tỉnh, phấn đấu đón hơn ba triệu lượt du khách, trong đó có gần 30 nghìn lượt khách quốc tế. Tây Ninh sẽ chú trọng phát triển các tuyến du lịch trọng điểm, kết nối tua du lịch với các tỉnh, thành phố tới các điểm đến trong tỉnh và thông tuyến lữ hành quốc tế sang Cam-pu-chia. Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế, thu nhập của người dân ngày càng cao, nhu cầu về du lịch trong nước tăng mạnh, là cơ sở để du lịch tỉnh tăng cường xây dựng sản phẩm. Trước mắt, nỗ lực tạo dựng một số thương hiệu sản phẩm du lịch mang đặc trưng của địa phương theo các hướng chủ đạo là du lịch tâm linh, về nguồn và du lịch sinh thái, quan tâm chất lượng dịch vụ.

Tỉnh sẽ tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, đường giao thông đến các điểm du lịch và bổ sung, điều chỉnh các chính sách và cơ chế ưu đãi, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư trọn gói vào các khu du lịch quy mô vừa và nhỏ, đồng thời kêu gọi đầu tư những khách sạn cao cấp trên địa bàn tỉnh. Phối hợp các sở, ngành chức năng trong tỉnh và vùng phụ cận trong việc lồng ghép những chương trình, dự án đầu tư bảo vệ, tôn tạo di tích, cảnh quan môi trường, khôi phục và phát triển các lễ hội, hoạt động văn hóa dân gian cùng các làng nghề, phục vụ phát triển du lịch. Tỉnh cũng đang chuẩn bị đề án trình Chính phủ về việc đầu tư xây dựng một khu tổ hợp khách sạn- sân gôn quốc tế chung của Việt Nam và Cam-pu-chia tại khu vực Mộc Bài giữa biên giới hai nước để thu hút khách chơi gôn có khả năng chi tiêu cao, đến từ các nước trong khu vực.


Theo kế hoạch từ nay đến năm 2020, Tây Ninh đã ban hành danh mục các dự án đầu tư cần thiết cho sự phát triển của hoạt động du lịch, làm cơ sở xây dựng và thực hiện chính sách thúc đẩy đầu tư, nhất là về cơ sở hạ tầng. Trong đó tập trung đầu tư xây dựng các khu, cụm du lịch như: cụm thị xã Tây Ninh - núi Bà Ðen, cụm Thiện Ngôn- Căn cứ Trung ương Cục miền nam. Kêu gọi đầu tư, phát triển mở rộng một số khu du lịch đã được quy hoạch như Khu du lịch Ma Thiên Lãnh - Núi Bà Ðen rộng 96 ha. Một dự án trọng tâm khác đang được mời gọi đầu tư để xây dựng khu vực hồ Dầu Tiếng rộng 800 ha thành trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi, thể thao. Gần đây tỉnh đã cấp phép cho tập đoàn An Viên đầu tư vào đảo Nhím, khu hồ Dầu Tiếng để xây dựng một phim trường lớn gắn với du lịch, có tổng kinh phí hơn 3.000 tỷ đồng. Về cơ sở hạ tầng, tỉnh đã kiến nghị với Bộ Giao thông vận tải mở các tuyến đường bộ nối TP Hồ Chí Minh đến Mộc Bài, đi Xa Mát, xây dựng tuyến đường sắt TP Hồ Chí Minh đi Mộc Bài, v.v. Tỉnh cũng đã có kế hoạch thay đổi công nghệ cáp treo lên núi Bà Ðen đã cũ bằng công nghệ cáp treo hiện đại của châu Âu trong thời gian tới và tiến hành điều chỉnh quy hoạch chung để đưa khu du lịch núi Bà Ðen thành một trung tâm du lịch, vui chơi, giải trí và nghỉ dưỡng lý tưởng, có quy mô, tầm vóc quốc gia. Bên cạnh đó, dự án quy hoạch phát triển du lịch khu di tích Căn cứ Trung ương Cục miền nam đến năm 2030, có diện tích hơn 6.400 ha, thuộc huyện Tân Biên, cách thị xã Tây Ninh hơn 60 km cũng đang được xây dựng và triển khai. Vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đồng ý về mặt chủ trương, đề nghị Thủ tướng Chính phủ công nhận đây là Khu di tích đặc biệt quan trọng cấp quốc gia, nhằm thúc đẩy việc nâng cao chất lượng và tầm vóc của một trung tâm văn hóa lịch sử, du lịch sinh thái rừng đặc trưng của vùng và quốc gia,


hình thành và phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa, về nguồn, kết hợp du lịch sinh thái.

Tính đến cuối năm 2015, tỉnh đã thực hiện được 05 năm theo quy hoạch phát triển du lịch. Trong đó, đạt được một số kết quả như sau:

Về tổng doanh thu du lịch giai đoạn 2013 – 2015 là 1.956 tỷ đồng, vượt chỉ tiêu trong quy hoạch là 1.162 tỷ đồng.

Về khách du lịch năm 2015 đạt 2,5 triệu khách có lưu trú, vượt chỉ tiêu trong quy hoạch là 1,6 triệu khách có lưu trú.

2.2.2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về hoạt động du lịch

Chính quyền Tây Ninh tổ chức trển khai thực hiện các văn bản QLNN về hoạt động du lịch của các cấp ở Trung ương.

Các cơ quan QLNN ở Trung ương đã ban hành nhiều văn bản về quản lý du lịch. Có thể kể đến một số văn bản sau:

1) Luật Du lịch ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Nghị định số 92/2007/NĐ – CP, ngày 06 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch, là cơ sở căn bản về luật pháp nhằm đảm bảo sự QLNN về du lịch.

2) Quyết định số 217/QĐ – TCDL, ngày 15 tháng 6 năm 2009 của Tổng cục du lịch về việc ban hành hướng dẫn áp dụng Tiêu chuẩn Quốc gia về phân loại, xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch.

3) Thông tư số 48/2010/TT – BTC, ngày 04 tháng 12 năm 2010 của Bộ Tài chính về hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, cấp giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện


doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam, cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch, cấp giấy chứng nhận thuyết minh viên.

4) Thông tư số 47/2010/TT – BTC, ngày 04 tháng 12 năm 2010 của Bộ Tài chính về quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch và phí thẩm định cơ sở kinh doanh dịch vụ đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch.

5) Quyết định 2473/QĐ-TTg, ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt "Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030".

6) Quyết định số 1356/QĐ-BVHTTDL, ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc quy định trình tự, thủ tục đánh giá và cấp thí điểm chứng nhận Nhãn Du lịch bền vững Bông sen xanh cho các cơ sở lưu trú du lịch tại Việt Nam.

7) Thông tư liên tịch số 22/2012/TTLT-BGTVT-BVHTTDL, ngày 26 tháng 06 năm 2012 của Bộ Giao thông vận tải và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về bảo đảm an toàn giao thông trong vận tải khách du lịch bằng phương tiện thủy nội địa.

8) Nghị định số 16/2012/NĐ-CP, ngày 03 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch.

9) Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 4/9/2013 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý môi trường du lịch bảo đảm an ninh, an toàn cho du khách.

10) Quyết định 2383/QĐ-TTg, ngày 29 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Núi Bà Đen tỉnh Tây Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030".


Về cơ bản, chính quyền trên địa bàn tình Tây Ninh đã tiến hành triển khai và tổ chức thực hiện các văn bản này một cách nghiêm túc.

Đồng thời, chính quyền tỉnh Tây Ninh còn ban hành và triển khai các văn bản QLNN về du lịch dựa trên tình hình thực tế của địa phương. Cụ thể:

1) Quyết định số 36/2009/QĐ – UBND, ngày 07 tháng 7 năm 2009 của UBND tỉnh về việc phê duyệt dự án “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Tây Ninh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”.

2) Quyết định số 1520/QĐ – UBND, ngày 16 tháng 8 năm 2010 của UBND tỉnh về sửa đổi, bổ sung một số điều Quyết định số 2674/QĐ-UBND ngày 14/11/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh về việc phê duyệt dự án Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch sinh thái Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát.

3) Quyết định số 1550/QĐ – UBND, ngày 08 tháng 8 năm 2012 của UBND tỉnh về việc phê duyệt đề cương và chi phí lập Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Tây Ninh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

4) Chỉ thị số 08/CT-UBND tỉnh ngày 11/8/2015 của UBND tỉnh Tây Ninh về tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, tập trung khắc phục yếu kém, thúc đẩy phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

5) Quyết định số 2127/QĐ – UBND, ngày 07 tháng 9 năm 2015 của UBND tỉnh về ban hành kế hoạch hành động thực hiện Nghị Quyết 92/NQ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2014 của Chính Phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lich Việt Nam trong thời kỳ mới trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

Như vậy, chính quyền địa phương đã ban hành các văn bản trên vừa cụ thể hóa các văn bản của trung ương, vừa có tác dụng bổ sung, hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động du lịch diễn ra đúng quy định, đảm bảo mục tiêu hiệu quả, tiết kiệm và an toàn.

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 21/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí