Tình Hình Kinh Tế - Xã Hội Tỉnh Bắc Ninh A/kinh Tế - Xã Hội

oại mô hình thứ ba. Do nhận thức về tính chất liên ngành của hoạt động du lịch nên cơ quan quản lý nhà nước về du lịch trực thuộc Văn phòng Chính phủ hoặc Văn phòng Thủ tướng để chỉ đạo nhanh chóng, kịp thời cho sự phát triển du lịch.

Tiểu kết chương 1


Trong chương 1, đề tài đã tiến hành nghiên cứu và khái quát chung được cơ sở lý luận về công tác quản lý nhà nước, quản lý nhà nước về du lịch, chức năng, nhiệm vụ đối với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cấp tỉnh. Dùng hoạt động thực tiễn của một số địa phương trong nước và một số quốc gia trong khu vực làm bài học kinh nghiệm để vận dụng linh hoạt và đưa ra những cơ chế phù hợp trong việc điều hành, quản lý hiệu quả, phát triển ngành du lịch hơn nữa cho tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới. Đây cũng là cơ sở lý thuyết cho việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Bắc Ninh ở chương sau.

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TẠI TỈNH BẮC NINH

2.1 Khái quát chung về tỉnh Bắc Ninh

Bắc Ninh – mảnh đất cổ kính, một làng quê văn hiến với những con người siêng năng, cần cù, chịu khó, thủy chung trong cuộc sống, tinh tế, lịch lãm trong ứng xử, thông minh, tài ba trong học hành. Những con người ấy đang hàng ngày, hàng giờ miệt mài cống hiến dựng xây, kiến thiết cho quê hương ngày thêm giàu đẹp. Bên cạnh đó, với tấm lòng yêu say các sinh hoạt văn hóa truyền thống, họ đã góp phần tạo ra cho mảnh đất nơi đây một kho tàng văn hóa phong phú, đa dạng mà không phải bất cứ làng quê nào cũng có được. Sự đa dạng đó còn được thiết lập qua cả một chiều dài lịch sử và sẽ ngày càng phát triển hơn nữa bởi vì những con người nơi đây luôn biết giữ gìn, hòa mình vào các tài nguyên văn hóa đó.

Trải qua bao năm tháng, Bắc Ninh vẫn luôn tự hào là mảnh đất chứa đựng nhiều dấu ấn văn hóa nhất. những điều kiện về kinh tế xã hội, những cơ chế chính sách của Đảng, nhà nước và của ngành du lịch cũng có tác động mạnh mẽ thúc đẩy phát triển du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng.

Với những điều kiện đó, du lịch Bắc Ninh đáng lẽ phải phát triển ngang tầm với các địa phương khác trong khu vực. Tuy nhiên hoạt động du lịch ở mảnh đất tươi đẹp này vẫn chưa phát triển đúng với tiềm năng của tỉnh. Các thực trạng hoạt động du lịch đó sẽ được tác giả thống kê phân tích sau đây.

Hình ảnh 2 1 Bản đồ du lịch tỉnh Bắc Ninh Nguồn Sở Văn hóa Thể thao Du lịch 1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

Hình ảnh 2.1 Bản đồ du lịch tỉnh Bắc Ninh

Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao Du lịch tỉnh Bắc Ninh


2.1.1 Dân số và sự phân bổ dân cư

2.1.1.1 Đặc điểm dân số.

Năm 2013, dân số trung bình của Bắc Ninh là 1.114.001 người, cơ cấu dân số Bắc Ninh thuộc loại trẻ: Nhóm 0-14 tuổi chiếm tới 27,7%; nhóm 15-64 tuổi khoảng 66% và 6,3% số người trên 65 tuổi. Do đó, tỉ lệ nhân khẩu phụ thuộc còn cao (0,59). Dân số nữ chiếm tới 51,11% tổng dân số của tỉnh, cao hơn so với tỉ lệ tương ứng của cả nước (50,05%). Kết quả này có thể do nguyên nhân kinh tế

- xã hội là chủ yếu.

Phân bố dân cư Bắc Ninh mang đậm sắc thái nông nghiệp, nông thôn với tỉ lệ 75%, dân số sống ở khu vực thành thị chỉ chiếm 25%, thấp hơn sovới tỉ lệ dân đô thị của cả nước. Mật độ dân số trung bình năm 2013 của tỉnh là 1354 người/km2. Dân số phân bố không đều giữa các huyện/thành phố. Mật độ dân số

của Quế Võ và Gia Bình chỉ bằng khoảng 1/3 của Từ Sơn và 1/3 của thành phố Bắc Ninh.

Nguồn số liệu thống kê: Cục thống kê tỉnh Bắc Ninh

2.1.1.2 Nguồn nhân lực

Ước tính 2013, dân số trong độ tuổi lao động có khả năng lao động chiếm 67,01% tổng dân số, tương đương với khoảng 693,4 ngàn người, trung bình mỗi năm lao động có khả năng lao động tăng thêm khoảng 4,094 ngàn người, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2009-2013 đạt 1,33%/năm. Nguồn nhân lực chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn. Nguồn nhân lực trẻ và chiếm tỉ trọng cao, một mặt là lợi thế cho phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh; mặt khác, cũng tạo sức ép lên hệ thống giáo dục-đào tạo và giải quyết việc làm.

Chất lượng của nguồn nhân lực được thể hiện chủ yếu qua trình độ học vấn và đặc biệt là trình độ chuyên môn kĩ thuật. Trình độ học vấn của nguồn nhân lực (NNL) Bắc Ninh cao hơn so với mức trung bình cả nước nhưng thấp hơn so với mức trung bình của Đồng Bằng Sông Hồng và vùng kinh tế trọng

điểm Bắc Bộ. Tuy chỉ cũn 0,39% NNL mự chữ, 5,79% chưa tốt nghiệp tiểu học, 66,61% tốt nghiệp tiểu học và THCS nhưng số tốt nghiệp THPT chỉ 27,2%.Năm 2013, tỉ lệ lao động qua đào tạo chuyờn mụn kỹ thuật của Bắc Ninh là 45,01%, trong đú số cú bằng từ cụng nhõn kỹ thuật trở lờn chiếm 18,84%. Như vậy, chất lượng nguồn nhõn lực Bắc Ninh cao hơn mức trung bỡnh cả nước (30,0% & 12,4%).

2.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh a/Kinh tế - xã hội

Cùng với sự phát triển nhanh của nền kinh tế, hệ thống các đô thị tỉnh Bắc Ninh cũng đã dần được hình thành và phát triển. Hiện nay toàn tỉnh có 1 thành phố Bắc Ninh (đô thị loại III), 1 thị xã Từ Sơn và 6 thị trấn là Phố Mới (huyện Quế Võ), Lim (huyện Tiên Du), Chờ (huyện Yên Phong), Hồ (huyện Thuận Thành),

Gia Bình (huyện Gia Bình) và Thứa (huyện Lương Tài). Những năm qua tốc độ đô thị hóa diễn ra khá nhanh, đặc biệt là ở thành phố Bắc Ninh và Từ Sơn. Ngày 09/4/2007 Thủ tướng Chính phủ đã ký nghị định số 60/2007/NĐ-CP về việc mở rộng địa giới hành chính thành phố Bắc Ninh lên 8.028,19 ha, dân số 150.331 người trên cơ sở sát nhập các xã Hòa Long, Vạn An, Khúc Xuyên, Phong Khê (huyện Yên Phong), Kim Chân, Vân Dương, Nam Sơn (huyện Quế Võ) và Khắc Niệm, Hạp Lĩnh (huyện Tiên Du) vào thành phố Bắc Ninh. Bắc Ninh đã được định hướng phát triển trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2020. Thị trấn Từ Sơn cũng đã được nâng cấp thành thị xã, trong đó đất khu nội thị xã được mở rộng ra các xã Đình Bảng, Đồng Nguyên, Tân Hồng, Đồng Quang và thị trấn Từ Sơn. Ngoài ra, quá trình đô thị hóa đang diễn ra khá mạnh ở cách khu vực đông dân cư, các khu công nghiệp tập trung, các khu vực ven đường QL 1A, QL18, QL38. Trong tương lai, việc phát triển mạng lưới thị trấn, thị tứ vẫn tập trung chính ở các khu vực này.


ình ảnh 2 2 Sơ đồ định hướng phát triển không gian tỉnh Bắc Ninh đến năm 2


ình ảnh 2.2: Sơ đồ định hướng phát triển không gian tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030 t m nhìn 2050

Nguồn: Sở Xây dựng tỉnh Bắc Ninh.


Việc bố trí đất đai cho các điểm dân cư này cần phải dược chú trọng xem xét hợp lý, tạo điều kiện phát triển cho các đô thị mà vẫn đảm bảo được đất đai cho sản xuất nông nghiệp, bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan thiện nhiên, dành quỹ đất cho phát triển các dịch vụ công ích và phát triển các công trình phục vụ du lịch.

b/Văn hóa - thể dục – thể thao


Các hoạt động văn hóa thông tin và thể dục thể thao trong tỉnh đã có chuyển biến tích cực góp phần đáng kể vào việc nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân. Hàng năm tỉnh vẫn duy trì được các hoạt động văn hóa và sinh hoạt tín ngưỡng thông qua sinh hoạt văn hóa quan họ, các lễ hội truyền thống đậm đà sắc thái văn hiến Kinh Bắc như hội chùa Dâu, hội Lim, hội Đền Đô…hoạt động thể thao cho mọi người ngày càng phát triển, các cuộc thi đấu gắn liền với các lễ hội tạo nên không khí sôi nổi thi đua tập luyện, giao lưu đoàn kết, đẩy mạnh phong trào.

c/ Giao thông:


Bắc Ninh là tỉnh có điều kiện giao thông tương đối thuận lợi. Trong những năm gần đây, hệ thống giao thông của tỉnh phát triển mạnh, đặc biệt là hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy nội địa. Hệ thống giao thông phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho thông thương và việc tiếp cận của khách du lịch từ các cảng biển, sân bay quốc tế Nội Bài và các cửa khẩu đường bộ ở các tỉnh bạn.

- Đường bộ:


Bắc Ninh là tỉnh có hệ thống đường bộ thuận tiện cho việc vận chuyển, giao lưu kinh tế trong ngoài tỉnh. Mạng lưới giao thông đường bộ toàn tỉnh hiện

có 3.906,5 km, mật độ đường 4,75km/km2 thuộc loại cao so với bình quân cả nước, trong đó:

Có 3 tuyến quốc gia gồm Quốc lộ 1 (AH1) đoạn qua Bắc Ninh dài 19 Km, Quốc lộ 18 đoạn qua Bắc Ninh dài 26,2 km và Quốc lộ 38 đoạn qua Bắc Ninh dài 23 km và đường cao tốc Bắc Ninh – Nội Bài đoạn chạy qua Bắc Ninh dài 17 km, mật độ đường 4,75 km/km2. Các tuyến Quốc lộ qua Bắc Ninh là các tuyến quan trọng nối Thủ đô Hà Nội với các tỉnh phía Bắc và Đông Bắc của đất nước. Đặc biệt, tuyến giao thông Quốc lộ 1 và Quốc lộ 18 có ý nghĩa rất quan trọng đối với phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng của tỉnh Bắc Ninh.

+ Có 12 tuyến đường tỉnh lộ gồm các tuyến TL 270, 271, 272, 280, 281,

282, 283, 284, 286, 291, 295, 295B với tổng chiều dài 290km.


+ Đường huyện lộ và đường nội thị có tổng chiều dài là 514km.


+ Đường trục xã có tổng chiều dài là 755 km.


+ Đường thôn, xóm có tổng chiều dài là 2.392 km.


Nhìn tổng thể, hệ thống giao thông của tỉnh Bắc Ninh có một số đặc điểm cơ bản sau:

+ Về mạng lưới: Được hình thành từ nhiều năm trước đây nhưng cơ bản là khá hợp lý về quy hoạch mạng lưới chung, đảm bảo cho xe ô tô đi từ tỉnh đến các xã, các thông trong toàn tỉnh và liên hoàn với mạng lưới giao thông quốc gia. Liên hệ với đường sắt và đường sông cũng có các tuyến đường bộ được nối với các cảng, ga và các bến bãi ven sông.

+ Về tình trạng ký thuật đường bộ: Trừ các tuyến Quốc lộ, còn lại các tuyến đường địa phương nhìn chung chưa tốt, nền đường, mặt đường hẹp. Tỉnh lộ chủ yế mới đặt tiêu chuẩn đường cấp 5 đồng bằng (nền rộng 6,5 m, mặt rộng

Xem tất cả 103 trang.

Ngày đăng: 24/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí