Đánh Giá Chung Công Tác Qlnn Về Du Lịch Tại Tỉnh Bắc Ninh

Vào thời điểm lễ hội đầu năm đông khách, các đơn vị kinh doanh tự nâng giá, ép giá gây rất nhiều bất bình trong du khách nhất là trong những lễ hội nổi tiếng như Hội Lim, hội Đền bà Chúa Kho…

Nhằm hạn chế tình trạng trên, UBND tỉnh đã vào cuộc, tăng cường công tác chỉ đạo cho Đoàn liên ngành kiểm tra các hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh và chỉ đạo UBND các huyện trong tỉnh thành lập Ban chỉ đạo liên ngành và Đội kiểm tra liên ngành về kinh doanh du lịch tại địa phương để chấn chỉnh các hoạt động kinh doanh du lịch, bảo vệ quyền lợi cho khách du lịch. Đặc biệt lắp đặt các hệ thống biển báo về đường dây nóng của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tại những khu vực tập trung đông người, tại các khu du lịch tâm linh nổi tiếng. Việc thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra, xủa lý tình trạng bán hàng rong, ăn xin, bán hàng giả, hàng kém chất lượng, cò mồi, đeo bám, khấn thuê, chèo kéo khách làm mất vệ sinh môi trường…; chỉ đạo các khu di tích xây dựng quy chế quản lý, quy hoạch đảm bảo vệ dinh môi trường…

Tuy nhiên, các hoạt động thanh, kiểm tra hoạt động du lịch tại địa tỉnh Bắc Ninh còn chưa thường xuyên, chủ yếu là kiểm tra định kỳ1 lần trong năm trước lễ hội xuân . Chưa kiểm tra toàn bộ các loại hình kinh doanh tại các điểm di tích tiêu biểu , các địa phương xa nằm phía cuối tỉnh. Vì vậy các đơn vị kinh doanh hay các cá nhân chưa thấy hết được những sai phạm của mình trong quá trình kinh doanh, gây bất bình cho du khách. Điều này về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển du lịch của Bắc Ninh. Tại một số điểm di tích tiêu biểu của Tỉnh còn chưa có bảng báo hiệu đường dây nóng khi có sự cố, những tiêu cực trong hoạt động du lịch.

2.3 Đánh giá chung công tác QLNN về du lịch tại tỉnh Bắc Ninh


2.3.1 Ưu điểm

Với lợi thế về vị trí địa lý kinh tế - chính trị trong hợp tác phát triển kinh tế, đẩy mạnh hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển; công nghiệp tiếp tục phát

triển, kết cấu hạ tầng được đầu tư đồng bộ theo hướng hiện đại, quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ là điều kiện quan trọng để phát triển dịch vụ trong thời gian tới; Dân số, lao động, thu nhập bình quân/người khá cao, cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động diễn ra tích cực, đúng hướng, có tính cộng hưởng là những yếu tố quan trọng để Bắc Ninh trở thành một thị trường tiêu thụ tiềm năng, tạo điều kiện cho các ngành trong khu vực dịch vụ phát triển...

Tận dụng những ưu điểm của vùng, Bắc Ninh có rất nhiều cơ hội để phát triển Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ thúc đẩy kinh tế của tỉnh phát triển; thực hiện các cam kết sẽ tạo sự đối xử bình đẳng hơn để mở rộng sang các ngành dịch vụ; Vùng Đồng bằng sông Hồng được định hướng xây dựng, phát triển trở thành đầu tàu về phát triển kinh tế; Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với định hướng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật, tâm điểm hội tụ nguồn lực và nguyên khí quốc gia, địa bàn hội nhập và giao thương của cả nước thực sự trở thành hạt nhân phát triển; kết cấu hạ tầng ngày càng được hoàn thiện đồng bộ theo hướng hiện đại và còn nhiều dư địa cho phát triển các ngành dịch vụ, nhất là các dịch vụ chất lượng cao; sự gia tăng của lao động nhập cư ngoại tỉnh và lao động người nước ngoài cũng tạo ra nhu cầu dịch vụ; cùng với đó là các cơ hội về nguồn nhân lực là khá “trẻ”, linh hoạt và thích ứng nhanh hơn với các ngành dịch vụ, các chương trình hợp tác trong khu vực sẽ mang lại cho tỉnh những cơ hội phát triển mới về dịch vụ; đặc biệt, Bắc Ninh với vai trò quan trọng nằm trong vùng trung tâm mở rộng trong cơ cấu không gian vùng Thủ đô đã được điều chỉnh sẽ tạo ra nhiều thuận lợi trong việc đẩy mạnh phát triển khu vực dịch vụ của tỉnh.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

2.3.2 Nhược điểm

Dịch vụ chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh; cơ cấu kinh tế chuyển dịch chưa đáp ứng sự biến động nhanh chóng của nhu cầu thị trường; liên kết và tham gia vào cơ cấu kinh tế dịch vụ với Hà Nội còn yếu, chịu ảnh

Nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh Bắc Ninh - 9

hưởng của hiệu ứng “chân đèn”; hoạt động của các ngành dịch vụ có chất lượng, giá trị gia tăng cao, hoạt động mang tính chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu quả và có sức cạnh tranh trong vùng còn hạn chế...


Chính vì vậy Bắc Ninh còn đứng trước rất nhiều thách thức: Hội nhập kinh tế thế giới mở ra thuận lợi nhưng cũng có sức ép cạnh tranh quyết liệt trong xu hướng mở cửa dịch vụ với các cam kết quốc tế; Bắc Ninh gần các trung tâm kinh tế lớn phát triển năng động và mạnh mẽ cũng thách thức lớn về cạnh tranh, tìm kiếm thị trường; cơ sở hạ tầng chưa thực sự đáp ứng được đầy đủ yêu cầu phát triển; sự chậm trễ trong việc phát triển dịch vụ ở một số ngành sẽ dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt từ các cơ sở kinh doanh dịch vụ tốt hơn ở ngoài địa bàn; áp lực trong tái cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng xanh, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, hoàn thành các nội dung xây dựng nông thôn mới, tìm lối đi mới, sáng tạo, đột phá để phát triển ngành dịch vụ du lịch của tỉnh ngoài các lợi thế sẵn có.


2.3.3 Nguyên nhân

Công tác quản lý Nhà nước còn nhiều hạn chế: Việc triển khai thực hiện các quy hoạch dự án còn chậm, quản lý sau quy hoạch chưa tốt; chưa kịp thời giải quyết các khó khăn vướng mắc trong đầu tư kinh doanh du lịch, đặc biệt là môi trường đầu tư, trong đó có năng lực thẩm định, thủ tục hành chính và giải phóng mặt bằng vẫn là một trong những nguyên nhân chính làm chậm tiến độ triển khai các dự án.

Hầu hết các dự án đầu tư trên lĩnh vực du lịch đều đang trong giai đoạn triển khai thực hiện đầu tư sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động kinh doanh, phát huy hiệu quả đầu tư trong thời gian tới. Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng triển khai các dự án đầu tư du lịch gặp nhiều khó khăn, một số nhà đầu tư còn hạn chế về vốn, năng lực, kinh nghiệm điều hành quản lý kinh doanh du lịch.

Cơ chế, chính sách phát triển du lịch tuy đã cải thiện tích cực, song về thủ tục hành chính còn rườm rà, chưa thật hợp lý, thiếu rõ ràng nên chưa thực sự tạo môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Nhiều khó khăn, vướng mắc trong hoạt động kinh doanh chậm được tháo gỡ, giải quyết kịp thời cho doanh nghiệp, chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư có nguồn vốn lớn, trình độ sản phẩm, công nghệ cao cấp đa dạng và quản lý hiện đại để tạo bước đột phá trong phát triển du lịch. Sự phối hợp giữa các cấp các ngành còn nhiều bất cập, còn tình trạng chồng chéo, chia cắt trong sự phân công, phân cấp quản lý giữa ngành và lãnh thổ.

Tiểu kết chương 2


Trong chương 2, đề tài đã tiến hành nghiên cứu và đánh giá được thực trạng về tình hình quản lý nhà nước về du lịch tại Bắc Ninh. Do những biến động phức tạp đã tác động tiêu cực đến ngành du lịch Việt Nam nói chung và Bắc Ninh nói riêng như: khủng khoảng kinh tế tài chính trên phạm vi toàn cầu, nạn khủng bố, dịch bệnh, thiên tai… đã ảnh hưởng đến sự phát triển chung của ngành du lịch.

Sự cạnh tranh, chia sẻ thị trường của các trung tâm du lịch lớn trong vùng và cả nước ngày càng gay gắt, hơn nữa nhu cầu, thị hiếu của khách có xu hướng đổi mới với yêu cầu ngày càng cao.

Tính mùa vụ của du lịch thể hiện khá rõ nét. Vào các dịp Lễ, Tết, mùa hè khách đến nhiều, với số lượng lớn, trong khi đó mùa thấp điểm (mùa mưa) khách đến không nhiều, “cung” lớn hơn “cầu”, nên xảy ra một số tiêu cực trong kinh doanh như: phá giá, “cò mồi”…

Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch còn thụ động trong việc xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh và mở rộng thị trường. Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào kinh doanh du lịch chưa được các doanh nghiệp quan tâm.

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LICH TẠI TỈNH BẮC NINH

3.1 Định hướng phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh

Nằm ở vị trí quan trọng trong hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng nói riêng và hành lang kinh tế Nam Ninh - Singapore nói chung, có ý nghĩa lớn đối với phát triển du lịch đồng bằng sông Hồng, Bắc Ninh lại là địa phương có nguồn tài nguyên du lịch nhân văn phong phú, đa dạng, là mảnh đất có nhiều làng nghề truyền thống phát triển và ®ược ví là “mảnh đất trăm nghề”,có nguồn lực phát triển du lịch, quan điểm quan trọng nhất đối với du lịch Bắc Ninh hiện nay là phát triển nhanh, thúc đẩy, hỗ trợ cho phát triển du lịch chung của cả vùng đồng bằng sông Hồng và Bắc Bộ.

Để thực hiện chiến lược phát triển du lịch Bắc Ninh mà UBND tỉnh đã phê duyệt thì phát triển du lịch Bắc Ninh là phát triển nhanh và hiệu quả cả trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài, nhưng phải dựa trên những định hướng phát triển chủ yếu sau:

Phát triển du lịch sinh thái, cảnh quan, môi trường bền vững:Phát triển du lịch phải gắn liền với việc bảo vệ và tôn tạo cảnh quan, môi trường sinh thái... để đảm bảo cho việc phát triển bền vững.

Phát triển du lịch văn hóa, lễ hội truyền thống:Phát triển du lịch phải dựa trên nguyên tắc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại, tránh du nhập những văn hóa độc hại...

Là một tỉnh có tiềm năng du lịch nhân văn: Các di tích lịch sử văn hóa, bảo tàng, lễ hội truyền thống, làng nghề... có thể khai thác phục vụ phát triển du lịch. Chính vì vậy trong chiến lược phát triển du lịch của vùng Bắc Bộ gắn với Trung tâm du lịch Hà Nội và phụ cận đến năm 2020, cũng như trong chiến lược

phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 của Vùng Thủ đô nói chung và tỉnh Bắc Ninh nói riêng, ngành du lịch dịch vụ được chú trọng đầu tư phát triển để trở thành ngành kinh tế quan trọng trong thập niên đầu của thế kỷ 21, xứng đáng với tiềm năng to lớn của địa phương. Đặc biệt trong đó đã xác định vị trí và vai trò của du lịch Bắc Ninh trong tổng thể hệ thống các tuyến điểm du lịch, các sản phẩm du lịch của Trung tâm du lịch Hà Nội và phụ cận cũng như của cả vùng Bắc Bộ. Do vậy, phát triển mạnh ngành du lịch và dịch vụ du lịch Bắc Ninh một mặt sẽ góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của toàn tỉnh Bắc Ninh, đồng thời góp phần phát triển ngành du lịch của cả khu vực phía Bắc và của cả nước. Đặc biệt phát triển du lịch sẽ tạo cơ hội việc làm và tăng thu nhập cho một bộ phận không nhỏ người dân sống ở khu vực nông thôn, miền núi hiện còn nhiều khó khăn, góp phần vào chính sách xóa đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước. Phát triển mạnh ngành du lịch tỉnh Bắc Ninh trước hết nhằm:

- Góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn với vai trò là ngành kinh tế động lực quan trọng của tỉnh.

- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng nhanh tỷ trọng GDP du lịch và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của toàn Tỉnh, góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển.

- Nâng cao hiệu quả kinh tế, tạo nguồn thu ngoại tệ cho ngân sách của địa phương.

- Tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động, đặc biệt ở khu vực nông thôn, miền núi - nơi có tiềm năng phát triển du lịch.

- Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, mở rộng giao lưu, nâng cao dân trí, góp phần xóa đói giảm nghèo.

- Tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành trong quá trình phát triển kinh tế.

- Phát huy truyền thống bản sắc dân tộc, tôn tạo và giữ gìn các di tích lịch sử - văn hóa, các lễ hội truyền thống, cảnh quan, môi trường…

3.2 Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý về du lịch


3.2.1 Thể chế hóa các văn bản pháp lu t liên quan đến hoạt động du lịch

Đề xuất các ngành chức năng của tỉnh Bắc Ninh phối hợp kiên quyết thực hiện tốt công tác quy hoạch xây dựng, các dự án; thu hồi đất đối với các dự án đã giao hoặc đã cho thuê nhưng chủ đầu tư không triển khai theo quy định nhất là các dự án sử dụng không đúng mục đích, những dự án gây ô nhiễm môi trường. Ngăn chặn và kiên quyết xử lý nghiêm các vụ vi phạm liên quan tới công tác quản lý quy hoạch, các trường hợp khai thác tài nguyên trái phép, xây dựng không phép, xây dựng tại các khu vực bãi sông, san gạt phá vỡ cảnh quan môi trường.

Đề xuất phân khu chức năng theo từng địa bàn sau khi triển khai thực hiện công tác khảo sát, nghiên cứu từng vùng, tõng địa phương để khai thác, phát hiện các nguồn tiềm năng cho xây dựng các sản phẩm du lịch độc đáo, đặc thù bảo đảm khai thác tài nguyên hợp lý và hiệu quả. Khai thác và phục hồi các giá trị của khu di tích, phế tích, khu lưu niệm, phát triển các làng nghề truyền thống như: Gốm Phù Lãng, Đúc đồng Đại Bái, Mây tre đan Xuân Lai, Gỗ Đồng Kỵ, Gỗ Phù Khê, Tranh Đông Hồ…; Các lễ hội văn hóa, hoạt động biểu diễn Quan họ truyền thống và ẩm thực độc đáo, từ đó xây dựng các loại hình, tour du lịch mới đa dạng.

Đề xuất hình thành các khu chức năng, hoàn thiện hệ thống giao thông công cộng phục vụ du lịch.

Đề xuất việc xúc tiến quảng bá khu du lịch Núi Dạm sau khi việc phục hồi, xây dựng khu di tích núi Dạm hoàn thành để phát triển nơi đây thành một điểm đến du lịch tâm linh độc đáo và ý nghĩa.

Xem tất cả 103 trang.

Ngày đăng: 24/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí