Nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh Bắc Ninh - 2

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài :

Bắc Ninh là “cái nôi” hình thành và phát triển lịch sử, văn hóa của dân tộc Việt Nam, quê hương của đình, chùa, lễ hội, làng nghề và những làn điệu dân ca say đắm lòng người. Với bề dày lịch sử, văn hóa đã tạo cho Bắc Ninh tiềm năng to lớn phát triển du lịch văn hóa mà không phải địa phương nào cũng có được. Tỉnh Bắc Ninh luôn xác định ngành du lịch là ngành kinh tế động lực của tỉnh và thực tiễn trong những năm qua ngành du lịch tỉnh Bắc Ninh đạt được nhịp độ tăng trưởng khá, góp phần làm cho tỉ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của tỉnh ngày càng tăng và xu hướng chuyển dịch cơ cấu của tỉnh ngày càng rõ nét. Song cũng như các ngành kinh tế khác, ngành du lịch Bắc Ninh vẫn là một ngành chậm phát triển, chưa thực sự khai thác tiềm năng lợi thế vốn có của địa phương; bởi một mặt chưa đủ điều kiện để khai thác, mặt khác quan trọng hơn là QLNN đối với ngành du lịch còn có những bất cập, chưa thực sự tạo được môi trường kinh tế, pháp luật, xã hội thuận lợi để phát triển du lịch. Sự hạn chế , kém năng động của các doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn tỉnh là hệ quả hay là sản phẩm tất yếu của quá trình QLNN về quy hoạch và thực hiện quy hoạch ngành, về quan điểm định hướng phát triển, về tư duy và cơ chế, chính sách phát triển ngành, về đầu tư và thu hút đầu tư của tỉnh. Từ nhiều năm trước đây, Nhà nước đã xác định Bắc Ninh là một trong những trung tâm du lịch lớn của quốc gia, với điều kiện khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, vị trí chiến lược của tỉnh và nhiều ưu đãi khác do thiên nhiên ban tặng cho tỉnh Bắc Ninh, nhưng hiện nay ngành du lịch vẫn chưa thực sự phát huy được lợi thế này, thể hiện trên một số mặt chủ yếu như: Lượng du khách đến với Bắc Ninh chưa nhiều, số ngày lưu trú bình quân và công suất buồng phòng còn thấp, mức tiêu dùng của khách khi đến Bắc Ninh còn ở mức rất khiêm tốn, đóng góp của ngành du lịch cho địa phương chưa nhiều, chưa giải quyết được nhiều việc làm cho nhân dân, cơ cấu của ngành du lịch trong cơ cấu kinh tế của tỉnh còn thấp. Nếu tình hình này kéo dài, ngành

du lịch khó có thể trở thành ngành kinh tế động lực của tỉnh.Vì vậy việc Nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh Bắc Ninhlà một yêu cầu cấp bách và thiết thực trong giai đoạn hiện nay.

2. Mục đích nghiên cứu

Đề xuất được các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2015 – 2020 góp phần phát triển du lịch.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Nội dung công tác quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Bắc Ninh.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài:

- Về không gian: Toàn bộ các hoạt động QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

- Về thời gian: Đánh giá thực trạng QLNN đối với ngành du lịch tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2009 – 2013, đề xuất các giải pháp liên quan giai đoạn 2015 – 2020.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh Bắc Ninh - 2

- Thu thập, tổng quan các tài liệu lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước, quản lý nhà nước về du lịch.

- Khảo sát thực trạng công tác quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2009 – 2013

- Phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2009 – 2013.

- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2015 – 2020.

5. Phương pháp nghiên cứu.

- Phương pháp Thu thập, tổng hợp và phân tích các tài liệu quản lý nhà nước và quản lý nhà nước về du lịch.

- Phương pháp khảo sát thực địa: Là một trong những phương pháp quan trọng góp phần làm cho kết quả nghiên cứu mang tính xác thực. Việc nghiên cứu, điều tra tổng hợp về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh nhằm bổ sung, chỉnh sửa, cập nhật số liệu, thông tin đã thu thập được. Trực tiếp khảo sát các cán bộ công chức, viên chức ngành du lịch tại sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh; trung tâm Xúc tiến Du lịch vàcác Phòng Văn hóa Thông tin các huyện trên địa bàn tỉnh,một số đơn vị kinh doanh du lịch, một số cụm,khu di tích đang khai thác hoạt động du lịch văn hóa, một số làng nghề trong tỉnh để làm căn cứ cho việc đề xuất những giải pháp hợp lý và khả thi.

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Thực hiện từ tháng 4 đến tháng 11 tại sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Bắc Ninh; trung tâm Xúc tiến Du lịch Bắc Ninh và các phòng Văn hóa Thông tin của thành phố Bắc Ninh;thị xã Từ Sơn; huyện Tiên Du; huyện Quế Võ; huyện Yên Phong; huyện Thuận Thành; huyện Gia bình; huyện Lương Tàivới 100 phiếu.

- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Bằng cách tham khảo ý kiến của một số chuyên gia là các nhà khoa học, các nhà quản lý, một số cán bộ có chức trách tại địa phương; những nhận định của các chuyên gia nhằm có định hướng xác thực hơn cho việc nghiên cứu đề tài.

6. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Công tác quản lý nhà nước nói chung và công tác quản lý của nhà nước về du lịch nói riêng là một trong những vấn đề quan trọng được đặt lên hàng đầu đối với việc phát triển du lịch. Nhận thức được điều đó, Đảng và Nhà nước đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài phục vụ cho việc phát triển ngành du lịch. Bên cạnh đó, Nhà nước đã xây dựng, ban hành

pháp luật, tổ chức sắp xếp lại bộ máy chuyên trách quản lý nhà nước về du lịch từ trung ương đến địa phương.

Với tính chất là một ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao nên việc quản lý cũng là vấn đề phức tạp, đòi hỏi việc nghiên cứu quản lý nhà nước về du lịch trên phương diện tổng thể, toàn diện và có chiều sâu.

Đề cập đến vấn đề quản lý này đã có một số công trình nghiên cứu được công bố cấp nhà nước như: Công trình nghiên cứu khoa học của Vụ pháp chế - Tổng cục Du lịch do Tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Vân làm chủ nhiệm với đề tài “Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước bằng pháp lu t trong lĩnh vực du lịch”. Đề tài chủ yếu nghiên cứu về thực trạng pháp luật trong lĩnh vực du lịch và đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch dưới góc độ quản lý nhà nước; Công trình nghiên cứu khoa học của Tiến sĩ Trịnh Đăng Thanh (2004) với đề tài: “Quản lý nhà nước bằng lu t pháp đối với hoạt động du lịch ở Việt Nam hiện nay” đề tài đã nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động quản lý Nhà nước bằng pháp luật và đề xuất được những phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở Việt Nam; Các công trình nghiên cứu khoa học về du lịch (Luận án Tiến sĩ) như: “Một số vấn đề về tổ chức và quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch ở Việt Nam” của Tiến Sĩ Trịnh Xuân Dũng (1989) ; “ Những điều kiện và giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch Việt Nam thành ngành kinh tế mũi nhọn” của tác giả Vũ Đình Thụy (1997); “Điều kiện và các giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch Campuchia thành ngành kinh tế mũi nhọn” của Ouk Vanna ( 2004).

Hoặc các nghiên cứu về vấn đề quản lý nhà nước cấp tỉnh trong đó có tỉnh Bắc Ninh với đề tài: “Nghiên cứu phát triển du lịch văn hoá tỉnh Bắc Ninh” của tác giả Lê Trung Thu (Luận văn Thạc sĩ Du lịch, 2009). Đề tài đã thực hiện thống kê, đánh giá, phân tích các tài nguyên du lịch văn hoá tỉnh Bắc Ninh dựa

vào các tiêu chí sẵn có. Đưa ra các thực trạng về cầu du lịch văn hoá, cung du lịch văn hoá, các yếu tố tác động đến du lịch văn hoá từ đó phân tích, đánh giá thực trạng của hoạt động du lịch văn hoá tỉnh Bắc Ninh. Trên cơ sở xu hướng phát triển của du lịch quốc tế, khu vực, quốc gia, điều kiện cụ thể của địa phương, luận văn đã đưa ra các giải pháp cơ bản nhằm phát triển du lịch văn hoá tỉnh Bắc Ninh.

Nghiên cứu về đề tài phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh đã có một số đề tài khoa học được công bố như “ Khai thác di sản văn hóa quan họ Bắc Ninh phục vụ phát triển du lịch” của tác giả Lê Thị Minh Quế (Luận văn thạc sĩ Du lịch, 2009) đề tài phân tích, đánh giá thực trạng khai thác Quan họ trong hoạt động du lịch hiện nay của Bắc Ninh, từ đó chỉ ra những tồn tại, bất cập, hạn chế cần giải quyết. Đưa ra một số định hướng và đề xuất các giải pháp, kiến nghị về tổ chức, quản lý, nguồn nhân lực, đầu tư cho khách du lịch Quan họ, thị trường khách du lịch, xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch, xúc tiến du lịch Quan họ; Đề tài “Nghiên cứu phát triển du lịch làng gốm Phù Lãng ở Bắc Ninh” của tác giả Vũ Thị Thúy (Luận văn thạc sĩ du lịch, 2010). Đối với các đề tài nghiên cứu phát triển du lịch trên đây chủ yếu dừng lại ở việc đề xuất các giải pháp phát triển sản phẩm du lịch Bắc Ninh mà chưa có đề tài nào nghiên cứu góc độ quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Bắc Ninh một cách toàn diện và có chiều sâu.

Với tình hình nghiên cứu các đề tài trên cho thấy việc phát triển du lịch dù ở cấp độ nào thì công tác quản lý nhà nước vẫn phải được đặt lên hàng đầu. Trong điều kiện hiện nay, để phát triển kinh tế du lịch chung của đất nước theo kịp với xu thế hội nhập đòi hỏi phải có sự tham gia quản lý tích cực, đồng bộ không chỉ của các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cấp trung ương mà còn có sự tham gia nỗ lực của các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cấp tỉnh, cấp huyện. Vì vậy việc nghiên cứu vai trò công tác quản lý nhà nước về du lịch cấp tỉnh là một vấn đề hết sức cần thiết và quan trọng trong sự phát triển chung của toàn ngành. Đây cũng là lý do tại sao tác giả lựa chọn đề tài này làm đề tài

nghiên cứu và có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Bắc Ninh khi nghiên cứu hoạch định, chính sách nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước phục vụ cho việc phát triển du lịch và cũng có thể vận dụng cho một số địa phương khác có những điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội như ở tỉnh Bắc Ninh.

7. Kết cấu của đề tài

Đề tài ngoài phần mục lục, danh mục viết tắt, danh mục hình, danh mục bảng biểu, mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, phần nội dung bao gồm 3 chương:

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH.

Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TẠI TỈNH BẮC NINH.

Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TẠI TỈNH BẮC NINH

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH

1.1. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước

1.1.1 Khái niệm quản lý nhà nước

- Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, có bộ máy chuyên trách để cưỡng chế và quản lý xã hội nhằm thực hiện và bảo vệ trước hết lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp đối kháng, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản trong xã hội xã hội chủ nghĩa.

- Quản lý nhà nước là khâu rất quan trọng trong quá trình phát triển nhà nước. Là sự chỉ huy, điều hành XH của các cơ quan nhà nước (lập pháp, hành pháp và tư pháp) để thực thi quyền lực Nhà nước, thông qua các văn bản quy phạm pháp luật.

+ Cơ quan lập pháp: Quốc hội

+ Cơ quan hành pháp: Chính phủ, các Bộ và UBND các cấp.

+ Cơ quan tư pháp: Tòa án tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân

- Quản lý hành chính nhà nước là một hình thức hoạt động của nhà nước được thực hiện trước hết và chủ yếu bởi các cơ quan hành chính nhà nước,có nội dung là bảo đảm sự chấp hành luật, pháp lệnh và các nghị quyết của cơ quan quyền lực nhà nước, nhằm tổ chức và chỉ đạo thực hiện một cách trực tiếp và thường xuyên công cuộc xây dựng kinh tế, văn hoá, xã hội và hành chính – chính trị của nước ta.

Hay nói một cách khác, quản lý hành chính nhà nước là hoạt động chấp hành, điều hành của nhà nước.

Thực hiện quản lý hành chính nhà nước được thực hiện thông qua: Luật pháp, hệ thống tổ chức và đội ngũ công chức.

Nói tóm lại, quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật để điều chỉnh hành vi của cá nhân,

tổ chức trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội do các cơ quan công chức trong bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triển bền vững trong xã hội.

1.1.2 Nội dung cơ bản của quản lý nhà nước

Quản lý nhà nước luôn mang tính quyền lực, tính tổ chức chặt chẽ. Các hoạt động của công tác quản lý nhà nước thường có mục tiêu rõ ràng, có chiến lược và kế hoạch để hoàn thành mục tiêu cụ thể dựa trên những quy định chặt chẽ của pháp luật, có tính chủ động , sáng tạo và linh hoạt trong thực tiễn điều hành, quản lý. Nhà nước thực hiện việc quản lý bằng bộ máy quản lý và nguồn nhân sự của mình để củng cố các hoạt động ngành, lĩnh vực được tốt hơn và tạo sự minh bạch việc thường xuyên thực hiện công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra.

Để thực hiện quản lý hành chính nhà nước đòi hỏi 3 yếu tố không thể thiếu được, đó là:

- Các văn bản luật pháp


- Hệ thống tổ chức bộ máy từ TW đến địa phương


- Đội ngũ cán bộ công chức.


1.1.3 Vai trò của quản lý nhà nước


Nhà nước có vai trò rất lớn đối với xã hội, như việc thực hiện quản lý thông qua việc đề ra chủ trương, đường lối chính sách, pháp luật, chiến lược phát triển đất nước trong từng giai đoạn. Bên cạnh đó Nhà nước còn đề ra quy định chức năng, nhiệm vụ cho từng cấp, cơ quan ban ngành thực hiện theo ngành, lĩnh vực. Nếu chủ trương đường lối, chính sách, pháp luật của nhà nước phù hợp với thực tại khách quan của đất nước và được thực hiện tốt thì hoạt động của nhà nước có thể đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội. Ngược lại, nếu chính sách, pháp luật của nhà nước không phù hợp với yêu cầu của cuộc sống hoặc không

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/08/2023