quốc gia đi tới đích.
(4) Điều chỉnh tỷ lệ cán bộ nghiên cứu khoa học trên một trăm dân
(5) Điều chỉnh tỷ lệ nhân lực KH – CN trên tổng số nhân lực CLC
(6) Điều chỉnh tỷ lệ giảng viên đại học trên tổng số nhân lực CLC
Tiêu chí (4), (5), (6) xác định mức độ điều chỉnh của hai lực lượng nhân lực đóng vai trò gián tiếp và trực tiếp quan trọng nhất trong việc tạo ra những sản phẩm có hàm lượng tri thức cao, từ đó góp phần vào quá trình hình thành nền KTTT. Nếu sự điều chỉnh này càng gia tăng ở mức độ cao qua các năm thì việc phát triển nguồn nhân lực CLC về mặt cơ cấu đang đáp ứng được yêu cầu của quá trình hình thành nền KTTT.
1.2.2.3. Các tiêu chí đánh giá khả năng thích ứng và khả năng sáng tạo tri thức KH – CN hiện đại của nguồn nhân lực chất lượng cao
(1) Mức độ sẵn có của lao động sản xuất CLC
(2) Mức độ sẵn có của cán bộ hành chính CLC
(3) Mức độ sẵn có của cán bộ quản lý hành chính CLC
(4) Sự thành thạo lao động công nghệ cao
Có thể bạn quan tâm!
- Điều Kiện Thúc Đẩy Sự Hình Thành Nền Kinh Tế Tri Thức
- Phân Loại Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao Dựa Trên Cách Tiếp Cận Công Việc Nghề Nghiệp Của Người Lao Động
- Hình Thành Và Phát Huy Những Tố Chất Phù Hợp Với Yêu Cầu Của Thời Đại Kinh Tế Tri Thức Ở Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao
- Tác Động Của Việc Trọng Dụng Tới Quá Trình Phát Huy Những Tố Chất Tiêu Biểu Của Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao
- Kinh Nghiệm Thu Hút Và Trọng Dụng Nguồn Nhân Lực Chất Lượng
- Kinh Nghiêm Thu Hút Và Trọng Dụng Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao Của Singapore
Xem toàn bộ 265 trang tài liệu này.
(5) Sự thành thạo tiếng Anh của đội ngũ nhân lực CLC
(6) Mức độ thành thạo kỹ năng của đội ngũ cán bộ hành chính
(7) Mức độ thành thạo kỹ năng của đội ngũ chuyên gia
(8) Mức độ thành thạo kỹ năng của đội ngũ cán bộ quản lý hành chính ( 9) Năng suất lao động của đội ngũ nhân lực CLC
Chín tiêu chí nêu trên nhằm đánh giá tố chất thích ứng của nguồn nhân lực CLC thông qua những đội ngũ nhân lực CLC điển hình : đội ngũ cán bộ quản lý hành chính, đội ngũ chuyên gia, đội ngũ cán bộ hành chính và đội ngũ nhân lực CLC nói chung. Khả năng thích ứng được đánh giá thông qua mức độ thành thạo kỹ năng, sự thành thạo tiếng Anh, sự thành thạo công nghệ cao, năng suất lao động và mức độ sẵn có của nhân lực CLC.
(10) Số đơn đăng ký phát minh sáng chế được Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới cấp
(11) Số bài viết được đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế
(12) Chỉ số h – chỉ số đánh giá khả năng sáng tạo của các nhà khoa học (Xem thêm phụ lục 8)
Tiêu chí (10), (11), (12) đánh giá tố chất sáng tạo của nguồn nhân lực chất lượng cao. Số đơn đăng ký sáng chế, số bài viết được đăng trên các tạp chí quôcs tế và chỉ số h phản ánh mức độ biểu hiện tố chất sáng tạo của nguồn nhân lực CLC trong xu thế hội nhập và phát triển KTTT toàn cầu.
1.2.2.4. Các tiêu chí đánh giá tố chất dân tộc tiêu biểu của nguồn nhân lực chất lượng cao
Tố chất dân tộc thuộc về phạm trù đạo đức quốc gia của nguồn nhân lực CLC. Vì vậy, đánh giá tố chất dân tộc chỉ có thể thực hiện một cách định tính và thông qua biểu hiện của những đội ngũ nhân lực CLC tiêu biểu ở mỗi quốc gia. Những biểu hiện đó là :
(1) Sự quan tâm đến thực trạng phát triển lạc hậu của đất nước ở đội ngũ lãnh đạo quốc gia.
(2) Ý thức về sự phát triển đột phá để theo kịp xu hướng của thời đại ở đội ngũ lãnh đạo quốc gia
(3) Sự dũng cảm của đội ngũ nhà khoa học xã hội trong việc đề xuất ý tưởng táo bạo nhằm tạo bước phát triển đột phá cho đất nước.
(4) Mức độ trong sạch (thông qua chỉ số tham nhũng) của đội ngũ cán bộ trong bộ máy công quyền.
Những tiêu chí trên phản ánh mức độ cao hay thấp, lớn hay nhỏ trong việc thể hiện ý thức tự tôn dân tộc và khát vọng đổi thay của những đội ngũ nhân lực CLC điển hình ở mỗi quốc gia. Mức độ đó giúp đánh giá được tố chất dân tộc – một sức mạnh tinh thần quan trọng của nguồn nhân lực CLC của mỗi quốc gia có được hình thành và phát huy mạnh mẽ hay không.
1.3. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TRỰC TIẾP ĐẾN QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO ĐỂ HÌNH THÀNH NỀN KINH TẾ TRI THỨC
Quá trình phát triển nguồn nhân lực CLC để hình thành nền KTTT bị tác động bởi rất nhiều yếu tố với mức độ và phạm vi tác động khác nhau. Phần này
tập trung phân tích hai nhóm yếu tố tác động trực tiếp và quan trọng nhất tới quá trình phát triển nguồn nhân lực CLC.
1.3.1. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
Tri thức được coi là một nguồn vốn quyết định trong nền KTTT. Tuy nhiên việc tiếp nhận vốn tri thức lại không dễ như việc tiếp nhận vốn dưới dạng tiền tệ. Chuyển giao tiếp nhận vốn tri thức phải thông qua giáo dục đào tạo. Điều này có nghĩa là giáo dục đào tạo tác động trực tiếp và quan trọng nhất tới việc phát triển cả về số lượng và chất lượng vốn tri thức được tích luỹ ở nguồn nhân lực. Đối với nguồn nhân lực CLC, GDĐH tác động trực tiếp và mang tính đột phá tới chất lượng, cơ cấu và những tố chất tiêu biểu của lực lượng này.
Kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa lao động được đào tạo và năng suất lao động của Viện Nghiên cứu Khoa học lao động và xã hội (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) cho thấy, nếu tăng thêm một năm được đào tạo thì năng suất lao động tăng thêm 12% và nếu tăng 1% tỷ trọng lao động có trình độ Đại học – Cao đẳng trở lên trong tổng số lao động thì năng suất lao động xã hội tăng thêm 0,55%.
Cũng theo kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Khoa học lao động và xã hội nguồn nhân lực chất lượng càng cao (thể hiện bằng số năm đi học cao), thì năng suất và theo đó là tiền lương càng lớn. Mối quan hệ này được thể hiện bằng chỉ tiêu Tỷ lệ hoàn trả giáo dục (ROR). Tỷ lệ này là % tăng lên của tiền lương đối với mỗi năm giáo dục tăng thêm.
Theo các con số thống kê năm 2008 của Sở Thống Kê Mỹ, số tiền lương trung bỡnh mà một người Mỹ chỉ học tới lớp 9 (khoảng 16 tuổi) kiếm được là 25.900 USD một năm. Những người có bằng cử nhân (Bachelor's degree) kiếm được 45.000 USD một năm, và những người có bằng cao học (Master's degree) kiếm được 72.800 USD một năm. Những người có bằng tiến sĩ (cỡ Ph.D.) kiếm được trung bỡnh 81.000 USD một năm.
DO SỰ TÁC ĐỘNG MANG TÍNH QUYẾT ĐỊNH CỦA GDĐH TỚI CHẤT LƯỢNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG THỜI ĐẠI KTTT NÊN CÁC QUỐC GIA KHÔNG NGỪNG CẢI CÁCH,
ĐẦU TƯ CHO GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO, ĐẶC BIỆT LÀ TÌM RA NHỮNG CON ĐƯỜNG VÀ CÁCH THỨC MỚI ĐỂ PHÁT TRIỂN GDĐH. CHỈ BẰNG CÁCH ĐÓ, NGUỒN NHÂN LỰC CLC MỚI ĐƯỢC NÂNG CAO, PHÙ HỢP VỚI YÊU CẦU PHÁT TRIỂN CỦA NỀN KTTT VÀ QUÁ TRÌNH TOÀN CẦU HOÁ TRONG THỜI ĐẠI NGÀY NAY. SỰ TÁC ĐỘNG CỦA GDĐH ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CLC THỂ HIỆN TRÊN CÁC MẶT SAU:
1.3.1.1. Tác động của giáo dục đại học tới số lượng nguồn nhân lực chất lượng cao
Quy mô phát triển GD ĐH sẽ tác động tới số lượng và cơ cấu nguồn nhân lực CLC.
Do yêu cầu ngày càng lớn về nguồn nhân lực CLC để phục vụ trực tiếp cho quá trình phát triển kinh tế xã hội nên sự phát triển GD ĐH có sự dịch chuyển từ xu hướng giáo dục tinh hoa sang giáo dục đại chúng và giáo dục phổ cập. Xu hướng này được Martin Trow khái quát thành các khái niệm và tiêu chí sâu đây : GD ĐH tinh hoa (elit higher education) khi tỷ số sinh viên ở độ tuổi đại học ( từ 15 đến 22) – (Gross enrolment rate –GER) dưới 15%, GD ĐH đại chúng (mass higher education) khi GER từ 15% đến 50%, GD ĐH phổ cập (universal higher education) khi GER vượt 50%.
GD ĐH tinh hoa tạo ra một lực lượng nhân lực tinh hoa, chiếm số ít trong tổng lực lượng lao động. Mô hình giáo dục này phù hợp với xã hội nông nghiệp và giai đoạn đầu của xã hội công nghiệp.
GD ĐH đại chúng tạo ra một lực lượng đông đảo nhân lực CLC phục vụ quá trình phát triển ở trình độ công nghiệp và hậu công nghiệp cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI. Mỹ là quốc gia đi đầu trong việc xây dựng mô hình GD ĐH đại chúng vào những năm 1970. Ở Châu Âu, quan niệm GD ĐH tinh hoa duy trì từ thế kỷ XII và chỉ thay đổi vào những năm thập niên cuối của thế kỷ XX.
GD ĐH phổ cập phát triển mạnh ở Mỹ, các nước Tây Âu, Bắc Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản… vào thập kỷ đầu của thế kỷ XXI để phục vụ cho nhu cầu về nguồn nhân lực CLC trong nền KTTT.
Như vậy, một hệ thống GDĐH phù hợp là một hệ thống mà ở đó việc quy hoạch mạng lưới các trường đại học phải đảm bảo việc đào tạo đủ yêu cầu về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực CLC. Từ đó, nguồn nhân lực có thể phục vụ tốt nhất quá trình phát triển quốc gia trong thời đại ngày nay. Thông thường việc quy hoạch hệ thống GDĐH thường được nhìn nhận ở các khía cạnh sau:
a, Quy hoạch mạng lưới đại học nghiên cứu và đại học đại trà
Đại học nghiên cứu là một đại học tổng hợp, đào tạo sinh viên cho tới cấp tiến sĩ, có các phũng, viện nghiờn cứu tương xứng. Đây cũng là nơi đào tạo các nhà nghiên cứu, đội ngũ lãnh đạo, đội ngũ doanh nhân. Đây cũng là nơi đào tạo đội ngũ giảng viên đại học có chất lượng cho các đại học phổ cập. Hệ thống đại học nghiên cứu đào tạo ra lực lượng lao động tri thức – một bộ phận quan trọng nhất của nguồn nhân lực CLC.
Giáo dục đại học đại trà thường được phân làm hai mảng: giáo dục 4 năm và giáo dục cộng đồng. Hệ thống giáo dục cộng đồng là những trường cao đẳng giảng dạy những ngành nghề nhằm phục vụ trực tiếp cho nền kinh tế đồng thời cho phép sinh viên tiếp tục nếu muốn học tiếp ở cấp 4 năm. Đây là hình thức giáo dục phù hợp với yêu cầu gia tăng một số lượng lớn nhân lực trình độ đại học, phục vụ cho quá trình phát triển KTTT trong thời đại ngày nay.
b, Quy hoạch mạng lưới đại học công và đại học tư
Thương mại hoá trong giáo dục, đặc biệt là trong GDĐH là một xu hướng tất yếu trong thời đại nhu cầu về tri thức trở thành nhu cầu đặc trưng của quá trình phát triển cá nhân và xã hội. Tuy nhiên, tri thức và giáo dục là một loại hàng hoá đặc biệt, nếu để nó bị chi phối hoàn toàn bởi thị trường và nhu cầu xã hội thì sẽ dẫn đến những lệch lạc nguy hiểm trong đời sống xã hội. Bởi vậy, bất kỳ một quốc gia nào muốn có được một nền giáo dục để đào tạo ra lực lượng lao động xã hội vừa đảm bảo nhu cầu phát triển vật chất, vừa đảm bảo những định hướng về văn hoá, tinh thần đều cần thiết phải quy hoạch mạng lưới giáo dục đại học, ở đó mức độ phù hợp giữa đại học công và đại học tư phải được cân nhắc cẩn trọng. Hơn thế nữa, trong các đại học tư, thì sự cân nhắc cẩn trọng giữa đại học tư vô vị lợi và đại học tư vị lợi cũng luôn được đề cao. Việc hình thành các
đại học tư bên cạnh hệ thống các đại học công là cần thiết để phát huy mọi nguồn lực của xã hội cho sự nghiệp đào tạo nhân lực.
Như vậy, việc quy hoạch hệ thống GDĐH sẽ tác động tới việc đạo tạo nguồn nhân lực CLC. Nếu hệ thống đại học chỉ hướng vào việc đào tạo đội ngũ tinh hoa thì số lượng nhân lực có trình độ đại học sẽ là thiểu số. Nếu hệ thống đại học được thiết kế đa dạng, phong phú, hướng vào đại chúng, ở đó có sự kết hợp giữa đào tạo lực lượng tinh hoa và đào tạo lực lượng đại chúng thì sẽ tác động rất lớn tới tốc độ gia tăng nguồn nhân lực được đào tạo ở trình độ cao. Sự kết hợp thích đáng giữa đại học công và đại học tư trong hệ thống GDĐH cũng là yếu tố làm gia tăng số lượng nguồn nhân lực CLC ở mỗi quốc gia.
1.3.1.2. Tác động của giáo dục đại học tới việc hình thành và phát huy tố chất tiêu biểu của nguồn nhân lực chất lượng cao
Xó hội cụng nghiệp hỡnh thành cỏch đây hàng trăm năm đó sản sinh ra cỏc trường ĐH truyền thống - nơi cung cấp các kiến thức cao cấp ổn định trong nhiều thập niên. Loại trường này vẫn đang tồn tại ở nhiều quốc gia trên những nét cơ bản. Việc tổ chức và hoạt động của các trường ĐH truyền thống thường khá ổn định và rất ít thay đổi về chương trỡnh đào tạo, cách thức tổ chức và hoạt động…. Do vậy, khó theo kịp với yêu cầu của thời đại.
Ngày nay, tỡnh hỡnh đó khỏc hẳn trước, khi nhân lọai đang bước vào kỷ nguyên tri thức dựa trên nền tảng của công nghệ thông tin và viễn thông (đang thay đổi từng ngày).Tri thức và thông tin đó trở thành một thứ vốn quý tạo nờn giỏ trị gia tăng của các ngành sản xuất, kinh doanh, tổ chức và quản lý. Mụ hỡnh ĐH truyền thống đang trở nên lỗi thời và đang được thay thế bằng mô hỡnh ĐH mới – mô hình ĐH có khả năng đào tạo ra những lực lượng lao động có khát vọng thay đổi, có khả năng thích ứng và sáng tạo để có thể thực sự làm chủ một cách tự tin trong xã hội. Vì vậy, trường ĐH trước hết phải là một cơ sở xã hội tự chủ, theo nghĩa lành mạnh và đúng đắn nhất của khái niệm này. Các trường ĐH cần được trao quyền tự chủ rộng rói để cho đại học trở lại đúng chức năng thiêng liêng của nó: tạo ra những con người tự chủ cho xó hội thay vì giảng dạy cho người ta những “chân lý” tuyệt đối định sẵn. Đấy là một bước chuyển biến
quan trọng và có ý nghĩa trong tư duy cơ bản của ngành giáo dục. Thậm chí, ở một số quốc gia phát triển, sự chuyển biến còn được biểu hiện mạnh mẽ thông qua quan điểm tự trị đại học thay vì quan điểm tự chủ đại học theo cách diễn đạt thông thường. Vậy, thế nào là một cơ chế tự chủ đại học đúng nghĩa.
Điều kiện đầu tiên của tự chủ là phải được tự do tư tưởng, hoàn toàn tự do tư tưởng. Trường đại học trước hết là môi trường của tự do tư tưởng, ở đấy con người tập làm quen với đức tính quan trọng nhất của một người có thể được gọi là con người tự chủ xã hội: một người biết rằng mỡnh cú quyền tự do tư tưởng, biết cách sử dụng đúng đắn quyền lớn nhất, cao nhất đó của con người, và biết tôn trọng quyền đó ở mọi người.
Phải từ cách hiểu đó mà triển khai các tự chủ cụ thể cần thiết khác, như tự chủ về tuyển sinh, tự chủ về chương trỡnh, tự chủ về phương pháp dạy và học, tự chủ về tổ chức nhân sự, về đội ngũ giáo sư, về quản trị, về tài chớnh... Bộ chủ quản sẽ chỉ làm chức năng quản lý nhà nước theo hướng quản lý để phát triển, phát huy năng lực sáng tạo, sáng kiến đa dạng của các nhà giáo, các nhà khoa học nhằm cống hiến cho sự nghiệp phát triển và nâng cao CLNNL trong bối cảnh cuộc CMKHCN đang diễn ra với tốc độ “một ngày bằng hai mươi năm”. Cụ thể, bộ chủ quản chỉ làm nhiệm vụ định hướng và đề ra chiến lược cho phát triển giáo dục, ban hành các chuẩn mực thiết yếu của các trường ĐH và tiến hành công tác thanh tra giáo dục mà không can thiệp vào các công việc cụ thể của nhà trường, đồng thời giao quyền tự chủ đầy đủ cho tất cả các trường ĐH, công cũng như tư. Chỉ với một môi trường có điều kiện tự chủ cao như thế thì các trường đại học mới phát huy được mọi khả năng về vật chất và sức mạnh trí tuệ đặc thù của mình để đào tạo và nâng cao CLNNL một cách hiệu quả nhất trong bối cảnh đầy biến động của thế kỷ XXI.
Như vậy để đạo tạo được nguồn nhân lực CLC, có những tố chất tiêu biểu của thời đại, nền giáo dục đại học phải được xây dựng thông qua những nội dung cốt lõi kể trên. Mỗi nội dung sẽ có những tác động nhất định để tạo nên sự hoàn thiện trong chất lượng NNL ở mỗi quốc gia. Từ đó, mỗi quốc gia sẽ thất bại hay thành công trong chiến lược phát triển thích ứng với xu thế phát triển
của thời đại. Trong thực tế, hầu hết các quốc gia trên thế giới đang ráo riết thực hiện những bước chuyển mạnh mẽ trong GDĐH để gia tăng số lượng và chất lượng nguồn nhân lực của quốc gia mình.
1.3.2. Sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao
Dù nguồn nhân lực được đào tạo với chất lượng của một nhân tài thì đó vẫn chưa phải là yếu tố quyết định đến giá trị của họ đối với quốc gia, dân tộc. Vấn đề sử dụng, hay chính xác hơn là vấn đề thu hút và trọng dụng mới vừa là động cơ, vừa là cái đích, vừa là một khâu trong quá trình đào luyện và hiện thực hoá giá trị của nguồn nhân lực CLC nói chung và nhân tài nói riêng. Các nhà nghiên cứu đã khẳng định, từ xưa tới nay, “triều đại nào, nhà vua, nhà chúa nào (nhà nước nào – tác giả), mà sử dụng có hiệu quả nhân tài thì triều đại đó thịnh trị, vua chúa đó làm được nhiều việc ích quốc lợi dân, tiếng thơm để ngàn thu. Trái lại, triều đại nào, vua chúa nào không sử dụng được nhân tài thì triều đại đó suy vong, vua chúa đó để lại tiếng xấu muôn đời” [28, tr. 142]. Như vậy, việc thu hút và trọng dụng nguồn nhân lực CLC không chỉ có tác động trực tiếp tới việc phát triển lực lượng này mà còn tác động quyết định tới sự hưng vong của mỗi quốc gia.
1.3.2.1. Tác động của việc thu hút nhân lực chất lượng cao nước ngoài tới quá trình gia tăng số lượng nguồn nhân lực chất lượng cao
Quá trình phát triển nguồn nhân lực CLC trong bối cảnh TCH và HNKTQT chịu tác động rất lớn từ hoạt động thu hút nhân lực chất lượng cao từ nước ngoài. Hoạt động này sẽ góp phần đáng kể vào việc gia tăng số lượng nguồn nhân lực CLC. Vì vậy, ở cấp độ quốc gia, ở cấp độ địa phương hay ở cấp độ ngành, việc thu hút nhân lực CLC nói chung và nhân tài nói riêng đều đang được tiến hành theo những cách thức rất đa dạng và linh hoạt. Ở cấp độ quốc gia, hoạt động thu hút tác động tới việc gia tăng số lượng nguồn nhân lực CLC ở những khía cạnh sau:
a, Gia tăng lực lượng tạo nguồn cho đội ngũ nhân lực chất lượng cao
Lực lượng tạo nguồn trực tiếp cho đội ngũ nhân lực CLC của mỗi quốc gia chính là đội ngũ sinh viên đang theo học tại các trường đại học. Việc thu hút