Hình Thành Và Phát Huy Những Tố Chất Phù Hợp Với Yêu Cầu Của Thời Đại Kinh Tế Tri Thức Ở Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao

trong đó thúc đẩy nhanh việc phát triển giáo dục đại học là một chiến lược cần thực hiện nếu các quốc gia muốn theo kịp xu hướng của thời đại ngày nay. Vì vậy, cần phải có một đội ngũ giảng viên tương ứng để thực thi quá trình phát triển giáo dục đại học. Lực lượng lao động tri thức cần được thu hút để chuyển dịch sang ngành này. Đây sẽ là lực lượng sáng tạo ra những người sáng tạo trong nền KTTT.

Ngành CNTT được coi là ngành công nghiệp tri thức cơ bản dùng làm nguồn cho các ngành công nghiệp tri thức chuyên ngành trong các lĩnh vực cụ thể khác. Vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà nhiều người gọi nền kinh tế mới là nền kinh tế thông tin. Sự phát triển của dòng thông tin (tức nguồn thông tin và việc xử lý thông tin) và CNTT là tiền đề của nền KTTT, thậm chí là một mặt nổi trội của nền KTTT. CNTT ra đời và phát triển kéo theo nhu cầu sử dụng nhiều kỹ sư máy tính và các nhà quản lý mạng. Trong khi đó dòng thông tin đòi hỏi nhiều hơn các nhà xử lý và phân tích thông tin. Số lượng thông tin trong thời đại ngày ngày nay là vô cùng lớn và luôn thay đổi vì vậy cùng cần một số lượng nhiều tương ứng những nhà xử lý và phân tích thông tin, các kỹ sư máy tính và các nhà quản lý mạng để phát triển ngành CNTT và truyền thông – một ngành nền tảng để phát triển KTTT trong thời đại ngày nay.

Như vậy, cơ cấu nguồn nhân lực CLC phải có sự dịch chuyển mạnh sang những ngành công nghiệp tri thức để tạo lực cho sự hình thành nền KTTT. Sự chuyển dịch này phải làm gia tăng nhanh chóng lực lượng giảng viên đại học có trình độ cao, đồng thời phải làm gia tăng nhanh chóng đội ngũ nhân lực KH - CN. Sự chuyển dịch này phải làm cho cơ cấu nguồn nhân lực CLC có sự thay đổi đột phá đối với những lực lượng kể trên. Sự chuyển dịch này chủ yếu hướng tới sự chuyển dịch cơ cấu nhân lực CLC ở những ngành công nghiệp tri thức cơ bản.

1.2.1.3. Hình thành và phát huy những tố chất phù hợp với yêu cầu của thời đại kinh tế tri thức ở nguồn nhân lực chất lượng cao

Để hình thành nền KTTT – một nền kinh tế có sự khác biệt cơ bản về chất so với nền KTCN, nguồn nhân lực CLC cũng phải thể hiện sự khác biệt tương

xứng. Vì vậy lực lượng này phải hình thành được và phát huy trên thực tế những tố chất đặc trưng của nguồn nhân lực CLC thời đại KTTT.

a, Hình thành và phát huy tố chất dân tộc

Tố chất dân tộc của nguồn nhân lực CLC thể hiện ở lòng yêu nước và tinh thần dân tộc. Tuy nhiên, tố chất dân tộc không phải là những biểu hiện về lòng yêu nước và tinh thần tự tôn dân tộc như một tình cảm, ý thức đơn thuần, mà chúng phải biến thành khát vọng thay đổi để thúc đẩy đội ngũ nhân lực CLC thực hiện những hành động cụ thể, góp phần tạo lên sự chuyển biến thực sự cho đất nước trong quá trình hình thành nền KTTT. Đối với những quốc gia đang phát triển, việc hình thành và phát huy tố chất dân tộc là nội dung nền gốc trong phát triển nguồn nhân lực CLC để hình thành nền KTTT. Sự khẳng định này dựa trên những lý do cơ bản sau:

Về mặt lý luận, bất kỳ một công cuộc phát triển nào cũng cần sự kết hợp của sức mạnh vật chất và sức mạnh tinh thần. Sức mạnh vật chất là có hạn, nhưng sức mạnh tinh thần, khi đã trở thành khát vọng, “nó sẽ giải phóng một năng lượng khủng khiếp của con người; nó sẽ cung cấp nhiên liệu để đẩy các tổ chức, các quốc gia vượt lên trước và thành công” [116, tr. 19]. Vì vậy, dù sức mạnh vật chất có hạn chế đến đâu, thì sự phát triển vẫn có thể hiện hữu và hiện hữu một cách “thăng hoa”, nếu biết khai thác kho sức mạnh tinh thần. Các nước đang phát triển là những nước có nền tảng vật chất cho phát triển KTTT vô cùng hạn chế, nhưng nếu các quốc gia này biết khai thác và phát huy hiệu quả sức mạnh tinh thần của toàn dân tộc, đặc biệt là của lực lượng ưu tú trong xã hội, thì cuộc hành trình đến nền KTTT sẽ có lực đẩy để thành công.

Về mặt thực tiễn, không ít các quốc gia trên thế giới đã chứng minh giá trị hàng đầu của sức mạnh tinh thần trong việc tạo ra những đột phá để phát triển kinh tế. Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc là những tấm gương sáng của thế kỷ XX trong việc phát huy tối đa hiệu quả sức mạnh tinh thần để vươn lên mạnh mẽ từ nghèo đói và lạc hậu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 265 trang tài liệu này.

Như vậy, việc hình thành tố chất dân tộc là một nội dung không thể thiếu trong quá trình phát triển nguồn nhân lực CLC để hình thành nền KTTT. Tố chất

này lại càng cần thiết đối với nguồn nhân lực CLC tại các quốc gia đang phát triển, nơi có điểm xuất phát rất thấp trong hành trình hướng tới nền KTTT. Tố chất dân tộc biểu hiện một cách đa dạng thông qua những đội ngũ nhân lực tiên phong nhất: (1) Sự quan tâm đến thực trạng phát triển lạc hậu của đất nước ở đội ngũ lãnh đạo quốc gia, (2) Sự dũng cảm của đội ngũ nhà khoa học xã hội trong việc đề xuất ý tưởng táo bạo nhằm tạo bước phát triển đột phá cho đất nước, (3) Mức độ trong sạch (thông qua chỉ số tham nhũng) của đội ngũ cán bộ trong bộ máy công quyền, (4) Khát vọng của đội ngũ doanh nhân trong việc tạo lập văn hoá kinh doanh thích ứng với xu hướng phát triển KTTT…

Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam - 6

b, Hình thành và phát huy tố chất thích ứng

Tố chất thích ứng được biểu hiện ra ở khả năng tự điều chỉnh, khả năng thích nghi để làm chủ trước sự thay đổi nhanh chóng của vốn tri thức nhân loại. Chỉ khi nào nguồn nhân lực CLC hình thành được khả năng này ở tầm cao tương xứng với thời đại thì quốc gia đó mới có thể hình thành nền KTTT trong tương lai. Sự khẳng định này dựa vào những lý do cơ bản sau:

Thứ nhất, nền KTTT là một nền kinh tế mà ở đó có những thay đổi toàn diện so với nền KTCN. Sự thay đổi diễn ra cả về nội dung, quy mô và tốc độ phát triển. Trong tất cả những thay đổi đó, sự thay đổi mang tính bản chất nhất và quyết định nhất tới tất cả những thay đổi khác, đó là vai trò của tri thức đối với sự phát triển trong nền KTTT có sự khác biệt cơ bản so với nền KTCN.

Nếu như trong nền KTCN, tri thức chỉ gián tiếp tạo ra sự phát triển, thì trong nền KTTT, tri thức trực tiếp tạo ra sự thịnh vượng và giàu có của mỗi quốc gia. Mặt khác, bản thân tri thức trong thời đại ngày nay lại có đặc điểm nổi bật là “tốc độ gia tăng nhanh chóng, đổi mới diễn ra liên tục, khả năng lan truyền và phổ biến rộng rãi” [107, tr. 10]. Theo những tính toán mang tính định lượng, thì “cuối thì cuối thế kỷ XX, lượng tri thức của nhân loại đã tăng thêm khoảng 1000 lần so với đầu thế kỷ;…số lượng tạp chí và bài báo khoa học cứ 10 năm lại tăng lên gấp đôi, trung bình mỗi năm tăng 600 triệu trang” [107, tr. 10] và “ Theo con số ước tính tổng khối lượng tri thức trên thế giới cứ nhân đôi sau 18 tháng trong thời đại này” [115, tr. 43]. Diễn đạt theo cách của John L.

Peterson, nhà tương lai học nổi tiếng người Mỹ thì: “Nếu bạn là người trưởng thành, trong cuộc đời bạn, tri thức khoa học đã rút ra được nhiều điều về bản chất của mọi thứ hơn so với 5000 năm trước khi bạn sinh ra” [69, tr. 21]. Sự thay đổi này cũng đã được tổng kết một cách súc tích rằng: “Đã có quá nhiều tri thức được tích luỹ đến nỗi là sự thay đổi giờ đây đang diễn ra theo số luỹ thừa. Không phải là mỗi mẩu tri thức có thêm sẽ đem lại thêm một chút thay đổi cho thế giới – không phải thế. Mà là, vì mẩu tri thức đó sẽ tương tác với tất cả các tri thức và kinh nghiệm khác sẵn có trong vô số lĩnh vực, do đó nó sẽ có một tác động chồng chất lên mãi. Đó là lý do vì sao mức độ thay đổi đã trở nên đáng kinh ngạc đến thế”. [116, tr. 156]. Thật khó có thể thống kê đầy đủ các phát kiến của khoa học cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI. Chỉ riêng những gì liên quan tới đời sống con người, đã thấy xuất hiện hàng loạt tri thức mới với các thuật ngữ mới mà cách đây không lâu chúng ta chưa hề biết tới, chẳng hạn như: Y-sinh học, hoá-sinh học, sinh-tin học (Bioinformatics), ưu sinh học (Eugennics), phỏng sinh học (Bionics), cận tâm lý học v.v…và “năm mươi năm trước, các nhà thiên văn học chỉ xác định được hai dải thiên hà. Giờ đây chúng ta biết được rằng có hơn hai tỷ thiên hà” [115, tr. 43].

Như vậy, xét ở khía cạnh của sự thay đổi, thì nền KTTT là một nền kinh tế của những thay đổi mang tính cách mạng so với nền KTCN, trong đó, sự thay đổi về vai trò của tri thức và sự thay đổi như vũ bão của chính bản thân tri thức là những yếu tố then chốt quyết định trình độ phát triển của nền KTTT. Chỉ những người có khả năng thích ứng và linh hoạt trong hấp thụ vốn tri thức của thời đại, thì mới trở thành chủ nhân thực sự của nền KTTT. Điều đó có nghĩa là chúng ta phải học cách chung sống với sự biến động và bất định, phải tìm cách thích nghi với nó. Nguồn nhân lực CLC để hình thành nền KTTT phải là lực lượng tiêu biểu cho khả năng thích nghi đó, họ phải học cách tạo dựng một môi trường thực sự đón nhận sự đổi thay như là một cơ hội chứ không phải một mối đe doạ.

Thứ hai, đối với các nước đang phát triển, khả năng thích ứng và linh hoạt còn là sự thể hiện bản lĩnh “hai tốc độ” của nguồn nhân lực CLC trong hấp

thụ, trong cải biến vốn tri thức của thời đại. Bởi, nguồn nhân lực CLC của các nước đang phát triển có một điểm xuất phát rất thấp trên con đường hấp thụ và cải biến vốn tri thức ấy. Họ vừa phải tiếp thu những thành quả của nền KTCN để tiến hành công nghiệp hoá, vừa phải học tập những tri thức mới nhất của thời đại để hiện đại hoá thì mới có thể thực hiện thành công quá trình hình thành nền KTTT. Như vậy, sự cần thiết của việc hình thành tố chất thích ứng ở nguồn nhân lực CLC tại các nước đang phát triển còn tăng lên gấp hai lần để giúp các nước này rút ngắn khoảng cách phát triển và tạo đà theo kịp xu hướng phát triển của KTTT.

c, Hình thành và phát huy tố chất sáng tạo

Thời đại CMKHCN, mà tựu trung là thời đại của văn minh trí tuệ hiện nay, thực chất là thời đại của những phát minh và sáng tạo. Nếu tố chất thích ứng cao độ của nguồn nhân lực CLC giúp cho các quốc gia bắt nhịp được với cuộc CMKHCN để hình thành nền KTTT, thì tố chất sáng tạo vượt trội của nguồn nhân lực CLC sẽ là yếu tố giúp cho các quốc gia đạt tới đỉnh cao của sự phát triển nền KTTT. Điều này có nghĩa là, xét về lâu dài, “chỉ đơn thuần bắt kịp cái mà người khác đã làm là cần thiết để tiếp tục sự có mặt trong cuộc chơi, nhưng cuối cùng thì kẻ chiến thắng sẽ là những ai có khả năng sáng tạo ra các cuộc chơi hoàn toàn mới” [116, tr. 127].

Đối với các quốc gia phát triển, sáng tạo trở thành dòng chính của triết lý sống trong thế kỷ XXI. Bởi, “chính là trong lúc giao thời, khi một mô hình cũ (nền KTCN-tác giả) sụp đổ mà mô hình mới (nền KTTT- tác giả) chưa được xác lập, thì sẽ có được sự bùng nổ của tư duy sáng tạo”[116, tr. XV]. Vì vậy, tại những quốc gia phát triển nhất, “Khoa học sáng tạo” (Heuristics Creatology) đã tách ra thành một khoa học riêng, nhằm “khoa học hoá tư duy sáng tạo”. Cùng với sự ra đời của “Khoa học sáng tạo”, rất nhiều Học thuyết sáng tạo đã hình thành như: Six Hats của Edward de Bôn; Mindmapping của Tony Buzan, TRIZ, ARIZ của Altshuller…, trong đó Genrich Saulovich Altshuller được coi là cha đẻ của phương pháp luận sáng tạo với học thuyết sáng tạo TRIZ (Theory of Inventive Problem Solving) – học thuyết xây dựng “con người sáng tạo” bằng

những phương pháp giúp con người có thể học rất tự nhiên, không hề gò bó, nhưng mang lại cho họ khả năng nhạy bén và sáng tạo hơn hẳn. Theo học thuyết TRIZ, sự sáng tạo thể hiện ở năm mức độ khác nhau trong việc giải quyết vấn đề nảy sinh:

Mức độ 1: Không cần sự sáng tạo, chỉ cần vận dụng những phương pháp trong chuyên ngành để giải quyết vấn đề. Có 32% sử dụng cách thức này để giải quyết vấn đề.

Mức độ 2: Cải tiến chút ít hệ thống đã có bằng những phương pháp đã biết trong chuyên ngành và thường có một vài thoả hiệp. Khoảng 45% sử dụng cách thức này để giải quyết vấn đề.

Mức độ 3: Cải tiến cơ bản hệ thống đã có bằng phương pháp đã biết ngoài chuyên ngành. Khoảng 18% sử dụng cách này để giải quyết vấn đề.

Mức độ 4: Tạo ra những nguyên lý mới mang tính khoa học nhiều hơn công nghệ để giải quyết những vấn đề cơ bản. Có 4% sử dụng phương pháp này để giải quyết những vấn đề cơ bản.

Mức độ 5: Có một phát hiện khoa học hiếm hoi hay một phát minh tiên phong để giải quyết những vấn đề hoàn toàn mới. Khoảng 1% sử dụng phương pháp này để giải quyết vấn đề.

Các nước phát triển, đặc biệt là các nước phát triển hàng đầu, đang nỗ lực phát huy tối đa mức độ sáng tạo của nguồn nhân lực để luôn tạo ra những thành tựu KH-CN đỉnh cao của thời đại, hình thành nền KTTT với nghĩa đầy đủ và toàn vẹn nhất.

Đối với các quốc gia đang phát triển, vận dụng lý thuyết sáng tạo này như

sau:

- Ba mức độ đầu tiên của sự sáng tạo sẽ chủ yếu vận dụng nhằm cải tiến vốn

tri thức KH-CN của thế giới để phát triển những ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ còn rất lạc hậu, rút ngắn quá trình CNH, HĐH, dần từng bước hình thành nền KTTT.

- Hai mức độ sau của sự sáng tạo sẽ không nhằm mục đích vận dụng để sáng tạo ra những thành tựu khoa học mới, mang tính đột phá, đại diện tiêu biểu

cho trình độ phát triển cao của nền KTTT. Quan trọng là, vận dụng hai mức độ sáng tạo đó để hình thành lên những tư tưởng mới, để tìm ra con đường, cách thức, mô hình độc đáo, tạo nên sự đột phá trong việc chuyển biến môi trường kinh tế-văn hoá-xã hội. Đó là môi trường tạo điều kiện tốt nhất cho sự đổi mới và sáng tạo, hình thành văn hoá đổi mới và sáng tạo cho đất nước.

Như vậy, trong thời đại ngày nay, sáng tạo và đổi mới đã trở thành một đặc tính văn hóa của những dân tộc biết vươn lên thích ứng với xu hướng phát triển mới, nó không chỉ là khả năng ở mỗi cá nhân riêng lẻ. Vì vậy, để hình thành nền KTTT, nguồn nhân lực CLC của mỗi quốc gia phải hình thành và phát huy được đặc tính tiêu biểu này của thời đại. Tố chất sáng tạo của nguồn nhân lực CLC không những thể hiện ra ở khả năng phát minh, sáng chế ra những sản phẩm KHCN mà quan trọng và cốt lõi nhất là ở sự cách mạng và đổi mới trong quan niệm, trong lối tư duy, trong cách nghĩ và cách làm chủ quá trình phát triển.

Sự hình thành và phá huy ba tố chất nêu trên là sự kết hợp giữa tố chất dân tộc và những tố chất thời đại. Chúng được gọi chung là những tố chất thời đại KTTT của nguồn nhân lực CLC. Khát vọng đổi thay, sự thích ứng và sáng tạo của nguồn nhân lực CLC ở thời đại nào cũng là yêu cầu cần thiết nhưng trong thời đại KTTT, chúng phải được hình thành và phát huy ở một đội ngũ nhân lực CLC đông đảo. Điều quan trọng hơn là, khát vọng đổi thay, sự thích ứng và sáng tạo phải nhanh và phải nhiều tương xứng với với sự thay đổi như vũ bão của thông tin và tri thức trong thời đại ngày nay.

Tóm lại, những nội dung nêu trên hướng tới việc phát triển nguồn nhân lực CLC để hình thành nền KTTT cả về số lượng và chất lượng. Đó là những nội dung hướng tới việc phát triển về chất, phát triển mang tính bước ngoặt đối với nguồn nhân lực CLC trong thời đại có sự chuyển biến mang tính cách mạng của nhân loại hiện nay.

1.2.2. Tiêu chí đánh giá quá trình phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

1.2.2.1. Các tiêu chí đánh giá về sự gia tăng số lượng nguồn nhân lực

chất lượng cao

(1) Sự gia tăng tỷ lệ lao động trình độ đại học trên tổng số lực lượng lao động.

Tiêu chí này đánh giá tốc độ gia tăng về số lượng và tỷ trọng lực lượng lao động trình độ đại học trên tổng số lực lượng lao động quốc gia. Đó là tiêu chí phản ánh trực tiếp về sự gia tăng số lượng nguồn nhân lực CLC.

(2) Sự gia tăng tỷ lệ sinh viên trên một vạn dân

(3) Sự gia tăng số lượng sinh viên, sinh viên mới tuyển, sinh viên tốt nghiệp hàng năm

Lực lượng tạo nguồn trực tiếp cho đội ngũ nhân lực CLC của mỗi quốc gia chính là đội ngũ sinh viên đang theo học tại các trường đại học. Vì vậy, tiêu chí (2) và (3) là những tiêu chí đánh giá sự gia tăng lực lượng tạo nguồn cho đội ngũ nhân lực CLC của mỗi quốc gia.

1.2.2.2. Các tiêu chí xác định sự điều chỉnh cơ cấu nguồn nhân lực chất lượng cao

(1) Điều chỉnh cơ cấu nhân lực CLC theo vùng

Đây là tiêu chí xác định sự điều chỉnh cơ cấu nhân lực CLC giữa các vùng miền trong một quốc gia. Thông qua tiêu chí này, có thể nhận biết được khoảng các phát triển giữa các vùng. Những vùng phát triển cao thường tập trung nhiều nhân lực trình độ cao sống và làm việc. Nếu cơ cấu nhân lực CLC theo vùng có sự chênh lệch quá lớn giữa các vùng thì khoảng cách phát triển giữa các vùng là rất lớn. Điều này cản trở nhiều cho quá trình hình thành nền KTTT trên phạm vị cả nước.

(2) Điều chỉnh cơ cấu nhân lực chất lượng cao theo ngành kinh tế

(3) Điều chỉnh kết cấu sức lao động trong nông nghiệp, công nghiệp, công nghệ kỹ thuật cao

Hai tiêu chí này gắn liền với việc xác định nguồn nhân lực CLC ở mỗi quốc gia được phân bổ như thế nào trong các ngành kinh tế. Nếu lực lượng này được phân bổ nhiều ở những ngành kinh tế dựa nhiều vào tri thức thì họ thực sự trở thành lực lượng có khả năng dẫn dắt quá trình hình thành nền KTTT của

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/02/2023