Nguồn: University Autonomy in Twenty
Countries
Nhìn vào bảng trên, Canađa là nước có mức độ can thiệp của Nhà nước vào hoạt động GDĐH ít nhất, tức là có mức độ tự chủ cao nhất. Mặc dù Mỹ là quốc gia có mức độ tự chủ ĐH không phải là lớn nhất nhưng cũng là một mô hình tự chủ rất đáng được tham khảo. Ở Mỹ, Chớnh phủ phõn nhỏnh quản lý xuống từng bang, mỗi bang lại phõn nhỏnh quản lý xuống từng trường. Mỗi trường có Hội đồng trường (hay cũn gọi là Uỷ ban quản trị), đại diện cho quyền lợi của người học.
Hội đồng này có trách nhiệm yêu cầu Hiệu trưởng đưa ra những chính sách để đáp ứng yêu cầu của cộng đồng địa phương.Hiệu trưởng lại cụ thể hoỏ
những yờu cầu xuống cỏc khoa.
Tự chủ của các trường là tự chủ ngay trong từng khoa, từng lớp học. Khoa có quyền quyết định học môn này hay môn kia, học sách này hay sách kia. Giáo viên có quyền lựa chọn cách dạy cho phù hợp.
Ở Mỹ, cựng một chuyờn ngành, cùng trong một bang, nhưng nếu học ở các trường khác nhau, người học sẽ được học các chương trỡnh, giỏo trỡnh khụng giống nhau. Phương pháp dạy của giáo viên cũng khác nhau. Chỉ có duy nhất một nền là thông tin chung, từ đó mỗi trường tự quyết định dạy cỏi gì và dạy như thế nào. Việc liên kết hoặc tham khảo ý kiến của các doanh nghiệp, các tổ chức về chương trình đào tạo cũng thường xuyên được thực hiện để có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu của xã hội. Các doanh nghiệp lớn như Microsoft, Boeing, Starbucks…thường liên kết với các trường ĐH để đào tạo ra những vị trí nhân lực với chất lượng theo yêu cầu cả họ.
Có thể bạn quan tâm!
- Hình Thành Và Phát Huy Những Tố Chất Phù Hợp Với Yêu Cầu Của Thời Đại Kinh Tế Tri Thức Ở Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao
- Các Tiêu Chí Đánh Giá Khả Năng Thích Ứng Và Khả Năng Sáng Tạo Tri Thức Kh – Cn Hiện Đại Của Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao
- Tác Động Của Việc Trọng Dụng Tới Quá Trình Phát Huy Những Tố Chất Tiêu Biểu Của Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao
- Kinh Nghiêm Thu Hút Và Trọng Dụng Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao Của Singapore
- Bài Học Về Sử Dụng Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao
- Số Lượng Sinh Viên, Quy Mô Tuyển Mới Và Tốt Nghiệp Đại Học
Xem toàn bộ 265 trang tài liệu này.
Ở Mỹ, điều duy nhất Chớnh phủ quản lý là chất lượng nguồn nhân lực mà trường đào tạo ra, cũn đào tạo như thế nào là việc của trường, Chính phủ không can thiệp. Bên cạnh đó, cứ 10 năm một lần chính phủ sẽ tiến hành kiểm định chất lượng giáo dục của các trường. Các trường phải trải qua một kỳ kiểm tra chất lượng được tổ chức bởi một Hội đồng độc lập, không phải thuộc cơ quan chính quyền.
Đối với các trường ĐH với lịch sử hàng trăm năm phát triển, trong một môi trường pháp lý chặt chẽ, thị trường lao động khá hoàn thiện, tự chủ giáo dục ĐH ở Mỹ nhỡn chung được xác định gồm những lĩnh vực chính như: nhiệm vụ, tài chính, nhân sự, tuyển sinh, chương trỡnh đào tạo, phương pháp dạy và học, thực hiện nghiên cứu, công bố công trỡnh, tự đánh giá, liên kết với các ngành kinh tế, cấp học bổng cho sinh viên v.v... Đó là một cơ chế tự chủ ở mức độ cao. Chính điều này đã giúp cho nhiều Đại học ở Mỹ phát huy được những ưu thế riêng có của mình để đào tạo ra những lực lượng nhân lực có khả năng thích ứng và tư duy độc lập, sáng tạo.
c, Đầu tư lớn về tài chính cho giáo dục đại học và quan tâm xây dựng đội ngũ giảng viên xuất sắc
Để thực hiện tốt mô hình GDĐH đại chúng và khai phóng, Nhà nước đặc biệt quan tâm tới vấn đề phát huy mọi nguồn lực tài chính cho các trường đại học, mặt khác các trường đại học lại đặc biệt quan tâm tới vấn đề xây dựng đội ngũ giảng viên xuất sắc của nhà trường.
Nguồn lực tài chính được huy động trong quá trình hoạt động của các trường ĐH rất phong phú. Ngân sách nhà nước cấp riêng cho GDĐH ở Mỹ chiếm 2,7% GDP (châu Âu là 1,1% GDP và Trung Quốc là 0,5% GDP), chiếm khoảng 60% tổng số nguồn tài chính đầu tư cho GDĐH. Ngoài ra các nguồn tài chính còn đến từ việc thu học phí, tài trợ của các tổ chức, cá nhân, hợp đồng R&D…Với nguồn tài chính khổng lồ, GDĐH của Mỹ có điều kiện vật chất để mở rộng tối đa quy mô và nâng cao chất lượng.
Bên cạnh đó, để phát huy tối đa khả năng thích ứng và sáng tạo của người học, các trường đại học đậc biệt quan tâm tới việc phát triển đội ngũ giáo sư xuất sắc của nhà trường. Thông thường muốn làm giảng viên đại học ở Mỹ thỡ ứng viờn phải cú ớt nhất bằng tiến sĩ (Doctor of Philosophy). Tựy thuộc trường mà ứng viên được vào làm việc và xét biên chế là trường thiên về nghiên cứu hay giảng dạy mà tiêu chí xét biên chế sẽ khác nhau. Có 3 mức bổ nhiệm cho vị trí giảng viên đại học: Assistant Professor, Associate Professor, và (Full) Professor. Giảng viên mới được gọi là Assistant Professor và kí hợp đồng làm việc với nhà trường trong một vài năm đầu (6-7 năm).
Trong giai đoạn thử việc (probationary period) các giảng viên thường được yêu cầu phải có một số lượng bài nghiên cứu nhất định đăng trên tạp chí chuyên ngành hàng đầu của Mỹ hoặc thế giới, xin được tài trợ từ các tổ chức uy tín, viết sách hoặc là đồng tác giả viết sách, được trao giải thưởng về thành tích nghiên cứu hay giảng dạy xuất sắc, có những đóng góp tích cực trong các công tác xó hội khỏc (vớ dụ, là thành viờn quản trị của một tổ chức nào đó trong ngành/lĩnh vực liên quan) vv… Sau 6 hoặc 7 năm của giai đoạn xét biên chế sẽ có một hội đồng thẩm định các kết quả làm việc của ứng viên. Nếu được chấp nhận biên chế, ứng viên sẽ được gọi là Associate Professor, sau một vài năm nếu tiếp tục có những nghiên cứu đáng kể thỡ sẽ được bổ nhiệm thành Professor.
Ngoài bộ phận giảng viên cơ hữu, các trường đại học cũn mời cỏc chuyờn gia thỉnh giảng cú danh tiếng ở trong và ngoài nước, đặc biệt là những người đang hoạt động thực tế (kinh doanh, kỹ thuật, quản lý...) tham gia giảng dạy.
d, Đặc biệt quan tâm tới đào tạo đội ngũ nhân lực KHCN
Trong quá trình đào tạo đội ngũ nhân lực CLC đó, Mỹ đặc biệt quan tâm tới việc đào tạo đội ngũ nhân lực KHCN. Với quyết tâm đào tạo đội ngũ khoa học công nghệ với quy mô lớn, năm 2001, Mỹ đã đưa ra chương trình đào tạo khoa học và công nghệ tài năng (Building Engineering and Science Talent – BEST). Mục tiêu của chương trình này là mở rộng quy mô lực lượng lao động khoa học công nghệ, thông qua việc thu hút những người giỏi nhất, thông minh nhất, nhằm tạo ra lực lượng khoa học công nghệ trẻ, thay thế những người già. Năm 2003, Mỹ đưa ra 124 chương trình đạo tạo đội ngũ khoa học công nghệ trong các trường đại học thuộc diện ưu tiên đào tạo tài năng của BEST. Tuy không hỗ trợ về tài chính 100%, nhưng nguồn tài chính đã được cấp hào phóng cho các sinh viên thực sự tài năng và những sinh viên thực sự có nhu cầu về nguồn tài chính.
Hệ thống đào tạo đội ngũ khoa học công nghệ ở Mỹ được sự hỗ trợ to lớn từ nguồn vốn đầu tư đa dạng và phong phú. Vì vậy, các trường đại học – nơi đào tạo quy mô lớn đội ngũ khoa học công nghệ có sự kết hợp vô cùng hiệu quả giữa hoạt động đào tạo và nghiên cứu. Bên cạnh đó, các trường đại học rất coi trọng việc đổi mới phương pháp giảng dạy trong đào tạo đội ngũ khoa học công nghệ, theo hướng áp dụng các công nghệ mới cho giảng dạy. Bên cạnh đó, nhằm phát triển đội ngũ khoa học công nghệ, Mỹ đã thực hiện hình thức phong tặng chức danh sau tiến sĩ cho đội ngũ này. Đó là một sự khích lệ lớn để đội ngũ luôn phấn đấu trong hoạt động nghiên cứu khoa học.
Như vậy, để có những bước tiến vững vàng vào thời đại KTTT, Mỹ đã chuẩn bị và quan tâm cao độ tới một điều kiện quan trọng nhất, đó là đào tạo nguồn nhân lực CLC nhiều về số lượng và có khả năng thích ứng, khả năng sáng tạo để làm chủ quá trình phát triển. Bằng cách này, Mỹ tiếp tục khẳng định được vị thế hàng đầu của quốc gia mình trong thời đại KTTT.
cao
4.1.1.2. Kinh nghiệm thu hút và trọng dụng nguồn nhân lực chất lượng
Mỹ là một quốc gia có những thành công nổi bật nhất trong việc thu hút
chất xám từ các quốc gia khác. Những nhân tài kiệt xuất của nước Đức, những nhà khoa học lỗi lạc của Nga và Châu Âu, những chuyên gia tầm cỡ quốc tế của Ấn Độ, Trung Quốc và của nhiều quốc gia đang phát triển khác đã “tụ hội” ở Mỹ. “Hiện nay toàn cầu có 1,5 triệu lưu học sinh và học giả đang học tập hoặc làm công tác nghiên cứu ở nước ngoài, trong đó có 500.000 người tập trung ở nước Mỹ” [204]. Con số này làm cho Mỹ trở thành quốc gia của người nhập cư. Để có được những thắng lợi to lớn và áp đảo trong “cuộc chiến giành nhân tài của thế kỷ 21” nước Mỹ đã quan tâm triệt để tới việc tạo môi trường để bất kỳ người tài nào cũng có thể phát huy khả năng của mình ở mức tối đa. Bên cạnh đó, nước Mỹ cũng có một hệ thống chính sách đồng bộ về vấn đề người nhập cư, tạo điều kiện đặc biệt cho những người tài năng có thể dễ dàng định cư lâu dài và ổn định ở Mỹ. Trong quá trình thu hút nguồn nhân lực CLC, nước Mỹ đặc biệt chú trọng thu hút đội ngũ các nhà khoa học sáng chế và đội ngũ chuyên gia trong các ngành công nghệ cao và đã để lại những kinh nghiệm quý cần tham khảo trên những phương diện sau:
a, Tạo môi trường làm việc và học tập thuận lợi nhất
Để các nhà khoa học, các chuyên gia công nghệ cao cũng như các lưu học sinh phát huy tối đa khả năng sáng tạo và sự thích nghi, Mỹ đã tạo một môi trương làm việc và học tập vô cùng thuận lợi. Quá trình tạo môi trường làm việc và học tập này được thực hiện một cách đồng bộ và hết sức đa dạng:
- Tăng cường đầu tư xây dựng các trường đại học nổi tiếng và xây dựng các trung tâm nghiên cứu tại chính các trường đại học. Từ đầu thập kỷ 80 đến nay các đời Tổng thống Mỹ đều nói muốn trở thành vị “tổng thống giáo dục”. Mỹ đã dùng học bổng, tiền thưởng và cho vay ưu đãi để thu hút lưu học sinh nước ngoài vào các trường đại học, đặc biệt là các trường đại học nổi tiếng. Lưu học sinh nước ngoài sau khi học xong đa số ở lại Mỹ.
- Nhà nước và tư nhân đều có thể xây dựng các cơ quan R & D. Hiện nay,
Mỹ có hơn 720 cơ sở thực nghiệm phát triển thuộc các viện nghiên cứu liên bang, đây là lực lượng nghiên cứu phát triển lớn thứ 2 của Mỹ và là kênh chủ yếu thu hút nhân tài định cư.
- Thông qua các doanh nghiệp hàng đầu trên thế giới, những cơ quan R & D cũng có thể được thành lập với quy mô lớn. Đây chính là một kênh thu hút nhiều nhân tài nước ngoài. Năm 1998 Mỹ đầu tư 215 tỷ USD cho R & D trong đó đầu tư của doanh nghiệp chiếm 3/4. Từ năm 1990 đến năm 1998 các nhà khoa học Mỹ đã đạt 54 trên tổng số 72 Giải thưởng Nobel, trong đó có nhiều giải thưởng là của các nhà khoa học nhập cư.
Như vậy, ở nước Mỹ, không chỉ các trường đại học mà cả các doanh nghiệp; không chỉ nhà nước mà cả tư nhân cũng có thể thành lập các cơ quan nghiên cứu và triển khai. Sự phong phú và đa dạng của các cơ quan nghiên cứu, các cơ quan R&D đã tạo ra vô số những cơ hội lựa chọn để các nhà khoa học, sáng chế, các chuyên gia công nghệ cao, các lưu học sinh có thể thử sức và phát huy mọi khả năng sáng tạo và tâm huyết của mình cho công việc.
b, Xây dựng hệ thống chính sách thu hút nhân tài hướng tới những đối tượng rất rõ ràng
Đối với những người nhập cư là “người tài toàn cầu”, đó là “những người có năng lực đặc biệt như đoạt giải Nobel hoặc có danh tiếng toàn cầu” [152, tr. 130] thì có thể nhập cư mà không cần có sự kiểm tra của thị trường lao động và không cần tới người bảo lãnh. Đối tượng này, hàng năm được khống chế nhập cư với số lượng khoảng 2.200 người. Đối với các giáo sư nổi tiếng và các nhà điều hành các tập đoàn xuyên quốc gia, họ phải có lời mời làm việc tại Mỹ nhưng người chủ bảo lãnh Mỹ không phải chứng minh rằng không có người Mỹ làm được công việc của họ, tức là không cần sự kiểm tra của thị trường lao động Mỹ. Đối tượng này được khống chế với số lượng từ 2.400 tới 6.700 người mỗi năm. Theo quy định của Mỹ, tất cả những đối tượng kể trên thuộc diện được cấp visa nhập cư H-1B.
Đối với những người nước ngoài có “năng lực đặc biệt trong các lĩnh vực khoa học, nghệ thuật, giáo dục, kinh doanh hay thể thao” [152, tr. 131] hay là
những người “có mức độ thành thạo chuyên môn cho thấy rằng người đó làm một trong những tỷ lệ nhỏ đang tiến lên vị trí hàng đầu trong lĩnh vực mà họ nỗ lực” [152, tr. 131] , họ cần phải có những tài liệu chứng minh là đã sở hữu các giải thưởng quốc gia và quốc tế, có các thông báo cấp học bổng và/ hoặc có bằng chứng cho thấy đang hoặc sẽ nhận được một mức lương cao. Các tổ chức có thẩm quyền của Mỹ sẽ xem xét và đánh giá xem người đó có thực sự là người giỏi hay không và sẽ quyết định cấp hay không cấp visa di trú diện O-1 cho họ. Visa O-1 có hiệu lực trong vòng một năm và có thể cấp mới lại vô hạn định.
Đối với những chuyên gia nước ngoài- những người là quản lý hoặc có kiến thức chuyên môn về sản phẩm hoặc quy trình sản xuất của công ty, đã được các công ty đa quốc gia của Mỹ thuê ít nhất một năm ở nước ngoài và sau đó được chuyển giao tới chi nhánh ở Mỹ sẽ được cấp visa di trú diện L-1. Visa diện này có thời hạn di trú 7 năm và có thể chuyển sang vị trí người nhập cư. Việc cấp visa diện L-1 không có quy định giới hạn về số lượng. Năm 2004, nước Mỹ đã cấp tới 57.000 visa diện này.
Ngoài ra nước Mỹ còn cấp visa sinh viên cho những sinh viên nước ngoài muốn học tập tại Mỹ; cấp visa E-1 đối với người nước ngoài tới Mỹ để bắt tay vào việc kinh doanh với đất nước của chính họ; cấp visa E-2 cho người nước ngoài đầu tư vào một công ty ở Mỹ và tới Mỹ để quản lý nó. Cả hai loại visa E-1 và E-2 đều có thể được gia hạn vô thời hạn.
Nhìn một cách tổng thể, nước Mỹ đã tạo ra một “thương hiệu” không thể lẫn với bất cứ quốc gia nào về tính toàn diện và chọn lọc, về bề rộng và cả chiều sâu, trong ngắn hạn cũng như dài hạn đối với hoạt động phát triển nguồn nhân lực CLC cho quá trình hình thành nền KTTT của quốc gia. Thương hiệu này giúp cho Mỹ sẽ tiếp tục là nước dẫn đầu trong phát triển theo xu hướng mới của thời đại. Những quốc gia phát triển và cả những quốc gia đang phát triển đều nhìn thấy ở Mỹ một hình mẫu điển hình trong phát triển nguồn nhân lực CLC để hình thành nền KTTT, từ đó có thể học hỏi và vận dụng cho phù hợp với quốc gia mình.
1.4.2. Kinh nghiệm của Singgapore
1.4.2.1. Kinh nghiệm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức
Từ khi tách khỏi Malaysia năm 1965, Singapore đã thực hiện thành công nhiều giai đoạn phát triển kinh tế khác nhau, bao gồm: giai đoạn công nghiệp hoá (1960 – 1970), giai đoạn tái cấu trúc nền kinh tế (1970 – 1980), và giai đoạn phát triển công nghệ cao để hình thành nền KTTT (từ 1990 đến nay). Ở giai đoạn phát triển công nghệ cao để hình thành nền KTTT, Singapore đặt mục tiêu phấn đấu trở thành một trong những nước phát triển hàng đầu thế giới trong vòng 30 đến 40 năm tới, bắt kịp GDP trên đầu người của Hà Lan vào năm 2020 và của Mỹ vào năm 2030. Để thực hiện mục tiêu này, một trong những chiến lược chính của nền kinh tế được nêu rõ là : củng cố nhân lực có đủ khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển của thời kỳ mới – thời kỳ xây dựng nền KTTT. Giáo dục đào tạo, vốn được đặc biệt coi trọng ở Singapore, lại tiếp tục được nhận thức như là chìa khoá để củng cố nhân lực, phát triển đất nước. Các nhà lãnh đạo Singapore quan niệm rằng: thắng trong cuộc đua về giáo dục sẽ thắng trong cuộc đua về phát triển kinh tế. Vì vậy, chính phủ Singapore đã thực hiện những bước đi trọng tâm trong giáo dục để phát triển nguồn nhân lực CLC, hình thành nền KTTT.
a, Đầu tư lớn cho giáo dục - đào tạo
Chính phủ Singapore đã giành một khoản đầu tư rất lớn để phát triển giáo dục. Từ mức đầu tư khoảng 3% GDP những năm 1990, đã tăng dần lên 3,6%, 4% và dự kiến tăng lên tới 5% trong những thập niên đầu thế kỷ XXI. Mức chi cho giỏo dục tài khóa 2007-2008 là 6,796 tỉ đô la Singapore (SGD), 2008-2009 là 8,22 tỉ SGD và 2009-2010 là 8,7 tỉ SGD (dự chi).
Nhà nước đã tăng cường đầu tư vào bậc tiểu học và trung học cơ sở thông qua việc xây dựng mới trường sở để các em có thể đi học hai buổi một ngày. Đầu tư 1,5 tỷ đôla Singapore trong 5 năm nhằm trang bị hệ thống máy tính cho tất cả các trường học. Đất đai là thứ mà Singapore thiếu nhất lại được dành cho giáo dục nhiều nhất. Các trường học, đặc biệt là các trường công được đầu tư xây dựng với quy mô lớn, đầy đủ các khu chức năng để thực hiện quá trình giáo