tế toàn cầu hoá ngày càng ít phụ thuộc vào địa lý, khoảng cỏch và thời gian. Kết quả quan trọng nhất của việc phỏt triển thương mại điện tử là sự phá bỏ những hàng rào bảo hộ mậu dịch lỗi thời và hạ thấp chi phí đi vào thị trường. Các xí nghiệp vừa và nhỏ cùng với các công ty xuyên quốc gia cỡ lớn đều có thể tham gia thị trường toàn cầu. Kết quả là người tiêu dùng toàn thế giới đều sẽ được hưởng lợi trong quá trỡnh cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Các công ty xuyên quốc gia đó thiết lập hệ thống cỏc chi nhỏnh trải rộng trên khắp thế giới phụ thuộc vào công ty mẹ, lôi cuốn các nước có chi nhánh phải tham gia vào vũng chu chuyển của tư bản xuyên quốc gia.
Với tính cách là những thực thể chính trị và kinh tế mạnh nhất trên toàn cầu ngày nay, hoạt động cùng lúc trong nhiều lĩnh vực ở nhiều nước trên thế giới, các công ty xuyên quốc gia có vai trũ đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Với mục đích tỡm lợi nhuận siờu ngạch và vươn tới các đỉnh cao sáng tạo trong kinh doanh, cỏc cụng ty xuyờn quốc gia ngày càng mở rộng hoạt động trên phạm vi toàn cầu, nhằm khai thác những cơ hội đầu tư. Dũng đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) ngày càng đổ dồn về những nước có lợi thế về nguồn lực trí tuệ và tay nghề cao của nguồn nhõn lực.
Mức độ toàn cầu hoá, quốc tế hoá trong khoa học tăng rất nhanh. Ngày nay, phần lớn kết quả khoa học mang tớnh quốc tế, do nhiều nhà khoa học của nhiều quốc gia cựng tham gia. Nhiều phũng thớ nghiệm, cơ quan nghiên cứu khoa học của nước này lại đặt tại nước khác. Hỡnh thức hợp tỏc quốc tế trong khoa học rất đa dạng. Các nhà khoa học ở các nước khác nhau dễ dàng tỡm đến nhau mỗi khi gặp nhau trên những ý tưởng khoa học mới, cùng cộng tác với nhau và với các nhà doanh nghiệp để cho ra các công nghệ mới, sản phẩm mới.
Như vậy, trong thời đại ngày nay, hình thành nền KTTT là một xu hướng phát triển tất yếu. Tuy nhiên, đối với từng quốc gia, nền KTTT có thể hiện hữu hay không lại phụ thuộc vào nỗ lực riêng của từng quốc gia trong việc chuẩn bị những điều kiện để hiện thực hoá xu hướng đó.
1.1.1.3. Điều kiện thúc đẩy sự hình thành nền kinh tế tri thức
a, Theo cách tiếp cận của Ngân hàng thế giới
Ngân hàng thế giới đã tổng kết bốn trụ cột của nền KTTT hay bốn điều kiện cốt yếu nhất để một nước có đủ khả năng tham gia vào nền KTTT, bao gồm:
- Giáo dục và đào tạo theo tiêu chuẩn cao;
- Cơ sở hạ tầng thông tin (từ radio đến Internet) năng động hữu hiệu, thuận lợi cho việc truyền bá, xử lý thông tin.
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam - 1
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam - 2
- Những Vấn Đề Chung Về Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao Để Hình Thành Nền Kinh Tế Tri Thức
- Phân Loại Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao Dựa Trên Cách Tiếp Cận Công Việc Nghề Nghiệp Của Người Lao Động
- Hình Thành Và Phát Huy Những Tố Chất Phù Hợp Với Yêu Cầu Của Thời Đại Kinh Tế Tri Thức Ở Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao
- Các Tiêu Chí Đánh Giá Khả Năng Thích Ứng Và Khả Năng Sáng Tạo Tri Thức Kh – Cn Hiện Đại Của Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao
Xem toàn bộ 265 trang tài liệu này.
- Môi trường kinh tế và thể chế phải rất thuận tiện cho lưu thông các dòng tri thức, khuyến khích đầu tư vào ICT, khuyến khích mạnh mẽ các hoạt động sản xuất kinh doanh tăng cường ứng dụng và phát triển các công nghệ mới.
- Hệ thống đổi mới: đó là hệ thống tổ chức và cơ chế chính sách nhằm liên kết chặt chẽ các cơ quan nghiên cứu, các đại học, các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội, nhằm tăng cường khả năng truy cập vào các kho tri thức toàn cầu đang gia tăng nhanh, tiếp nhận và thích nghi nó cho nhu cầu phát triển của mình và tạo ra các công nghệ mới.
b, Theo cách tiếp cận của OECD
Báo cáo của OECD, năm 2001 với tiêu đề “Nền kinh tế mới – huyền thoại hay thực tế” đã phân tích khá sâu sự dịch chuyển cơ cấu đã làm tăng tốc độ tăng trưởng trong các nền kinh tế OECD và đưa ra các kiến nghị liên quan tới việc thúc đẩy các điều kiện tăng trưởng nền kinh tế mới:
- Tăng cường nền tảng kinh tế và xã hội, giữ vững sự ổn định kinh tế vĩ mô, khuyến khích sự mở cửa trong thương mại, đầu tư..., hệ thống tài chính hỗ trợ đắc lực cho đổi mới, huy động ở mức cao nguồn nhân lực thích nghi với sự chuyển đổi cơ cấu, bảo đảm cho lợi ích của sự tăng trưởng được chia sẻ cho mọi người.
- Mở rộng việc sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT): ICT là một động lực thúc đẩy sự tăng trưởng và đổi mới kinh tế ; ICT được sử dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực để tăng năng suất và đổi mới; tăng cường sự cạnh tranh và tiếp tục cải cách chính sách trong công nghiệp viễn thông, giảm giá, tạo điều kiện thuận lợi cho việc truy nhập vào hạ tầng truyền thông; chính phủ điện tử phải trở thành ưu tiên hàng đầu.
- Thúc đẩy sự sáng tạo và đổi mới; khích lệ các yếu tố mới về tăng trưởng: ưu tiên cho nghiên cứu cơ bản nhằm tăng năng lực cạnh tranh; nâng cao hiệu quả đầu tư của chính phủ cho đổi mới; sử dụng nhiều hơn nữa cơ chế cạnh tranh trong đầu tư; có cách đánh giá nghiêm túc kết quả nghiên cứu; giữ được sự thăng bằng giữa bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ với quyền được truy cập thông tin của mọi người. Tháo gỡ các rào cản và những quy định pháp lý làm hạn chế mối liên kết giữa các đại học, doanh nghiệp và các cơ quan nghiên cứu công.
- Ưu tiên đầu tư vào vốn con người, nâng cao kỹ năng và năng lực trí tuệ của lực lượng lao động, khắc phục khoảng cách về thông tin và tri thức; xây dựng nền tảng vững chắc cho giáo dục cơ bản; tăng cường mối liên hệ giữa trường học và thị trườn việc làm; huy động các doanh nghiệp tham gia vào việc xác định nội dung, chương trình đào tạo; thu hút nhiều người lao động vào giáo dục đại học; đẩy mạnh chiến lược học tập suốt đời; thiết lập hệ thống đánh giá chất lượng thực sự nghiêm túc.
- Khuyến khích mạnh sự phát triển các doanh nghiệp mới, bằng cách tạo điều kiện thuận lợi trong việc sử dụng vốn đầu tư mạo hiểm, giảm thủ tục hành chính phiền hà, thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động sản xuất kinh doanh ứng dụng công nghệ thông tin và các công nghệ khác.
Từ những cách tiếp cận trên của Ngân hàng thế giới và OECD, có thể khái quát về các điều kiện thiết yếu để hình thành nền KTTT (đặc biệt áp dụng cho các nước đang phát triển) như sau:
Một là, thể chế chính trị – xã hội dân chủ, thường xuyên khuyến khích sự sáng tạo và nâng cao sức cạnh tranh, khuyến khích sử dụng một cách có hiệu quả những tri thức hiện có và tri thức mới, phát huy mọi khả năng sáng tạo, thúc đẩy phát triển nhanh các doanh nghiệp mới, nhất là các doanh nghiệp dựa vào công nghệ mới.
Hai là, tăng cường tiềm lực và chất lượng nguồn vốn tri thức thông qua chiến lược phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng, được đào tạo tốt.
Ba là, nâng cao năng lực khoa học và công nghệ quốc gia, xây dựng hệ thống đổi mới quốc gia (NIS).
Thứ tư, đẩy mạnh ứng dụng, phát triển mạnh mẽ và sâu rộng những tri thức mới vào quá trình phát triển, trong đó coi trọng việc đẩy mạnh ứng dụng, phát triển tri thức về công nghệ thông tin và truyền thông.
Sự hình thành nền KTTT là một xu thế phát triển tất yếu trong thời đại ngày nay. Ở mỗi quốc gia, sự hình thành nền KTTT phụ thuộc vào rất nhiều điều kiện nhưng xét đến cùng, các điều kiện đó bị tác động bởi một điều kiện bao trùm và mang tính chủ động nhất, đó là điều kiện về nguồn nhân lực có kỹ năng, được đào tạo tốt – nguồn nhân lực CLC. Các chuyên gia Liên hiệp quốc cũng đã khẳng định rằng, vào khoảng cuối thập kỷ thứ 3 của thế kỷ XXI, công nghệ cao sẽ tác động mạnh mẽ, sâu rộng đến toàn bộ nền kinh tế của các nước phát triển, và lúc bấy giờ, các nước phát triển sẽ thực sự chuyển sang nền KTTT. Các nước công nghiệp mới đang tăng tốc phát triển KTTT để đuổi kịp các nước phát triển, nhiều nước trong nhóm đó có khả năng trở thành nền KTTT sau vài ba thập kỷ tới. Với phần lớn các nước đang phát triển, thì khoảng cách đến nền KTTT hiện còn rất xa, vì khoảng cách về tri thức KH - CN, về tổ chức, quản lý…khó mà khắc phục. Tuy nhiên, Liên hiệp quốc cũng khẳng định: Nếu các quốc gia này có chiến lược và chính sách đúng đắn hội nhập vào nền KTTT toàn cầu, phát triển mạnh mẽ nguồn nhân lực có thể làm chủ tri thức mới của thời đại – nguồn nhân lực CLC, thì có thể đến nửa sau của thế kỷ XXI, các nước này cũng đi đến nền KTTT.
1.1.2. Nguồn nhân lực chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức: Khái niệm, phân loại và vai trò
1.1.2.1. Khái niệm nguồn nhân lực chất lượng cao
a, Nguồn nhân lực
Thuật ngữ “nguồn nhân lực” được sử dụng và có nhiều góc độ tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, có hai cách tiếp cận phổ biến được thừa nhận rộng rãi: tiếp cận theo nghĩa hẹp và tiếp cận theo nghĩa rộng (Xem thêm phụ lục 5).Mặc dù có những sự khác biệt do cách tiếp rộng hay hẹp về nguồn nhân lực nhưng cả hai cách tiếp cận đều nhấn mạnh đến những yếu tố cốt lõi để đánh giá chất lượng nguồn nhân lực, đó là thể lực, trí lực và tâm lực.
Nhằm định hướng cho những luận giải về nguồn nhân lực CLC, luận án đi đến một cách hiểu thống nhất về nguồn nhân lực như sau: Nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội thông qua những khả năng về thể lực, trí lực và tâm lực của người lao động. Nguồn nhân lực là yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất, giữ vai trò quyết định sự phát triển KT – XH của mọi quốc gia.
Xét về hình thức, cách hiểu trên là một cách hiểu về nguồn nhân lực theo nghĩa hẹp. Tuy nhiên, xét về bản chất, đó là cách hiểu nhấn mạnh tới khả năng của lực lượng lao động - yếu tố quyết định nhất chất lượng nguồn nhân lực. Dựa vào đó, ta có thể phân biệt được chất lượng nguồn nhân lực, đồng thời thấy rõ được ý nghĩa của sự phân biệt ấy khi đánh giá những đóng góp quan trọng của nguồn nhân lực CLC vào quá trình sản xuất, tạo ra sản phẩm cho nền kinh tế và phát triển xã hội.
b, Nguồn nhân lực chất lượng cao
Thuật ngữ “Nguồn nhân lực CLC” xuất hiện phổ biến ở Việt Nam trong những năm gần đây do những yêu cầu ngày càng cao về chất lượng nguồn nhân lực của một nền kinh tế đang chuyển đổi và hội nhập quốc tế. Trước thực tế này, Đại hội Đảng lần thứ X (2006) đã chính thức ghi trong Văn kiện thuật ngữ “Nguồn nhân lực CLC” để khẳng định sự hiện diện của một bộ phận nhân lực đầu tàu trong quá trình phát triển của đất nước. Văn kiện nêu rõ: “Thông qua việc đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực CLC, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam” [35, tr. 34].
Ngoài thuật ngữ “Nguồn nhân lực CLC”, còn thấy xuất hiện những thuật ngữ: “Nguồn nhân lực trình độ cao”, “Nguồn nhân lực tài năng”, “Nguồn nhân lực chất xám”, “Nguồn nhân lực tri thức”, “Nguồn nhân lực cao cấp”…Những thuật ngữ này, đôi khi được sử dụng như một sự đồng nghĩa .
Vậy, nguồn nhân lực CLC là gì ?
Từ thời của Mác, dù chưa đề cập đến thuật ngữ nguồn nhân lực CLC nhưng Mác đã nêu ra quan niệm về những người có trình độ, có khả năng ứng dụng những thành tựu của khoa học – kỹ thuật vào sản xuất, đó là những con người có năng lực phát triển toàn diện, đủ sức tinh thông và nắm nhanh chóng
toàn bộ hệ thống sản xuất trong thực tiễn.
Khi bàn tới thuật ngữ nguồn nhân lực CLC, đại từ điển Kinh tế thị trường của Trung Quốc cho rằng, đó là những người, trong điều kiện xã hội nhất định, có tri thức chuyên môn nhất định, có năng lực và kỹ năng cao, với tính lao động sáng tạo của bản thân trong điều kiện hoạt động xã hội, có khả năng góp phần cống hiến nào đó đối với sự phát triển của xã hội.
Ở Việt Nam, thuật ngữ nguồn nhân lực CLC thường được tiếp cận theo nhiều cách thức khác nhau.
Cách tiếp cận nhấn mạnh tới khả năng và vai trũ của nguồn nhõn lực CLC gắn với quỏ trỡnh CNH, HĐH ở Việt Nam. Cách tiếp cận này cho rằng, nguồn nhân lực CLC là đội ngũ nhân lực có trỡnh độ và năng lực cao, là lực lượng xung kích tiếp nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến, thực hiện có hiệu quả việc ứng dụng vào điều kiện nước ta, là hạt nhân đưa lĩnh vực của mỡnh đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa được mở rộng theo kiểu “vết dầu loang”, bằng cách dẫn dắt những bộ phận có trỡnh độ và năng lực thấp hơn, đi lên với tốc độ nhanh. Theo cách tiếp cận này, khả năng của nguồn nhân lực CLC thể hiện ở trình độ và năng lực cao ; vai trò của nguồn nhân lực CLC thể hiện ở vai trò xung kích trong tiếp nhận và chuyển giao công nghệ tiên tiến và vai trò dẫn dắt những bộ phận nhân lực có trình độ và năng lực thấp hơn, đi lên với tốc độ nhanh.
Cách tiếp cận nhấn mạnh tới trình độ chuyên môn cao và khả năng thích ứng nhanh của nguồn nhân lực CLC. Cách tiếp cận này cho rằng, nguồn nhân lực CLC là lực lượng lao động có học vấn, có trỡnh độ chuyên môn cao và nhất là có khả năng thích ứng nhanh với những thay đổi nhanh chóng của công nghệ sản xuất.
Cách tiếp cận về nguồn nhân lực CLC với tư cách là cá nhân người lao động riêng lẻ gắn với tiêu thức phân loại về chuyên môn, kỹ thuật. Theo cách tiếp cận này, nhân lực CLC là khái niệm để chỉ một con người, một người lao động cụ thể có trỡnh độ lành nghề (về chuyên môn, kỹ thuật) ứng với một ngành nghề cụ thể theo tiêu thức phân loại lao động về chuyên môn, kỹ thuật nhất định
(trên đại học, cao đẳng, công nhân lành nghề).
Cách tiếp cận nhấn mạnh tới trình độ cao và khả năng thích ứng nhanh, đồng thời nhấn mạnh tới phẩm chất và khả năng sáng tạo tri thức của nguồn nhân lực chất lượng cao. Theo cách tiếp cận này, nguồn nhân lực CLC là bộ phận tinh túy nhất của nguồn nhân lực. Lực lượng này có trỡnh độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật cao, có kỹ năng lao động giỏi và có khả năng thích ứng nhanh với những biến đổi nhanh chóng của công nghệ sản xuất, có phẩm chất tốt và có khả năng vận dụng sáng tạo những tri thức, những kỹ năng đó được đào tạo vào quá trỡnh lao động sản xuất nhằm đem lại năng suất, chất lượng, hiệu quả cao.
Dù các nhà nghiên cứu có những góc độ tiếp cận khác nhau về nguồn nhân lực CLC nhưng tổng hợp lại, có thể nhấn mạnh tới những đặc trưng cốt lõi sau của lực lượng này :
Một là, về vai trò và tầm quan trọng : Nguồn nhân lực CLC là lực lượng lao động ưu tú nhất, thực hiện vai trò dẫn đường đối với nguồn nhân lực nói chung trong quá trình phát triển KT – XH.
Hai là, về số lượng : Nguồn nhân lực CLC chỉ bao gồm một bộ phận nhân lực trong tổng số nguồn nhân lực quốc gia.
Ba là, về chất lượng : Nguồn nhân lực CLC được đánh giá thông qua các yếu tố cơ bản sau : (1) Phẩm chất đạo đức, (2) Trình độ chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo, (3) Khả năng thích ứng và sáng tạo trong công việc.
Tổng hợp từ những cách tiếp cận nêu trên, có thể khẳng định rằng: Nguồn nhân lực CLC là một bộ phận nhân lực quan trọng nhất của nguồn nhõn lực, cú trỡnh độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật cao, có kỹ năng lao động giỏi, có năng lực sáng tạo, đặc biệt là khả năng thích ứng nhanh, đáp ứng được những yêu cầu của thực tiễn, biết vận dụng tri thức, kỹ năng đó được đào tạo vào trong quá trỡnh lao động sản xuất nhằm đem lại năng suất, chất lượng và hiệu quả cao; có phẩm chất đạo đức tiêu biểu.
Như vậy, mặc dù thuật ngữ “Nguồn nhân lực CLC” còn đang được giới nghiên cứu bàn luận rất nhiều và chưa có một sự thống nhất chính thức nào được
thừa nhận, nhưng có ba điểm cốt lõi gắn liền với nguồn nhân lực CLC là: (1) trình độ được đào tạo cao, (2) phẩm chất đạo đức tốt, (3) khả năng đáp ứng được yêu cầu phức tạp của công việc trong những ngành có đóng góp quyết định vào sự tăng trưởng của nền kinh tế.
c, Nguồn nhân lực chất lượng cao để hình thành nền KTTT
Nguồn nhân lực CLC để hình thành nền KTTT, ngoài những đặc trưng chung, sẽ có đặc trưng riêng biệt để phù hợp và thích ứng với bối cảnh hình thành nền KTTT.
Đặc trưng riêng của nguồn nhân lực CLC để hình thành nền KTTT bị quy định bởi đặc trưng bản chất của nền KTTT. Trong nền KTTT, tri thức thay thế vốn và lao động, trở thành yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất quyết định sức mạnh phát triển trong thời đại ngày nay. Vì vậy, có thể khẳng định: “Nguồn nhân lực CLC để hình thành nền KTTT là lực lượng lao động ưu tú nhất của nguồn nhân lực; có trình độ được đào tạo cao, có những phẩm chất đạo đức tiêu biểu, những khả năng nổi trội trong việc thích ứng và sáng tạo tri thức KH – CN hiện đại; lực lượng này đóng vai trò tiên phong trong quá trình tạo ra những chuyển biến cơ bản để hình thành nền KTTT”.
Quan niệm nêu trên nhấn mạnh tới khả năng nổi trội trong việc thích ứng và sáng tạo tri thức KH – CN hiện đại và coi đó là một đặc trưng cơ bản nhất của nguồn nhân lực CLC để hình thành nền KTTT.
1.1.2.2. Phân loại nguồn nhân lực CLC
Việc phân loại nguồn nhân lực CLC nói chung thường căn cứ vào trình độ được đào tạo (Xem thêm phụ lục 6) và căn cứ vào tính chất phức tạp của những nghề nghiệp chuyên môn, kỹ thuật (Xem thêm phụ lục 7).
Căn cứ vào trình độ được đào tạo, nguồn nhân lực CLC bao gồm lao động qua đào tạo nghề cấp trình độ lành nghề cao và lao động chuyên môn. Đó là những lao động có trình độ được đào tạo bậc Đại học (bao gồm cả Cao đẳng, Đại học và Sau đại học).
Căn cứ vào tính chất phức tạp của những nghề nghiệp chuyên môn, kỹ thuật, nguồn nhân lực CLC bao gồm 2 nhóm : (1) Nhóm thứ nhất bao gồm nhân