Tác Động Của Việc Trọng Dụng Tới Quá Trình Phát Huy Những Tố Chất Tiêu Biểu Của Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao

được càng nhiều sinh viên theo học tại các trường đại học sẽ đồng nghĩa với việc có thêm nhiều lực lượng tạo nguồn cho đội ngũ nhân lực CLC trong tương lai. Lượng sinh viên trong nước là có hạn, vì vậy, chiến lược thu hút những học sinh xuất sắc của nước ngoài, đặc biệt là những học sinh từ các nước kém phát triển hơn đến thực hiện bậc học đại học tại quốc gia sở tại là một cách thức thu hút làm gia tăng đáng kể lực lượng tạo nguồn cho đội ngũ nhân lực CLC của rất nhiều quốc gia. Khi được thu hút theo học tại các trường đại học, đội ngũ sinh viên nước ngoài thường được hưởng những ưu đãi lớn về tài chính kèm theo những cam kết sẽ làm việc cho nước sở tại trong một khoảng thời gian nhất định sau khi tốt nghiệp.

Như vậy, trong xu hướng TCH và HNKTQT, hiện nay, bằng việc thu hút sinh viên nước ngoài theo học tại nước sở tại, rất nhiều quốc gia có cơ hội thuận lợi để gia tăng lực lượng tạo nguồn cho đội ngũ nhân lực CLC của quốc gia mình. Đây là cách thức gia tăng nguồn nhân lực CLC có chi phí đào tạo ít và thời gian đào tạo ngắn. Các quốc gia này không phải bỏ ra những chi phí đào tạo nhân lực ở bậc phổ thông và không phải thực hiện quá trình đào tạo theo một lộ trình thời gian đầy đủ của các cấp học.

b, Gia tăng trực tiếp đội ngũ nhân lực chất lượng cao

Việc thu hút nhân lực CLC không chỉ tác động tới việc gia tăng lực lượng tạo nguồn và còn tác động tới việc gia tăng trực tiếp lực lượng này.

Thông thường, việc thu hút nhân lực CLC nước ngoài chủ yếu hướng tới đội ngũ nhà quản trị kinh doanh, đội ngũ nhà khoa học – công nghệ, đội ngũ giảng viên đại học, đội ngũ kỹ sư. Bên cạnh đó, một số quốc gia đã mạnh dạn thu hút nhân tài nước ngoài tham gia quản lý bộ máy hành chính công. Việc thu hút trên chủ yếu hướng tới những lực lượng ưu tú nhất của nguồn nhân lực CLC. Họ thực sự có tài năng và thực sự đã từng có những đóng góp nổi bật trong lĩnh vực hoạt động của mình. Vì vậy, nếu thu hút thành công, mỗi quốc gia không những làm gia tăng trực tiếp nguồn nhân lực CLC mà còn hình thành được những lực lượng tiên phong để thúc đẩy sự phát triển nguồn nhân lực CLC nói chung.

Hiện nay, rất nhiều quốc gia nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc thu hút nguồn nhân lực CLC nước ngoài, vì vậy, nhiều chiến lược thu hút nhân tài nước ngoài đã được xây dựng cả ở các nước phát triển và các nước đang phát triển.

Đối với các nước phát triển, việc thu hút nhân lực CLC chủ yếu tập trung vào những người tài năng đến từ các nước kém phát triển hơn. Quá trình thu hút chủ yếu dựa trên lợi thế về tiền lương, thu nhập, môi trường làm việc và những điều kiện khác mà các nước kém phát triển hơn không thể cung cấp được.

Đối với các nước đang phát triển, việc thu hút nhân lực CLC nước ngoài chủ yếu tập trung vào nhóm công dân của chính nước đó nhưng đang làm việc tại các nước phát triển. Các nước đang phát triển coi đó là một “mỏ vàng” nhân lực CLC cần phải triệt để khai thác. Điều này liên quan tới quá trình “thu hút ngược” chất xám sau những thời kỳ diễn ra hiện tượng “chảy máu chất xám” từ các nước đang phát triển sang các nước phát triển trước đây. Bên cạnh đó, các quốc gia đang phát triển cũng đầu tư trọng điểm để thu hút những chuyên gia hàng đầu thế giới đến từ các nước phát triển. Đó là cách thức nhằm phát triển một số ngành kinh tế mũi nhọn, đẩy nhanh quá trình hình thành nền KTTT trong bối cảnh hiện nay.

1.3.2.2. Tác động của việc trọng dụng tới quá trình phát huy những tố chất tiêu biểu của nguồn nhân lực chất lượng cao

Quá trình sử dụng nguồn nhân lực CLC không chỉ tác động trực tiếp tới việc gia tăng số lượng mà còn tác động tới việc phát huy những tố chất tiêu biểu của lực lượng này. Bằng các chính sách trọng dụng đối với nguồn nhân lực CLC, tố chất dân tộc, tố chất thích ứng và đặc biệt là tố chất sáng tạo sẽ được phát huy để lực lượng này đủ khả năng thúc đẩy mỗi quốc gia trong hành trình hướng tới nền KTTT.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 265 trang tài liệu này.

a, Những chính sách trọng dụng đối với nguồn nhân lực chất lượng cao nói

chung

Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam - 8

Để nguồn nhân lực CLC có thể phát huy tối đa những tố chất tiêu biểu,

các quốc gia thường quan tâm thực hiện các chính sách trọng dụng cơ bản sau:

Một là, chính sách tuyển dụng, bố trí công việc và thăng tiến

Tác động rõ nét nhất của chính sách tuyển dụng đối với việc phát huy tố chất và khả năng của nguồn nhân lực CLC thể hiện ở chỗ, nếu chính sách và phương pháp tuyển dụng hợp lý, khách quan, chính xác thì sẽ tuyển dụng được lao động thực sự có trình độ, năng lực và nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu tuyển dụng ngay từ đầu. Đội ngũ nhân lực CLC được tuyển dụng sẽ phát huy được thế mạnh của mình ở những vị trí phù hợp với trình độ chuyên môn nghề nghiệp của họ.

Việc bố trí, phân công công việc hợp lý dựa trên cơ sở năng lực và phân tích công việc sẽ có tác động lớn tới việc phát huy lòng yêu nghề, sự linh hoạt và năng động của đội ngũ nhân lực CLC trong quá trình làm việc.

Chính sách thăng tiến cần mang tính mở và linh hoạt đối với tất cả đội ngũ nhân lực CLC để tạo động lực phấn đấu, cống hiến và vươn lên trong quá trình làm việc. Khi cơ hội thăng tiến rộng mở đối với cả đội ngũ thì đội ngũ sẽ có động lực để sáng tạo và bứt phá nhằm khẳng định khả năng.

Hai là, chính sách tiền lương.

Chính sách tiền lương tác động rất lớn tới ý thức và trách nhiệm của đội ngũ lao động nói chung. Nếu tiền lương và mức thu nhập mang tính công bằng, đánh giá chính xác và hợp lý năng lực của người lao động, đặc biệt là lao động trình độ cao thì người lao động sẽ gắn bó và cống hiến tối đa khả năng của họ.

Để tiền lương thực sự phát huy tác dụng trong việc thúc đẩy khả năng của nguồn nhân lực CLC, thì chính sách tiền lương phải hết sức linh hoạt, luôn bám sát những thay đổi của thị trường lao động. Trong đó sự linh hoạt phải thể hiện rõ nét trong việc điều chỉnh chính sách tiền lương của đội ngũ nhân lực CLC làm việc trong khu vực công so với khu vực tư. Bởi vì tiền lương trong hai khu vực này thường có sự chênh lệch lớn và dẫn đến hiện tượng di chuyển lao động CLC từ khu vực công sang khu vực tư. Nếu không điều chỉnh được sự bất hợp lý về tiền lương giữa hai khu vực thì chất lượng đội ngũ cán bộ hành chính quốc gia sẽ rất thấp. Quốc gia đó sẽ không có điều kiện để thực hiện bước phát triển đột phá bởi sự kìm hãm của chính bộ phận nhân lực hành chính chất lượng thấp.

Ba là, chính sách đãi ngộ về mặt xã hội

Ngoài tiền lương, những đãi ngộ về mặt xã hội có ảnh hưởng rất lớn tới sự gắn bó và cống hiến tài năng của nguồn nhân lực CLC cho công việc. Nếu những chính sách về bảo hiểm xã hội, mạng lưới an sinh xã hội, cơ sở hạ tầng xã hội… tạo thuận lợi cho đời sống sinh hoạt thường ngày của người lao động và gia đình họ thì họ sẽ yên tâm cống hiến và gắn bó lâu dài với công việc.

Bốn là, chính sách hỗ trợ trong hoạt động nghiên cứu triển khai

Trong thành phần nguồn nhân lực CLC, có nhóm nguồn nhân lực quan trọng thực hiện các hoạt động nghiên cứu – triển khai nhằm thúc đẩy mạnh mẽ sự hình thành nền KTTT. Đây là một hoạt động đặc thù và cần có điều kiện làm việc hiện đại, được đầu tư lớn. Vì vậy, nếu chính sách hỗ trợ trong hoạt động nghiên cứu triển khai thực sự quan tâm tới việc hỗ trợ và đầu tư để nhóm nhân lực khoa học – công nghệ có những điều kiện làm việc lý tưởng thì họ sẽ sản sinh ra rất nhiều sản phẩm trí tuệ mang tính sáng tạo cao và thích ứng với nhu cầu của xã hội hiện đại. Đây chính là những sản phẩm có đóng góp quan trọng vào việc hình thành và phát triển nền KTTT của các quốc gia trong thời đại ngày nay.

b, Những chính sách trọng dụng nhân tài

Nhân tài là những người đặc biệt ưu tú của xã hội. Họ là lực lượng tiêu biểu cho khả năng sáng tạo của xã hội, họ còn được gọi là “giai tầng sáng tạo” của xã hội. Những người này có thể nghĩ ra những phương pháp, sản phẩm nổi trội nhưng lại không nằm trong danh mục công việc của họ. Họ thường suy nghĩ theo cách riêng và đưa ra các giải quyết độc đáo với nhiều nhận xét khác biệt. Họ đem lại giá trị sáng tạo cho xã hội. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của GS.Richard Florida, chỉ số sáng tạo của những nhân tài phụ thuộc vào 3 yếu tố: Tài năng, Công nghệ và Sự khoan dung. Ngoài yếu tố tài năng thì công nghệ và sự khoan dung đặc biệt liên quan tới chính sách trọng dụng nhân tài ở mỗi quốc gia. Vì vậy, chính sách trọng dụng nhân tài có tác động rất lớn tới việc phát huy khả năng sáng tạo của đội ngũ nhân tài quốc gia. Chính sách này cần phải hướng tới giải quyết hai vấn đề về công nghệ (điều kiện vật chất phục vụ cho công

việc) và sự khoan dung (môi trường văn hoá tinh thần) trong quá trình thực hiện hoạt động chuyên môn của đội ngũ nhân tài.

Một là, chính sách đầu tư trọng điểm để xây dựng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động chuyên môn của đội ngũ nhân tài.

Trong nền KTTT, những sáng tạo KH – CN thường gắn liền với điều kiện vật chất phục vụ cho công việc được đầu tư tốt. Đặc biệt, có những phát minh KH – CN cần một số vốn đầu tư cơ sở vật chất khổng lồ. Vì vậy, mỗi quốc gia, tuỳ vào trình độ phát triển hiện tại và tuỳ vào mục tiêu phát triển trong tương lai, cần phải có chính sách đầu tư trọng điểm về cơ sở vật chất nhằm phục vụ tốt nhất cho hoạt động chuyên môn mang tính sáng tạo cao của đội ngũ nhân tài.

Hai là, xây dựng môi trường văn hoá dân chủ để phát huy tối đa tố chất sáng tạo của đội ngũ nhân tài.

Nhân tài chỉ có thể phát huy tối đa tố chất sáng tạo nếu họ được sống trong một môi trường văn hoá dân chủ. Ở đó, tư tưởng được tự do, sự khác biệt được tôn trọng và tài năng của họ được đánh giá cao. Điều này đặc biệt liên quan tới đời sống tinh thần của đội ngũ nhân tài. Nếu môi trường sống thực sự mang tính dân chủ và thể hiện văn hoá khoan dung, đời sống tinh thần của đội ngũ nhân tài sẽ thực sự được tự do và đó chính là nguồn cảm hứng và động lực thúc đẩy những sáng tạo và sự cống hiến không ngừng của họ cho xã hội.‌

c, Chính sách đãi ngộ vật chất

Đối với nhân tài, được cống hiến cho xã hội là mục đích sống cao hơn cả. Tuy nhiên, những đãi ngộ vật chất hợp lý cũng là một trong những động lực khuyến khích sự cống hiến của đội ngũ nhân tài trong bối cảnh cạnh tranh quyết liệt để thu hút nhân tài ở tất cả các quốc gia. Những đãi ngộ cần hướng tới việc đảm bảo ở mức tốt nhất đời sống vật chất của đội ngũ này so với mức sống chung của xã hội.

1.4. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO ĐỂ HÌNH THÀNH NỀN KINH TẾ TRI THỨC

1.4.1. Kinh nghiệm của Mỹ

1.4.1.1. Kinh nghiệm đào tạo nhân lực chất lượng cao

Trong quá trình đạt được và giữ vững vị trí số một thế giới, Mỹ đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm lớn về tăng trưởng và phát triển quốc gia. Kinh nghiệm đào tạo nguồn nhân lực CLC để hình thành nền KTTT trong thời đại ngày nay của Mỹ cũng là một nội dung cần đúc kết để tìm ra sự vận dụng thích hợp cho các quốc gia. Kinh nghiệm này được thể hiện rõ nét trong cách thức xây dựng mô hình GDĐH nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực CLC cho đất nước.

Mỹ được xem là một quốc gia không thành công trong giáo dục phổ thông nhưng lại là một điển hình cần được nhân rộng trong GDĐH. Hệ thống GDĐH ở Mỹ được xây dựng với hai đặc trưng cơ bản là tính đại chúng và tính khai phóng. Đây là hai đặc tính đã giúp cho nền GDĐH của Mỹ đạo tạo ra được một số lượng lớn nguồn nhân lực CLC có khả năng thích ứng, sáng tạo và làm chủ được quá trình phát triển theo xu hướng mới nhất của thời đại – xu hướng phát triển KTTT.

a, Xây dựng mô hình GDĐH đại chúng

GDĐH ở Mỹ không chỉ giành cho những tầng lớp ưu tú trong xã hội mà được thiết kế để giành cho số đông. Vì vậy, với khoảng hơn 300 triệu dân nhưng Mỹ đã có tới hơn 4.200 trường đại học, bao gồm các trường cao đẳng nhỏ với chỉ vài trăm sinh viên đến các trường đại học lớn với hàng vài chục ngàn sinh viên. Năm 2007, theo kết quả đánh giá và xếp hạng các trường đại học hàng đầu thế giới của Trường Đại học Giao thông vận tải Thượng Hải, Trung Quốc, Mỹ có 88 trường đại học, chiếm 44% các trường đại học trong nhóm 200 trường hàng đầu thế giới và 166 trường đại học, chiếm 33,2% trong nhóm 500 trường hàng đầu thế giới. Với số lượng lớn các trường đại học, mỗi trường lại có những đặc điểm riêng nên GDĐH Mỹ có khả năng đáp ứng tối đa nhu cầu rất khác nhau của người học và vì vậy cũng thu hút được tối đa số lượng người học ở bậc đại học.

Trong hệ thống GDĐH mang tính đại chúng của Mỹ, mối quan hệ giữa đào tạo đặc tuyển và đào tạo đại trà được giải quyết bằng việc tập trung xây dựng những trường đại học nghiên cứu lớn (nơi đào tạo đặc tuyển, coi trọng chất

lượng) và phát triển rộng rãi hệ đại học cộng đồng (nơi đào tạo đại trà, giải quyết số lượng), tỷ lệ là 1/30. Tức là cứ có một trường đại học nghiên cứu thì có 30 trường đại học (cao đẳng) cộng đồng. Mức học phí của các trường cũng rất khác biệt để phù hợp với mọi đối tượng người học. Nếu như Đại học cộng đồng học phí khoảng 200 đô la một năm thỡ học phớ ở một trường đại học nghiên cứu lớn có thể lên tới 18.000 đô la một năm, tính cả tiền nội trú và sinh hoạt thỡ một năm có thể tốn khoảng 30.000 đô la. Đối với những sinh viên có học lực tốt nhưng không đủ khả năng tài chính để chi trả cho việc học tập, nhà nước có chính sách tài trợ đặc biệt hoặc có rất nhiều chính sách cho vay để họ được theo học ở những trường tốt nhất nhằm phát huy tối đa khả năng của mình. Để xây dựng mô hình đại chúng, hệ thống GDĐH được kết cấu đa dạng như sau:

Thứ nhất, đại học tư vô vị lợi hoặc mang tính quốc gia hoặc mang tính địa phương gồm nhiều đại học danh tiếng như MIT, Harvard, Columbia ngày càng tập trung vào hướng nghiên cứu, thu hút học sinh giỏi, có tiềm năng đóng góp vào khoa học, hoặc lónh đạo xó hội về nhiều mặt.

Thứ hai, đại học công ở các bang, với học phớ thấp cho dõn ở bang, thường phân thành ba loại:

• Đại học nghiên cứu là loại đầu đàn thu hút sinh viên giỏi toàn bang kể cả sinh viên ngoài bang, tập trung vào nghiên cứu nhằm đáp ứng các hoạt động kinh tế và lãnh đạo xã hội bang, với nhiều đại học danh tiếng thế giới không thua kém các đại học tư vô vị lợi. Những tên tuổi lớn trong hệ thống Đại học California như UC Berkeley hay ở UCLA, Đại học Michigan-Ann Arbor trong hệ thống Đại học Michigan, Đại học Maryland ở College Park trong hệ thống Đại học Maryland hay Đại học Wisconsin-Madison trong hệ thống đại học Wisconsin là những nơi sản xuất ra các nhà khoa học lỗi lạc được giải Nobel.

• Đại học địa phương thường chấm dứt ở cấp cử nhân 4 năm và sau này mở thêm đến cấp cao học.

• Đại học cộng đồng kéo dài hai năm nhằm phổ cập giáo dục ở mức cao hơn trung học phổ thông. Các bang đều có tổ chức liên thông để sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học cộng đồng có thể đi vào đại học địa phương hoặc vào đại học

nghiờn cứu.

Với hệ thống GDĐH đa dạng (trường công lập, trường tư thục, trường cộng đồng, đại học 4 năm, trường đa ngành, trường chuyên ngành và trường do các hội đoàn tôn giáo thành lập), nước Mỹ đã đào tạo được một nguồn nhân lực CLC dồi dào, chiếm tới 40% tổng số lực lượng lao động quốc gia. Đây là lực lượng tiên phong giúp nước Mỹ tiếp tục đạt được vị trí dẫn đầu trong hành trình hướng tới nền KTTT.

b, Thực hiện mô hình giáo dục đại học khai phóng (Liberal Arts)

Đây được coi là mô hỡnh đặc sắc của giáo dục đại học Mỹ. Một trong những mục tiờu của mụ hỡnh giỏo dục Liberal Arts là phải giải phóng con người từ những ý niệm cứng nhắc đó ăn sâu bén rễ trong tư tưởng họ. Môi trường đại học không phải là nơi áp đặt những quan điểm, những kiến thức mà là nơi phát huy mọi khả năng thích ứng, tư duy phê phán và khả năng sáng tạo của người học. Quá trình học chính là quá trình người học giúp mình trở thành người làm chủ thực sự kho tàng tri thức phong phú và luôn thay đổi của nhân loại. Mô hình giáo dục khai phóng được Mỹ hiện thực hoá thông qua cơ chế tự trị trong GDĐH (thể hiện ở sự can thiệp rất ít và không trực tiếp của nhà nước vào hoạt động GDĐH).


Biểu đồ 1.2: So sánh mức độ can thiệp của Nhà nước vào hoạt động GDĐH của một số quốc gia

Xem tất cả 265 trang.

Ngày đăng: 06/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí