Kinh Nghiêm Thu Hút Và Trọng Dụng Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao Của Singapore

dục toàn diện cho người học. Việc chú trọng đầu tư cho giáo dục là minh chứng sinh động cho chính sách “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu” của quốc gia này. Nó không thuần túy là một chính sách, mà như một nguyên lý được đúc kết từ cuộc sống, từ thực tiễn phát triển ngoạn mục của Singapore trong hơn 40 năm qua.

b, Xây dựng hệ thống giáo dục đại học đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu của người học trong thời đại phát triển kinh tế tri thức

Để phát triển nguồn nhân lực CLC phục vụ quá trình phát triển kinh tế, Singapore đã xây dựng một hệ thống Trường Cao đẳng nghề và Trường đại học có quy mô lớn. Cụ thể:

Trường cao đẳng nghề

Các chương trỡnh của trường cao đẳng nghề đào tạo chương trỡnh trong 3 năm với các khóa học đa dạng bao gồm kỹ thuật, kinh doanh, kế toán, du lịch khách sạn, truyền thông, công nghệ sinh học, hàng hải, y tá…. Trường chấp nhận học sinh dựa trên kết quả của điểm O-Level, A-Level hoặc ITE (Institute of TechnicalEducation).

Tại Singapore, có 5 trường Cao đẳng dạy nghề là: Nanyang Polytechnic, Ngee Ann Polytechnic, Republic Polytechnic, Singapore Polytechnic, Temasek Polytechnic. Sinh viên tốt nghiệp trường Cao đẳng nghề có thể được chuyển tiếp vào trường đại học tại Singapore hoặc nước ngoài (ví dụ: Úc) để lấy bằng cử nhân.

Học viện kỹ thuật (ITE) : Học viện kỹ thuật chấp thuận học sinh dựa trên kết quả của O-Level hoặc N-Level. Chương trỡnh học trong 2 năm, học sinh sẽ được cấp bằng “National ITE Certificate”. Tại Singapore hiện nay có 10 trường ITE. Sinh viên tốt nghiệp các trường ITE được trang bị các kỹ năng cần thiết, đáp ứng ngay được yêu cầu công việc. Hoặc sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể tiếp tục học tại các trường Cao đẳng dạy nghề hoặc các trường đại học.

Đại học quốc gia

Tại Singapore hiện nay có 4 trường đại học, trong đó 2 trường đại học công lập là trường Đại học công nghệ Nanyang (NTU) và trường Đại học quốc

gia Singapore (NUS) giảng dạy các chương trỡnh Cử nhõn, Thạc sỹ và Tiến Sỹ, với hơn 20,000 sinh viên.Trường đại học quản lý Singapore (SMU), thành lập năm 2000, giảng dạy chủ yếu các khóa học về kinh doanh và quản trị. Đây là trường đại học tư thục, được tài trợ bởi chính phủ Singapore. Và cuối cùng là trường đại học SIM (UniSIM), thành lập vào năm 2006.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 265 trang tài liệu này.

Các trường đại học quốc tế tại Singapore

Ngoài các trường địa phương, các trường đại học cấp quốc tế đó gúp phần nõng cao đẳng cấp và phạm vi giáo dục cấp trên phổ thông ở Singapore. Các trường đại học quốc tế hàng đầu đó hợp tỏc với cỏc trường đại học trong nước để đặt trụ sở tại Singapore là:

Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam - 10

- Viện cụng nghệ Gor – Viện Logistic, Chõu Á - Thỏi Bỡnh Dương.

- Trường ĐH Jonhs Hoopin của Singapore - Johns Hopkins Singapore

- Viện cụng nghệ Massachuset (MIT) - hợp tỏc Singapore - MIT

- Trường ĐH Shanghai Jiao Tong

- Trường ĐH Stanford - hợp tác Singapore – Standford

- Trường ĐH Wharton thuộc ĐH Pennsylvania – Trung tâm nghiên cứu

- SMU Wharton

- Trường ĐH kỹ thuật Eindhoven (Đức)

- Trường ĐH khoa học và kỹ thuật Muenchen (Đức)

Các trường tư thục

Tại Singapore, một hệ thống các trường tư thục rất đa dạng cung cấp hàng loạt chương trỡnh đào tạo làm phong phú thêm lĩnh vực giáo dục của quốc gia này. Có trên 300 trường về ngôn ngữ, công nghệ thông tin, thương mại, nghệ thuật. Những trường này cung cấp các chương trỡnh học chủ yếu căn cứ nhu cầu của sinh viên trong nước và quốc tế.

Các trường tư thục này cung cấp các khoá học đa dạng ở các trỡnh độ đại học và sau đại học.

Thông qua hợp tác với các trường ĐH nổi tiếng của Anh, Mỹ , Úc… các trường này cung cấp cho sinh viên cơ hội giành các chứng chỉ quốc tế trong môi trường tiện nghi và đầy đủ. Mỗi trường tự thực hiện tuyển sinh đầu vào và

những sinh viên quan tâm sẽ trực tiếp đến đăng kí.

Như vậy, hệ thống giáo dục của Singapore đã được mở rộng tối đa ở cấp đào tạo nghề và đại học bằng các hình thức rất phong phú: xây dựng mới các trường công lập, thành lập các trường tư thục, thực hiện liên kết đào tạo với các trường đại học danh tiếng trên thế giới… Nhờ vậy, không chỉ đáp ứng được yêu cầu về đào tạo nhân lực CLC trong nước, Singapore còn là một địa chỉ thu hút số lượng ngày càng lớn sinh viên quốc tế. Năm 2008 có hơn 97.000 sinh viên quốc tế đến từ 120 quốc gia theo học tại Singapore. Trong khi đó, vào năm 2005 con số sinh viên theo học đạt khoảng 70.000, năm 2004 là 66.000 và năm 2003 là 60.000.

c, Thực hiện những cải cách quan trọng về quan niệm, nội dung và phương pháp giáo dục

Cho đến nay, GD của Singapore đó trải qua nhiều bước cải cách quan trọng, trong đó có hai cột mốc, đáng kể nhất, đó là năm 1997 với khẩu hiệu: “Nhà trường tư duy, Quốc gia học tập” (Thinking Schools, Learning Nation) và năm 2005 với khẩu hiệu “Dạy ít (hơn), học nhiều (hơn)” (Teach less, Learn more).

Triết lý “Nhà trường tư duy, quốc gia học tập” đúng vai trũ định hướng cho quá trỡnh cải cỏch giỏo dục Singapore từ năm 1997. “Nhà trường tư duy” là mô hỡnh trường học - nơi tư duy sáng tạo, niềm say mê học tập suốt đời và tinh thần phụng sự tổ quốc của học sinh được kích thích ngay từ tuổi nhỏ. Cũn quan niệm “Quốc gia học tập” nhấn mạnh tới việc coi học tập là văn hóa quốc gia, trong đó mọi tầng lớp xó hội đều học tập để luụn đạt được tính sáng tạo và đổi mới nhằm thích ứng với những thay đổi như vũ bóo của cuộc CM KHCN đang diễn ra trong thời đại ngày nay.

Với quan niệm “Nhà trường tư duy, quốc gia học tập”, giáo dục Singapore đã từ bỏ cách dạy máy móc, kinh viện chỉ giúp người học ghi nhớ kiến thức để làm bài tập và vượt qua các kỳ thi, chuyển sang cách dạy đào tạo nên những con người có tinh thần dân tộc, có năng lực tư duy sáng tạo, biết độc lập suy nghĩ.

Tiếp nối mục tiêu phát huy khả năng sáng tạo, tinh thần dân tộc của lực lượng lao động, quan niệm “Dạy ít, học nhiều” đã được lãnh đạo quốc gia đề ra để định hướng cho nền giáo dục trong thế kỷ mới. Theo quan niệm đó, giáo dục Singapore tập trung nâng cao chất lượng học tập của sinh viên bằng cách tạo thêm nhiều “khoảng trống” trong chương trỡnh học để giáo viên có thể thực hiện những kế hoạch giảng dạy riêng, cùng sinh viên định hỡnh một mụi trường giaó dục riêng và bồi dưỡng nghiệp vụ. Chương trình giáo dục của Singapore đã được rút gọn khoảng 30% để tạo “khoảng trống”.

Với mụ hỡnh “Dạy ớt, học nhiều”, kiểu học vẹt, học vỡ thành tớch và phương pháp giảng dạy “dành cho với tất cả mọi người” bị loại bỏ. Thay vào đó, sinh viên sẽ chủ động hơn trong học tập, khám phá tri thức thông qua các thí nghiệm, trải nghiệm thực tế, học các kỹ năng sống và xây dựng nhân cách nhờ chiến lược đào tạo hiệu quả và sáng tạo.

Điểm nổi bật trong cải cách nội dung và phương pháp giảng dạy của Singapore là việc chính phủ đã cho thống nhất bốn chương trình giáo dục đơn ngữ thành một chương trình giáo dục song ngữ áp dụng trên toàn quốc, trong đó, ngoài tiếng mẹ đẻ, tiếng Anh là ngoại ngữ bắt buộc. Đây là một chính sách điển hình trong chiến lược giáo dục toàn cầu hoá của Singapore. Việc đưa tiếng Anh vào chương trình giảng dạy bắt buộc nhằm thực hiện việc kết nối Singapore với thế giới trên mọi lĩnh vực kinh doanh, khoa học và công nghệ, để tránh bị lạc hậu. Mặt khác, ngành giáo dục đã thay đổi toàn diện cách ra đề thi, từ cách truyền thống sang các câu hỏi mở hay các bài tập cá nhân dưới dạng nghiên cứu một đề tài lựa chọn để khuyến khích kỹ năng tư duy, khả năng nghiên cứu độc lập và tính sáng tạo của người học.

d, Khuyến khích các công ty tham gia đào tạo nguồn nhân lực cho đất

nước.

Nhà nước áp dụng nhiều chính sách nhằm khuyến khích các công ty tự tổ

chức các khoá đào tạo cho nhân viên trong quá trình làm việc để không bị lạc hậu trước sự thay đổi nhanh chóng của KH – CN hiện đại. Ban Năng suất quốc gia (National Productivity Board) khởi động các chương trình đào tạo tại chỗ

(on – job – training). Ba chiến lược nhằm thực hiện đào tạo tại chỗ bao gồm: xây dựng mô hình đào tạo tại chỗ ở các công ty lớn rồi áp dụng cho các công ty nhỏ hơn trong cùng lĩnh vực; đào tạo 100 tư vấn viên có nhiệm vụ giúp các công ty thành lập, điều hành cũng như thể chế hoá các mô hình đào tạo tại chỗ; đào tạo 500 giáo viên hướng dẫn cho các công ty. Chính sách đào tạo liên tục này đã giúp cho lực lượng lao động kỹ thuật của Singapore luôn có khả năng thích ứng trước những thay đổi của KH – CN và có khả năng làm chủ tri thức mới của thời đại.

Như vậy, với quan điểm tất cả vì chất lượng giáo dục và tất cả vì người học, Singapore đã thực thi thành công những chiến lược giáo dục phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại. Giáo dục Singapore đã trở thành thương hiệu toàn cầu bằng việc tạo những lực lượng lao động trình độ cao, có khả năng thích ứng và sáng tạo cao.

1.4.2.2. Kinh nghiêm thu hút và trọng dụng nguồn nhân lực chất lượng cao của Singapore

Singapore được đánh giá là một trong những quốc gia có chính sách thu hút nhân lực CLC - đặc biệt là nguồn nhân lực tài năng bài bản nhất thế giới. Quốc gia này coi việc thu hút nhân tài là chiến lược ưu tiên hàng đầu.

a, Thu hút nhân tài nước ngoài

Quốc gia này đặc biệt chú trọng việc thu hút nhân tài ngoại. Đội ngũ lãnh đạo Singapore đã nhận thức rõ ràng rằng: nhân tài ngoại không chỉ là nguồn vốn đặc biệt về kinh tế mà họ còn là động lực mạnh mẽ cho đất nước phấn đấu liên tục vì những chuẩn mực cao hơn nữa. Hơn thế nữa, những người nhập cư cũng góp phần mang lại “sự phong phú, đa dạng, mang thêm màu sắc, sự giàu có và hương vị cho đời sống văn hóa của Singapore” [151 tr 376]. Với quan điểm đó, năm 1998, sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, Singapore thành lập một Ủy ban Tuyển dụng tài năng Singapore. Tới nay Singapore đã thu hút được một danh sách ấn tượng những nhà khoa học lỗi lạc của thế giới. Trong đó, có những người đoạt giải Nobel về khoa học, di truyền học, có những nhà kinh tế xuất sắc... Việc tuyển chọn nhân tài của Singapore dựa trên năng lực, khả

năng đóng góp vào sự phát triển của đất nước chứ không phân biệt quốc tịch, chủng tộc của người nhập cư. Để phát huy tối đa khả năng của đội ngũ nhân tài, chính phủ không chỉ quy định mức thu nhập lớn mà còn tạo điều kiện cho họ được cống hiến, được tôn trọng và vinh danh.

Bên cạnh việc thành lập Ủy ban Tuyển dụng tài năng ở trong nước, Singapore còn hình thành Mạng tiếp xúc Singapore. Đây là tổ chức có nhiệm vụ tìm kiếm tài năng quốc tế và người Singapore ở nước ngoài. Mạng này có 10 văn phòng quốc tế ở Bắc Mỹ, châu Âu, Trung Quốc, Ấn Độ và Ôxtrâylia nhằm cung cấp dịch vụ tư vấn CLC và các kênh kết nối mạng với nhân tài của thế giới, các doanh nhân, người sử dụng lao động và sinh viên quan tâm đến các cơ hội hấp dẫn về đào tạo, kinh doanh và sự nghiệp ở Singapore.

Ngoài việc thúc đẩy Singapore trở thành thủ phủ năng động để các nhân tài trong nước và quốc tế có thể gặp gỡ, trao đổi ý tưởng, hợp tác và tạo ra giá trị, Mạng tiếp xúc Singapore cũng tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều cơ hội liên kết mạng có ý nghĩa và sáng tạo khác nhau cho các chuyên gia và các doanh nghiệp trên toàn thế giới.

b, Trọng dụng nhân tài bằng chính sách trả lương tương xứng với giá trị của chất xám.

Trong quá trình thu hút và trọng dụng, các quốc gia trước hết hướng tới việc thu hút nhân tài làm việc trong khu vực công. Đây là khu vực mà việc thu hút và trọng dụng nhân tài có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của quốc gia nhưng lại rất khó thực hiện vì sự sơ cứng và quan liêu của chính bộ máy công. Tuy nhiên, Singapore là quốc gia đã thành công trong hoạt động này bằng biện pháp trả lương cao, xứng đáng với giá trị chất xám của nhân tài.

Ở Singapore, các Bộ trưởng có mức lương cao hơn tất cả các bộ trưởng ở những quốc gia giàu có nhất hành tinh. “Lương của tổng thống Mỹ là 400.000 USD/năm, lương của thủ tướng Anh là 368.655 USD/năm, lương của các bộ trưởng khoảng 196.000 -286.000 USD/năm, trong khi đó, lương của Thủ tướng Lý Hiển Long là 2,05 triệu USD/năm và bộ trưởng khoảng 1,26 triệu USD/năm” [151, tr.378] . Việc trả lương cao tạo ra sự yên tâm cho các nhà lãnh đạo, hạn

chế tham nhũng, minh bạch hóa chính phủ và tạo cơ hội cho các bộ trưởng dành hết tâm sức cho việc quản lý và hoạch định chính sách.

Bên cạnh đó, đối với đội ngũ cán bộ công chức, Singgapore đã có những chính sách vô cùng linh hoạt để trả công thoả đáng cho công chức nhà nước. Để cạnh tranh với khu vực tư nhân, tránh chảy máu chất xám, Chính phủ Singapore tiến hành tăng lương liên tục nhiều lần. Công chức Singapore được hưởng tháng lương thứ 13 để tương đương với tiền thưởng hằng năm của khu vực tư nhân ngay từ 1974.

Cũng từ rất sớm, Singapore áp dụng tiêu chuẩn thị trường trong định mức lương công chức. Xét theo tiêu chuẩn mức lương cạnh tranh dành cho chính phủ có năng lực và trong sạch, lương của các bộ trưởng và công chức cao cấp liên tục được đánh giá và điều chỉnh thường xuyên, để bảo đảm mức cạnh tranh đối với khu vực tư nhân nhằm giữ chân người tài làm việc cho khu vực nhà nước.

Từ chỗ cố định ở mức hai phần ba thu nhập của các vị trí tương đương trong khu vực tư nhân, mức lương của các bộ trưởng và công chức cao cấp điều chỉnh bằng lương trung bình của bốn người hưởng lương cao nhất trong sáu ngành nghề của khu vực tư nhân là kế toán, ngân hàng, kỹ sư, luật, các công ty chế tạo địa phương và công ty đa quốc gia. Sau lần điều chỉnh mới nhất, mức lương của các cán bộ này tương đương mức lương bình quân của 8 nhóm người có lương cao nhất trong 6 ngành nghề lương cao (chủ ngân hàng, doanh nhân, giám đốc điều hành các công ty xuyên quốc gia (CEO), luật sư, kế toán trưởng và công trình sư).

Tuân thủ nguyên tắc thị trường định lượng, lương công chức trong từng lĩnh vực sẽ được tăng hay giảm tùy vào sự tăng giảm của lương khu vực tư nhân ở một lĩnh vực đó. Sự không chênh lệch quá lớn này là yếu tố quan trọng thu hút người tài vào làm việc cho Nhà nước.

c, Quan tâm phát triển tài năng trẻ

Singapore đã thực hiện việc cấp học bổng Tổng thống cho những cá nhân xuất sắc với quy chế ràng buộc trở về làm việc cho khu vực nhà nước 4-6 năm. Nhờ cách làm này, Chính phủ Singapore có thể thu hút được những người trẻ,

tài năng nhất trên toàn quốc làm việc cho Chính phủ.

Không chỉ quan tâm tới những ưu đãi trong việc đào tạo tài năng trẻ, Chính phủ Singapore còn dám trao trọng trách cho những người trẻ, dựa trên năng lực của họ. Cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu nổi tiếng với triết lí dùng người: “Tôi ưa chuộng hiệu quả. Với một công chức trẻ ở vị trí cao, tôi không quan tâm anh ta đã làm việc bao nhiêu năm. Nếu anh ta là người tốt nhất cho vị trí đó, hãy xếp anh ta ở vị trí đó”.

Tại Singapore, vị trí số hai ở mỗi bộ thường được bổ nhiệm ở tuổi 30, trở thành đội B hỗ trợ chuyên môn cho các Bộ trưởng, là đội A, những người thường trong độ tuổi 40.

Những cán bộ xuất sắc của Singapore sau khi học tập sẽ được bồi dưỡng để trở thành các cán bộ lãnh đạo của đất nước. Chính phủ đưa ra cơ chế "sự nghiệp kép", theo đó giai đoạn đầu những công chức trẻ có triển vọng được phân công quản lý một lĩnh vực kỹ thuật thuần túy. Sau một vài năm, họ được thuyên chuyển sang vị trí quản lý cao cấp để điều hành các vấn đề mang tính vĩ mô của nhà nước và được hưởng lương cao đặc biệt.

Những người này vừa được đào tạo tại nước ngoài qua các chương trình học bổng, vừa có thời gian học tập kinh nghiệm thực tế với nhiệm kì cố định 10 năm, đảm bảo sự ổn định trong hệ thống công chức. Họ là những hạt nhân xuất sắc đã trải qua một quá trình tu dưỡng, đào tạo, cống hiến cho nhân dân và sàng lọc qua thực tế công việc.

Như vậy, có thể khẳng định, Singapore đã biến việc trọng dụng nhân tài trở thành một thương hiệu quốc gia, từ đó, tạo lực kéo người đến và giữ người ở lại phục vụ cho sự nghiệp phát triển để hướng tới những mục tiêu phát triển cao trong thời đại KTTT ngày nay.

1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

1.4.3.1. Bài học kinh nghiệm về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

a, Thực hiện mô hình giáo dục đại học đại chúng để gia tăng nguồn nhân lực chất lượng cao.

Để gia tăng nhanh chóng số lượng nguồn nhân lực CLC, đáp ứng yêu cầu

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/02/2023