Cái Tôi Của Những Miền Tâm Linh Châu Thổ

Những người chết đi lại lũ lượt ngó nhìn mọi nơi Họ ăn uống, tắm rửa, trò chuyện, cười khóc … Họ tiếp tục sống một đời sống bị đột ngột cắt đứt

Họ tiếp tục mơ những giấc mơ bị tan biến giữa chừng

(Đoản ca về buổi tối) Đời sống mới được dựng lên từ cái chết trong Nhịp điệu châu thổ mới.

Từ nghi lễ trong một đám tang, tất cả linh hồn người, linh hồn đồ vật được đánh thức, thế giới mang một hơi thở mới và cái chết lại mang một sứ mệnh thiêng liêng:

Thổ ngữ gieo từ bàn tay Người Nông Dân Già vào bàn tay Cậu Bé. Cậu Bé chầm chậm mở vương quốc của mình và chầm chậm khép vào.

Từ cái chết đó “tuôn chảy một dòng sông”, “mọc lên những quả đồi”, “mở ra một con đường”. Tất cả dường như lại được tái sinh.

Đời sống trần tục của con người có thể mất đi, nhưng sức sống của tâm hồn lại vẫn luôn tồn tại. Sự phục sinh của thế giới thường gắn liền với hình ảnh trẻ thơ. Những đứa trẻ chính là hiện thân của sự sống:

Từ phía những ngôi sao các Thiên thần bay về Đậu lên trán những đứa trẻ đang say ngủ (…)

Trong mơ chúng mang những gương mặt trong sáng bay lên Những Thiên thần đã mượn gương mặt chúng, giọng nói của chúng và tâm hồn chúng.

Hay:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.


Trong hoang tàn của những lăng tẩm một bầy trẻ ùa vào Với khuôn mặt không dấu vết gì của thời đại suy tàn

Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều - 7

Chúng đuổi nhau, nô đùa, cười vang và hát Dưới bầu trời lớn lao ngập ánh sáng vĩnh hằng.

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều quan niệm “đời sống là hiện tại (hôm nay) và cái chết là tương lai (ngày mai). Và chúng ta nhìn nhận cái chết như là ban

mai đến với thế gian này”. Trong bài thơ Những con cá ướp, nhà thơ đã tìm kiếm sự sống ngay trong sự vật đã chết:

Vẫn mang theo những buồng trứng lớn Vẫn chuẩn bị nở ra những con cá Trong đời sống của cái chết.

Trong cuộc sống này có rất ít người có thể chấp nhận cái chết và tìm kiếm vẻ đẹp từ cái chết , từ sự lụi tàn của cuộc sống:

Và quá ít người trong chúng ta Sau chén trà buổi tối

Ngả lưng lên tràng kỉ

Nghe bản điếu văn viết cho mình Vang lên với một giọng trầm Trong buổi tối mùa thu tuyệt đẹp Và lúc đó ở bên ngoài cửa sổ

Khu vườn dàn dụa trăng

Họ đã nhìn thấy vẻ đẹp diệu kì

Trong những gì luôn đe dọa người khác.

(Thay lời nguyện cầu)

Trong sự vận động, phát triển của thơ Nguyễn Quang Thiều, cái tôi trữ tình của nhà thơ đã có sự chuyển biến tích cực: từ cái tôi trữ tình cảm xúc sang cái tôi triết lí. Chính khát vọng kiếm tìm đã thôi thúc nhà thơ hành động liên tục và bền bỉ. Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều cũng vận động không ngừng.

2.2.2. Cái tôi của những miền tâm linh châu thổ

Thế giới tâm linh là đời sống tinh thần luôn gần gũi nhưng đầy bí ẩn của con người; bao gồm cái phi lý tính, cái tiềm thức, vô thức, bản năng thiên phú (có thể nhấn mạnh phần trực cảm, linh giác, những khả năng bí ẩn nhưng vẫn có ý thức của con người). Tâm linh là cái thiêng liêng cao cả trong đời thường,

là niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo. Những điều thiêng liêng cao cả được hiện lên qua những hình ảnh, biểu tượng, ý niệm thể hiện khát vọng vươn tới thế giới thanh sạch và tĩnh tâm.Những tác phẩm văn học viết về thế giới tâm linh thường tạo được chiều sâu trong tâm thức người đọc.

Với cảm hứng và tư duy nghệ thuật mới, thơ có điều kiện đi sâu, khai thác nhiều khía cạnh của đời sống. Chất ảo của thơ sau thời kỳ đổi mới chủ yếu được khai thác ở phương diện đời sống tâm linh: “Đi vào thế giới tâm linh con người có cảm giác thư giãn bình an về tinh thần, tránh được “nhiễu tâm” do thế giới trần tục tác động đến. Trong chiều hướng phát triển về thể tài của thơ hôm nay, tâm linh là thực thể thẩm mỹ, là chất liệu bản ngã trong cảm hứng sáng tạo của trữ tình. Đi sâu vào cõi tâm linh các nhà thơ có thể giãi bày những nỗi niềm, những ước muốn thầm kín của con người về cái thường nhật, đời thường trong sự vĩnh hằng, bất diệt.” [15].

Là một trong những nhà thơ giữ vị trí tiên phong trên hành trình cách tân thơ Việt, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều hướng ngòi bút của mình tới thế giới tâm linh, hướng về miền sâu thẳm của tâm hồn để cất lên vẻ huyền diệu của cuộc sống và khẳng định những khả năng kỳ diệu của thơ ca, những sứ mệnh cao cả của thơ ca trong thế giới hiện đại. Theo nhà thơ Nguyễn Quang Thiều thơ ca có một sứ mệnh thiêng liêng:“Sứ mệnh của thơ ca trong toàn cầu hoá là sự lan toả của thế giới tâm linh trong mỗi con người đang sống trên thế gian này. Đó không phải là sự thống nhất tôn giáo. Nó cao hơn mọi tôn giáo. Đó là sự lan toả của vẻ đẹp huyền diệu và sự tĩnh lặng vô tận trong tâm hồn con người. (…) Toàn cầu hoá là sự chia sẻ, sự hoà đồng và sự nhận thức về sự chia sẻ và hoà đồng đó.” [56].

Tìm hiểu thơ Nguyễn Quang Thiều, chúng ta như được tham gia vào một chuyến hành trình hướng về miền tâm linh, với một không gian nghệ thuật đầy hư ảo. Từ đó giúp con người khám phá những vẻ đẹp bí ẩn của đời sống.

Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều luôn khao khát trở về với thế giới tâm linh thanh khiết, bởi đời sống hiện đại là một thế giới trần tục đầy dục vọng, mưu mô, giả dối và lọc lừa. Sống trong thế giới ấy, tâm hồn con người dần trở nên trai sạn:


Trước trái đất đang nóng lên từng độ Và trái tim con người cứ lạnh dần đi

(Đêm gần sáng)

Đời sống hiện đại cùng với nền văn minh vật chất mang đến những hệ quả không mấy tốt đẹp với thiên nhiên và chính con người:

Ngoài kia, những cánh đồng đắng cay vì bệnh tậtkéo dài. Hoàng hôn xấu xí

Ngũ cốc đang ngập mình bởi cơn ho hoá chất sặc mùi

(Lời cầu nguyện)


Và ngay chính nhà thơ cũng phải thốt nên rằng “Buồn hơn cái chết”: Vào lúc ban mai anh sẽ ra đi khỏi thế gian này, chuyến đi kỳ vĩ

Cờ sẽ rực rỡ biết nhường nào, âm nhạc sẽ tinh khiết đến nhường nào

Giống cậu bé ham chơi trốn cha mẹ ra khỏi giường ngủ, anh đi bằng cách nhón chân của mèo hoang

Và cúi xuống bên em đang thiếp ngủ, thì thầm anh nói: Đời sống này đôi lúc buồn hơn cái chết.

Trở về với đời sống tâm linh, trở về cội nguồn là sự trở về với những giá trị vĩnh cửu để xa rời cuộc sống ồn ào, vội vã của nền văn minh hiện đại, là sự kiếm tìm trạng thái bình yên, đối lập trạng thái bất an, khiếp sợ trước cái hỗn loạn của xã hội công nghiệp:

Dưới ánh sáng những vầng mây mùa đông

Bên những ngôi nhà cao tầng vừa thở dốc vừa chống gối đứng dậy

Bên những quán đang đổ rượu mê man vào một miền khô trụi Những đám cỏ vô tình được cứu sống dạt vào nhau

(Gọi hồn)

Thế giới tâm linh là miền đất trở về của ngọn nguồn sáng tạo của các nhà thơ. Sự linh thiêng qua cái nhìn của nhà thơ là cái được hiện lên ngay từ những điều bình dị nhất của đời sống.Đó là vẻ đẹp của: Ban mai, ngôi sao, áng mây, cánh đồng, bãi cát, vòm cây, ngọn gió…

Những xôn xao lùa qua hơi ẩm

Vọng về từ cánh đồng rộng lớn mù sương Tiếng bánh xe trâu lặng lẽ qua đêm

Chất đầy hương cỏ tươi lăn về nơi hừng sáng

(Ban mai)

Mặt trời đang lăn về cuối biển

Qua mỗi vòng lăn cơn khát người dịu đi Ta từng bước về với biển

Cát nóng bỏng mải miết chảy qua cổ họng ta Ta nuốt từng vốc sa mạc vào ngực

Những con sóng hoàng hôn xõa tóc trắng chạy về Phút cuối cùng kêu lên đập ngực mình vào đá

(Xô – nát hoàng hôn biển)

Là sự trở về nguồn với những ám ảnh không nguôi về hình ảnh cố hương:

Tôi hát bài hát về cố hương tôi Khi tất cả đã ngủ say

Dưới những vì sao ướt đẫm

Những ngọn gió hoang mê dại tìm về.

(Bài hát về cố hương)

Quê hương luôn là nguồn cảm hứng dạt dào trong sáng tác của nhà thơ.

Quê hương là nơi mà mỗi con người luôn khao khát được tìm về:


Quê hương

Khuất khuất sau mây

Quê hương âm âm trong gió

Ta không thể dâng tay gạt hết mưa chiều Để nhìn cho tỏ mặt.

Chỉ mùi khói phân trâu khô bên đường bén lửa Ngăn ngắt đắng vào giấc ngủ kẻ tha phương.

(Tha phương)

Sự linh thiêng qua cái nhìn của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều còn là sự trở về miền ký ức tuổi thơ:

Tuổi lên mười ta nghe mà nhớ mẹ Hoàng hôn hè sụp tối chân đê

Mẹ đi làm chiều nào về cũng muộn Muỗi bay như cát ném ngõ ta chờ

Tuổi hai mươi ta nghe không ngủ được Lặng lẽ ra sân đứng ngắm trăng mờ Ba mươi tuổi ngồi một mình im lặng Tiếng chim kêu dứt thịt dứt da

(Nghe tiếng con chim cuốc)

Hình ảnh một cậu bé với niềm tin mãnh liệt trong Tháng Mười:

“Ta đi qua Tháng Mười, ta đi qua tiếng gọi buổi chiềucủa mẹ Mây trời vun lên những đống rơm khô

Dấu chân ta xóa dấu chân chú bê vàng lạc mẹ vàdấu chân chú bê vàng xóa dấu chân ta (…)

Ta tin có một mụ phù thủy biến ta thành mộtchú bê.”


Miền hồi ức trong thơ Nguyễn Quang Thiều vừa huyễn hoặc, vừa mang đậm màu sắc cổ tích.Đó là thế giới trẻ thơ đầy màu sắc, là nới chứa đựng những

điều diệu kỳ và thiêng liêng.Những sự vật trong thơ Nguyễn Quang Thiều đã được tác giả thể hiện dưới một cái nhìn huyền thoại hóa, linh thiêng hóa. Ta bắt gặp linh hồn của những con bò, con bống đen, con chim đêm…:

Những con rắn thủy táng trong rượu

Linh hồn chúng bò qua miệng bình cuộn khoanh đáy chén Bò tiếp đi… bò tiếp đi qua đôi môi bạc trắng

Có một kẻ say gào lên những khúc bụi bờ

(Trong quán rượu rắn)

Những cách rừng đang khóc Linh hồn cây vục dậy từ ổ lá mục Mở ra đêm vũ hội đầy bọ chó

(Dưới trăng và một bậc

cửa)


Và mỗi sự vật ấy lại mang một sứ mệnh cao cả: Hình ảnh của cánh đồng rau khúc gắn liền với những kỉ niệm đẹp về người bà của nhà thơ:

“Tôi khóc những mùa rau khúc thiêng liêng phủ đầy mưa xuân như phủ đầy cám nếp

Nơi mãi mãi giấu vùi hơi thở của bà tôi.”

(Tôi khóc những cánh đồng rau khúc)

Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều đã thả hồn vào trong miền đất thánh tâm linh để hướng tìm về một thiên đường đã mất nhưng vẫn sống mãi trong tiềm thức tuổi thơ, một tuổi thơ của tất cả mọi người. Những cảnh vật làng Chùa và hình ảnh những người thân yêu luôn trở đi trở lại trong những sáng tác của nhà thơ. Đặc biệt là hình ảnh của bà nội với những câu chuyện bà kể liên miên trên giường bệnh trong suốt bốn năm đã trở thành nguồn sáng tạo tinh thần trong ông.

Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều được biểu hiện qua ký ức tuổi thơ của nhân vật “Cậu bé”. Những cơn mê trong tâm trí của cậu bé là kỉ niệm về cố hương, về những câu chuyện cổ tích, những câu chuyện thần linh

ma quỷ. Kí ức về đám ma của bà nội, kí ức về những người thân yêu đã mất hiện lên trong tiềm thức của nhà thơ như một niềm ám ảnh mơ hồ:

Cỗ xe tang trôi mãi vào cơn mê

Những con rồng gỗ vảy vàng bay lên trong tiếng kèn, tiếng trống Con nhón gót, cỏ may biền biệt trắng

Có ai khẽ khàng bế mãi con lên

Con muốn lẩn vào khăn áo đám ma quê

Con muốn đắp lên cơn ho của con tàn hương thơm và ấm Con nhìn thấy bà nội mặc áo tơ tằm ngồi giữa ngàn ngọn nến Bà rót một bình nước mưa trong để đợi con về

(Âm nhạc)


Chiều sâu tâm linh trong thơ Nguyễn Quang Thiều được thể hiện qua những giấc mơ đầy nhân bản luôn khao khát kiếm tìm một thế giới thanh khiết và bình an. Thơ Nguyễn Quang Thiều gợi lên sự mơ hồ, vừa gần gũi vừa bí ẩn, gợi lên cho người đọc những liên tưởng vô tận.

Dù thế nào tôi vẫn muốn hát lên một bài ca. Bởi sự ra đi của chúng đẹp làm sao, như một cơn mơ, như một đêm vũ hội.

Con ốc sên cuối cùng đã bò qua bức tường bao quanh vườn cũ mốc. Cái chóp vỏ cuối cùng đã khuất phía bên kia.

(Chuyển động)

Tôi phải tới những vụ gieo trồng của cánh đồng bên kia Bên kia, những lưỡi cày đang được đất dạy dỗ

Bên kia, những nông dân quỳ sụp nghe đất đặt tên

Bên kia, những hạt giống được tắm rửa và đặt vàovõng cỏ Bên kia, những đám mây già nhàn rỗi mắc bệnhngủ gật thường trôi qua cánh đồng.

(Điều thiêng)

Xem tất cả 92 trang.

Ngày đăng: 29/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí