Phân Tích Về Sự Tham Gia Của Người Dân Vào Xây Dựng Đường Gtnt Tại Huyện Tân Thành, Br-Vt


CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VỀ SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN VÀO XÂY DỰNG ĐƯỜNG GTNT TẠI HUYỆN TÂN THÀNH, BR-VT

Qua phân tích ở các chương trước cho thấy vai trò của người dân rất quan trọng trong xây dựng đường GTNT nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, thực tế vai trò của người dân trong việc xây dựng đường GTNT tại huyện Tân Thanh, BRVT như thế nào? Đề tài sẽ dùng mức thang đo “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” để kiểm tra sự tham gia của người dân đang ở mức độ nào sẽ được phân tích từ cuộc khảo sát thực tế trong chương này.


4.1 Thực trạng xây dựng các công trình đường GTNT ở huyện Tân Thành

4.1.1 Hệ thống đường GTNT huyện Tân Thành giai đoạn 2014 - 2016

Bảng 4.1. Hệ thống đường GTNT huyện Tân Thành giai đoạn 2014-2016

Đơn vị: Km, %



Chỉ tiêu

Năm 2014

Năm 2015

Chênh lệch

Năm 2016

Chênh lệch

Số km

Số km

Km

Tỷ lệ

%

Số km

Km

Tỷ lệ

%

Đường giao thông huyện

64

67

3

4,7

71

4

6,0

Đường giao thông xã

47

49

2

4,3

53

4

8,2

Đường giao thông thôn, xóm

265

282

17

6,4

304

22

7,8

Tổng số

376

398

22

5,9

428

30

7,5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

(Nguồn: Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Tân Thành năm 2014 - 2016)

Từ bảng trên ta có biểu đồ sau:


Hình 4.1: Hệ thống đường GTNT huyện Tân Thành giai đoạn 2014-2016

440

420

400

380

Hệ thống đường GTNT

360

340

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Đơn vị: Km




428

398

376



Nhìn vào bảng biểu ta thấy hệ thống đường GTNT huyện Tân Thành đã cơ bản hoàn thiện với 428 km đường giao thông tính đến thời điểm năm 2016, trong đó: Đường giao thông huyện 71 km, đường giao thông xã 53 km, đường giao thông thôn, xóm 304 km lại chiếm tỷ trọng cao nhất 71,0% so với toàn hệ thống đường GTNT.

Nhìn chung, hệ thống đường GTNT huyện Tân Thành tăng nhanh trong 03 năm trở lại đây, năm 2015 tăng 22 km so với năm 2014 tương đương tăng 5,9%, năm 2016 tăng 30 km so với năm 2015 tương đương tăng 7,5%. Đường giao thông liên xã có tỷ lệ tăng trưởng khá cao, cụ thể năm 2015 tăng 4,3% so với năm 2014, năm 2016 tăng 8,2% so với năm 2015.

Hệ thống đường GTNT của huyện Tân Thành cũng như đại bộ phận các đường giao thông trên lãnh thổ Việt Nam, có đặc điểm chung như:

Hệ thống đường GTNT được sử dụng để phục vụ sinh hoạt, sản xuất, giao lưu văn hóa xã hội, trao đổi, mua bán hàng hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn huyện Tân Thành cũng như người dân từ nơi khác có nhu cầu sử dụng để giao lưu văn hóa xã hội, trao đổi mua bán hàng hóa, ...

Hệ thống đường GTNT tại Tân Thành được xem là bộ phận tiếp cận của giao thông huyện với mạng lưới trục chính của giao thông BRVT, và là một kênh kết nối trong hệ thống đường giao thông quốc gia.


Mặc dù giữ một vị trí quan trọng kết nối giao thông của huyện với giao thông của tỉnh và giao thông của đất nước song quy mô đường giao thông của huyện Tân Thành vẫn còn nhỏ, vốn đầu tư cho hệ thống đường này khá thấp, bên cạnh đó nhiều tuyến đường giao thông thôn, xóm chưa được bê tông hóa, nhựa hóa. Ngoài ra nhiều đường trục nội đồng còn khá lầy lội trong mùa mưa, tại các tuyến đường xã, đường giao thông thôn, xóm còn thiếu biển báo an toàn giao thông.

Tuy nhiên, nhiều tuyến đường huyện, đường xã chưa được nhựa hóa hoặc bê tông hóa. Đây cũng được xem là vấn đề nổi cộm tại huyện Tân Thành, tỷ lệ đường huyện chưa được nhựa hóa, bê tông hóa chiếm khoảng 8%, tỷ lệ đường xã, thôn, xóm, đường nội đồng chưa được bê tông hóa vẫn còn chiếm tỷ lệ khá cao lên đến 27%.

Việc ứng dụng công nghệ vào việc làm đường tại Tân Thành cũng đã được lãnh đạo ngành giao thông, lãnh đạo huyện, chủ đầu tư quan tâm. Đặc biệt trong công nghệ vật liệu, ngoài việc sử dụng vật liệu truyền thống cho xây dựng kết cấu mặt đường GTNT như đất cấp phối, cát vàng, xi măng, đá dăm, láng nhựa và mặt đường bê tông xi măng, chủ đầu tư đã cho phép triển khai áp dụng một số loại vật liệu mới để áp dụng trong xây dựng móng, mặt đường. Những việc này đã góp phần giảm chi phí đầu tư, nâng cao chất lượng công trình và giảm thiểu tác động đến môi trường.

Tuy nhiên, để tương xứng với mục tiêu phấn đấu chung của cả nước đến năm 2020 tất cả các tuyến đường GTNT sẽ được nhựa hóa, bê tông hóa. BRVT nói chung và huyện Tân Thành nói riêng đang từng bước đưa ra những chiến lược cụ thể bằng những kế hoạch dài hạn, ngắn hạn nhằm bê tông hóa tất cả các tuyến đường GTNT.


4.1.2 Vốn đầu tư xây dựng các công trình GTNT

Bảng 4.2. Vốn đầu tư xây dựng các công trình GTNT huyện Tân Thành giai đoạn 2014 - 2016

Đơn vị: Triệu đồng, %



Chỉ tiêu

Năm 2014

Năm 2015

Chênh lệch

Năm 2016

Chênh lệch

Số tiền

Số tiền

Số tiền

Tỷ lệ

%

Số tiền

Số tiền

Tỷ lệ

%

Ngân sách TW hỗ trợ

28.778

32.231

3.453

12

37.066

4.835

15

Ngân sách địa phương

17.032

18.565

1.533

9

20.421

1.856

10

Lồng ghép

2.350

2.467

117

5

2.565

99

4

Doanh nghiệp

1.175

1.233

59

5

1.270

37

3

Vốn nhân dân đóng góp

9.397

10.806

1.410

15

12.968

2.161

20

Tổng số

58.730

65.302

6.572

11

74.290

8.988

14

(Nguồn: Báo cáo của Ban Chỉ đạo Chương trình NTM huyện Tân Thành giai đoạn 2014 - 2016)

Từ bảng trên ta có biểu sau:

Hình 4.2: Vốn đầu tư xây dựng các công trình GTNT huyện Tân Thành giai đoạn 2014 – 2016

Đơn vị: Triệu đồng


80000

70000

60000

50000

40000

30000

20000

10000

0


Năm 2014 Năm 2015 Vốn đầu tư xây dựng các công trình giao thông nông thôn huyện 1

Năm 2014


Năm 2015


Vốn đầu tư xây dựng các công trình giao thông nông thôn huyện Tân Thành


Năm 2016


Nhìn vào bảng biểu trên ta thấy:

Vốn đầu tư xây dựng các công trình GTNT tại huyện Tân Thành tăng dần đều qua các năm, trong đó năm 2014 Tân Thành được đầu tư 58.730 triệu đồng để xây dựng các công trình GTNT, năm 2015 số vốn đầu tư tăng lên 11% tương ứng với 65.302 triệu đồng, năm 2016 lượng đầu tư tăng so với năm 2015 là 8.988 triệu đồng. Thật vậy, vốn đầu tư dành cho các công trình GTNT tại huyện Tân Thành đã được sử dụng có hiệu quả nhờ sự tham gia mạnh mẽ của các cấp chính quyền, việc triển khai nghiêm túc của các chủ đầu tư, các đơn vị tham gia và đặc biệt có sự giám sát của nhân dân.

Mặt khác, ngoài vốn Ngân sách TW hỗ trợ và ngân sách của địa phương chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư thì vốn doanh nghiệp và của người dân đóng góp cũng chiếm một tỷ trọng không nhỏ, cụ thể:

Năm 2014 tổng số vốn doanh nghiệp và vốn nhân dân đóng góp là 10.572 triệu đồng chiếm 18,0% tổng vốn đầu tư, năm 2015 vốn đầu tư từ doanh nghiệp và nhân dân đóng góp 12.039 triệu đồng tăng so với năm 2014 là 1.467 triệu đồng, năm 2016 tổng vốn đầu tư từ doanh nghiệp và người dân là 14.238 triệu đồng tăng so với năm 2015 là 2.199 triệu đồng. Như vậy có thể thấy đầu tư của doanh nghiệp tư nhân và nhân dân đóng góp có tầm quan trọng trong việc phát triển kinh tế địa phương nói chung và xây dựng đường GTNT nói riêng. Điều này cho thấy huyện Tân Thành đã làm khá tốt công tác xã hội hóa và sự đóng góp của nhân dân trong phong trào xây dựng các công trình GTNT.

Hiện nay, tại huyện Tân Thành ở khâu kiểm soát vốn đầu tư từ ngân sách NN cho các công trình GTNT còn lỏng lẽo dễ gây ra tình trạng thất thoát, lãng phí, như: Dự án đầu tư một số công trình GTNT thường duyệt thấp hơn nhưng quá trình xây dựng thường phát sinh khá nhiều, khiến cho công tác kế hoạch không chủ động được tình trạng thất thoát vốn trong quá trình quản lý đầu tư, phải bổ sung dự toán trong quá trình thực hiện cũng gây khó khăn trong công tác quản lý. Bên cạnh đó, trong bố trí kế hoạch vốn thường ít và phải phân tán làm cho công trình đầu tư dây dưa kéo dài, có thể gây ra thất thoát ngân sách NN.


Như hầu hết các địa phương trong cả nước, Tân Thành cũng cần nâng cao chất lượng quản lý đầu tư các công trình GTNT từ ngân sách có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đến sự phát triển của huyện, giúp góp phần tạo lập hạ tầng kinh tế - xã hội, điều chỉnh cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, sự tham gia đồng bộ của chính quyền, sự vào cuộc của chủ đầu tư, nhà thầu và sự tham gia của cả cộng đồng dân cư trong tất cả các khâu, các bước của hoạt động đầu tư. Tuy nhiên, vốn đầu tư dành cho các công trình GTNT vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu xây dựng, hoàn thiện hệ thống đường, cứng hóa mặt đường.

4.1.3 Vốn bảo trì cho các công trình GTNT huyện Tân Thành

Vốn bảo trì dành cho các công trình GTNT tại huyện Tân Thành năm 2014 là

1.468 triệu đồng, chiếm 2,5% tổng mức đầu tư; năm 2015 vốn bảo trì là 2.024 triệu đồng chiếm 3,1% tổng mức đầu tư, năm 2016 vốn bảo trì là 2.229 triệu đồng, chiếm 3% tổng mức đầu tư cho các công trình GTNT.

Việc bảo trì đường huyện sử dụng ngân sách huyện và một phần được tỉnh phân bổ từ vốn sự nghiệp giao thông nhưng còn khá thấp.

Bảo trì đường xã chỉ được huyện hỗ trợ nhưng rất nhỏ từ nguồn ngân sách địa phương và tỉnh, việc hỗ trợ này lớn hơn trong các điều kiện cần sửa chữa khôi phục lại hệ thống đường để khắc phục hư hỏng, mất an toàn giao thông.

Bảo trì đường trong thôn, xóm, đường nội đồng một phần được sửa chữa bảo trì từ nguồn thu hợp pháp của chính quyền thôn, xóm; bên cạnh xã cũng trích nguồn sự nghiệp kinh tế để cải tạo, sửa chữa đường.

Việc quản lý bảo trì các công trình giao thông trong xóm còn nhận được sự đóng góp bằng ngày công lao động, vật liệu xây dựng như gạch, đá, cát, xi măng... của nhân dân.

Hiện nay, tại huyện Tân Thành tỷ lệ vốn cho dành cho công tác bảo trì còn khá thấp, chiếm khoảng 3% trong khi theo như các tổ chức tư vấn khác thì tỷ lệ này phải đạt 25%. Đây cũng xem là một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho công tác bảo trì các công trình GTNT không đảm bảo, một số tuyến đường khi đưa vào hoạt động còn hiện tượng lồi, lõm khi sử dụng, ...


Hiện nay UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chịu trách nhiệm quy định, phân công, phân cấp cho UBND huyện Tân Thành trong quản lý bảo trì hệ thống các công trình GTNT. UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã ban hành văn bản phân công, phân cấp và chịu trách nhiệm trong quản lý bảo trì cho UBND huyện Tân Thành đối với đường huyện, UBND các xã thuộc huyện Tân Thành đối với đường xã. Đối với đường thôn, xóm, trục chính nội đồng ở các vùng nông thôn do xã quản lý, trực tiếp hoặc hỗ trợ bảo trì sửa chữa đường, cộng đồng nhân dân và các đoàn thể ở địa phương trực tiếp quản lý bảo trì dưới các hình thức UBND xã tổ chức sửa chữa bằng ngân sách xã - nhân dân tự quản lý. UBND xã hướng dẫn, vận động nhân dân sửa chữa hư hỏng nhỏ bằng vật liệu xây dựng và vệ sinh môi trường.

UBND huyện Tân Thành giao Phòng Kinh tế - Hạ tầng theo dõi, kiểm tra và đôn đốc thực hiện việc bảo trì, sửa chữa đường; chưa có cơ quan chuyên môn về giao thông, việc này đã gây ra những khó khăn trong quản lý và tổ chức thực hiện bảo trì hệ thống các công trình GTNT. Tại các xã của huyện Tân Thành không có biên chế chính thức quản lý về các công trình GTNT do đó các xã tự tổ chức thực hiện.

4.2 Thực trạng tham gia người dân trong việc xây dựng các công trình GTNT

4.2.1 Sự hiểu biết của người dân về thông tin xây dựng đường giao thông trong NTM

Như báo cáo về thực hiện Đề án xây dựng NTM giai đoạn 2013 – 2015 của của UBND huyện Tân Thành, đã tổ chức hội nghị triển khai và phát động phong trào xây dựng NTM, đồng thời phân công cụ thể cho các thành viên Ban quản lý, Ban phát triển thôn tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân bằng nhiều hình thức như: Tuyên truyền bằng pano áp phích, trên đài phát thanh huyện, xã, in ấn tài liệu tờ bướm phát đến từng hộ dân, thông qua các hội nghị ở các tổ chức đoàn thể, ban thôn nhằm để nhân dân nắm chắc mục tiêu, phương châm của Đề án. Thực hiện nhiều chương trình vận động người dân tham gia xây dựng NTM trong có việc xây dựng đường GTNT. Như vậy có thể thấy rằng việc thông tin về chính sách xây dựng NTM của huyện khá bài bản và có kế hoạch.


Đánh giá về tiêu chí số 2 của cán bộ địa phương

Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Tân Thành- Ông Nguyễn Văn Linh cho biết, thực hiện chương trình xây dựng NTM với nhiều hình thức đầu tư đa dạng như từ vốn ngân sách nhà nước, doanh nghiệp hỗ trợ và nhân dân đóng góp, nhờ vậy mà các xã trong huyện đã thực hiện tốt tiêu chí số 2 về giao thông trong 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí Quốc gia về NTM. Có được điều này, một phần không nhỏ nhờ vào việc Huyện đã làm khá tốt vấn đề về truyền thông, hỗ trợ từ ngân sách huyện, được sự đồng thuận và ủng hộ nhiệt tình của người dân trong việc hiến đất làm đường, đóng góp sức lao

động…


Hình 4.3. Tỷ lệ người dân biết về những thông tin xây dựng đường GTNT


100%

51,1%

38,8%

43,7%

50%

48,9%

61,2%

56,3%

0%

Châu Pha

Tóc Tiên

Sông Xoài

Có Không

Tuy nhiên khi thực hiện khảo sát về mức độ hiểu biết của người dân về thông tin chính sách NTM thì kết quả không như mong đợi. Theo như số liệu điều tra cho thấy tỷ lệ người dân biết về tiêu chí số 2 – đường GTNT chỉ ở mức trung bình: Xã Sông Xoài đạt 56,3%, Xã Tóc Tiên đạt 61,2%, đặc biệt với xã Châu Pha thì thông tin này ở mức thấp đạt 48,9% người trả lời là có biết đến.

Những con số điều tra cho biết tại huyện Tân Thành vẫn còn không ít người dân chưa thật sự biết thông về xây dựng đường GTNT trong Chương trình xây dựng NTM. Và các thông tin này được truyền tải đến người dân không đồng đều ở các xã

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/05/2022