Đổi Mới Việc Đào Tạo Và Sử Dụng Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao Là Điều Kiện Cơ Bản Để Phát Triển Lực Lượng Này

những tiềm lực cần thiết để thực hiện bước phát triển kép: phát triển nguồn nhân lực CLC và phát triển nền kinh tế Việt Nam trong thời đại mới.

Cùng với việc gia tăng số lượng và điều chỉnh cơ cấu, nguồn nhân lực CLC muốn phát triển một cách toàn diện thì phải hình thành và phát huy được những tố chất tiêu biểu: tố chất dân tộc, tố chất thích ứng và tố chất sáng tạo. Đó là những tố chất làm nên chất lượng cao của nguồn nhân lực. Nếu thiếu những tố chất này, nguồn nhân lực không thể có khả năng làm chủ tri thức KH – CN hiện đại, không thể sử dụng, truyền bá và sản sinh tri thức mới nhằm hình thành nền KTTT trong thời đại ngày nay.

Như vậy, việc phát triển nguồn nhân lực CLC để hình thành nền KTTT ở Việt Nam phải được quan niệm là một quá trình phát triển toàn diện cả về số lượng, cơ cấu và chất lượng, chứ không chỉ liên quan tới vấn đề phát triển chất lượng nói riêng. Quá trình phát triển đó phải thực sự tạo nên những thay đổi về chất so với nguồn nhân lực CLC thích ứng trong nền KTCN.

3.1.3. Đổi mới việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao là điều kiện cơ bản để phát triển lực lượng này

Đào tạo và sử dụng là hai yếu tố cơ bản, tác động trực tiếp tới quá trình phát triển nguồn nhân lực CLC. Nếu như đào tạo là yếu tố trực tiếp tạo ra nguồn nhân lực CLC thì sử dụng là yếu tố nuôi dưỡng và phát huy những giá trị tiêu biểu của lực lượng này. Nếu nguồn nhân lực được đào tạo tốt nhưng trong quá trình sử dụng, không có môi trường làm việc thuận lợi, không có chính sách trọng dụng, đãi ngộ và tôn vinh người tài thì những tố chất tiêu biểu của họ sẽ không được phát huy. Hơn thế nữa, theo xu hướng phát triển của thế giới, mô hình giáo dục đang thay đổi, chuyển từ mô hình giáo dục truyền thống, coi đào tạo và làm việc là hai giai đoạn tách biệt sang mô hình đào tạo (học tập) suốt đời. Trong mô hình giáo dục truyền thống, nhà trường đào tạo, rèn luyện để người học có được vốn tri thức, kỹ năng nhất định để có thể làm việc suốt đời. Trong mô hình học tập suốt đời, nhà trường trang bị cho người học vốn tri thức và kỹ năng cơ bản để có thể sớm ra làm việc, tiếp tục giúp đỡ người lao động, vừa làm vừa tiếp tục học tập, học tập suốt đời, phát triển kỹ năng liên tục. Như

vậy, việc giáo dục phải gắn chặt với việc sử dụng, giáo dục gắn với việc làm. Vì vậy, để phát triển nguồn nhân lực CLC cần thiết phải tiến hành đổi mới đồng thời hai điều kiện cơ bản nhất, đó là đổi mới giáo dục và sử dụng.

Hơn thế nữa, ở Việt Nam hiện nay, mặc dù sự nghiệp giáo dục đã góp phần quan trọng vào quá trình phát triển của Việt Nam, nhưng lại đang phải đối mặt với tình trạng lạc hậu và trì trệ. Bên cạnh đó, vấn đề sử dụng nhân lực và vấn đề trọng dụng nhân tài cũng đang tồn tại rất nhiều hạn chế cản trở sự phát triển nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực CLC nói riêng. Vì vậy, trong quá trình diễn ra những chuyển biến mang tính bước ngoặt của thời đại ngày nay, muốn có nguồn nhân lực CLC có thể làm chủ được quá trình chuyển biến đó, cần phải tiến hành đổi mới liên tục và cơ bản lĩnh vực đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực CLC. Nếu không tiến hành đổi mới hoặc chỉ đổi mới tương ứng với trình độ phát triển của nền kinh tế nước ta thì nguồn nhân lực CLC không đủ khả năng tạo nên những bước phát triển đột phá để hình thành nền KTTT ở Việt Nam.

Đổi mới trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực CLC, trước hết là sự đổi mới trong nhận thức. Bên cạnh đó, cần chú trọng vào việc tăng cường đầu tư cho giáo dục - đào tạo; xúc tiến cải cách, hiện đại hoá hệ thống giáo dục, tạo cơ hội học tập thường xuyên, suốt đời; gắn kết một cách chặt chẽ, hiệu quả các sơ sở nghiên cứu khoa học, các trường đại học, cao đẳng với doanh nghiệp,…

Đổi mới quan trọng nhất trong quá trình sử dụng nguồn nhân lực CLC là phải hình thành được một bầu không khí xã hội dân chủ, khuyến khích tự do tư tưởng, nhất là những tư tưởng mới, đầy tính sáng tạo, có chế độ sử dụng, đánh giá và đãi ngộ nhân tài xứng đáng, tạo điều kiện cho mỗi người có thể làm việc độc lập hơn nhưng lại có thể phát huy được hết sức sáng tạo và trách nhiệm của mình. Bởi vì tri thức, nhất là những tri thức có tính sáng tạo và đột phá cao, sản phẩm trực tiếp của trí tuệ con người sẽ bị bóp nghẹt không thể ra đời được nếu họ không được sử dụng, đánh giá và đãi ngộ xứng đáng, nếu họ không được sống và làm việc trong một bầu không khí dân chủ, một xã hội mà sáng tạo được tôn trọng và trả giá cao.

3.1.4. Đổi mới triệt để giáo dục đại học theo hướng hiện đại là điều kiện trọng tâm để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 265 trang tài liệu này.

Có nhiều yếu tố tác động đến quá trình phát triển nguồn nhân lực CLC song lĩnh vực chủ yếu tạo nguồn và có ảnh hưởng trực tiếp quyết định chất lượng cao của nguồn nhân lực chính là giáo dục và đào tạo. Vai trò quan trọng nhất của giáo dục và đào tạo là ở chỗ nó phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực CLC trên một bình diện xã hội rộng lớn và đáp ứng nhu cầu học tập không ngừng của con người, từ đó tạo nguồn trực tiếp về mặt chủ thể cho quá trình này. Rất nhiều các nguyên thủ quốc gia đã khẳng định rằng: thắng trong cuộc đua về giáo dục sẽ thắng trong cuộc đua về kinh tế.

Đặc biệt, trong thời đại ngày nay, khi nền KTTT đang hình thành, các quốc gia đã chuyển đổi từ chiến lược coi trọng phát triển giáo dục phổ thông sang chiến lược coi trọng phát triển giáo dục đại học nhằm nhanh chóng thúc đẩy quá trình phát triển nguồn nhân lực trình độ đại học – nguồn nhân lực CLC của quốc gia mình. Bởi, hoạt động chính trong nền KTTT là tạo ra, truyền bá và sử dụng tri thức. Tạo ra tri thức là mục đích của các hoạt động nghiên cứu sáng tạo do những người được đào tạo bậc đại học tiến hành. Truyền bá tri thức, làm cho vốn tri thức xã hội tăng lên nhanh chóng đó chính là nhiệm vụ chủ yếu của nguồn nhân lực được đào tạo ở trình độ đại học. Giáo dục đại học góp phần chủ yếu vào việc tạo ra tri thức đồng thời góp phần quảng bá tri thức. Vì vậy, giáo dục nói chung và giáo dục đại học được coi là ngành sản xuất quan trọng nhất trong nền KTTT.

Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam - 20

Trong những năm vừa qua, việc đổi mới cơ bản và toàn diện GDĐH đã được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước. Số lượng các trường đại học tăng lên nhanh chóng, cơ chế tự chủ đại học từng bước được thực hiện trong hoạt động của các trường đại học. Tuy nhiên, việc đổi mới chủ yếu hướng về mặt lượng mà chưa thực sự tạo ra những thay đổi về chất. Điều này làm cho quá trình đổi mới lại gây ra áp lực lớn hơn về chất lượng GDĐH ở Việt Nam. Số lượng người tốt nghiệp đại học gia tăng tỷ lệ thuận với số người không đáp ứng được yêu cầu công việc sau khi tốt nghiệp. Đào tạo không gắn với nhu cầu xã

hội đang trở thành một mẫu thuẫn lớn đối với quá trình phát triển nguồn nhân lực CLC ở Việt Nam hiện nay: rất thiếu nhân lực CLC nhưng rất nhiều sinh viên tốt nghiệp lại không xin được việc làm hoặc phải làm công việc chỉ cần lao động phổ thông. Đó thực sự là một sự lãng phí lớn trong điều kiện nguồn vốn đầu tư cho phát triển nói chung và nguồn vốn cho đổi mới GDĐH nói riêng của một nước nghèo như Việt Nam còn vô cùng hạn hẹp.‌

Như vậy, trong bối cảnh hiện nay, phải tìm ra cách thức để đổi mới triệt để GD ĐH theo hướng hiện đại, làm cho GD ĐH đi trước một bước so với trình độ phát triển kinh tế của đất nước thì nó mới thực sự đảm nhiệm được vai trò phát triển nguồn nhân lực CLC để hình thành nền KTTT ở Việt Nam.

3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO ĐỂ HÌNH THÀNH NỀN KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM

3.2.1. Nhóm giải pháp chung

3.2.1.1. Thành lập Hội đồng quốc gia về phát triển nguồn nhân lực, trong đó chú trọng vấn đề phát triển nguồn nhân lực CLC để hình thành nền KTTT ở Việt Nam

Giải pháp này được đưa ra dựa trên nhu cầu cấp bách về việc cần phải thực hiện công tác thống kê, công tác hoạch định, tư vấn về phát triển nguồn nhân lực một cách chuyên nghiệp, hiện đại và khoa học. Hiện nay, ở Việt Nam, việc đánh giá về nguồn nhân lực tuy được thực hiện đa dạng, phong phú bởi Tổng Cục thống kê, Viện Nghiên cứu con người, Hội khoa học phát triển nguồn nhân lực và nhân tài Việt Nam…nhưng lại chưa bao quát, chưa phản ánh đầy đủ thực trạng và chưa mang tính dự báo xu hướng một cách khoa học.

Giải pháp này còn được đưa ra dựa trên việc đúc kết một kinh nghiệm rất thành công mà Đài Loan đã thực hiện từ những năm 1960, khi họ bắt tay vào công cuộc kiến tạo nên những kỳ tích phát triển cho quốc gia mình. Vào đầu những năm 1960s(XX), Chính phủ Đài Loan “không hề biết được mình đang có nguồn nhân lực như thế nào và nghiêm trọng hơn, chính phủ cũng hoàn toàn không biết gì về nhu cầu nguồn nhân lực trong vòng 5 hay 10 năm tiếp” [115, tr.

120]. Năm 1964, Đài Loan đã thành lập “Cơ quan quốc gia về phát triển nguồn nhân lực” với nhiệm vụ giúp chính phủ quy hoạch nguồn nhân lực quốc gia, điều chỉnh ngành nghề, phối hợp và thúc đẩy kế hoạch định kỳ phát triển. Từ năm 1966, căn cứ vào nhu cầu phát triển định kỳ, tổ chức này đề xuất Kế hoạch phát triển nhân lực mỗi năm, căn cứ theo đó mà kiểm tra, điều phối quy hoạch phát triển nguồn nhân lực quốc gia. Trải qua hơn 40 năm, tổ chức này đã đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phồn vinh, ổn định và phát triển xã hội tại Đài Loan.

Hội đồng quốc gia về phát triển nguồn nhân lực phải được nhận thức như là một tổ chức có tầm quan trọng nhất định hướng cho sự nghiệp “trăm năm” của đất nước. Vì vậy, người đứng đầu cơ quan này phải được lựa chọn cẩn trọng trong số những nhân tài đất Việt. Đó phải là người có trách nhiệm dấn thân và lòng tự nguyện hiến trí vì tương lai của nguồn nhân lực nước nhà và cũng là vì tương lai của đất nước. Người đứng đầu cơ quan này phải người đưa ra và thực hành một triết lý: Đầu tư đặc biệt cho thế hệ trẻ sẽ là khoản đầu tư mang lại sức bật thần kỳ cho dân tộc trong tương lai.

Cơ quan quốc gia về phát triển nguồn nhân lực cần phải được đầu tư toàn diện cả về nguồn lực con người và nguồn lực vật chất, để đủ sức vươn lên thành một tổ chức đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong tư vấn phát triển nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực CLC nói riêng trong dài hạn.

3.2.1.2. Thành lập Bộ giáo dục Đại học

Như đã khẳng định ở trên, GDĐH có sự khác biệt cơ bản so với giáo dục phổ thông, vì vậy cần thiết phải có riêng một Bộ Giáo dục đại học đứng ra thực hiện chức năng quan lý cấp học này. Hiện nay, việc Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện cả chức năng quản lý giáo dục phổ thông và GDĐH là một cách thức quản lý không phù hợp. Malaysia là một quốc gia đã có những bước tiến vượt bậc trong GDĐH ở khu vực Đông Nam Á. Để tiếp tục phát huy những bước tiến mạnh mẽ theo xu hướng phát triển của GDĐH thế giới, năm 2004, quốc gia này cũng đã cho thành lập Bộ giáo dục Đại học trên cơ sở tách khỏi Bộ giáo dục. Những thành công của GDĐH Malaysia cho đến nay được thừa nhận có sự góp

phần vô cùng quan trọng của sự quản lý chuyên biệt và hiệu quả từ Bộ đại học nước này. Cùng với Malaysia, rất nhiều quốc gia có nền GDĐH tiên tiến cũng đều dựa trên sự quản lý tách biệt của Bộ đại học so với Bộ giáo dục phổ thông.

Việc thành lập Bộ Giáo dục Đại học ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay nhằm giải quyết những vấn đề lớn trong quản lý GD ĐH như sau:

Một là, Bộ Giáo dục đại học sẽ là đơn vị quản lý thống nhất hệ thống GDĐH ở Việt Nam để tránh tình trạng nhiều Bộ ngành cùng tham gia quản lý quá trình đào tạo. Hiện nay, ngoài Bộ Giáo dục và đào tạo làm công tác quản lý các trường đại học, còn có tám bộ, ngành khác cũng tham gia công tác quản lý các trường như: Bộ Công thương, Bộ y tế, Bộ xây dựng, Bộ nông nghiệp, Bộ giao thông vận tải…đây làm một hình thức quản lý được cho là “dị biệt” so với thế giới và hoàn toàn không hiệu quả. Vì vậy, vì lợi ích của GDĐH Việt Nam, cần có một sự thay đổi triệt để trong phương cách quản lý Nhà nước, đó là thành lập Bộ Giáo dục đại học và Bộ này sẽ tập trung quan lý tất cả các trường Đại học thay vì phân quyền cho các Bộ khác như vẫn đang thực hiện.

Hai là, Bộ Giáo dục Đại học sẽ đổi mới cơ chế quản lý GD ĐH một cách cơ bản và toàn diện theo hướng gia tăng mạnh mẽ tính tự chủ rộng rãi cho các trường đại học.

Vì đặc thù của cấp học nên Giáo dục phổ thông vẫn cần được quản lý theo hướng bán tự chủ. Tuy nhiên, đối với GDĐH, xu hướng tự chủ, thậm chí là xu hướng tự trị cần được phát huy mạnh mẽ hơn nữa trong hệ thống đại học của Việt Nam. Với việc gia tăng rộng rãi tính tự chủ, hệ thống này mới có thể đảm nhiệm được sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng được những yêu cầu về sự linh hoạt, sự thích ứng và khả năng sáng tạo của thời đại ngày nay. Việc thành lập Bộ Giáo dục đại học sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình điều chỉnh cơ chế quản lý GD ĐH đối với hệ thống Đại học nói riêng. Có như thế GD ĐH mới thực sự có bước tiền đề để khởi động cho quá trình đổi mới triệt để theo hướng hiện đại.

3.2.1.3. Tăng đầu tư để phát triển, hiện đại hoá kết cấu hạ tầng kinh tế, kỹ thuật, trước hết là hạ tầng thông tin, internet

Việc phát triển, hiện đại hoá kết cấu hạ tầng kinh tế, kỹ thuật, trước hết là hạ tầng thông tin, internet sẽ là điều kiện để đảm bảo cho lực lượng lao động nói chung và nguồn nhân lực CLC nói riêng có thể sử dụng tối đa thông tin như là một nguồn tài nguyên quan trọng nhất để phát huy tiềm năng trí tuệ, nâng cao tri thức và tạo phong cách làm việc năng động trong nền KTTT. Vì vậy nhà nước cần tập trung đầu tư cho một số dự án trong điểm phát triển CNTT như thương mại điện tử, chính phủ điện tử, giáo dục điện tử…Đặc biệt, để phát triển nguồn nhân lực CLC góp phần hình thành nền KTTT, cần phải nhanh chóng xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin tiên tiến cho các trường đại học nhằm thúc đẩy việc ứng dụng CNTT trong đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học đại học.

Để tăng nguồn đầu tư cho phát triển, hiện đại hoá kết cấu hạ tầng kinh tế, kỹ thuật, trước hết là hạ tầng thông tin, internet, cần phải đa dạng hoá các nguồn đầu tư theo hướng:

Một là, khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế, các hình thức đầu tư nước ngoài, kể cả hình thức 100% vốn nước ngoài tham gia phát triển công nghiệp công nghệ thông tin. Đẩy mạnh các chương trình nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như sức cạnh tranh của các doanh nghiệp CNTT.

Hai là, tháo gỡ các rào cản, tạo điều kiện cho mọi thành phần và chủ thể kinh tế tham gia cung cấp dịch vụ viễn thông, internet; khuyến khích cạnh tranh để giảm giá , nâng cao chất lượng.

Ba là, có chính sách ưu đãi đặc biệt đối với các doanh nghiệp kinh doanh phần mềm trong nước: không thu thuế doanh thu, thuế suất thu nhập công ty thấp nhất, cho vay với lãi suất ưu đãi đặc biệt, hoặc không lãi suất…

3.2.2. Nhóm giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức

3.2.2.1. Đổi mới tư duy giáo dục đại học

Thế kỷ XX đã xác lập, củng cố và hoàn thiện mô hình GD ĐH như hiện nay. Đó là mô hình tương thích với cách sản xuất hàng loạt và theo chuẩn của nền văn minh công nghiệp. Trong mô hình này, từ việc tổ chức trường lớp, xây

dựng chương trình đến cách dạy, cách học và cách đánh giá đều mang dấu ấn của tư duy và phương pháp sản xuất công nghiệp.

Trong bước chuyển hiện nay của thế giới sang nền văn minh trí tuệ, mô hình trên cùng hàng loạt vấn đề cơ bản của giáo dục nói chung và GD ĐH nói riêng đang được các nhà giáo dục trên toàn thế giới tư duy lại.

Sự nổi lên của KTTT buộc các quốc gia phải nhận thức lại vai trò của GD ĐH. GD ĐH cùng với KH – CN trở thành cỗ máy chính trong sự vận hành của nền KTTT. Vì vậy, GD ĐH trở thành một kênh đầu tư quan trọng của nhà nước, xã hội và cá nhân. Nói cách khác, không chỉ khoa học mà cả GD ĐH cũng đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

Điều này có nghĩa là, mô hình GD ĐH truyền thống, theo kiểu hàng loạt của nền văn minh công nghiệp, cần phải được xem xét lại, thậm chí bị phủ định để tái tạo. Tương lai của GD ĐH cũng không đơn giản như trước đây, là sự kéo dài của quá khứ. Điều đó chỉ đúng khi GD ĐH chuyển động trong một môi trường với tốc độ biến đổi chậm về thông tin và tri thức. Trong một thế giới biến động nhanh chóng và khó lường như ngày nay tương lai của GD ĐH trở thành bất định. Nó có thể là một chuỗi các phân nhánh, các bước nhảy, các gián đoạn. Vì thế tư duy về về GD ĐH cần có sự đổi mới linh hoạt để đảm nhận vai trò đào tạo nguồn nhân lực có thể làm chủ được những chuyển biến lớn của thời đại.

Đối với Việt Nam, nếu muốn đào tạo nguồn nhân lực CLC để hình thành nền KTTT, thì tư duy về GD ĐH cần phải có sự đổi mới triệt để.

Phải tư duy lại một cách nhất quán mọi vấn đề cơ bản, kể cả những vấn đề được coi là bất biến như bản chất, mục tiêu ... của GDĐH. Quá trình tư duy lại phải chú trọng tới những yêu cầu mà thực tiễn phát triển đất nước đang đặt chứ không quá chú trọng tới những vấn đề mang tính lý tưởng. Cần tránh sự nhận thức xơ cứng, quan liêu về bản chất của GD ĐH đã có từ nền kinh tế chỉ huy, quan liêu, bao cấp. Trong sự vận hành của nền kinh tế thị trường, bản chất đó phải có nhận thức mới và GD ĐH phải mang tính mở, tính đa dạng, tính linh hoạt và có sự sáng tạo đột phá nhằm đào tạo nguồn nhân lực phục vụ thiết thực cho quá trình phát triển của đất nước.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/02/2023